Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân AIDS tử vong tại Bệnh viện Nhân Ái

Đặt vấn đề: Tìm hiểu về tình hình lây truyền, nhiễm trùng cơ hội và các nguyên nhân tử vong của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và các nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối đã chăm sóc và điều trị tại bệnh viện Nhân Ái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong 436 bệnh nhân HIV/AIDS nhập viện được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng: sinh hoá, huyết học, xét nghiệm đờm, X‐quang, tế bào TCD4. Các thông tin điều trị, tử vong của bệnh nhân được thu thập hồi cứu từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử vong tại bệnh viện từ ngày 01/01/2008 – 31/12/2011. Kết quả nghiên cứu: Đặc điểm dịch tễ học tỉ lệ nam 80,7%; nữ 19,3%; độ tuổi 19 – 45 tuổi 93,1%; cư trú tại TP.HCM 91,9%; 95,4% thất nghiệp; có 77,5% chưa lập gia đình; (95%) có biểu hiện suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân AIDS là sụt cân >10% trọng lượng 83,5%, sốt 80,3%; ho 57,6%. Nhiễm trùng cơ hội thường gặp là lao 59,1%; viêm phổi 57,1%; nấm 28,6%. Các biểu hiện cận lâm sàng thường gặp là: giảm số lượng hồng cầu 59,4%; enzym gan tăng 59,3%; nguyên nhân tử vong thường gặp ở bệnh nhân AIDS tại bệnh viện: Lao 56,53%; 47,23% Suy kiệt; Viêm phổi 45,71%. Kết luận: Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân AIDS suy dinh dưỡng, sốt, ho, nhiễm trùng cơ hội lao phổi và ngoài phổi, viêm phổi, nấm, biểu hiện cận lâm sàng giảm số lượng hồng cầu, enzym gan tăng. Nguyên nhân tử vong thường gặp ở bệnh nhân AIDS là lao, suy kiệt, viêm phổi.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân AIDS tử vong tại Bệnh viện Nhân Ái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  156 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG   CỦA BỆNH NHÂN AIDS TỬ VONG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI  Nguyễn Thành Long*, Lê Văn Học*  TÓM TẮT    Đặt vấn đề: Tìm hiểu về tình hình lây truyền, nhiễm trùng cơ hội và các nguyên nhân tử vong của bệnh  nhân HIV/AIDS tại Việt Nam.  Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và các nguyên nhân gây tử vong  của bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối đã chăm sóc và điều trị tại bệnh viện Nhân Ái.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong 436 bệnh nhân HIV/AIDS nhập viện được khám lâm sàng  và làm các xét nghiệm cận lâm sàng: sinh hoá, huyết học, xét nghiệm đờm, X‐quang, tế bào TCD4. Các thông tin  điều trị, tử vong của bệnh nhân được thu thập hồi cứu từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tử  vong tại bệnh viện từ ngày 01/01/2008 – 31/12/2011.  Kết quả nghiên cứu: Đặc điểm dịch tễ học tỉ lệ nam 80,7%; nữ 19,3%; độ tuổi 19 – 45 tuổi 93,1%; cư trú  tại TP.HCM 91,9%; 95,4% thất nghiệp; có 77,5% chưa lập gia đình; (95%) có biểu hiện suy dinh dưỡng từ nhẹ  đến nặng. Các biểu hiện  lâm sàng  thường gặp  ở bệnh nhân AIDS  là sụt cân >10%  trọng  lượng 83,5%, sốt  80,3%; ho 57,6%. Nhiễm trùng cơ hội thường gặp là lao 59,1%; viêm phổi 57,1%; nấm 28,6%. Các biểu hiện  cận  lâm sàng thường gặp  là: giảm số  lượng hồng cầu 59,4%; enzym gan tăng 59,3%; nguyên nhân tử vong  thường gặp ở bệnh nhân AIDS tại bệnh viện: Lao 56,53%; 47,23% Suy kiệt; Viêm phổi 45,71%.  