Đặc điểm giải phẫu ngoại khoa vách ngăn xoang bướm - ứng dụng phẫu thuật qua xoang bướm hố yên

Mục đích: Chúng tôi khảo sát hình thái giải phẫu đa dạng của vách ngăn xoang bướm bằng phân tích hình ảnh CTscan,. Qua đó nêu tính ứng dụng trong phẫu thuật qua xoang bướm hố yên. Đối tượng và phương pháp: Với những tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ, chúng tôi có 80 người trưởng thành chụp CT scan đầu đưa vào khảo sát. Với phần mềm phân tích các yếu tố liên quan về vách trong xoang bướm được khảo sát và phân tích trên các mặt phẳng 3D. Kết quả: Tất cả xoang bướm trong mẫu khảo sát đều có vách chính chia xoang với khoảng 40% vách có dạng chử C và 36,5% vách có dạng chử S theo hướng trước sau. Hướng bám của vách được ghi nhận có gần 20% vách bám trước giữa nhưng lệch trái phía sau và 30% lệch phải. Đặc biệt có 11,5% vách lệch trái và 13,7% lệch phải hoàn toàn. Vách phụ được ghi nhận trong 80% các trường hợp. Khảo sát chân bám của vách trên thành xoang cho thấy khoảng 50% các trường hợp chân bám vách liên quan đến động mạch cảnh trong. Các yếu tố khác cũng được ghi nhận. Kết luận: Tính đa dạng của vách trong xoang bướm là một trong những đặc thù giải phẫu của xoang bướm. Khảo sát và đánh giá trước mổ vùng xoang bướm bằng CT scan giúp phẫu thuật viên chủ động thao tác và tránh những biến chứng trong phẫu thuật qua xoang bướm hố yên.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm giải phẫu ngoại khoa vách ngăn xoang bướm - ứng dụng phẫu thuật qua xoang bướm hố yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 282 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NGOẠI KHOA VÁCH NGĂN XOANG BƯỚM - ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT QUA XOANG BƯỚM HỐ YÊN Huỳnh Lê Phương* TÓM TẮT Mục đích: Chúng tôi khảo sát hình thái giải phẫu đa dạng của vách ngăn xoang bướm bằng phân tích hình ảnh CTscan,. Qua đó nêu tính ứng dụng trong phẫu thuật qua xoang bướm hố yên. Đối tượng và phương pháp: Với những tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ, chúng tôi có 80 người trưởng thành chụp CT scan đầu đưa vào khảo sát. Với phần mềm phân tích các yếu tố liên quan về vách trong xoang bướm được khảo sát và phân tích trên các mặt phẳng 3D. Kết quả: Tất cả xoang bướm trong mẫu khảo sát đều có vách chính chia xoang với khoảng 40% vách có dạng chử C và 36,5% vách có dạng chử S theo hướng trước sau. Hướng bám của vách được ghi nhận có gần 20% vách bám trước giữa nhưng lệch trái phía sau và 30% lệch phải. Đặc biệt có 11,5% vách lệch trái và 13,7% lệch phải hoàn toàn. Vách phụ được ghi nhận trong 80% các trường hợp. Khảo sát chân bám của vách trên thành xoang cho thấy khoảng 50% các trường hợp chân bám vách liên quan đến động mạch cảnh trong. Các yếu tố khác cũng được ghi nhận. Kết luận: Tính đa dạng của vách trong xoang bướm là một trong những đặc thù giải phẫu của xoang bướm. Khảo sát và đánh giá trước mổ vùng xoang bướm bằng CT scan giúp phẫu thuật viên chủ động thao tác và tránh những biến chứng trong phẫu thuật qua xoang bướm hố yên. Từ khóa: Xoang bướm; Vách xoang bướm; CTscan. ABSTRACT SURGICAL ANATOMY OF SPHENOID SEPTATIONS – APPLICATIONS IN TRANSSPHENOIDAL SURGERY Huynh-Le Phuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 282 - 288 We sought to investigate the surgical anatomy of the sphenoid septations. Through that we delineate the surgical applications in transsphenoidal surgery. Methods: CT scan imaging studies obtained in 80 healthy