Đặc điểm hình ảnh tổn thương não trong chấn thương đầu trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2008-2009

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các dạng tổn thương não trong chấn thương đầu trẻ em được điều trị tại BV Nhi Đồng 2. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả. Kết quả: 490 ca chấn thương đầu. Tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1 Lứa tuổi thường gặp nhất là 6-10 tuổi 135 ca (27,5%). Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên chiếm tỷ lệ 40%. Nguyên nhân gây tai nạn thường gặp nhất là té ngã (52,4%) và tai nạn giao thông (42,4%). Xe máy là phương tiện gây tai nạn giao thông thường gặp nhất 156 ca (75,4%). Ngoài ra tỷ lệ đội nón bảo hiểm rất thấp 7,2%. Trong nhóm té ngã lứa tuổi thường gặp nhất là dưới 3 tuổi, trong nhóm TNGT lứa tuổi thường gặp nhất là trên 5 tuổi. Có 10 trường hợp (18,9%) có tổn thương não trong nhóm không có dấu hiệu nứt sọ trên Xquang sọ. Vị trí tổn thương hộp sọ thường gặp trên CT là vùng đỉnh 47/166 (28,3%) kế đến là vùng trán 30/166 (18,1%). Tổn thương não có 142 ca, trong đó thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng 59,1%, kế đến là tụ máu dưới màng cứng 18,3%. Vị trí máu tụ thường gặp là vùng đỉnh 28/111 (25,2%) kế đến là vùng thái dương 25/111 (22,5%). Kết luận: Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do té ngã; trẻ trên 3 tuổi, nguyên nhân do TNGT lại chiếm ưu thế. Xe máy là phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất. Tổn thương não thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng. Vị trí máu tụ thường gặp là vùng đỉnh và vùng thái dương.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh tổn thương não trong chấn thương đầu trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 45 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG NÃO TRONG CHẤN THƯƠNG ĐẦU TRẺ EM TẠI BV NHI ĐỒNG 2 NĂM 2008-2009 Nguyễn Huy Luân* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các dạng tổn thương não trong chấn thương đầu trẻ em được điều trị tại BV Nhi Đồng 2. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả. Kết quả: 490 ca chấn thương đầu. Tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1 Lứa tuổi thường gặp nhất là 6-10 tuổi 135 ca (27,5%). Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên chiếm tỷ lệ 40%. Nguyên nhân gây tai nạn thường gặp nhất là té ngã (52,4%) và tai nạn giao thông (42,4%). Xe máy là phương tiện gây tai nạn giao thông thường gặp nhất 156 ca (75,4%). Ngoài ra tỷ lệ đội nón bảo hiểm rất thấp 7,2%. Trong nhóm té ngã lứa tuổi thường gặp nhất là dưới 3 tuổi, trong nhóm TNGT lứa tuổi thường gặp nhất là trên 5 tuổi. Có 10 trường hợp (18,9%) có tổn thương não trong nhóm không có dấu hiệu nứt sọ trên Xquang sọ. Vị trí tổn thương hộp sọ thường gặp trên CT là vùng đỉnh 47/166 (28,3%) kế đến là vùng trán 30/166 (18,1%). Tổn thương não có 142 ca, trong đó thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng 59,1%, kế đến là tụ máu dưới màng cứng 18,3%. Vị trí máu tụ thường gặp là vùng đỉnh 28/111 (25,2%) kế đến là vùng thái dương 25/111 (22,5%). Kết luận: Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do té ngã; trẻ trên 3 tuổi, nguyên nhân do TNGT lại chiếm ưu thế. Xe máy là phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất. Tổn thương não thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng. Vị trí máu tụ thường gặp là vùng đỉnh và vùng thái dương. Từ khóa: Chấn thương đầu, trẻ em, tổn thương não. ABSTRACT THE CHARACTERISTICS OF TRAUMATIC BRAIN INJURY IN CHILDREN’S HEAD INJURIES