Mục tiêu: Xác định đặc điểm hội chứng vành cấp ở bệnh nhân trẻ.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: 112 bệnh nhân hội chứng vành cấp ≤45 tuổi nhập bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 3/2009
đến tháng 5/2013. Nam giới chiếm đa số, tỉ số nam/nữ:15/1, tuổi trung vị 41,5 (38-44). Tỉ lệ yếu tố nguy cơ
bệnh mạch vành theo thứ tự: rối loạn chuyển hóa lipid 80,4%, hút thuốc lá 68,8%, béo phì 46,2%, tăng huyết
áp 36,6%, đái tháo đường 9,8% và tiền căn gia đình có bệnh mạch vành sớm 2,7%. Đa số bệnh nhân nhập viện
với đau ngực kiểu mạch vành điển hình 88,4%, nhập viện sớm trước 6 giờ sau đau ngực 65,1% và hầu hết nhập
viện với Killip I 90,2%. Tại thời điểm nhập viện, tỉ lệ tăng CKMB 33,4%, tỉ lệ tăng Troponin T 34%, tỉ lệ
tăng đường huyết 25,7% và tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận 4,7%. Tỉ lệ giảm phân suất tống máu thất trái là 15,7%.
Tổn thươngđộng mạch vành chủ yếu là bệnh 1 nhánh động mạch vành (44,6%) và động mạch liên thất trước
(46%).
Kết luận: Hội chứng động mạch vành cấp ở bệnh nhân trẻđa số là nam giới. Yếu tố nguy cơ chiếm tỉ
lệ cao là rối loạn lipid máu, hút thuốc lá và béo phì.Tổn thương động mạch vành thường gặp là bệnh 1
nhánh mạch vành.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hội chứng vành cấp ở bệnh nhân trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 12
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG VÀNH CẤP Ở BỆNH NHÂN TRẺ
Trương Minh Châu*, Châu Ngọc Hoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm hội chứng vành cấp ở bệnh nhân trẻ.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: 112 bệnh nhân hội chứng vành cấp ≤45 tuổi nhập bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 3/2009
đến tháng 5/2013. Nam giới chiếm đa số, tỉ số nam/nữ:15/1, tuổi trung vị 41,5 (38-44). Tỉ lệ yếu tố nguy cơ
bệnh mạch vành theo thứ tự: rối loạn chuyển hóa lipid 80,4%, hút thuốc lá 68,8%, béo phì 46,2%, tăng huyết
áp 36,6%, đái tháo đường 9,8% và tiền căn gia đình có bệnh mạch vành sớm 2,7%. Đa số bệnh nhân nhập viện
với đau ngực kiểu mạch vành điển hình 88,4%, nhập viện sớm trước 6 giờ sau đau ngực 65,1% và hầu hết nhập
viện với Killip I 90,2%. Tại thời điểm nhập viện, tỉ lệ tăng CKMB 33,4%, tỉ lệ tăng Troponin T 34%, tỉ lệ
tăng đường huyết 25,7% và tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận 4,7%. Tỉ lệ giảm phân suất tống máu thất trái là 15,7%.
Tổn thươngđộng mạch vành chủ yếu là bệnh 1 nhánh động mạch vành (44,6%) và động mạch liên thất trước
(46%).
Kết luận: Hội chứng động mạch vành cấp ở bệnh nhân trẻđa số là nam giới. Yếu tố nguy cơ chiếm tỉ
lệ cao là rối loạn lipid máu, hút thuốc lá và béo phì.Tổn thương động mạch vành thường gặp là bệnh 1
nhánh mạch vành.
Từ khóa: Hội chứng vành cấp, bệnh nhân trẻ.
ABSTRACT
THE FEATURES OF ACUTE CORONARY SYNDROME IN YOUNG PATIENTS
Truong Minh Chau, Chau Ngoc Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 12 - 18
Objectived: To dertimine the features of acute coronary syndrome (ACS) in young patients.
Methods: Prospective cross-sectional observational study.
