Mở đầu: Tại Việt Nam, bệnh uốn ván vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng: BV Bệnh nhiệt đới tp. HCM đã
tiếp nhận 2422 trường hợp uốn ván trong thời gian 1993-2002.
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp uốn ván điều trị tại BV Bệnh
Nhiệt Đới tp. HCM trong 2 năm 2007-2008.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt các trường hợp.
Kết quả: 389 bệnh nhân uốn ván nhập viện trong độ tuổi 16-60, tỉ lệ Nam/Nữ là 2,93/1. Số bệnh nhân lao
động chân tay chiếm tỉ lệ 51,4%. Phần lớn bệnh nhân sống ở đồng bằng sông Cữu long và Đông Nam bộ
(70,4%). 100% bệnh nhân chưa từng tiêm chủng và nhập viện trong 7 ngày đầu của bệnh. 24,9% bệnh nhân
không xác định được vết thương ngõ vào. Cứng hàm, cứng cơ toàn thân và co giật là các triệu chứng thường
gặp (chiếm tỉ lệ lần lượt là 99,2%; 97,7% và 92,8%). Triệu chứng vã mồ hôi được ghi nhận ở 25,2% bệnh nhân.
Kết luận: Cứng hàm là một yếu tố có độ nhạy cao để chẩn đoán bệnh uốn ván. Tỷ lệ uốn ván cao ở những
bệnh nhân >60 tuổi vì không được tiêm ngừa và tiêm nhắc đầy đủ: Cần triển khai chương trình tiêm chủng
xuống các địa phương, nhất là cho nông dân và các đối tượng lao động chân tay, Tiêm chủng bắt buộc trong các
xí nghiệp, công trường cho công nhân
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân uốn ván điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 515
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN UỐN VÁN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
TP.HCM NĂM 2007-2008
Nguyễn Duy Phong*; Lâm Minh Yến**; Vũ Thiên Ân***
TÓM TẮT
Mở đầu: Tại Việt Nam, bệnh uốn ván vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng: BV Bệnh nhiệt đới tp. HCM đã
tiếp nhận 2422 trường hợp uốn ván trong thời gian 1993-2002.
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp uốn ván điều trị tại BV Bệnh
Nhiệt Đới tp. HCM trong 2 năm 2007-2008.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt các trường hợp.
Kết quả: 389 bệnh nhân uốn ván nhập viện trong độ tuổi 16-60, tỉ lệ Nam/Nữ là 2,93/1. Số bệnh nhân lao
động chân tay chiếm tỉ lệ 51,4%. Phần lớn bệnh nhân sống ở đồng bằng sông Cữu long và Đông Nam bộ
(70,4%). 100% bệnh nhân chưa từng tiêm chủng và nhập viện trong 7 ngày đầu của bệnh. 24,9% bệnh nhân
không xác định được vết thương ngõ vào. Cứng hàm, cứng cơ toàn thân và co giật là các triệu chứng thường
gặp (chiếm tỉ lệ lần lượt là 99,2%; 97,7% và 92,8%). Triệu chứng vã mồ hôi được ghi nhận ở 25,2% bệnh nhân.
Kết luận: Cứng hàm là một yếu tố có độ nhạy cao để chẩn đoán bệnh uốn ván. Tỷ lệ uốn ván cao ở những
bệnh nhân >60 tuổi vì không được tiêm ngừa và tiêm nhắc đầy đủ: Cần triển khai chương trình tiêm chủng
xuống các địa phương, nhất là cho nông dân và các đối tượng lao động chân tay, Tiêm chủng bắt buộc trong các
xí nghiệp, công trường cho công nhân.
Từ khóa: Uốn ván – dịch tễ - lâm sàng – Tiêm chủng ngừa bệnh Uốn ván.