Kết luận: Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân AIDS suy dinh dưỡng, sốt, ho, nhiễm trùng cơ  hội lao phổi và ngoài phổi, viêm phổi, nấm, biểu hiện cận lâm sàng giảm số lượng hồng cầu, enzym gan tăng.  Nguyên nhân tử vong thường gặp ở bệnh nhân AIDS là lao, suy kiệt, viêm phổi.  Từ khoá: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh nhân HIV/AIDS tủ vong.  ABSTRACT  EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS,CLINICAL AND SUBCLINICAL OF PATIENT’S DEATH  WITH AIDS AT NHAN AI HOSPITAL  Nguyen Thanh Long, Le van Hoc   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 156 ‐ 163  Research Objective: The description of the epidemiology, clinical, subclinical and the causes of patients’  deaths with the final stage HIV / AIDS That was cared and treatment at Nhan Ai hospital.  Subjects and Research Method: Among 436 patients with HIV / AIDS are admitted, clinical examined  and subclinical tested: biochemistry, hematology, sputum tests, X‐rays,TCD4 cell. The information of patient’s  treatment and mortality were collected retrospectively from the medical records of patients’ deaths with the final  stage AIDS at hospital from 01/01/2008 ‐ 31/12/2011.  Research Result: Epidemiological characteristics , Research showed the percentage of male and female are  80.7% and 19.3%, in which age group from 19 to 45 accounted for 93.1%. Total 91.9% of patients Who have  been Residents in Ho Chi Minh city. The percentage of unemployment, unmarried and exhibit malnutrition from  * Bệnh viện Nhân Ái Tp Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: CN Lê Văn Học‐ ĐT: 0972690585‐ Email: hocnhanai@gmail.com   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 157 mild to severe are 95.4%, 77.5% and 95%. The rate of patient’s common clinical manifestations with AIDS are  weight  loss  more  than  10%,  fever,  opportunistic  infections,  accounted  for  83.5%,  80.3%  and  57.6%.  Opportunistic infections are common with Pulmonary tuberculosis, pneumonia and fungus that the rate made  up to 59.1%, 57.1% and 28.6%. The common subclinical manifestations are decreased number of erythrocyte and  increased liver enzymes that the rate accounted for 59.4% and 59.3%. The common cause of patients’ deaths with  AIDS  at  hospital  are Pulmonary  tuberculosis,  depletion  and Pneumonia  that  the  rate made up  to  56.53%  ,  45.71% and 47.23%.  Conclusion: The  common  clinical manifestations  of patients with AIDS  are malnutrition,  fever,  cough,  opportunistic  infections  and  pulmonary  tuberculosis,  pneumonia,  fungus. The  subclinical manifestations  are  reduced the number of red blood cells and elevated liver enzymes. The Common cause patients’ deaths with AIDS  at hospital are Pulmonary tuberculosis, depletion and Pneumonia..  