Results: 112 acute coronary syndrome in young patients (≤45 years old) admitted to Nhan Dan Gia Dinh
hospital from March 2009 to May 2015. Most of patients were male and the male/female ration was 15/1, medium
age was 41.5(38-44) years. The prevalence of cardiovascular risk factors was as follows: dyslipidemia 80.4%,
smoking 68.8%, obesity 46.2%, hypertension 36.6%, diabetes 9.8% and family history 2.7%. Most patients has
typical angina chest pain 88.4%, and hospital admission time almost early (<6h) 65.1% and killip I 90.2%. At
admission, CKMB elevated 33.4%, Troponin T elevated 34%, hyperglycemia 25.7% and GFR (Glomerular
Filtration Rate) decreased 4.7%. Ejection fraction (EF) decreased 15.7%. Young patients with acute coronary
syndrome showed a preponderance of single-vessel disease (44.6%) and occluded left anterior
descending artery (46%).
Conclusion: ACS in young adults are almost males. They had got high rate with dyslipidemia, smoking and
obesity. Single-vessel disease was more frequent.
Keywords: Acute coronary syndrome, young patient.
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Trương Minh Châu, ĐT: 0908.552.085, Email: chaudr15@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 13
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành thường xuất hiện ở
tuổi trung niên và người lớn tuổi. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, bệnh động mạch
vành xuất hiện gia tăng ở nhóm bệnh nhân trẻ,
là lực lượng lao động của xã hội (21).
Nhiều nghiên cứu ghi nhận hội chứng vành
cấp ở bệnh nhân trẻ có sự khác biệt với nhóm
lớn tuổi (7,27). Ở Việt nam chưa có nhiều nghiên
cứu về HCVC (hội chứng vành cấp) ở bệnh nhân
trẻ, cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế và kết quả
nghiên cứu cũng có một số khác biệt so với thế
giới (14,21). Chính vì lí do đó, chúng tôi thực hiện
đề tài: “ Khảo sát đặc điểm hội chứng vành cấp
ở bệnh nhân trẻ ”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định được chẩn đoán hội chứng
vành cấp gồm có (cơn đau thắt ngực không ổn
định, nhồi máu cơ tim không ST chên lên và
nhồi máu cơ tim ST chênh lên) và được chụp
mạch vành từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2013.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu mô tả cắt ngang
Thu thập dữ liệu: từ tất cả hồ sơ bệnh án
theo mẫu bệnh án xây dựng. Gọi điện thoại bổ
sung thông tin nếu còn thiếu.
Định nghĩa các biến số
Hiện tại, các hiệp hội chưa có một định nghĩa
thống nhất về độ tuổi bệnh mạch vành ở bệnh
nhân trẻ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trên thế
giới lấy tuổi ≤ 45 để định nghĩa bệnh nhân trẻ
với bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim(10). Vì
vậy, chúng tôi chọn điểm cắt ≤ 45 tuổi để định
nghĩa HCVC ở bệnh nhân trẻ. Chẩn đoán nhồi
máu cơ tim cấp theo tiêu chuẩn của WHO năm
2000, tăng huyết áp theo JNC 7, đái tháo đường
theo WHO năm 1998, béo phì dựa trên phân loại
BMI theo WHO khu vực Châu Á Thái Bình
Dương, rối loạn lipid máu theo phân loại ATP III
(Adult Treatment Panel III) của chương trình
giáo dục quốc gia về Cholesterol Hoa Kỳ, hút
thuốc lá khi hút >5 gói-năm, tiền căn gia đình có
bệnh mạch vành sớm khi cha mẹ hay anh chị em
ruột bị nhồi máu cơ tim hay đột tử do tim với
nam <55 tuổi hay nữ <65 tuổi. Thời gian nhập
viện là thời gian từ khi bệnh nhân có triệu chứng
đến khi bệnh nhân nhập bệnh viện Nhân Dân
Gia Định. Đau ngực điển hình: đau thắt ngực
kiểu mạch vành, vị trí giữa ngực, sau xương ức
và kéo dài ≥ 20 phút. Đau ngực không điển hình:
đau ở vị trí không điển hình hay đau không liên
tục mỗi cơn kéo dài < 20 phút hay cơn đau ngắn.