ABSTRACT
EPIDEMIOLOGICAL AND CLINICAL CHARACTERISTICS OF TETANUS PATIENT TREATED
AT HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES IN 2007-2008
Nguyen Duy Phong, Lam Minh Yen, Vu Thien An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 516 - 522
Background: In Vietnam, tetanus remains a public health problem: The Hospital for Tropical Diseases
(HTD) has received 2422 cases of tetanus in the period 1993-2002.
Objective: This study aimed to characterize the epidemiological, clinical and laboratory of tetanus patients,
treated in HTD at HCM city during two years 2007-2008.
Method: Cases series study.
Results: 389 patients with tetanus admitted to hospital aged 16-60, ratio Male/Female is 2.93/1. Number of
patients engaged in manual labor proportion 51.4%. Most patients live in the Mekong Delta and South East
(70.4%). 100% of patients have not been vaccinated and hospitalization in the first 7 days of illness. 24.9% of
patients can not be identified wound input. Lockjaw, stiffness of body and seizures are common symptoms
(99.2%, 97.7% and 92.8% respectively). Symptoms sweating was recorded in 25.2% of patients.
Conclusions: Lockjaw is a factor highly sensitive for diagnosis of tetanus. High rate of tetanus in patients
* Bộ môn Nhiễm – Đại học Y Dược Tp.HCM ** BV Bệnh nhiệt đới Tp.HCM *** BV Nhi Đồng 2 Tp.HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Duy Phong ĐT:0913155993 E-mail: nguyenduyphongvn@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 516
>60 years because no vaccination and no booster: Need implementation of vaccination programs to the localities,
especially for farmers and beneficiaries of manual labor. Vaccination is required for workers in the factories,
construction.
Key words: Tetanus - epidemiology - clinical – Vaccination against tetanus.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đã thực hiện chương trình tiêm
chủng mở rộng bao gồm vaccin ngừa uốn ván
cho trẻ em với dưới 1 tuổi với tỷ lệ bao phủ hơn
95% từ năm 1990 và cho thai phụ(8). Nhờ vậy, tỷ
lệ uốn ván đã giảm từ 11,1% (1993) còn 5,6%
(2003)(8). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn không thể loại
trừ bệnh uốn ván, Bệnh viện bệnh nhiệt đới tp
HCM (BVBNĐ) đã công bố 2422 trường hợp
uốn ván trong thời gian từ 1993-2002.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm
sàng, diễn tiến với điều trị của các trường hợp
uốn ván tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tp HCM.
Mục tiêu chuyên biệt
Mô tả đặc điểm dịch tễ (yếu tố nguy cơ, yếu
tố bảo vệ, nguyên nhân chẩn đoán trễ), vị trí vết
thương ngõ vào và biến chứng của bệnh uốn ván.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt trường hợp.
Nơi thực hiện nghiên cứu
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí
Minh.
Phương pháp chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận vào
Tất cả các bệnh nhân nhập viện tại BVBNĐ
từ 01/01/2007 đến 31/12/2008 với chẩn đoán xác
định là uốn ván.
Bệnh nhân >28 ngày tuổi.
Tiêu chí chẩn đoán
Không chủng ngừa uốn ván hay chủng ngừa
không đầy đủ.
Các biểu hiện lâm sàng phù hợp với bệnh
uốn ván(5):
Cứng cơ toàn thân liên tục theo trình tự nhất
định phù hợp với uốn ván.
Co giật kiểu uốn ván hay co thắt hầu họng.
Cứng cơ toàn thân liên tục, diễn tiến theo
trình tự phù hợp bệnh uốn ván.
Thường không sốt trong uốn ván đơn thuần
giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, ở người già, cứng hàm và co giật
thường không rõ, các triệu chứng thường gặp là
nuốt nghẹn, nuốt sặc, co thắt hầu họng, ứ đám
nhớt ở thanh quản Ở những bệnh nhân có
bệnh lý đi kèm hay đã xuất hiện biến chứng, có
các triệu chứng lâm sàng khác, đôi khi che khuất
các triệu chứng điển hình của uốn ván.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhi nhỏ hơn 28 ngày tuổi (uốn ván sơ
sinh).
