Đặc điểm hình thái của tứ giác sọ mặt N-S-Ba-Me và chiều cao các tầng mặt trong các sai hình xương I, II, III (Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng)

Mục tiêu: Mô tả và phân tích đặc điểm chiều cao các tầng mặt, tứ giác sọ mặt N-S-Ba-Me trong các sai hình xương hạng I,II,III ở những người từ 15-35 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 180 phim sọ nghiêng (90 nam và 90 nữ) được vẽ nét và đo đạc bằng phần mềm Autocad 2010. Kết quả: Chiều cao tầng mặt trước-trên không có sự khác biệt giữa các sai hình, nhưng chiều cao tầng mặt trước-dưới có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hạng II so với hạng I và III. Tỉ lệ của N- ANS’/N-Me’ và ANS’- Me’/N-Me’ lần lượt là 45% và 55% trong cả ba dạng sai hình (với ANS’, Me’ lần lượt là hình chiếu của ANS, Me lên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng S-N vẽ từ N). Tổng số đo của hai góc N-S-Ba và S-Ba-Me của nam và nữ trong từng nhóm sai hình là như nhau. Nhưng tổng số đo hai góc này hoàn toàn khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ba nhóm sai hình. Tỉ lệ hai cạnh Ba-S và N-Me không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ trong cùng một nhóm sai hình và giữa ba nhóm sai hình với nhau.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái của tứ giác sọ mặt N-S-Ba-Me và chiều cao các tầng mặt trong các sai hình xương I, II, III (Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 19 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA TỨ GIÁC SỌ MẶT N-S-Ba-Me VÀ CHIỀU CAO CÁC TẦNG MẶT TRONG CÁC SAI HÌNH XƯƠNG I,II,III (NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG) Lữ Minh Lộc*, Lê Đức Lánh* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả và phân tích đặc điểm chiều cao các tầng mặt, tứ giác sọ mặt N-S-Ba-Me trong các sai hình xương hạng I,II,III ở những người từ 15-35 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 180 phim sọ nghiêng (90 nam và 90 nữ) được vẽ nét và đo đạc bằng phần mềm Autocad 2010. Kết quả: Chiều cao tầng mặt trước-trên không có sự khác biệt giữa các sai hình, nhưng chiều cao tầng mặt trước-dưới có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hạng II so với hạng I và III. Tỉ lệ của N- ANS’/N-Me’ và ANS’- Me’/N-Me’ lần lượt là 45% và 55% trong cả ba dạng sai hình (với ANS’, Me’ lần lượt là hình chiếu của ANS, Me lên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng S-N vẽ từ N). Tổng số đo của hai góc N-S-Ba và S-Ba-Me của nam và nữ trong từng nhóm sai hình là như nhau. Nhưng tổng số đo hai góc này hoàn toàn khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ba nhóm sai hình. Tỉ lệ hai cạnh Ba-S và N-Me không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ trong cùng một nhóm sai hình và giữa ba nhóm sai hình với nhau. Từ khóa: Tứ giác sọ mặt N-S-Ba-Me, chiều cao các tầng mặt. ABSTRACT THE MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF CRANIALFACE QUADANGLE N-S-Ba-Me AND CRANIAL HEIGHTS IN SKELETAL CLASS I,II,III MALOCLUSION (RESEARCHED ON LATERAL CEPHALOMETRIC RADIOGRAPHS) Lu Minh Loc, Le Đuc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 19 - 25 Objective: The aim of this study was to describe and analyse morphological characteristics of the facial heights, the cranialface quadangle N-S-Ba-Me in skeletal class I, II, III maloclusion of Vietnamese patients aged 15-35. Methods: The sample included 180 lateral cephalometric radiographs (90 males and 