Độ thanh lọc Creatinine ước đoán tính theo công
thức Cockcroft Gault. Chẩn đoán hẹp mạch vành
có ý nghĩa khi hẹp ≥ 50 % đường kính. Bệnh 1
nhánh: khi bệnh nhân bị hẹp 1 trong 3 nhánh
mạch vành (động mạch liên thất trước, động
mạch vành phải hay động mạch vành mũ), bệnh
2 nhánh: khi bệnh nhân bị hẹp 2 trong 3 nhánh
mạch vành (động mạch liên thất trước, động
mạch vành phải hay động mạch vành mũ) và
bệnh 3 nhánh: khi bệnh nhân bị hẹp cả 3 nhánh
mạch vành (động mạch liên thất trước, động
mạch vành phải và động mạch vành mũ).
Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
16.0. Các biến định lượng được trình bày bằng:
số trung bình ± độ lệch chuẩn với biến định
lượng có phân phối chuẩn hay trung vị và
khoảng tứ phân vị với biến định lượng không có
phân phối chuẩn. Biến số định tính: được trình
bày bằng tỉ lệ phần trăm.
KẾT QUẢ
Tuổi và giới
0.9
11.6
22.3
65.2
0
10
20
30
40
50
60
70
< 30 30-40 35-39 40-45
%
Tuổi
Biểu đồ 1. Phân bố theo nhóm tuổi
Biểu đồ 1:Phân bố theo nhóm tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 14
Tuổi nhỏ nhất là 28 (nam), tuổi lớn nhất là
45, tuổi trung vị là 41,5 tuổi, khoảng tứ phân vị
là 38-44 tuổi.
Bệnh nhân nam chiếm đa số (93,8%), bệnh
nhân nữ (6,2%). Tỉ số nam/nữ: 15/1.
Bảng 1: Yếu tố nguy cơ
Biến số Dân số nghiên cứu, n=112 (%)
Yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp 41 (36,6)
Đái tháo đường 11 (9,8)
Hút thuốc lá 77 (68,8)
Tiền căn gia đình có
bệnh mạch vành sớm
3 (2,7)
Béo phì 30 (46,2)
Rối loạn lipid máu 86 (80,4)
Số yếu tố nguy cơ trên một bệnh nhân
0 1 (1,6)
1 14 (23,0)
2 19 (31,1)
3 12 (19,7)
4 12 (19,7)
5 3 (4,9)
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng
Biến số
Dân số nghiên
cứu, n=112 (%)
Thể lâm sàng hội chứng vành cấp
Cơn đau thắt ngực không ổn định 21 (18,8)
Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên 17 (15,2)
Nhồi máu cơ tim ST chênh lên 74 (66,1)
Đau ngực
Đau ngực điển hình 99 (88,4)
Đau ngực không điển hình 9 (8)
Không đau ngực 4 (3,6)
Thời gian nhập viện (giờ)
Nhập viện < 6 giờ 71 (65,1)
6 giờ ≤ nhập viện ≤ 12 giờ 6 (5,5)
Nhập viện > 12 giờ 32 (29,4)
Phân độ suy tim theo Killip
I 101 (90,2)
II 6 (5,4)
III 1 (0,9)
IV 4 (3,6)
Bảng 3.Đặc điểm cận lâm sàng
Biến số
Dân số nghiên
cứu, n=112 (%)
Đường huyết nhập viện >9mmol/l 26 (25,7)
Độ lọc cầu thận nhập viện <60ml/phút 3 (4,7)
CKMB nhập viện ≥25 (u/l) 35 (33,3)
Troponin T nhập viện ≥0,1 (ng/ml) 36 (34)
EF <50% 17 (15,7)
Bảng4.Đặc điểm sang thương mạch vành
Biến số
Dân số nghiên
cứu, n=112,%
Vị trí tổn thương
Thân chung động mạch vành trái (LM) 4 (2,5)
Động mạch liên thất trước (LAD) 75 (46)
Động mạch vành mũ (LCx) 31 (19)
Động mạch vành phải (RCA) 53 (32,5)
Mức độ tổn thương
Hẹp không ý nghĩa 12 (10,7)
Bệnh 1 nhánh 50 (44,6)
Bệnh 2 nhánh 33 (29,5)
Bệnh 3 nhánh 13 (11,6)
Thân chung động mạch vành trái (LM) 4 (3,6)
BÀN LUẬN
Tuổi
Theo nghiên cứu chúng tôi, tuổi trung vị là
41,5 và khoảng tứ phân vị 38-44 tuổi. Bệnh nhân
HCVC trẻ gia tăng theo tuổi, nhiều nhất là ở
nhóm 40-45 tuổi, thấp nhất là ở nhóm< 30 tuổi
chỉ có 1 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 0,9%.