AT THE CHILDREN’S HOSPITAL N0 2 Nguyen Huy Luan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 45 - 50 Objectives: to determine the rate of traumatic brain injury in children’s head injuries treated in Children’s HospitalN02. Patients and Method: Prospective, descriptive. Results: 490 cases with head injury were involved to our study. Male/female ratio was 1.4/1. Children from 6-10 years old were common group (27.5%). Most cases came from provincial areas (40%). The common cause of children’s head injuries are fall (52,4%) and traffic accidents (42.4%). The common type of traffic accidents is by motorbike (75.4%). The rate of using helmet is very low (7.2%). The common age for fall group is under 3 years old, for traffic accidents group is 5 years old and older. There are 10 cases (18.9%) had brain damage in the group with no signs of skull fracture on skull X-ray. The common sites of skull fractures on CT scans are in parietal bone (28.3%) and frontal bone (18.1%). There are 142 cases of traumatic brain injury. The common types of traumatic brain injury are epidural hematoma (59.1%) and subdural hematoma (18.3%). The most common of hematoma are on parietal lobe (25.2%) and temporal lobe (22.5%). *Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TP.HCM. Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Huy Luân, ĐT: 0908193339, Email: huyluannguyen@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 46 Conclusion: The main cause of head injuries in children less than 03 years old is fall, while motor vehicle crashes are priority for children older than 5 years old. Motorbike is the most common cause of traffic accidents. The common type of traumatic brain injury is epidural hematoma. The most common of hematoma are on parietal and temporal lobes. Keywords: Head injury, children, traumatic brain injury. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương đầu là nguyên nhân hàng đầu trong các loại chấn thương ở trẻ em. chiếm 75% các loại chấn thương cần nhập viện ở trẻ em và chiếm gần 80% tử vong do chấn thương. Tại Anh, hàng năm có khoảng một triệu bệnh nhân bị chấn thương đầu nhập khoa cấp cứu các bệnh viện, 50% trong số đó là trẻ em. Tại Mỹ cũng có tỷ lệ tương tự, trong số đó 95.000 trẻ phải nhập viện hàng năm. Chi phí cho điều trị hàng năm trên một tỷ đôla. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong lại thấp 6-10/100.000 ca(1,4). Từ tháng 1/2002 đến tháng 12/2004, có 288 bệnh nhi bị TNGT vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung Ương(9). Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy năm 2004, có 2555 trẻ chấn thương đầu trong đó có 29 trẻ tử vong (1,14%), và năm 2005 có 2448 trường hợp với tỷ lệ tử vong là 1,3%(2). Tại khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 từ năm 2003- 2005 có 313 trường hợp nhập khoa cấp cứu trong đó có 17 tử vong (5,43%)(11). Tại Việt Nam có rất ít khảo sát về tổn thương não trên chấn thương đầu trẻ em. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm hình ảnh tổn thương não trong chấn thương đầu trẻ em được điều trị tại BV Nhi Đồng 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ yếu tố dịch tễ về địa chỉ, lứa tuổi, giới trên các bệnh nhi bị chấn thương đầu. Xác định tỷ lệ các nguyên nhân chấn thuơng đầu theo lứa tuổi. Xác định tỷ lệ tổn thương não trong các nhóm có tổn thương hộp sọ trên Xquang sọ. Xác định tỷ lệ các tổn thương não trên CT đầu. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân bị chấn thương đầu nhập BV Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2009. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương đầu và điều trị BV Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2009. Tiêu chuẩn loại trừ Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu. Các bước tiến hành Thu thập dữ liệu: Bệnh án mẫu (bệnh nhân bị chấn thương đầu nhập BV Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2009). Số liệu được nhập bằng phần mềm EPI-INFO 6.04B. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.05. Phân tích đơn biến: đối với biến số định tính: tìm tần số và tỉ lệ %, đối với biến định lượng: tìm trung bình và độ lệch chuẩn. KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân Tổng số có 490 trường hợp tham gia vào nghiên cứu. Tuổi: Nhỏ nhất mới sanh, lớn nhất 15 tuổi. Trung vị tuổi của trẻ là 50 tháng, tứ phân vị dưới và trên là 25 tháng và 78 tháng. Lứa tuổi thường gặp nhất là 6-10 tuổi 135 ca (27,5%) và 1- 2 tuổi 123 ca (25,1%). Giới tính: nam 285 ca (58,2%), nữ 205 ca (41,8%). Tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1. Địa chỉ: tỉnh 196 ca (40%), nội thành 160 ca Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 47 (32,7%), ngoại thành 134 ca (27,3%). Nơi chuyển đến: đa số bệnh nhân tự đến bệnh viện hay được chuyển từ bệnh viện tỉnh với tỷ lệ lần lượt là 47,6% và 29,6%. Tỷ lệ chuyển đến từ bệnh viện-phòng khám tư là 4,7%, từ trung tâm y tế quận là 7,1%, từ các bệnh viện công thuộc thành phố là 11%. Chấn thương đầu nặng 13 ca (2,6%), trung bình 18 ca (3,7%), nhẹ 459 ca (93,7%). Tử vong: 5 ca (1%), di chứng nặng 1 ca (0,2%), di chứng nhẹ 6 ca (1,2%). Phẫu thuật 59 ca (12%). Nguyên nhân chấn thương Hai cơ chế chấn thương thường gặp nhất là té ngã 257/490 (52,4%) và tai nạn giao thông 208/490 (42,4%). Phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất là xe máy 156/207 (75,4%). Đội nón bảo hiểm: 6 ca trong 83 trường hợp cần đội nón chiếm tỷ lệ 7,2%. Bảng 1: Liên quan giữa nhóm tuổi và cơ chế chấn thương Cơ chế chấn thương Lứa tuổi Tổng số N=490 < 1 tuổi n=65 1 – 2 tuổi n=123 3 – 5 tuổi n=112 6 – 10 tuổi n=135 11 – 15 T n=55 Té không xuống mặt phẳng cứng 31(19,6%) 57(36,1%) 32(20,3%) 32(20,3%) 6(3,8%) 158 Ngã xuống mặt phẳng cứng 18(18,2%) 22(22,2%) 27(27,3%) 23(23,2%) 9(9,1%) 99 Tai nạn giao thông 11(5,3%) 37(17,8%) 51(24,5%) 73(35,1%) 36(17,3%) 208 Lực mạnh đánh vào đầu 2(10,5%) 6(31,6%) 2(10,5%) 6(31,6%) 3(15,8%) 19 Nghi ngờ trẻ bị ngược đãi. 1(25%) 1(25%) 0(0%) 1(25%) 1(25%) 4 Không rõ cơ chế 1(25%) 1(25%) 0(0%) 1(25%) 0(0%) 2 Liên quan giữa tổn thương hộp sọ trên Xquang sọ và tổn thương não Bảng 2: Liên quan giữa tổn thương hộp sọ trên Xquang sọ và tổn thương não Tổn thương hộp sọ Tổn thương não Tổng cộng Có Không Không 10(18,9%) 43(81,1%) 53 Nứt sọ 28(63,6%) 16(36,4%) 44 Lún sọ 4(33,3%) 8(66,7%) 12 Nứt nền sọ 0(0%) 1(100%) 1 Tổng cộng 42(38,2%) 68(61,8%) 110 Tổn thương não gặp nhiều nhất trong các trường hợp có nứt sọ 28 ca (63,6%). Có 10 trường hợp (18,9%) có tổn thương não trong nhóm không có tổn thương hộp sọ. Các dạng tổn thương não và hộp sọ trên CT đầu Bảng 3: Các dạng tổn thương não và hộp sọ trên CT Tổn thương Số ca N=340 Tỷ lệ % Không tổn thương 109 32,1 Nứt sọ đơn thuần 60 17,6 Lõm sọ đơn thuần 23 6,8 Nứt nền sọ đơn thuần 5 1,5 Tổn thương Số ca N=340 Tỷ lệ % Nứt sọ+ Nứt nền sọ 1 0,3 Tụ máu NMC + tổn thương khác 84 24,7 Tụ máu DMC + tổn thương khác 26 7,6 Xuất huyết não 11 3,2 Xuất huyết não + nứt sọ 4 1,2 Xuất huyết não + lõm sọ 2 0,6 Xuất huyết não thất 1 0,3 Xuất huyết khoang dưới nhện 1 0,3 Dập não 2 0,6 Dập não + Xuất huyết não ± nứt sọ 2 0,6 Dập não + lõm sọ 3 0,9 Dập