90 females) traced and mesured with Autocad 2010 software. Results: The linear measurements of upper anterior facial height were not statistically significant different between three groups. But there was the significant difference in linear measurements of lower anterior facial height between three groups. The proportions of N-ANS’ and ANS’-Me to N-Me’ were 45% and 55% in all groups (ANS’and Me’ are the projected points of ANS and Me on the Nasion perpendicular to S-N plane). There was no statistically significant difference in total angular measurements of N-S-Ba and S-Ba-Me between male and female in each group, but there were statistically significant differences in these measurements between three groups. There was no statistically significant difference in the proportion of Ba-S to N-Me between three groups, and between male and female in each group. Keywords: Cranialface quadangle N-S-Ba-Me, cranial heights. * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS Lữ Minh Lộc ĐT: 0913614126 Email: loclu75@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 20 ĐẶT VẤN ĐỀ Đống Khắc Thẩm(2010)(1) thực hiện nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ở trẻ từ 3 đến 13 tuổi có khớp cắn bình thường đã phát hiện được một tứ giác sọ mặt là tứ giác đi qua bốn điểm N, S, Ba, Me có qui luật sau: tổng hai góc N-S-Ba và S-Ba-Me của tứ giác luôn không đổi cho dù có sự thay đổi về kích thước các cạnh của tứ giác trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Tứ giác N-S-Ba-Me thể hiện mối liên quan giữa nền sọ trước, nền sọ sau, xương hàm trên, và xương hàm dưới của cấu trúc sọ mặt. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu các thành phần sọ mặt theo chiều trước-sau và chiều đứng ở những cá thể có khớp cắn bình thường, Wylie(1947)(13) nhận ra rằng các giá trị này dù thay đổi lớn hay nhỏ nhưng thường có tỉ lệ với nhau. Với mong muốn tìm hiểu những yếu tố liên quan gây bất hài hòa về vị trí của xương hàm theo chiều trước sau, cũng như phát hiện những qui luật phát triển của khối sọ-mặt trong quá trình tăng trưởng và phát triển, một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên các phim sọ nghiêng ở những người trưởng thành có các sai hình xương, nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mô tả đặc điểm chiều cao các tầng mặt trong các sai hình xương hạng I, II, III. Mô tả các đặc điểm của tứ giác sọ mặt trong các sai hình xương hạng I, II, III. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu gồm 180 phim sọ nghiêng (90 nam và 90 nữ) với độ tuổi từ 15-35 tuổi được chụp phim lần đầu khi đến khám và điều trị chỉnh hình tại khoa Răng Hàm Mặt trường ĐHYD TPHCM. Mẫu được chia đều thành 3 nhóm cụ thể như sau: Nhóm 1: Sai hình xương hạng I: góc ANB: 00-40, chỉ số Wits(4) từ -4mm đến 2,1mm. Nhóm 2: Sai hình xương hạng II: góc ANB>40, chỉ số Wits > 2,1mm. Nhóm 3: Sai hình xương hạng III: góc ANB<00, chỉ số Wits <-4mm. Tiêu chuẩn chọn mẫu Có ông bà, cha mẹ là người Việt Nam, dân tộc Kinh. Tất cả các bệnh nhân đã qua đỉnh tăng trưởng và có hình ảnh đốt sống cổ ở giai đoạn CS6 trở lên theo chỉ số tăng trưởng của đốt sống cổ. Không có điều trị chỉnh hình trước đó. Không có những chấn thương hàm mặt, các bất thương hàm mặt do bệnh lí hoặc thói quen xấu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Phương pháp cắt ngang-mô tả. Vẽ nét phim sọ nghiêng và xác định các điểm, đường, mặt phẳng chuẩn Tất cả các phim sọ nghiêng