Keywords: Clinical, subclinical, Patients’ deaths with HIV / AIDS   ĐẶT VẤN ĐỀ  Đại dịch HIV/AIDS đã và đang có xu hướng  lan rộng, đe dọa tính mạng con người, gây nên  những hậu quả nghiêm trọng về phát triển kinh  tế  ‐ xã hội và  tương  lai nòi giống  trên  toàn  thế  giới  và  của  mỗi  quốc  gia(16).  Theo  cục  phòng  chống HIV/AIDS Bộ Y  tế, hiện nay  đã  có  trên  78%  số xã, phường, 98%  số quận/huyện,  100%  tỉnh/thành phố trong toàn quốc đã có báo cáo về  người nhiễm HIV/AIDS, trong đó thành phố Hồ  Chí Minh  (TP.HCM)  vẫn  là  địa  phương  có  số  người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất,  chiếm  khoảng  23%  số người nhiễm HIV/AIDS  được báo cáo của cả nước(2). Bệnh viện Nhân Ái  thuộc Sở Y tế TP.HCM đóng trên địa bàn xã Phú  Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chức  năng nhiệm vụ chính của Bệnh viện là chăm sóc  điều  trị miễm  phí  cho  bệnh  nhân AIDS  từ  16  tuổi  trỡ  lên, cư  trú  trên  địa bàn TP.HCM  cùng  bệnh nhân ở hai địa phương thị xã Phước Long  và huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước(14).  Những nghiên cứu  trên Thế giới và  trong  nước đã chỉ ra rằng mô hình bệnh nhiễm trùng  cơ  hội  trên  bệnh  nhân HIV/AIDS  ở mỗi  khu  vực, mỗi quốc gia  là khác nhau(5,6,15). Tại bệnh  viện, bệnh nhân hầu hết là bệnh nặng, chỉ số tế  bào  lympho  TCD4  <  50/mm3  chiếm  tỉ  lệ  cao,  gia  đình  không  có  khả  năng  chăm  sóc. Qua  khảo  sát  phân  tích  bước  đầu  cho  thấy  các  nhiễm trùng cơ hội trên người bệnh HIV/AIDS  là  rất phong phú,  đặc biệt  số bệnh nhân mắc  lao HIV/AIDS chiếm  tỉ  lệ cao. Tuy nhiên, việc  phát hiện các biểu hiện  lâm sàng nặng và các  yếu  tố  tiên  lượng  trong  điều  trị  và  chăm  sóc  cho bệnh nhân HIV/AIDS còn hạn chế, để giúp  ích  cho  các y bác  sỹ điều  trị,  các  điều dưỡng  viên trong chăm sóc bệnh nhân AIDS tại bệnh  viện có thái độ xử trí thích hợp là rất cần thiết  trong  thực  hành  lâm  sàng. Do  đó,  chúng  tôi  tiến hành nghiên  cứu  đề  tài này với  các mục  tiêu  nghiên  cứu:  (1) Xác  định  đặc  điểm dịch  tễ,  lâm  sàng,  huyết  học,  sinh  hóa  trên  bệnh  nhân  HIV/AIDS tủ vong tại bệnh viện. (2) Tìm hiểu mối  liên quan giữa giới tính, độ tuổi và thời gian điều  trị  với một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  các  nguyên  nhân  gây  tử  vong  của  bệnh nhân AIDS  tại  bệnh  viện Nhân Ái từ năm 2008 ‐ 2011.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Mô tả cắt ngang.  Đối tượng nghiên cứu  Tất cả những bệnh án của bệnh nhân được  chẩn đoán là HIV/AIDS được điều trị nội trú và  đã tử vong tại bệnh viện năm Nhân Ái Tp.HCM.  Tiêu chuẩn chọn mẫu  Tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được  chẩn  đoán  là HIV/AIDS  đã  tử  vong  tại  bệnh  viện  từ  ngày  01/01/2008  đến  ngày  31/12/2011  được  lưu  trữ  tại  phòng  kế  hoạch  tổng  hợp  bệnh viện.  