não + nứt sọ 2 0,6 Phù não + lõm sọ/nứt nền sọ 2 0,6 Tổn thương sợi trục lan tỏa + nứt sọ 2 0,6 Có 340 ca được chụp CT đầu. 88 ca tổn thương hộp sọ đơn thuần, trong đó nứt sọ thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 68,2%, kế đến lõm sọ 26,1%. Vị trí tổn thương hộp sọ thường gặp là ở vùng đỉnh 47/166 (28,3%) kế đến là vùng trán 30/166 (18,1%). Tổn thương não có 142 ca, trong đó thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng 59,1%, kế đến là tụ máu dưới màng cứng 18,3%. Vị trí máu tụ thường Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 48 gặp là vùng đỉnh 28/111 (25,2%) kế đến là vùng thái dương 25/111 (22,5%). Các dạng tổn thương phối hợp trong tụ máu ngoài màng cứng Bảng 4: Các dạng tổn thương phối hợp trong tụ máu ngoài màng cứng Tụ máu ngoài màng cứng Số ca N=84 Tỷ lệ % Tụ máu NMC đơn thuần 32 38,1 Tụ máu NMC + nứt sọ 38 45,2 Tụ máu NMC + lõm sọ 4 4,8 Tụ máu NMC + nứt sàn sọ 2 2,4 Tụ máu NMC + xuất huyết não 1 1,2 Tụ máu NMC + nứt sọ+ tụ khí nội sọ 1 1,2 Tụ máu NMC + nứt sọ + dập não 2 2,4 Tụ máu NMC + tụ máu não + nứt sọ 1 1,2 Tụ máu NMC-DMC + nứt sọ 2 2,4 Tụ máu NMC-DMC + xuất huyết não 1 1,2 Thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng kết hợp với nứt sọ 45,2%. Các dạng tổn thương phối hợp trong tụ máu dưới màng cứng Bảng 5: Các dạng tổn thương phối hợp trong tụ máu dưới màng cứng Tụ máu dưới màng cứng Số ca N=26 Tỷ lệ % Tụ máu DMC đơn thuần 12 46,2 Tụ máu DMC + nứt sọ 10 38,5 Tụ máu DMC + nứt sọ + Nứt nền sọ 2 7.7 Tụ máu DMC + nứt sọ+ xuất huyết não 1 3,4 Tụ máu DMC + phù não 1 3,4 Thường gặp nhất là tụ máu dưới màng cứng đơn thuần 46,2%. hay tụ máu dưới màng cứng kết hợp với nứt sọ 38,5%. BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ học Giới tính Tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1. Trong hầu hết các nghiên cứu về chấn thương đầu ở trẻ em người ta đều thấy đa phần chấn thương thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu ở Mỹ là 2/1(16), tại Anh là 1.85/1(13), tại Đài Loan là 1.7/1(15), tại Bệnh viện Nhi Trung Ương là 1,2/1(9), còn ở BV Nhi Đồng 2 là 1,5/1(11). Điều này có thể giải thích là do bé trai hiếu động và nghịch ngợm hơn bé gái nên dễ xảy ra các tai nạn hơn. Tuổi Trẻ bị chấn thương có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong nghiên cứu chúng tôi trường hợp nhỏ nhất là một trẻ vừa mới sanh, lớn nhất 15 tuổi. Lứa tuổi thường gặp nhất là 6-10 tuổi 135 ca (27,5%) và 1-2 tuổi 123 ca (25,1%). Theo nghiên cứu tại Mỹ lứa tuổi thường gặp là dưới 5 tuổi (55%) và dưới 2 tuổi (28%)(13), tại Anh nhóm tuổi thường gặp nhất là 5-11 tuổi (28,9%) và 2-5 tuổi (28,5%)(4), tại Đài Loan nhóm tuổi thường gặp nhất là 10-14 tuổi (36%) và 0-4 tuổi (35,5%)(15). Việt Nam, tại Bệnh viện Nhi Trung Ương nhóm tuổi thường gặp nhất là 1-4 tuổi (40%) và 5-9 tuổi (40%)(9), còn ở BV Nhi Đồng 2 trong nghiên cứu của BS. Huyền nhóm tuổi thường gặp nhất là trên 2 tuổi (85,3%)(11), nghiên cứu của BS Trương Văn Việt tại BV Chợ Rẫy cho thấy nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 0-5 tuổi (40%), 5-10 tuổi (33,1%)(14). Nơi cư ngụ Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên 196 ca (40 %). Điều này phù hợp thực tế vì BV Nhi Đồng 2 là nơi tiếp nhận các trường hợp chấn thương đầu ở trẻ em và có khả năng phẫu thuật sọ não. Vùng nội thành có tỷ lệ chấn thương nhiều hơn vùng ngoại thành. Nơi chuyển đến: Đa số bệnh nhân tự đến bệnh viện hay được chuyển từ bệnh viện tỉnh với tỷ lệ lần lượt là 47,6% và 29,6%. Điều này cho thấy sau chấn thương bệnh nhân ở xa sẽ đưa đến bệnh viện tỉnh, còn bệnh nhân ở gần thường đi thẳng đến bệnh viện mà không đến các cơ sở y tế gần đó. Nguyên nhân chấn thương: Trong nghiên cứu chúng tôi, té ngã (52,4%) và tai nạn giao thông (42,4%) là 2 nguyên nhân chấn thương thường gặp nhất. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác, hầu hết các tác giả đều công nhận té ngã là nguyên nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 49 hàng đầu gây chấn thương đầu nhẹ với tỷ lệ dao động từ 32% đến 91%(7). Tại Mỹ trong nhóm chấn thương đầu nhẹ, nguyên nhân thường gặp nhất là té ngã 73%(13). Trong nghiên cứu của Osmond ở Canada, thường gặp nhất là té ngã chiếm tỷ lệ 44,9%(10). Ở Đài Loan nguyên nhân chính gây chấn thương là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 47,3% và té ngã 40,3%(15) Nguyên nhân thường gặp nhất trong nhóm tuổi dưới 1 tuổi là té ngã 49/65 (75,4%), 1-2 tuổi 79/123 (64,2%). Nhóm 3-5 tuổi có tỷ lệ té ngã và tai nạn giao thông gần bằng nhau. Trẻ lớn hơn nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn giao thông, 6-10 tuổi 73/135 (54%), 11-15 tuổi 36/55 (65,5%). Tỷ lệ chấn thương đầu nghi do ngược đãi đồng đều trong các nhóm tuổi. Chúng tôi nhận thấy ở trẻ càng nhỏ thì nguyên nhân chủ yếu là do té ngã, càng lớn thì nguyên nhân do TNGT lại chiếm ưu thế. Đối với trẻ nhỏ tỷ lệ đầu/toàn bộ cơ thể lớn hơn trẻ lớn và thiếu niên nên khi bị té ngã trong sinh họat hàng ngày thường đập đầu xuống trước và bị chấn thương vùng đầu, trẻ dưới 2 tuổi khả năng chạy nhảy hay leo cầu thang chưa vững nên cũng dễ bị té ngã. Đối với trẻ lớn lại thường bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi di chuyển trên đường cùng với bố mẹ hay khi đi một mình. Trẻ tham gia giao thông cùng với bố mẹ nhưng thường không có dây đeo bảo vệ trẻ nên khi bị tai nạn trẻ văng ra khỏi xe và bị chấn thương. Phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất là xe máy 156/207 (75,4%). Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất là xe máy (79,4%), tuy nhiên hình thức gây tai nạn thường gặp nhất là xe máy đụng người đi bộ (68,4%)(9). Theo nghiên cứu của BS Trương Văn Việt tại BV Chợ Rẫy cho thấy phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất là xe máy (79%), phương tiện của nạn nhân cũng là xe máy chiếm đa số (81%)(14). Ngoài ra tỷ lệ đội nón bảo hiểm rất thấp 7,2%. Điều này có thể giải thích do phương tiện đi lại chủ yếu hiện nay là xe máy và ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn hạn chế nên dễ xảy ra tai nạn giao thông và chấn thương đầu do không sử dụng nón bảo hiểm. Ngoài ra các phụ huynh chưa được hướng dẫn về cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nên tỷ lệ chấn thương do té ngã và tai nạn giao thông cao. Tại Anh nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn khi đi bộ (36%). Tỷ lệ tử vong cao nhất do tai nạn xe máy 23%, đi bộ 12%, xe đạp 8%, và té ngã 3%(12). Tại Mỹ trong nhóm chấn thương đầu nhẹ nguyên nhân thường gặp nhất là té ngã 73%(13). Ở Đài Loan nguyên nhân chính gây chấn thương là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 47,3% và té ngã 40,3%. Trong số nguyên nhân do tai nạn giao thông, chiếm tỷ lệ cao nhất là chấn thương do xe máy, kế đến là chấn thương do đi bộ và đi xe đạp(15). Năm 2006, trong một nghiên cứu về vai trò của đội nón bảo hộ khi đi xe đạp tại California. Người ta nhận thấy sau khi có qui định về đội nón bảo hộ có sự thay đổi trong tỷ lệ sử dụng tăng lên từ 13,2% lên 31,7%. Chỉ có 16,1% những nạn nhân bị chấn thương đầu nặng sử dụng nón bảo hộ so với 28,2% trên những nạn nhân không bị chấn thương đầu nặng với OR 0.43 (95% CI 