adults who have no sellar and sphenoid sinus lesions were reviewed. The anatomical measurements were made on various dimensions using the multiplanar reconstruction technique that were analyzed. Results: All of sphenoid sinuses in this radiological study had at least one septum and out of those 40% and 36,5% septa had shaped as C and S word, respectively. The direction of the septa was evaluated. The number of septa that were non-completed septa of the sphenoid sinuses was analyzed (80%), along with the incidence of septations directly to the internal carotid arteries. Conclusion: This study highlights the surgical anatomy, variants and the relationship of the sphenoid septations to internal carotid arteries. Therefore, axial and coronal CT sections should always be obtained prior to any surgery in the sphenoid sinus area. Key words: Sphenoid sinus; Sphenoid septations; Computed tomography * Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: TS BS Huỳnh Lê Phương, ĐT: 0909225188 Email: phuongsb5@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 283 ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật xoang bướm qua mũi để điều trị bệnh lý vùng xoang bướm và u tuyến yên đã có từ lâu trên thế giới và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vài thập niên qua, sự phát triển của phương tiện nội soi được ứng dụng trong phẫu thuật mũi xoang đã có những tiến bộ vượt bậc đã giúp các nhà phẫu thuật mũi xoang, phẫu thuật sàn sọ tiến xa trong các đích đến qua đường mổ nội soi trong mũi qua xoang bướm(1,7,8,9,10,12). Từ lâu, xoang bướm đã được xem là một cấu trúc giải phẫu có biến đổi đáng kể về kích thước, hình dáng và không đối xứng. Trong y văn thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo bằng cách khảo sát phẫu tích trên xác có kết hợp nội soi hoặc phân tích trên hình ảnh CT scan về giải phẫu của vùng xoang bướm và hố yên(1, 6, 7). Từ đó, đã đưa ra những nhận định về tính đa dạng biến đổi cấu trúc giải phẫu, các mối liên quan mốc giải phẫu với hành lang phẫu thuật nhằm giúp ứng dụng thực hành phẫu thuật xoang bướm qua nội soi. Tuy nhiên, cũng đã có những báo cáo cảnh báo về những tai biến có thể tránh do chính những biến đổi giải phẫu vùng xoang bướm gây ra trong phẫu thuật(3, 5,9, 11). Về hình thái, cấu trúc giải phẫu vùng xoang bướm, tại Việt Nam đã có vài công trình nghiên cứu(6,8,13). Tuy nhiên, nhận thấy lợi ích của việc nắm vững kiến thức về hình thái giải phẫu đa dạng của xoang bướm sẽ hữu ích trong việc đánh giá trước khi thực hiện phẫu thuật vùng xoang bướm hay qua xoang bướm hố yên cũng như có thể góp phần tránh những biến chứng phẫu thuật, chúng tôi thực hiện nghiên cứu khảo sát hình thái giải phẫu vách ngăn trong xoang bướm bằng phân tích hình ảnh CT scan và qua đó đánh giá tính hữu hiệu và ứng dụng trong chẩn đoán trước mổ của CT scan. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 80 người được chụp CT scan vùng đầu mặt. Mẫu nghiên cứu được thu thập từ hai nhóm mẫu người đến chụp CT scan vùng đầu mặt: - Nhóm (1) bao gồm 50 người có yêu cầu đến chụp CT scan đầu với lý do nhức đầu không rõ nguyên nhân, chọn ngẫu nhiên trong khoảng tháng 9/2010 đến 10/2010 tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Nhóm (2) bao gồm 30 bệnh nhân đến chụp CT scan vùng đầu mặt với lý do nhức đầu không rõ nguyên nhân, chọn ngẫu nhiên trong thời gian tháng 6/2010 đến 9/2010 tại Bệnh viện Ngoại Thần Kinh Quốc Tế. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân nam nữ, tuổi từ 18 trở lên Bệnh nhân được chụp CT scan đầu khảo sát cả vùng mũi xoang Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng đầu mặt Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật vùng đầu mặt Bệnh nhân được phát hiện bệnh lý vùng đầu mặt, xoang qua hình ảnh CT scan Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang Phương tiện nghiên cứu Các hình ảnh CT scan vùng đầu ghi được từ máy CT scan đa lát cắt (64 row detector). Thông số kỹ thuật xác lập trên máy CT để đạt hình ảnh tối ưu: Eff.maS: 180; KV: 120; Collimation: 40 × 0.6; Slice: 0.9mm, Re.increment: 0.4 mm; Kernel: H70h Very sharp; Window: (Osteo.) C: 400; W: 2.000. Hình ảnh được dựng lại MPR cho 3 mặt phẳng: mặt phẳng trục (Axial); mặt phẳng trán (Coronal) và mặt phẳng dọc (Sagittal) Phương pháp tiến hành nghiên cứu Data về hình ảnh được lưu lại vào đĩa DVD và sau đó trên máy tính hình ảnh CT được phân tích bằng phần mềm eFilm Workstation 2.1.0. (MERGE Healthcare Co. 2005). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 284 KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Phân bố mẫu theo tuổi Mẫu nghiên cứu trên CT scan ngẫu nhiên cắt ngang của 80 đối tượng Bảng 1 Phân bố theo nhóm tuổi Tuổi 18-20 21-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-80 81-90 TS Số BN 7 13 17 20 16 1 4 1 120 Tỉ lệ % 8.3 16.6 21.6 25 20 1.6 5 1.6 100 Nhận xét: Tuổi nhỏ nhất là 18, tuổi lớn nhất là 88. Tuổi trung bình (mean) là 42,4. Tuổi thường gặp tập trung (median) là 42. Phân bố mẫu theo giới Bảng 2 Phân bố theo giới Giới Nam Nữ TS Số BN 27 53 120 Tỉ lệ % 33,3 66,6 100 Nhận xét: trong mẫu nghiên cứu, nữ giới chiếm tỉ lệ 2:1 so với nam giới Khảo sát vách xoang bướm Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận đặc điểm vách XB theo các đặc điểm sau: Vách chính chia ngăn xoang bướm Số lượng vách: - Trong mẫu nghiên cứu tất cả đều có 1 vách chính. Đây là vách hoàn toàn chia ngăn xoang bướm thành phải và trái: 80 (100%). Bảng 3: Hình dáng vách chính chia ngăn xoang bướm Hình dáng vách chính chia giữa Số lượng Vách có dạng gần như mặt phẳng 7 (8,5%) Vách có dạng như chữ C 32 (40%) Vách có dạng như chữ S 29 (36,5%) Vách có dạng nhu chữ Y 12 (15%) Nhận xét: Vách có dạng như chữ C và S chiếm đa số. Hình 1: Hình CT scan, thiết diện phẳng ngang (axial) của một đối tượng trong nghiên cứu, minh họa vách trong XB. Một vách giữa hình dáng cong như chữ S, kéo dài từ giữa của mỏm bướm ra sau bám gần đường giữa. có hai vách phụ (không hoàn toàn): một bám vào ống động mạch cảnh bên phải đoạn lên (xương đá) và một bám vào thành sau XB. Bảng 4: Hướng bám của vách: Hướng bám của vách chính liên XB Số lượng 1. Trước và sau bám ở / gần đường giữa 8 (10%) 2. Trước bám giữa; Sau bám lệch trái 16 (20%) 3. Trước bám giữa; Sau bám lệch phải 24 (30%) 4. Trước bám lệch trái; Sau bám giữa 3 (3,7%) 5. Trước bám lệch trái; Sau bám lệch phải 3 (3,7%) 6. Trước bám lệch trái; Sau bám lệch trái 9 (11,5%) 7. Trước bám lệch phải; Sau bám lệch phải 11 (13,7%) 8. Trước bám lệch phải; Sau bám lệch trái 4 (5%) 9. Trước bám lệch phải; Sau bám giữa 2 (2,5%) Nhận xét: Qua bảng 4, nghiên cứu ghi nhận có 2 loại hướng vách cần chú ý: loại bắt chéo băng ngang (nhóm 5 và 8) chiếm gần 8,3%; và loại lệch hẳn một bên xoang (nhóm 6 và 7) chiếm 25% các trường hợp. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 285 Hình 2: Hình CT scan, thiết diện phẳng ngang (axial) của một đối tượng trong nghiên cứu, minh họa hướng của vách chính liên xoang trong XB. Vách có hình dáng thẳng, kéo dài từ mỏm bướm lệch bên trái ra sau bám vào thành sau XB lệch phải (nhóm 5, bảng 4). Hình 3: Hình CT scan, thiết diện phẳng ngang (axial) của một đối tượng trong nghiên cứu, minh họa hướng của vách chính liên xoang trong XB. Vách có hình dáng thẳng, kéo dài từ mỏm bướm lệch bên trái ra sau bám vào thành sau XB lệch trái (nhóm 6, bảng 4). Bảng 5: Sự phân chia từ vách giữa: Vị trí phân chia trên vách chính Số lượng Vách chính có nhánh chia đôi ở trước 6 (7,5%) Vách chính có nhánh chia đôi ở sau 8 (10%) Vách chính không có nhánh chia đôi 62 (77,4%) Chia tách phức tạp từ vách giữa 4 (5,1%) Nhận xét: Hầu hết vách chính không có chia nhánh (77,4%) Vách phụ trong xoang bướm Số lượng vách: Vách phụ không hoàn toàn ngăn chia xoang, được ghi nhận như Bảng 6 Bảng 6: Số lượng vách không hoàn toàn Vách phụ (không hoàn toàn) Số lượng Có 1 vách phụ 31 (38,7%) Có 2 vách phụ 28 (35%) Có 3 vách phụ 5 (6,3%) Không có vách phụ 16 (20%) Nhận xét: Qua bảng 6, nghiên cứu ghi nhận có khoảng 80% các trường hợp xoang có tồn tại vách phụ. Bảng 7: Phân loại nơi bám của vách phụ theo sự khí hóa của XB Bên bám của vách phụ / khí hóa XB Số lượng Vách phụ có cùng bên có khí hóa tốt 26 (32,5%) Vách phụ có đối bên có khí hóa tốt 20 (25%) Vách phụ bám cả hai bên xoang 34 (42,5%) Nhận xét: Bằng phép kiểm thống kê (Wilcoxon signed and ranks, P<0,05) cho thấy có ý nghĩa khác nhau về sự có vách phụ cùng bên xoang khí hóa tốt, vách phụ bị chi phối bởi bên xoang khí hóa tốt hay kém. Bảng 8: Vị trí bám phải / trái của vách phụ Bên bám của vách phụ Số lượng Vách phụ có ở xoang bên phải 14 (17,5%) Vách phụ có ở xoang bên trái 28 (35%) Vách phụ có cả hai bên xoang 28 (47,5%) Sự liên quan giữa chân vách xoang với động mạch cảnh trong Bảng 9: Số lượng vách có chân bám vào thành ống động mạch cảnh trong trong XB 1 vách bám 2 vách bám Không có ĐMCT phải 33 (41,3%) 4 (5%) 43 (53,7%) ĐMCT trái 39 (48,7%) 1 (1,3%) 40 (50%) Nhận xét: Qua bảng 9, nghiên cứu ghi nhận có khoảng 50% các trường hợp, động mạch cảnh trong có chân vách xoang bám. Bảng 10: Loại vách bám trên ống động mạch cảnh trong trong XB của những trường hợp có vách bám (xem thêm Bảng 9) ĐMCT Vách chính Vách phụ Hai loại vách Tổng phải 10 (27,1%) 23 (62,1%) 4 (10,8%) 37(100%) trái 18 (45%) 21 (52,5%) 1 (2,5%) 40(100%) Vách chính chia XB Vác c ính hia XB Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 286 Nhận xét: Kiểm định thống kê, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai bên phải trái về số lượng và loại vách bám trên ống ĐM. BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tuổi Xoang bướm hình thành từ giai đoạn phôi thai, phát triển dần sau khi sanh và thường kết thúc ở tuổi dậy thì(7). Dân số trong mẫu nghiên cứu lấy từ tuổi trưởng thành từ 18 tuổi đến 88, lứa tuổi XB đã phát triển đầy đủ. Do đó, mẫu nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi. Đã có tác giả cho rằng yếu tố tuổi có ảnh hưởng đến sự khí hóa của XB(2,11), chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này sau với một mẫu dân số đông hơn. Giới Nghiên cứu của chúng tôi theo thiết kế mô tả cắt ngang, và mẫu dân số được lấy theo tiêu chí đưa ra (phần phương pháp và đối tượng) ngẫu nhiên không lựa chọn trong một thời điểm ngẫu nhiên. Dù vậy, qua thống kê theo biến giới tính cho thấy tỉ lệ Nam và Nữ: ½. Tuy nhiên, với phép kiểm thống kê (Mann-Whitney U) chúng tôi vẫn có thể phân tích và tìm