Tiêu chuẩn loại trừ  Bệnh  nhân  HIV/AIDS  tử  vong  trước  khi  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  158 nhập  viện,  bệnh  nhân  tử  vong  không  phải  là  bệnh nhân HIV/AIDS.  Phương pháp thu thập dữ liệu  Xây dựng bộ câu hỏi theo các tiêu chí đặt ra  để thu thập số liệu trong bệnh án của bệnh nhân  được  chẩn  đoán  là HIV/AIDS  đã  tử  vong  tại  bệnh viện Nhân Aí từ ngày 01/01/2008 đến ngày  31/12/2011.  Thời gian, địa điểm nghiên cứu  Từ tháng 4/2012 đến tháng 11/2012 tại bệnh  viện Nhân Ái.  Cỡ mẫu  Mẫu  nghiên  cứu  được  chọn mẫu  toàn  bộ  bệnh  án  bệnh  nhân  tử  vong.  Chẩn  đoán  các  nhiễm trùng cơ hội, giai đoạn lâm sàng của bệnh  nhân  theo  hướng  dẫn  chẩn  đoán  và  điều  trị  bệnh nhân HIV/AIDS của Bộ Y tế năm 2009.  Đạo đức nghiên cứu  Nghiên cứu được sự đồng ý của BGĐ Bệnh  viện Nhân Ái. Các đối  tượng nghiên cứu  là hồ  sơ bệnh án, sau khi thu thập thông tin sẽ trả lại  đầy  đủ đúng vị  trí củ. Các  thông  tin  thu  được  chỉ dùng vào mục đích nhiên cứu. Các kết quả  có thể giúp nhân viên y tế có định hướng hợp lý  trong  việc  điều  trị  chăm  sóc  bệnh  nhân  HIV/AIDS.  Xử lý số liệu  Sử dụng phần mềm Excel để nhập số liệu và  Stata  11.0  để phân  tích, dùng phép  kiểm  định  Chi Square bình phương (χ2) để so sánh. Mức độ  kết  hợp  được  đo  bằng  tỉ  số  số  chênh  (OR)  và  khoảng  tin  cậy  95%  (KTC  95%)  với  ý  nghĩa  thống kê ở mức P <0,05(8).   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN  Đặc  điểm  dịch  tễ  học  của  bệnh  nhân  HIV/AIDS tử vong tại bệnh viện  Về giới tính  Trong  số bệnh nhân HIV/AIDS  tử vong  tại  bệnh viện thì nam chiếm đa số 353/436 (80,7%);  nữ 83/436 (19,3%), tỉ số nam/nữ là 353/83 ≈ 4,25/1  (nam gấp 4,25 nữ). Tỉ  lệ này so với nghiên cứu  cửa  Bùi  Thị  Bích  Thủy(4)  và  của  Lê  Thanh  Chiến(12) thì thấp hơn, có thể cỡ mẫu của chúng  tôi so với với 2 nghiên cứu trên khác nhau nên tỉ  lệ này khác nhau nhưng so với Lê Văn Nhi, Lê  Tấn Phong(4,13) thì phù hợp.  Bảng 1: Phân bố đối tượng theo giới, độ tuổi, nghề  nghiệp, hôn nhân, nguy cơ lây nhiễm, nơi cư trú và  thời gian điều trị.  Đặc điểm Số bệnh nhân (n=436) Tỉ lệ % Giới tính Nam 353 80,7 Nữ 83 19,3 Độ tuổi Từ 19 - 30 tuổi 224 51,4 Từ 31 - 45 tuổi 186 42,7 > 45 tuổi 26 6,9 Nghề nghiệp Thất nghiệp 416 95,4 HS-SV 11 2,5 Làm nông 9 2,1 Công nhân viên 0 0 Hôn nhân Chưa lập GĐ 338 77,5 Có vợ/chồng 41 9,4 Ly dị 37 8,5 Ly than 15 3,4 Góa 5 1,2 Nguy cơ lây nhiễm HIV Tiêm/chích ma túy 354 81,2 Tình dục không an toàn 39 8,4 Mẹ/con 0 0 Không rõ nguyên nhân 43 10,4 Nơi cư trú Tp. Hồ Chí Minh 401 91,9 Khác 35 8,1 Thời gian điều trị < 30 ngày 112 12,4 ≥ 30 ngày 324 87,6 Về độ tuổi  Số  bệnh  nhân HIV/AIDS  tử  vong  tại  bệnh  viện  tuổi  trung  bình  29±7,3  tuổi,  bệnh  nhân  ít  tuổi nhất 19 tuổi (2 bệnh) và nhiều tuổi nhất 59  tuổi (1 bệnh), độ tuổi từ 18 ‐ 30 tuổi chiếm 51,3%.  So với Bùi Thị Bích Thủy(4), Lê Thanh Chiến(12)  thì thấp hơn nhưng so với nghiên cứu của Iliyas  tại Nigeria  thì phù  hợp. Do  bệnh  nhân  nhiễm  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 159 HIV  thuộc nhóm  tuổi  trẻ nên khi  chuyển  sang  HIV/AIDS và tử vong còn trẻ là điều rễ hiểu.  