đúng tiêu chuẩn nghiên cứu đều do một người vẽ nét trên giấy vẽ nét chuyên dùng trong chỉnh hình răng mặt với viết chì đường kính nhỏ 0,5mm. Phương pháp đo đạc trên phim 180 phim sọ nghiêng được vẽ nét và scan vào máy vi tính. Chuẩn hóa hình ảnh đã được scan vào máy vi tính theo tỉ lệ 1/1 so với bản vẽ nét. Dùng phần mềm Autocad 2010 để vẽ các đường thẳng, mặt phẳng, các góc độ và tiến hành đo các góc độ và khoảng cách theo mục tiêu đề ra. Xử lý số liệu Các số liệu được phân tích thống kê theo chương trình SPSS để tìm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, các giá trị lớn nhất, các giá trị nhỏ nhất. Thống kê mô tả: Tính toán số trung bình và độ lệch chuẩn của mỗi đặc điểm nghiên cứu ở ba nhóm sai hình xương cho cả nam và nữ. Thống kê suy lý: Kiểm định bằng t-test: để xác định sự khác biệt nếu có giữa các đặc tính Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 21 nghiên cứu của nam và nữ trong từng sai hình xương. Kiểm định F (kiểm định ANOVA) kết hợp với Tukey: để xác định sự khác biệt nếu có giữa các đặc tính nghiên cứu giữa ba nhóm sai hình xương. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chiều cao và tỉ lệ các tầng mặt Bảng 1: Số đo chiều cao và tỉ lệ các tầng mặt trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p (2) S-Go (mm) Nam 88,24± 6,48 84,04± 6,08 86,61 ± 6,32 Nữ 81,24 ±4,97 78,37 ±5,8 78,62 ± 5,48 Chung 84,74± 6,73 81,21 ±6,55 82,61 ± 7,12 p=0,018* p(1) p<0,001*** p<0,001*** p<0,001*** PI-II=0,004** PI-III=0,094 PII-III=0,263 N-Me (mm) Nam 130,99± 7,50 132,27± 6,71 132,48 ± 8,22 Nữ 121,04 ±5,90 126,74 ±8,00 123,12 ±6,55 Chung 126,01± 8,36 129,50 ±7,83 127,80 ±8,75 p=0,074 p(1) p<0,001*** p=0,005** p<0,001*** PI-II=0,020* PI-III=0,254 PII-III=0,264 N-ANS (mm) Nam 59,40± 3,83 59,16± 3,49 60,01 ± 2,85 Nữ 54,33 ±3,66 56,28 ±3,05 55,46 ± 3,3 Chung 56,86± 4,51 57,72 ±3,56 57,74 ±3,82 p=0,393 p (1) p<0,001*** p=0,001*** p<0,001*** PI-II=0,252 PI-III=0,255 PII-III=0,977 ANS-Me (mm) Nam 72,84± 5,86 76,01± 6,74 72,75 ± 6,73 Nữ 68,02 ±5,64 73,40 ±7,72 68,00 ± 5,13 Chung 70,43± 6,2 74,70 ±7,3 70,38 ± 6,4 p<0,001*** p (1) p=0,002** p=0,169 p=0,003** PI-II=0,001*** PI-III=0,961 PII-III=0,001*** Tỉ lệ chiều cao của các tầng mặt Bảng 2: Tỉ lệ chiều cao của các tầng mặt trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p (2) N-Me/S-Go Nam 1,49 ± 0,12 1,58± 0,11 1,53 ± 011 Nữ 1,49 ±0,10 1,62 ± 0,13 1,57 ±0,13 Chung 1,49± 0,11 1,60 ±0,12 1,55 ± 0,12 p<0,001*** p(1) p=0,925 p=0,166 p=0,228 PI-II<0,001*** PI-III=0,005** PII-III=0,032* ANS-Me/N-ANS Nam 1,23 ± 0,11 1,29± 0,15 1,21 ± 0,11 Nữ 1,26 ±0,15 1,31 ± 0,14 1,23 ±0,11 Chung 1,24± 0,13 1,30 ±0,15 1,22 ± 0,11 p=0,004** p(1) p=0,397 p=0,670 p=0,547 PI-II=0,035* PI-III=0,304 PII-III=0,001*** Tỉ lệ số đo chiều cao và hình chiếu của các tầng mặt trước Bảng 3: Tỉ lệ số đo chiều cao và hình chiếu của các tầng mặt trước trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p(2) N-ANS/N-Me Nam 0,45± 0,02 0,45± 0,03 0,45 ± 0,02 Nữ 0,45 ±0,03 0,44 ± 0,03 0,45 ± 0,02 Chung 0,45± 0,03 0,45 ±0,03 0,45 ± 0,02 p=0,425 p (1) p=0,492 p=0,643 p=0,576 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 22 Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p(2) ANS-Me/N-Me Nam 0,56± 0,02 0,57± 0,03 0,55 ± 0,02 Nữ 0,56 ±0,03 0,58 ± 0,03 0,55 ± 0,02 Chung 0,56± 0,03 0,58 ±0,03 0,55 ± 0,02 p<0,001*** p(1) p=0,454 p=0,554 p=0,558 PI-II=0,001*** PI-III=0,067 PII-III<0,001*** N-ANS’/N-Me’ Nam 0,46± 0,02 0,45± 0,03 0,45 ± 0,02 Nữ 0,45 ±0,03 0,45± 0,03 0,45 ± 0,02 Chung 0,45± 0,03 0,45± 0,03 0,45 ± 0,02 p=0,632 p (1) p=0,501 p=0,922 p=0,662 ANS’-Me’/N-Me’ Nam 0,55± 0,02 0,55 ±0,03 0,55± 0,02 Nữ 0,55 ±0,03 0,55 ±0,03 0,55± 0,02 Chung 0,55 ±0,03 0,55 ±0,03 0,55± 0,02 p=0,632 p (1) p=0,501 p=0,922 p=0,662 Tứ giác S-N-Ba-Me Bảng 4: Các đặc điểm của tứ giác S-N-Ba-Me trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p (2) NSBa+SBaMe( 0 ) Nam 230,38 ± 4,57 232,59 ± 4,20 227,47 ± 3,98 Nữ 228,34 ± 3,25 233,73 ± 5,50 227,12 ± 4,12 Chung 229,36 ± 4,06 233,16 ± 4,89 227,29 ± 4,02 p<0,001*** p (1) p=0,051 p=0,370 p=0,742 PI-II<0,001*** PI-III=0,006** PII-III<0,001*** S-Ba-Me( 0 ) Nam 100,24 ± 5,22 103,60 ± 5,04 99,32 ± 6,19 Nữ 98,77 ± 4,57 103,26 ± 7,25 97,75 ± 4,32 Chung 99,51 ± 4,92 103,43 ± 6,19 98,54 ± 5,35 p<0,001*** p(1) p=0,249 p=0,832 p=0,258 PI-II<0,001*** PI-III=0,304 PII-III<0,001*** Kích thước và hướng phát triển của xương hàm dưới Bảng 5: Kích thước và hướng phát triển xương hàm dưới trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p(2) N-S-Me (0) Nam 70,84 ± 3,98 74,63 ± 3,87 68,12 ± 3,24 Nữ 70,40 ± 2,79 75,08 ± 4,48 68,17 ± 3,70 Chung 70,62 ± 3,46 74,86 ± 4,16 68,14 ± 3,45 p<0,001*** p(1) p=0,623 p=0,679 p=0,955 PI-II<0,001*** PI-III<0,001*** PII-III<0,001*** S-Me (mm) Nam 135,43 ± 6,84 131,56 ± 5,76 141,29 ± 8,11 Nữ 125,71 ± 5,51 125,84 ± 6,80 130,90 ± 7,19 Chung 130,57 ± 7,87 128,70 ± 6,88 136,10 ± 9,23 p<0,001*** p (1) p<0,001*** p=0,001*** p<0,001*** PI-II=0,169 PI-III=0,001*** PII-III<0,001*** Ba-Me(mm) Nam 117,05 ± 7,79 110,19 ±6,12 124,10 ± 8,06 Nữ 109,26 ±5,21 106,39 ± 6,15 115,83 ± 6,35 Chung 113,16 ± 7,66 108,29 ± 6,38 119,97 ± 8,31 p<0,001*** p (1) p<0,001*** p=0,020* p<0,001*** PI-II<0,001*** PI-III=0,006** PII-III<0,001*** Tỉ lệ số đo độ dài các cạnh của tứ giác N-S-Ba-Me Bảng 6: Tỉ lệ độ dài các cạnh của tứ giác N-S-Ba-Me trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p (2) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 23 Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p(2) Ba-S/N-Me Nam 0,39± 0,03 0,38± 0,02 0,38 ± 0,03 Nữ 0,40 ±0,03 0,38± 0,03 0,39 ± 0,03 Chung 0,39± 0,03 0,38± 0,03 0,38 ± 0,03 p=0,052 p (1) p=0,241 p=0,210 p=0,702 S-N/Ba-Me Nam 0,63± 0,04 0,66± 0,04 0,58 ± 0,04 Nữ 0,62 ±0,03 0,64± 0,03 0,59 ± 0,03 Chung 0,63± 0,04 0,65± 0,04 0,59 ± 0,04 p<0,001*** p (1) p=0,123 p=0,170 p=0,198 PI-II<0,001*** PI-III<0,001*** PII-III<0,001*** BÀN LUẬN Chiều cao và tỉ lệ của tầng mặt trước-trên, tầng mặt trước-dưới Số đo trung bình chiều cao tầng mặt trước- trên (N-ANS) trong ba loại sai hình xương không có sự khác biệt, đồng thời số đo này gần như nhau ở riêng nhóm nam lẫn nhóm nữ của ba nhóm sai hình. Như vậy chiều dài tầng mặt trước-trên là thành phần tương đối ổn định và không phải là nguyên nhân gây ra các bất hài hòa theo chiều trước-sau giữa các xương hàm. Chiều cao tầng mặt trước-dưới (ANS-Me) trong nhóm sai hình xương hạng I và III tương đương nhau và nhỏ hơn có ý nghĩa so với nhóm hạng II (p<0,001). Theo McNamara(5), khoảng cách này càng lớn thì xương hàm dưới càng có khuynh hướng phát triển lui sau, xuống dưới và ngược lại. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, xương hàm dưới có khuynh hướng phát triển theo hướng đóng (xoay lên trên và ra trước) trong sai hình hạng I và III, và có khuynh hướng phát triển theo hướng mở trong sai hình hạng II. Tóm lại, sự phát triển theo hướng đóng hay mở của mặt có nguyên nhân chủ yếu do sự tăng trưởng vùng lồi cầu hay độ xoay của xương hàm dưới là một trong những yếu tố góp phần tạo nên các sai hình xương theo chiều trước-sau. Tỉ lệ N-ANS/N-Me của từng cá thể trong cả ba sai hình xương, ở nam lẫn nữ đều có giá trị tương đương nhau (xấp xỉ 45%), thêm vào đó, tỉ lệ giữa hình chiếu của N-ANS và N-Me lên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng S-N vẽ từ N của các sai hình xương I, II, III đều bằng 45%. Như vậy, kích thước tầng mặt trước trên của từng cá thể có thể thay đổi theo kích thước sọ mặt của riêng cá thể đó, nhưng vẫn tuân theo qui luật nhất định nhằm tạo lại sự hài hòa, ổn định của tầng mặt trước-trên (tầng mặt giữa) so với tầng mặt trước, cho dù có hay không có các bất thường về vị trí của xương hàm theo chiều trước-sau. Tỉ lệ ANS-Me/N-Me của từng cá thể trong ba sai hình xương có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,001), nhưng không có sự khác biệt về tỉ lệ này giữa nam và nữ trong cùng một nhóm sai hình. Tỉ lệ giữa hình chiếu của ANS-Me và N- Me lên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng S- N vẽ từ N của cả ba nhóm sai hình đều bằng 55%. Như vậy, kích thước tầng mặt trước-dưới thay đổi theo từng cá thể và đồng thời tỉ lệ về số đo kích thước của tầng mặt này so với tầng mặt trước cũng thay đổi theo từng loại sai hình xương, nhưng sự thay đổi này luôn thỏa mãn một điều kiện đó chính là phải luôn đảm bảo tỉ lệ 55% giữa hình chiếu của ANS-Me và N-Me lên trên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng SN vẽ tại N để nhằm tạo lại sự cân đối (về xương) của các tầng mặt theo chiều đứng. Như vậy, sự phát triển của khối sọ mặt theo chiều đứng là sự phát triển có tính qui luật: các điểm N, ANS và Me định vị tại những vị trí sao cho tỉ lệ hình chiếu N-ANS’/N-Me’ và ANS’-Me’/N-Me’ (với các điểm ANS’, Me’ lần lượt là hình chiếu của ANS và Me trên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng S-N vẽ từ N) lần lượt là 45% và 55%. Qui luật này luôn hiện diện dù có hay không có sự bất hài hòa về vị trí của hai xương hàm theo chiều trước-sau. Xương hàm trên và nền sọ trước tăng trưởng và phát triển sớm hơn xương hàm dưới, cho nên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 24 các điểm N và ANS thuộc khối xương này sẽ có vị trí ổn định trước hơn so với điểm Me thuộc khối xương hàm dưới. Do đó nếu dựa theo tỉ lệ hình chiếu của các điểm N, ANS, Me lên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng S-N vẽ từ N sau khi biết được hướng tăng trưởng của mặt, ta có thể dự đoán được vị trí điểm Me, từ đó có thể có những can thiệp sớm cho vùng cằm. Ngoài ra, với qui luật này, những can thiệp chỉnh hình gây giảm hoặc tăng quá mức kích thước dọc tầng dưới mặt sau điều trị dẫn đến tỉ lệ ANS’- Me’/N-Me’ khác biệt hơn 55% sẽ có kết quả không vững ổn, khả năng tái phát cao. Tứ giác N-S-Ba-Me Tổng số đo hai góc N-S-Ba và S-Ba-Me Theo kết quả nghiên cứu, tổng số đo của hai góc N-S-Ba và S-Ba-Me của nam và nữ trong từng nhóm sai hình không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tổng số đo hai góc này hoàn toàn khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm sai hình (p<0,001). Như vậy, qui luật được phát hiện trong nghiên cứu của Đống Khắc Thẩm (2010)(1) vẫn đúng trong từng nhóm sai hình xương nhưng khi có sự bất hài hòa theo chiều trước-sau của các xương hàm thì qui luật này không được thể hiện. Điều này gợi ý