hiểu có hay không có sự khác nhau giữa giới tính trong các biến nghiên cứu (phần sau). Tuy nhiên, tỉ lệ dân số nữ lớn hơn dân số nam cũng có thể lý giải, nữ giới quan tâm đến bệnh tật nhiều hơn nam (chụp hình kiểm tra sớm khi có triệu chứng bất thường; triệu chứng nhức đầu cũng là yếu tố tâm lý thường gặp ở phụ nữ nên CT scan đầu cũng được chỉ định theo yêu cầu nhiều). Ngoài ra, nam giới là thành phần lao động chính nên ít có thời gian hơn. Vách ngăn xoang bướm Trong XB luôn có một vách ngăn chính phân chia thành hai xoang phải trái. Vách chính, thường kéo dài từ trước ra sau và ngăn cách hoàn toàn hai bên, phải được lấy đi để bộc lộ mặt dưới yên bướm. Theo nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận vách chính liên xoang luôn có một vách, không ghi nhận trường hợp nào có trên một vách hay không có vách. Điều này cũng tương đồng với nhận xét của tác giả Tan H.K.K.(11). Hình thái của vách trong XB đa dạng và tùy thuộc vào quá trình khí hóa và phát triển của XB. Ngoài vách chính phân chia xoang, còn có những vách phụ không hoàn toàn trong xoang. Chúng tôi xem những vách xương mỏng bám trong XB có chiều dài từ chân bám trên 1cm gọi vách phụ không hoàn toàn. Những vách phụ không hoàn toàn này có hình dạng và kích thước biến đổi khác nhau và chân bám hay nơi phát sinh là những chỗ kết nối của những trung tâm tạo xương trước bướm (presphenoid) và sau bướm (postsphenoid). Bằng khảo sát trên CT scan, Tác giả N.H. Dũng cũng ghi nhận XB có vách phụ chiếm 59% của 65 trường hợp mẫu nghiên cứu(8). Trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa động mạch cảnh và thần kinh thị trong xoang bướm, T.T.T. Hồng(13) ghi nhận 75,4% có vách phụ trong XB. Tuy nhiên, tác giả này lại chỉ ghi nhận có 23,9% các trường hợp XB có vách chính. Chúng tôi đã khảo sát và ghi nhận về sự hiện diện vách phụ không hoàn toàn chiếm 64 trường hợp (80%) của 80 trường hợp mẫu nghiên cứu. (Bảng 6-8). Chúng tôi cũng khảo sát về vị trí theo bên phải / trái của vách phụ cũng như bên xoang có khí hóa tốt hay kém. Sự khác nhau này có thể do sự qui ước như thế nào là vách phụ, số lượng mẫu và phương tiện khảo sát. Đặc biệt với phương tiện hiện nay CT scan đa lát cắt (multi slice 64) tái tạo 3D cùng với mặt cắt nhuyễn 0.5 mm đã cho thấy có sự khác nhau ý nghĩa về số lượng vách (P<0,05) nếu chỉ khảo sát một mặt phẳng ngang (Axial). Đã có nhiều nghiên cứu về vách trong XB. Sirikci và cộng sự(10) trong một nghiên cứu XB bằng khảo sát CT scan khoảng cách mặt cắt 2,5mm nhận thấy vách chính ngăn liên xoang nằm bên phải đường giữa chiếm 19 (20,6%) trường hợp của 92 mẫu nghiên cứu, nằm bên trái 20 (21,7%) trường hợp và nằm trên đường giữa có ở 35 (39%) trường hợp. Tác giả Tan và cộng sự(11) sử dụng nội soi kết hợp phẫu tích trên xác người ghi nhận có 8/48 trường hợp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 287 (16,6%) vách chính liên xoang nằm trên đường giữa, 13/48 trường hợp (27,1%) vách chính liên xoang lệch phải và 27/48 (56,3%) trường hợp vách lệch trái. Trong nghiên cứu này, thực tế hình ảnh CT scan trên khảo sát hướng của vách chính liên xoang đã đưa chúng tôi có một phân loại chi tiết hơn (Bảng 4). Tỉ lệ vách chính liên xoang nằm đường giữa từ trước ra sau chỉ chiếm 10%. Thường vách chính ngăn liên xoang sẽ bám không ngay giữa, và tần suất các trường hợp có thể trong ghi nhận của khảo sát đã liệt kê trong bảng 4. Chúng tôi chú ý nhấn mạnh đến trường hợp 5 và 8: vách chính chia xoang lệch chéo