Về nghề nghiệp  Hầu hết bệnh nhân HIV/AIDS  tử vong đều  thất  nghiệp  406/436  (95,4%)  cao  hơn  so  với  nghiên  cứu  của  Lê  Thanh  Chiến(12);  số  còn  lại  cộng  nhân  viên  2,6%;  nông  dân  2,4%. Nghiên  cứu cho thấy đa số bệnh nhân HIV/AIDS là thất  nghiệp chưa có việc  làm nên dễ bị xúi dục của  bạn  bè  xấu  chơi  ma  túy  từ  đó  nhiễm  HIV  chuyển sang AIDS và tử vong.  Về tình trạng hôn nhân  Phần  nhiều  bệnh  nhân HIV/AIDS  tử  vong  còn  độc  thân  338/436  (77,5%),  cao  hơn  so  với  nghiên  cứu  của  Brau  tại  bệnh  viện  Brazil.  Số  lượng bệnh nhân AIDS tử vong độc thân chiếm  tỉ lệ cao phản ánh tình trạng kinh tế ‐ xã hội, đặc  biệt  trong  số nam giới  là những người  thường  tiếp  xúc  với  nhiều  người,  làm  việc  trong môi  trường ô nhiễm, như vậy gia tăng khả năng tiếp  xúc mầm bệnh và truyền bệnh.   Về đường lây nhiễm HIV  Số bệnh nhân HIV/AIDS  tử vong có đường  lây truyền HIV liên quan đến tiên chích ma túy  chiếm  tỷ  lệ 81,2%  tỉ  lệ này  thấp hơn so với Bùi  Thị Bích Thủy(4) nhưng so với Lê Thanh Chiến(12)  thì tương đương.  Về nơi cư trú:  Đa  số  bệnh  nhân AIDS  tử  vong  cư  trú  tại  TP.HCM  401/436  (91,9%)  do  tính  đặc  thù  của  bệnh  viện  nhưng  so  với  nghiên  cứu  của  Lê  Thanh  Chiến,  Võ  Xuân  Huy(12)  là  thích  hợp,  nghiên cứu của Cheade cũng cho biết đa số bệnh  nhân HIV/AIDS là thành thị(17).  Về thời gian nằm viện  Bệnh nhân AIDS tử vong tại bệnh viện có số  ngày  điều  trị  phần  đông  từ  30  ngày  trở  lên:  87,6%.  Các  triệu  chứng  và  chẩn  đoán  lâm  sàng  thường gặp trên bệnh nhân tử vong  Qua (bảng 2) chúng tôi nhận thấy đa số bệnh  nhân tử vong trong trình trạng suy dinh dưỡng  từ nhẹ đến nặng: 95%.  Bảng 2: Tỉ lệ mức độ bệnh nhân HIV/AIDS suy dinh  dưỡng tính theo chỉ số BMI  Chỉ số BMI Số bệnh nhân (n =436) Tỷ lệ (%) BMI<16 Suy dd nặng 289 66,3 BMI<16-16,9 Suy dd TB 76 17,5 BMI<17-18,4 Suy dd nhẹ 47 11,2 BMI từ 18,5-25 bình thường 21 5,0 BMI >25 Thừa cân 0 0,0 Bảng 3: Các biểu hiện lâm sàng thường gặp trên  bệnh nhân HIV/AIDS tử vong.   Bảng 4: Các chẩn đoán lâm sàng ở bệnh nhân  HIV/AIDS.  Triệu chứng Ca bệnh Tỷ lệ (%) Viêm phổi 249 57,1 Bệnh lao phổi 219 50,2 Tiêu chảy 77 17,6 Nấm miệng họng 68 15,6 Nấm da 49 11,2 Lao ngoài phổi 39 8,9 Hôn mê 12 2,8 Sỏi tiết niệu 16 3,8 Liệt thần kinh khu trú 5 1,1 Áp xe gan 8 1,9 Trành dịch màng phổ 15 3,4 Xuất huyết tiêu hóa 3 0,69 Suy tim 31 7,3 Triệu chứng Ca bệnh Tỷ lệ (%) Gầy sút > 10% 364 83,5 Sốt 350 80,3 Ho 251 57,6 Tiêu chảy 133 25,9 Nấm miệng họng 111 25,4 Gan to 153 35,2 Hạch to 39 28,9 Lách to 17 3,9 Nhức đầu 31 7,1 Rối loạn tri giác 19 4,3 Hội chứng màng não 27 6,2 Thiếu máu 145 33,3 Tổn thương da 61 14,1 Liệt 9 2,1 Khác 285 65,3 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  160 Triệu chứng Ca bệnh Tỷ lệ (%) Cao huyết áp 17 0,3 Suy hô hấp 21 0,5 Viêm tụy cấp 4 0,79 Toxopasma 11 2,6 Zona 6 1,3 Khác 16 3,7 Các  triệu chứng  lâm sàng  thường gặp nhất  là  sụt  cân  >10%:  83,5%;  sốt:  80,3%;  ho:  57,6%;  nấm  miệng  họng:  15,6%.  