Cách thức tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, thu thập các dữ liệu từ
hồ sơ bệnh án lưu bằng bảng thu thập số liệu.
Các biến số phân tích
Thông tin cá nhân của bệnh nhân và yếu tố
dịch tễ (tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư ngụ, tiền
căn).
Tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân.
Biến số về lâm sàng, cận lâm sàng và biến
chứng.
Biến số về điều trị và diễn tiến bệnh.
Phân tích dữ liệu
Nhập dữ liệu bằng chương trình Epidata 3.1.
Phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê
Stata 8.2.
Trình bày đồ thị bằng phần mềm Excel.
KẾT QUẢ
Chúng tôi ghi nhận được 389 trường hợp
nhập viện tại BVBNĐ trong vòng 2 năm: từ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 517
01/01/2007 đến 31/12/2008 với chẩn đoán xác định
là uốn ván. Đặc tính về tuổi, giới, nghề nghiệp và
nơi cư ngụ của các bệnh nhân như sau:
Bảng 1: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo đặc
tính dân số-xã hội.
Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%)
Nam 290 75 Giới
Nữ 99 25
28 ngày – 6 tuổi 0 0,0
7 – 15 tuổi 27 6,9
16-60 tuổi 276 71,0
Tuổi
Trên 60 tuổi 86 22
Nông dân 111 28,53
Hưu trí 82 21,08
Công nhân 53 13,62
Học sinh – SV 34 8,74
Công nhân XD 23 5,91
Thất nghiệp 22 5,66
Nghề nghiệp
Khác 64 16,45
Tp.HCM 77 19,8
Bà rịa–Vũng tàu 33 8,5
Đồng nai 31 8,0
An Giang 30 7,7
Nơi cư ngụ
Khác * 218 56,0
* Khác: các tỉnh có số bệnh nhân ít hơn 30.
Bảng 2: Phân bố thời điểm mắc bệnh trong năm.
41
30
33
37
46
37
34
35
20
23
31
22
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Tháng
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3: Phân bố bệnh theo thời gian nhập viện.
Thời gian Tần số %
<3 ngày 271 69,67
3 -7 ngày 118 30,33
>7 ngày 0 0
Bảng 4: Phân bố bệnh theo thời gian ủ bệnh.
Ủ bệnh Tần số %
<7 ngày 87 22,37
Ủ bệnh Tần số %
7 – 14 ngày 138 35,48
>= 15 ngày 45 11,57
Không rõ 119 30,59
Thời gian ủ bệnh trung bình là 12 ngày với
giá trị lớn nhất là 90 ngày và nhỏ nhất là 2 ngày.
Bảng 5: Phân bố bệnh theo thời gian khởi phát.
Thời gian khởi phát Tần số %
<= 48 giờ 246 63,24
>48 giờ 76 15,94
Không rõ 67 17,22
Thời gian khởi phát trung bình là 41 giờ
với thời gian dài nhất là 240 giờ và ngắn nhất
là 0 giờ.
Vị trí ngõ vào
Tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo vị trí ngõ vào
như sau:Chi dưới 54,7%; Chi trên 11,6%; Đầu
mặt 8,2% Thân mình 0,5% và 25% không rõ
ngõ vào.
Loại sang thương
Tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo loại sang
thương như sau: Vết thương phẫu thuật 0,26%;
Vết tiêm tĩnh mạch 1,03%; Gãy xương hở 2,06%;
Răng sâu 2,06%; Viêm tai giữa 3,06%; vết thương
phần mềm 66,58% và 24,54% không tìm thấy
sang thương.
Bảng 6: Phân bố các triệu chứng lâm sàng.