từ bên này phía trước qua đối bên phía sau; và trường hợp 6 và 7: vách chính chia xoang lệch cùng bên từ phía trước ra sau. Đây là những trường hợp vách chính chia xoang bị lệch dễ gây lệch hướng cho phẫu thuật viên. Nếu không chủ động nắm trước những biến đổi giải phẫu này trước mổ bằng phân tích CT scan, phẫu thuật viên dễ bị lệch đường giữa, đặc biệt cho những trường hợp qua XB vào hố yên để lấy u tuyến yên. Thêm nữa, với kết quả ghi nhận ở Bảng 9 và 10, có khoảng 50% của các trường hợp động mạch cảnh trong đoạn trong xoang bướm cả hai bên phải / trái có liên quan đến chân bám phía sau của vách chính hoặc / và vách phụ bên của xoang. Vì vách phụ liên quan đến sự khí hóa và luôn xuất hiện bên của xoang phải / trái, do đó tần suất động mạch cảnh trong có chân vách phụ bám cao hơn vách chính ngăn chia xoang. Tuy nhiên, như kết quả ở Bảng 2, tỉ lệ chân bám phía sau của vách chính ngăn xoang lệch bên rất cao, phẫu thuật viên trong dộng tác bẻ vách trong xoang bướm cần cẩn trọng dù đó là vách chính hay vách phụ bên. Biến chứng tổn thương động mạch cảnh trong qua thao tác trên là một thảm họa phẫu thuật. Giá trị CT scan trong việc đánh giá trước mổ Năm 1987, Zinreich trong một báo cáo về nghiên cứu ứng dụng CT scan trong chẩn đoán đánh giá trước mổ của các phẫu thuật nội soi mũi xoang đã khuyến cáo chụp CT scan như một phương tiện chẩn đoán “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá trước mổ (15). Đã có những nghiên cứu báo cáo về giá trị của CT scan trong việc khảo sát giải phẫu XB, đánh giá tiên lượng những biến đổi giải phẫu vốn thường gặp của XB(3), giúp phẫu thuật viên thực hiện phẫu thuật nội soi XB dễ dàng xác định các mốc giải phẫu định hướng cũng như nhằm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật XB(4,2,9,12,14). Sự phát triển và cải tiến kỹ thuật trong CT scan đã trải qua nhiều thế hệ máy, từ những CT scan 4 lát cắt, độ phân giải thấp đến những thế hệ máy đa lát cắt gần đây với những lát cắt nhuyễn cùng những phần mềm xử lý nâng cấp đã cho khả năng tái tạo 3 thiết diện giúp tạo những hình ảnh chi tiết thực về giải phẫu. Thật vậy, với thiết diện mặt phẳng trục ngang, mặt phẳng trán và mặt phẳng trán dọc, hình ảnh XB trên CT scan có thể khảo sát theo 3 trục không gian. Qua đó, CT scan có thể khảo sát chính xác được số lượng, kiểu dáng của vách XB và các cấu trúc giải phẫu khác cũng như mối liên quan của các mốc giải phẫu này (chúng tôi sẽ trình bày trong báo cáo khác). Ngày nay, trong sự phát triển vũ bão của lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, cộng hưởng từ (MRI) đã góp phần hữu hiệu trong chẩn đoán các bệnh lý đầu sọ, không ngoại trừ XB. Tuy nhiên, giá trị thiết thực của CT scan trong việc đánh giá trước phẫu thuật nội soi mũi xoang vẫn không thay đổi. Cùng quan điểm với các tác giả nghiên cứu trước (2,8,10), chúng tôi cho rằng việc thực hiện chụp một CT scan có tái tạo 3 thiết diện trước phẫu thuật nội soi xoang bướm / qua xoang bướm hố yên là một điều cần thiết. Trên thực tế lâm sàng, tình trạng bệnh lý có thể gây chèn ép, xô lệch hay bào mòn các cấu trúc giải phẫu, nhưng việc khảo sát CT scan trước mổ sẽ giúp phẫu thuật viên đánh giá được tình trạng giải phẫu vùng mũi xoang của người bệnh, xác định được các mốc giải phẫu định hướng, biết được những biến đổi giải phẫu thông thường hay do bệnh lý gây ra nhằm có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 288 trước một tiên lượng cho một kế hoạch mổ cũng như hạn chế tố