0.28–0.66). Người ta cũng thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng nón trước và sau qui định với nguy cơ tổn thương đầu nặng với p=0,194(8). Các dạng tổn thương hộp sọ trên Xquang sọ Hình ảnh thường gặp nhất trên phim Xquang sọ là nứt sọ kế đến là lõm sọ. Tỷ lệ có tổn thương não gặp nhiều nhất trong các trường hợp có nứt sọ 28 ca (63,6%). Có 10 trường hợp (18,9%) có tổn thương não trong nhóm không có tổn thương hộp sọ. Kết quả này cũng phù hợp với y văn, theo tác giả Caviness nứt sọ dạng đường chiếm 75% các nứt sọ ở trẻ em(3). Các tổn thương hộp sọ đơn thuần cho thấy mặc dù nứt sọ là yếu tố nguy cơ cao của tổn thương não nhưng vẫn có những trường hợp có nứt sọ nhưng không có tổn thương nội sọ. Điều này cho thấy chúng ta phải cảnh giác trước những trường hợp có cơ chế chấn thương nặng, mặc dù có thể kết quả XQ sọ là bình thường thì vẫn có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 50 khả năng có tổn thương trong sọ và cần được theo dõi để phát hiện kịp thời. Các dạng tổn thương não và hộp sọ trên CT đầu Tổn thương não có 142 ca, trong đó thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng 59,1%, kế đến là tụ máu dưới màng cứng 18,3%. Trong các trường hợp tụ máu ngoài màng cứng, thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng kết hợp với nứt sọ 45,2%. Theo báo cáo của Edward, tỷ lệ tụ máu ngoài màng cứng đi kèm với nứt sọ ít gặp ở trẻ em hơn so với người lớn từ 40-80%(5). Trong các trường hợp tụ máu dưới màng cứng, thường gặp nhất là tụ máu dưới màng cứng đơn thuần 46,2%. hay tụ máu dưới màng cứng kết hợp với nứt sọ 38,5%. Tụ máu dưới màng cứng thường gặp trong những trường hợp chấn thương nặng hay do hội chứng rung lắc ở trẻ nhũ nhi(6). Vị trí tổn thương hộp sọ thường gặp là ở vùng đỉnh 47/166 (28,3%) kế đến là vùng trán 30/166 (18,1%). Vị trí máu tụ thường gặp là vùng đỉnh 28/111 (25,2%) kế đến là vùng thái dương 25/111 (22,5%). Điều này cũng phù hợp các nghiên cứu khác, theo tác giả Mark RP vị trí tụ máu dưới màng cứng thường gặp ở vùng trán, vùng chẩm và vùng thái dương do đứt các tĩnh mạch cầu nối(6). Theo tác giả Edward vị trí tụ máu ngoài màng cứng thường gặp ở vùng trán, vùng chẩm và vùng hố sau(5). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 490 trường hợp chấn thương đầu ở trẻ em chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ nam lớn hơn nữ, lứa tuổi thường gặp nhất là 6-10 tuổi. Nhập viện đa số từ tuyến tỉnh hay tự đến Té ngã và tai nạn giao thông là 2 nguyên nhân hay gặp nhất. Xe máy là phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thì nguyên nhân chủ yếu là do té ngã, trẻ lớn hơn 5 tuổi thì nguyên nhân do tai nạn giao thông lại chiếm ưu thế. Dạng tổn thương hộp sọ thường gặp nhất là nứt sọ, tuy nhiên có 18,9% trường hợp không có tổn thương hộp sọ nhưng vẫn có tổn thương não. Vị trí tổn thương hộp sọ thường gặp là ở vùng đỉnh và vùng trán. Tổn thương não thường gặp nhất là tụ máu ngoài màng cứng và tụ máu dưới màng cứng. Vị trí máu tụ thường gặp là vùng đỉnh và vùng thái dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Academy of Pediatrics (1999). “The management of minor closed head injury in children”. Pediatrics, 104, pp. 1407– 1415. 2. Bệnh viện Chợ Rẫy (2009). Báo cáo số liệu tai nạn giao thông vào cấp cứu từ 01/06/08 – 30/06/09. 3. Caviness AC (2007). “Skull fractures in children”. UpToDate. 4. Dunning J, Daly JP, Lomas JP, et al (2006). Derivation of the children's head injury algorithm for the prediction of important clinical events decision rule for head injury in children. Arch Dis Child