những sai biệt theo chiều trước-sau của xương hàm trên và xương hàm dưới đã hình thành từ trước và tiếp tục duy trì cho đến hết giai đoạn tăng trưởng của cơ thể hay nói cách khác sai hình xương theo chiều trước-sau là do yếu tố di truyền quyết định. Trong tứ giác N-S-Ba-Me, số đo của góc N-S- Ba như nhau ở cả ba dạng sai hình xương, số đo của góc S-Ba-Me gần như tương đương nhau giữa nam và nữ trong cùng một sai hình, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm sai hình (p<0,001). Như vậy độ mở của góc S-Ba-Me là một trong những yếu tố tạo nên sự sai biệt về tương quan theo chiều trước-sau của hai xương hàm. Góc S-Ba- Me càng mở lớn thì sai hình xương càng có khuynh hướng hạng II và góc này càng thu hẹp thì khuynh hướng hạng III của cá thể càng thể hiện rõ. Hướng tăng trưởng và chiều dài mặt tương đối trong tứ giác sọ mặt Theo nghiên cứu của Đống Khắc Thẩm (2010)(1) hướng tăng trưởng chung của xương hàm dưới được biểu hiện qua số đo của góc N- S-Me, số đo góc này hầu như không thay đổi trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Khi quan sát góc N-S-Me trong cả ba sai hình xương, độ lớn của góc khác biệt rất có ý nghĩa thống kê giữa ba nhóm sai hình (p<0,001). Tuy nhiên, số đo này gần như nhau giữa nam và nữ trong cùng một nhóm sai hình. Như vậy, độ lớn của góc N-S-Me đã được qui định từ rất sớm, và riêng biệt cho từng loại sai hình xương, hay nói cách khác, có sự can thiệp của yếu tố di truyền trong sự hình thành các sai hình xương. Tỉ lệ các cạnh của tứ giác sọ mặt Tỉ lệ hai cạnh trên và dưới của tứ giác sọ mặt là S-N và Ba-Me ở nam và nữ đều giống nhau trong cùng một sai hình xương, tuy nhiên, có một sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh tỉ lệ này giữa các sai hình (p<0,001). Điều này một lần nữa cho thấy phải chăng có một qui định từ trước các bất hài hòa theo chiều trước-sau để rồi trong quá trình tăng trưởng và phát triển, tuy có sự khác biệt giữa tỉ lệ S-N và Ba-Me giữa các sai hình, nhưng tỉ lệ này giống nhau giữa những cá thể trong cùng một sai hình. Tỉ lệ hai cạnh Ba-S và N-Me của tứ giác N-S- Ba-Me không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ, cũng như giữa ba nhóm sai hình. Như vậy, dù có hay không có sự sai biệt theo chiều trước-sau của xương hàm, sự thay đổi vị trí của các điểm N và Me trong quá trình tăng trưởng và phát triển theo chiều đứng của khối sọ mặt luôn tuân theo một qui luật nhằm duy trì một tỉ lệ ổn định giữa kích thước nền sọ sau (Ba- S) và kích thước tầng mặt trước (N-Me). Qui luật này nhằm giúp tạo khối sọ mặt thành một tổng thể hài hòa theo chiều trước-sau, để có được sự cân bằng về mặt trọng lực từ trước ra sau, giúp khối đầu-mặt luôn thăng bằng trên cột sống trong tư thế đứng thẳng của con người. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 25 KẾT LUẬN Chiều cao và tỉ lệ các tầng mặt Chiều cao tầng mặt trước-trên không có sự khác biệt giữa các sai hình, nhưng chiều cao tầng mặt trước-dưới có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hạng II so với hạng I và III. Sự phát triển của khối sọ mặt theo chiều đứng là sự phát triển có tính qui luật. Các điểm N, ANS và Me định vị tại những vị trí sao cho tỉ lệ của N-ANS’/N-Me’ và ANS’-Me’/N-Me’ lần lượt là 45% và 55% cho dù có hay không có sự bất hài hòa về vị trí của hai xương hàm (với ANS’, Me’ lần lượt là hình chiếu của ANS, Me lên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng S-N v
Tài liệu liên quan