Tỉ  lệ  này  cho  thấy  nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô  hấp rất hay gặp ở bệnh nhân AIDS  tử vong  tại  bệnh  viện,  kết  quả  này  phù  hợp  với  kết  quả  nghiên cứu của Lê Thanh Chiến(6) và nghiên cứu  của Bùi Thị Bích Thủy(10), nhưng  so với nghiên  cứu của Lê Anh Tuấn(11).   Các biểu hiện gan  to 35,2%; hạch  to 28,9%  đã chỉ điểm có một số  tổn  thương ở hệ  thống  tạo  huyết,  bạch  huyết  cùng  với  sự  giảm  số  lượng hồng cầu cho  thấy  tình  trạng suy giảm  và  tổn  thương  hệ  thống  tạo  huyết  rất  lớn.  Nhóm triệu chứng tâm thần kinh: nhức đầu, lo  lắng,  mất  ngủ,  liệt,  rối  loạn  tri  giác...  cũng  thường gặp trên bệnh nhân AIDS có thể đây là  lý do họ phải nhập viện. Do đó, công tác chăm  sóc giảm nhẹ  cho  bệnh nhân AIDS  cần  được  quan tâm thoả đáng.  Đặc  điểm  cận  lâm  sàng  của  bệnh  nhân  HIV/AIDS tử vong.  Bảng 5: Các biến đổi huyết học, sinh hóa trên bệnh  nhân HIV/AIDS.  Thông số Tăng Tỷ lệ % Giảm Tỷlệ % Huyết học Hồng cầu 27 6,53 259 59,34 Bạch cầu 11,72 98 22,60 Tiểu cầu 6,13 61 13,83 Hemoglobin 339 77,67 Sinh hóa Đường huyết 81 8,5 29 6,7 AST 154 35,4 ALT 104 23,9 Ure huyết 41 9,3 Albumin máu 48 11,2 Creatinin huyết 46 10,7 Thay đổi chỉ số cận  lâm sàng hay gặp nhất  trong  nghiên  cứu  này  là  tăng,  giảm  số  lượng  hồng  cầu  65,78%, bạch  cầu  34,32% và  tiểu  cầu  19,96%,  điều này  cho  thấy không  chỉ hệ  thống  miễn  dịch mà  cả  hệ  thống  tạo máu  của  bệnh  nhân AIDS  cũng  bị  tổn  thương,  những  chỉ  số  này phù hợp với các  triệu chứng  lâm sàng nêu  trên.  Theo  Đỗ  Kháng  Chiến(7),  Lê  Văn  Nhi(13),  Bevra(1)  ghi  nhận  phần  đông  bệnh  nhân  khi  nhiễm  trùng mãn  tính đều có  tốc độ máu  lắng  tăng cao, vì vậy  theo chúng  tôi để phục vụ  tốt  hơn  cho  công  tác  chẩn  đoán  và  điều  trị,  bệnh  viện cần triển khai thêm mốt số xét nghiệm như  xét nghiệm tốc độ máu lắng, để bệnh nhân AIDS  khi có sốt, suy kiệt cần làm xét nghiệm máu lắng  để chỉ điểm tìm các nhiễm trùng cơ hội mạn tính  như lao, nấm Tham chiếu theo WHO về phân  loại thiếu máu (thiếu máu khi Hb<11,5g/dl hoặc  Htc<43,5%)(17),  nghiên  cứu  này  thiếu máu  theo  Hb: 77,67%, tỉ lệ này tương tự nghiên cứu của Lê  Thanh Chiến(12).   Trong  nghiên  cứu  AST  tăng:  35,4%  và  23,83% tăng ALT, tỉ lệ này so với Nguyễn Đắc  Vinh thì cao hơn(14). Cùng với triệu chứng gan  to, điều đó chứng tỏ có tình trạng tổn thương  tế bào gan. Nguyên nhân có thể do nhiễm độc,  rối  loạn chuyển hóa của bệnh cảnh AIDS giai  đoạn cuối gây nên, viêm gan đây cũng  là vấn  đề cần lưu ý cho các y bác sỹ khi chỉ định dùng  thuốc  cho  bệnh  nhân AIDS. Chức  năng  thận  suy giảm  thể hiện ở sự  tăng ure 9,3% và  tăng  creatinin  10,7%,  dấu  hiệu  đường  huyết  biến  đổi 15,2% cũng gợi ý cho chúng  ta biết đã có  sự rối loạn chuyển hóa đường huyết.   Bảng 6: Số lượng tế bào TCD4/mm3.  