Triệu chứng LS Tần số % χ2
Cứng hàm 386 99,23 1,000
Cứng cơ toàn thân 380 97,69 1,000
Đau lưng 362 93,06 0,132
Co giật 361 92,80 1,000
Khó nuốt 303 77,89 0,092
Co thắt hầu họng thanh quản 202 51,93 0,288
Vã mồ hôi 98 25,19 0,471
Khó thở 17 4,37 0,038
Sốt 18 4,63 0,445
Liệt dây thần kinh sọ số III, IV, VI 2 7,41 1,000
Liệt dây TK số VII 7 25,93 1,000
Loại biến chứng
Chúng tôi ghi nhận được tỉ lệ bệnh nhân
phân bố theo loại biến chứng như sau: Nhiễm
khuẩn huyết 3,08%; Loét do chèn ép 4,11%; Suy
thận cấp 6,43%; Suy tuần hoàn 11,52%; Nhiễm
khuẩn tiểu 11,83 %; Xuất huyết tiêu hóa 20,82%;
Tần số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 518
Rối loạn thần kinh thực vật 23,56%; Viêm phổi
25,19% và Suy hô hấp 38,3%.
BÀN LUẬN
Các yếu tố dịch tễ
Tuổi và giới
Tuổi trung vị của các bệnh nhân là 43 tuổi,
đã tăng lên 6 tuổi so với 37 tuổi trong khảo sát
năm 2002(3). Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo các
nhóm tuổi: thấp nhất là nhóm tuổi <6 tuổi với
0,26%, tiếp theo là nhóm tuổi từ 7 đến 15 tuổi
với 6,91%, nhóm >60 tuổi với 22,25%, cuối cùng
là nhóm từ 16 đến 60 tuổi với 70,59%. Tỷ lệ này
gần như không thay đổi khi so sánh với một
khảo sát tương tự tại BVBNĐ năm 2004(3). Tỷ lệ
uốn ván thấp nhất ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 6
tuổi, đây là những đối tượng được bảo vệ bởi
chương trình tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ mắc
bệnh thấp. Kết quả này một lần nữa chứng minh
hiệu quả bảo vệ của vắc xin ở trẻ em. Nhóm
bệnh nhân trong độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi chiếm
đa số (276 bệnh nhân - 70,59%). Điều này phù
hợp với thực tế đây là nhóm tuổi lao động, có
nhiều nguy cơ bị các vết thương nên tỷ lệ uốn
ván cao hơn các nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi >60
tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 22,25%. Đây là
nhóm tuổi hưu trí, ít lao động nặng nên ít có
nguy cơ bị những vết thương ngõ vào. Ngược
lại, nhóm tuổi này ít được bảo vệ bởi vắc xin do
tỷ lệ tiêm nhắc thấp nên nếu đã bị vết thương lại
dễ có nguy cơ phát triển thành uốn ván. Điều
này phù hợp với khảo sát trên thế giới(10).
Xét về giới, tỷ lệ nam/nữ là 2,93/1 phù hợp
với các nghiên cứu về khả năng dễ bị uốn ván ở
nam giới hơn nữ giới: Tại Thái Lan, tỷ lệ mắc
bệnh giữa 2 giới nam/nữ là 2,14/1(5); tại Dakar,
tuổi trung bình của bệnh nhân là 27,4 tuổi, đa số
bệnh nhân <30 tuổi. Tỷ lệ uốn ván đặc biệt cao ở
nam giới trong độ tuổi lao động (77,93%) so với
nhóm tuổi hưu trí >60 tuổi (14,83%) vì nam giới
thường làm những công việc dễ có nguy cơ bị
vết thương ngõ vào của uốn ván. Hơn nữa, tại
Việt Nam đã triển khai chương trình tiêm chủng
cho nữ giới trong độ tuổi sinh sản nên nữ trong
độ tuổi này được bảo vệ bằng vắc xin. Ngược
lại, tỷ lệ bị uốn ván giữa 2 giới trong nhóm tuổi
>60 tuổi không chênh lệch nhiều (42 bệnh nhân
so với 43 bệnh nhân) vì ở lứa tuổi này tình trạng
được bảo vệ bằng vắc xin giữa 2 giới cũng như
tính chất công việc của 2 giới không có sự khác
biệt lớn.
Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ uốn ván ở
nữ trong độ tuổi sinh sản cao từ 20 đến 40 tuổi là
4% (9/389 bệnh nhân). Tỷ lệ này tương đương
với 4.1% năm 2004(3) nhưng lại có khuynh hướng
tăng lên nếu so với 1,2% năm 2002. Tuy sự tăng
lên này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,27)
nhưng vẫn cần phải chú ý vì đây là một tỷ lệ chỉ
điểm giúp dự đoán nguy cơ tăng tỷ lệ uốn ván
sơ sinh.
So sánh với nghiên cứu ở Nigeria và Ấn Độ,
các nước chưa áp dụng chương trình tiêm chủng
uốn ván cho tất cả trẻ nhỏ: 74% trường hợp uốn
ván xảy ra dưới 30 tuổi ở Nigeria và 53% trường
hợp uốn ván xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Ấn
Độ, trong đó chủ yếu là uốn ván sơ sinh. Sự so
sánh này càng cho thấy hiệu quả khả quan khi
áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng tại
Việt nam.
Nghề nghiệp
51,4 % bệnh nhân mắc bệnh uốn ván làm
công việc lao động chân tay. Đặc biệt nhóm
nông dân có nguy cơ mắc bệnh cao nhất với
28,53%. Điều này là hợp lý vì nông dân thường
xuyên tiếp xúc với đất mà Clostridium tetani lại
là một vi khuẩn yếm khí thường có trong đất.
Tuy nhiên, tỷ lệ nông dân bị uốn ván tại Việt
Nam đã giảm nhiều nếu so sánh với một
nghiên cứu tương tự tại BVBNĐ năm 2004
(28,53 % so vơí 71,7 %) (p <0,001)(3).
Hiện nay, nổi trội lên một số ngành nghề dễ
bị uốn ván như công nhân với 19,53%, trong đó
công nhân xây dựng bị uốn ván chiếm tỷ lệ cao
với hơn 30,26%. Kết quả này cảnh bảo: việc bảo
hộ lao động cho các công nhân vẫn chưa thật sự
đáp ứng đúng mức độ an toàn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 519
Phân bố tỷ lệ bệnh nhân bị uốn ván theo
nghề nghiệp phụ thuộc vào ngành kinh tế chính
của từng nước: Tại Dakar, nông dân không phải
là nhóm bệnh nhân chiếm đa số. Những nghề
nghiệp dễ bị uốn ván nhất tại đây là công nhân,
thợ thủ công, ngư dân và nội trợ.
Thời điểm mắc bệnh
Theo nghiên cứu của C. Louis, vào mùa khô
(từ tháng 11 đến tháng 4), số bệnh nhân nhập
viện cao hơn trong mùa mưa (từ tháng 5 đến
tháng 10). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, số
bệnh nhân nhập viện vào mùa khô là 194 bệnh
nhân, tương đương với mùa mưa - 195 bệnh
nhân. Ngoài ra, không có sai biệt nhiều về tỷ lệ
mắc bệnh giữa các tháng trong năm. Điều này
phù hợp với tình hình thực tế những năm gần
đây ở miền nam Việt Nam hầu như khí hậu
nóng ẩm quanh năm phù hợp cho sự phát triển
của Clostridium tetani. Hơn nữa, nhóm dân số có
nguy cơ cao nhất là nông dân. Các năm gần đây,
nông dân miền nam Việt Nam làm vụ lúa quanh
năm (3-4 vụ) nên nguy cơ mắc bệnh uốn ván
hầu như có ở mọi thời điểm trong năm. Các
ngành nghề nguy cơ khác như công nhân cũng
có tần suất làm việc như nhau ở mọi tháng.
Tình trạng tiêm chủng
Hầu như gần 100% các trường hợp uốn ván
đều chưa từng tiêm chủng. Điều này cho thấy
dù có nhiều kết quả đáng khích lệ trong loại bỏ
uốn ván sơ sinh nhưng chương trình tiêm chủng
ở Việt Nam vẫn có mặt hạn chế là không chú ý
đến việc tiêm chủng và tiêm nhắc vắc xin ở
người lớn. Đây là một trong những lý do chính
giải thích tỷ lệ uốn ván cao ở người lớn tại Việt
nam. Cần chú ý khắc phục tình trạng này bằng
các chương trình vận động tiêm chủng và tiêm
nhắc ở người lớn.
Thời diểm nhập viện
Hầu hết tất cả các trường hợp uốn ván
nhập viện trong 7 ngày đầu của bệnh. Tuy
nhiên, nếu lấy mốc thời gian là 3 ngày đầu
khởi phát bệnh thì tỷ lệ nhập viện trước 3 ngày
là 69,67%. Đây là một yếu tố tốt vì theo y văn:
uốn ván nếu được điều trị đặc hiệu sớm thì
tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn.
Các biểu hiện lâm sàng
Ngõ vào
Trong số 389 bệnh nhân nhập viện có 66,58%
trường hợp có ngõ vào là các vết thương phần
mềm và 24,94% không rõ ngõ vào. Các số liệu
này phù hợp với nghiên cứu của Thwaites CL(3)
và nghiên cứu của Hung NH tại BVBNĐ năm
2004(3) nhưng hơi thấp hơn ở Thái Lan (30%
trường hợp không tìm thấy ngõ vào)(3).
Chỉ có 4 trường hợp có ngõ vào là đường
tiêm chích (1,03%) và 1 trường hợp có ngõ vào
là vết thương phẫu thuật (0,26%). Tỷ lệ này
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu trước đây
của Thwaites CL trong giai đoạn 1993-2002 (12)
(p <0,001). Điều này chứng tỏ tình trạng vô
khuẩn trong các thủ thuật, phẫu thuật, săn sóc
y khoa tại miền nam Việt nam đã được cải
thiện đáng kể.
Tuy nhiên, cần chú ý đến tỷ lệ uốn ván có
ngõ vào là viêm tai giữa (3,08%) và sâu răng
(2,06%). Theo y văn, đây không phải là những
ngõ vào thường gặp của bệnh uốn ván. Kết quả
này cho thấy người dân chưa có nhận thức tốt
về việc chữa trị các nhiễm khuẩn tai và răng sâu.
Hai vị trí vết thương thường gặp nhất là vết
thương ở chi dưới (54,76%) và không rõ ngõ vào
(24,94%). Điều này phù hợp với kết quả của các
nghiên cứu trước đây của Thwaites CL là 41,5 %
và Hung NH là 49,8 %(3). Các kết quả này tương
tự như nghiên cứu tại Dakar: ngõ vào thường
gặp nhất là các vềt thương da niêm (61,8%),
nhiễm khuẩn rốn (12,3%), vết thương phẫu
thuật (4,8%), vết tiêm bắp (4,2%) và các nhiễm
khuẩn tai (3,41%)(4).
Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh trung bình của các bệnh
nhân tại BVBNĐ trong năm 2007-2008 là 11,16 ±
10,63 ngày. Điều này phù hợp với nhiều tài liệu
trong và ngoài nước là thời gian ủ bệnh ở bệnh
nhân uốn ván dao động rất lớn từ vài ngày đến
hàng tháng. Theo nghiên cứu của Thwaites CL
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 520
và Hung NH tại BVBNĐ trước đây, thời gian
này lần lượt là 8 ngày và 9,73 ± 5 ngày(3).
Thời gian khởi phát
Thời gian khởi phát trung bình của các bệnh
nhân tại BVBNĐ trong năm 2007-2008 là 41,20 ±
33,33 giờ và thay đổi rất rộng từ 3 giờ đến 10
ngày. Điều này phù hợp với các nghiên cứu
trước đây(3).