TCD4 Số lượng Tỉ lệ % >200/mm3 10 2,3 200-100/mm3 61 14,1 <100-50/mm3 72 16,3 <50/mm3 209 48,1 Chưa có XNTCD4 84 19,2 Qua  (bảng  6)  cho  chúng  tôi  thấy  có  đến  gần  50%  bệnh  nhân  có  số  lượng  tế  bào  TCD4<50/mm3.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 161 Bảng 7: Kết quả xét nghiệm đờm của bệnh nhân  AIDS.  Kết quả Số lượng Tỉ lệ % AFB(+) 167 76,2 AFB(-) 52 27,8 Số bệnh nhân lao phổi có AFB(+) trong đờm  trong nghiên cứu này chiếm tỉ lệ (76,2%), so với  nghiên cứu của Lê Văn Nhi(9) thì phù hợp nhưng  cao hơn Nguyễn Đắc Vinh và cộng sự(14), đây là  vấn đề đáng lo ngại cho bệnh nhân điều trị  lao  tập trung vì sẽ làm tăng nguy cơ trái nhiễm lao  hoặc mắc  lao mới  cho  bệnh  nhân  và  nguy  cơ  mắc lao cho nhân viên chăm sóc. Tuy nhiên, qua  phân tích chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân lao  phổi có AFB(‐) đều trong trình trạng cơ thể suy  kiệt và chỉ số tế bào TCD4 < 50/mm3 chiếm tỉ lệ  cao,  điều này  cũng phù hợp  với  nhận  xét  của  Nguyễn Đắc Vinh(14).  Bảng 8: Phân bố các thuốc điều trị (Cotrimoxazol, lao  và RAV)  Cotrimoxazol Số lượng Tỉ lệ % Có sử dụng 361 82,2 Không sử dụng 75 17,8 Lao Có điều trị 241 93,4 Không điều trị 17 6,6 ARV Có điều trị 312 71,6 Không điều trị 124 28,4 Đa số bệnh nhân AIDS tử vong tại bệnh viện  đã  sử  dụng  Cotrimoxazol  dự  phòng  (82,2%),  thực  tế  số bệnh nhân  chưa uống Cotrimoxazol  dự phòng do bệnh nhận nhập viện  trong  trình  trạng suy kiệt nặng, tử vọng trong 48 giờ đầu.  Bệnh  nhân AIDS  tử  vong mắc  lao  chiếm  59,1%,  trong  đó  điều  trị  lao  chiếm  93,4%,  số  còn  lại  là do  tử vong  trước khi có kết quả xét  nghiệm  đờm  khẳng  định  lao  hoặc  hội  chẩn  phin X‐quang.  Bệnh  nhân  AIDS  tử  vong  đang  điều  trị  ARV chiếm 71,6%, thực tế số còn lại chưa uống  ARV do bệnh nhân nhập viện trong tình trạng  bệnh cảnh nguy kịch nên tử vong trong 48 giờ  đầu, số còn  lại  là đang chờ duyệt vào chương  trình điều trị ARV thì đã tử vong.  Bảng 9: Các nguyên nhân gây tử vong của bệnh  nhân AIDS thường gặp.  Nguyên nhân Số bệnh nhân Tỉ lệ % Lao 257 59,1 Suy kiệt 205 47,23 Viêm phổi 199 45,71 Suy gan, thận cấp 118 27,18 Viêm phổi do PCP 23 5,31 Viêm gan cấp 17 3,89 Toxoplasma não 14 3,27 MAC 11 2,52 Xuất huyết tiêu hóa 8 1,74 Nguyên nhân khác 72 16,51 Nguyên  nhân  tử  vong  hàng  đầu  ở  bệnh  nhân  AIDS  là:  lao  59,3%;  suy  mòn  suy  kiệt;  47,23%;  tiếp  theo  là  do  viêm  phổi  45,71%;  kết  quả này khác biệt nhiều với nghiên cứu của Lê  Thanh Chiến  ở  bệnh  viện Bệnh Nhiệt  Đới TP.  HCM, của Lê Anh Tuấn ở bệnh viện Đống Đa  Hà Nội và của Nguyễn Đắc Vinh và cộng sự tại  Bệnh Viện 09 Hà Nội  (2009),  sở dĩ như vậy vì  đặc thù của bệnh viện Nhân Ai là tiếp nhận điều  trị và chăm sóc các bệnh nhân AIDS giai  đoạn  cuối hầu hết các bệnh nhân vào bệnh viện điều  trong tình trạng suy mòn, suy dinh dưỡng nặng  (bảng 2),  thời gian điều  trị đã  lâu cơ  thể đã rất  suy  kiệt  nên  đã  nhanh  chóng  tử  vong.  Các  nguyên nhân tử vong khác cần chú trọng là tình  trạng viêm và suy gan, thận cấp, tuy không phổ 
Tài liệu liên quan