Triệu chứng lâm sàng
Cứng hàm, cứng cơ toàn thân và co giật là
các triệu chứng thường gặp nhất (99,23% 97,69%
và 92,1%). Tỷ lệ cứng hàm ghi nhận trong
nghiên cứu này khá cao khi so sánh với 75%
trường hợp ghi nhận được bởi John GB(4). Như
vậy, theo nghiên cứu này, cứng hàm là một yếu
tố có độ nhạy cao để nghĩ đến bệnh uốn ván. Co
thắt hầu họng thanh quản cũng là một triệu
chứng thường gặp (51,93%). Điều này lý giải tại
sao tỷ lệ mở khí quản được ghi nhận ở đây là
49,87%. Triệu chứng vã mồ hôi gặp trong 25,19%
trường hợp, cao hơn nhiều so với 12,9% trường
hợp trong nghiên cứu của Hung NH(3), 10%
trường hợp trong nghiên cứu của Farrar JJ(14) tại
BVBNĐ.
Các biến chứng
Các biến chứng thường gặp nhất là suy hô
hấp (149 ca – 38,30%), viêm phổi (98 ca – 25,19%)
và rối loạn thần kinh thực vật (92 ca – 23,65%),
xuất huyết tiêu hóa (81 ca – 20,82%), nhiễm
khuẩn tiểu (46 ca – 11,83%), suy tuần hoàn (55 ca
– 11,52%). Không có trường hợp biến chứng
huyết khối hay viêm tĩnh mạch nào được ghi
nhận. Điều này rất khả quan nếu so sánh với
41% bị biến chứng viêm tĩnh mạch trong nhiên
cứu của Geeta MG ở Ấn Độ.
Suy tuần hoàn, suy thận cấp và nhiễm
khuẩn huyết là 3 biến chứng gây tử vong cao
nhất ở bệnh nhân uốn ván trong năm 2007-2008
tại BVBNĐ. Tuy suy thận cấp chỉ chiếm 6,43%
trường hợp nhưng lại là biến chứng có tỷ lệ tử
vong cao. Nguyên nhân suy thận cấp ở bệnh
nhân uốn ván thường là mất nước nhiều do co
giật, ăn uống kém, tụt huyết áp do rối loạn thần
kinh thực vật, tắc ống thận do myoglobin bài
xuất nhiều vì co giật gây ly giải cơ. Chúng ta có
thể dự phòng suy thận cấp bằng theo dõi và bù
nước đủ, kiểm soát co giật để chống ly giải cơ.
Điều kiện hiện nay tại BVBNĐ cho phép thực
hiện tốt các biện pháp dự phòng này.
Xuất huyết tiêu hóa trên cũng là một trong
các biến chứng tường gặp với 13,58%. Xuất
huyết tiêu hóa có liên quan chặt chẽ với trạng
thái stress của bệnh nhân, nhất là tình trạng thở
máy của bệnh nhân.
KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ uốn ván ở
người trên 60 tuổi tại Việt Nam cao vì không
được tiêm ngừa và tiêm nhắc đầy đủ. Như vậy,
để giảm tỷ lệ mắc bệnh:
Song song với việc tiêm tục chương trình
tiêm chủng cho trẻ em và thai phụ, cần đẩy
mạnh việc tiêm chủng và tiêm nhắc cho dân số
còn lại, nhất là nhóm dân số trong độ tuổi lao
động và người già >60 tuổi nhằm giảm tần số
uốn ván trong nhóm đối tượng này. Cần áp
dụng các biện pháp sau:
Triển khai chương trình tiêm chủng cho
nông dân và các đối tượng lao động chân tay.
Tiêm chủng bắt buộc trong các xí nghiệp,
công trường cho công nhân.
Tuyên truyền lợi ích của việc tiêm phòng
uốn ván trên các phương tiện truyền thanh đại
chúng để mọi người thấy được ích lợi của việc
tiêm chủng và tiêm nhắc.
Tuyên truyền rộng rãi về bệnh uốn ván và
cách xử trí vết thương đúng mực cho mọi người.
Để nâng cao chất lượng điều trị
Phòng ngừa các biến chứng trong thời gian
nằm viện.
Chú ý đề phòng và tầm so