Giới
Nghiên cứu của chúng tôi nam giới chiếm
đa số. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu
của tác giả Chun Pong Wong và tác giả
Teixeira M(26,28).
Theo y văn, nam giới có nguy cơ mắc bệnh
động mạch vành cao hơn nữ giới, đặc biệt là
nhóm bệnh nhân trẻ.Từ 70 tuổi, tần suất mắc
bệnh của nam và nữ bằng nhau.Nữ giới trong
giai đoạn sinh sản, có yếu tố bảo vệ tránh được
xơ vữa động mạch là estrogen. Khi nữ giới tới
tuổi mãn kinh, có khuynh hướng không còn
được bảo vệ tránh xơ vữa động mạch nữa (22).
Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
LDL-c tăng, HDL-c giảm, và tăng
Triglycerid là những yếu tố nguy cơ độc lập
của bệnh mạch vành. Điều này đã được khẳng
định qua nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, rối loạn lipid là yếu tố nguy cơ
chiếm tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ là 80,4%. Nghiên
cứu của chúng tôi có tỉ lệ rối loạn lipid máu
cao hơn so với các nghiên cứu của tác giả
Teixeira M (42,2%), tác giả Chun Pong Wong
(20%), và tác giả Wiwun Tungsubutra
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 15
(77,4%)(26,27,28). Tác giả Su-kiat Chua ghi nhận tỉ
lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân trẻ (28,3%)
cao hơn bệnh nhân lớn tuổi (19,9%), khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p=0,03)(7). Nghiên cứu của
tác giả Hosseini SK và tác giả Alizadehasl A
cũng ghi nhận kết quả tương tự(2,15).
Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng có
thể tránh được. Hút thuốc lá liên quan đến việc
phát triển bệnh động mạch vành sớm (10 năm)
và nhồi máu cơ tim sớm(6). Trong nghiên cứu
chúng tôi, tỉ lệ hút thuốc lá chiếm 68,8%. Hút
thuốc lá là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
chiếm tỉ lệ cao thứ 2 sau rối loạn lipid máu trong
nghiên cứu của chúng tôi. Tỉ lệ hút thuốc lá
trong các nghiên cứu HCVC ở bệnh nhân trẻ
trước đây dao động 65%-82%(26,27,28,21). Tác giả Su-
kiat Chua ghi nhận tỉ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân
trẻ (75,8%) cao hơn cóý nghĩa so với nhóm bệnh
nhân lớn tuổi (47,2 %) với p<0,001(7).
Béo phì có chiều hướng gia tăng khắp nơi
trên thế giới, >20% dân số các nước công nghiệp
phát triển bị béo phì(18). Ở nước ta, sự thay đổi lối
sống cũng như tình trạng dinh dưỡng do ảnh
hưởng bởi quá trình tăng tốc công nghiệp hóa và
kinh tế xã hội đã làm tỷ lệ béo phì trong dân số
ngày càng gia tăng. Tỷ lệ béo phì người Việt
Nam ở nữ là 10,7% và ở nam là 15%(8). Nghiên
cứu của chúng tôi, tỉ lệ béo phì là 46,2%. Tỉ lệ
béo phì trong nghiên cứu chúng tôi tương đồng
với tác giả Su-Kiat Chua. Tác giả ghi nhận tỉ lệ
béo phì ở bệnh nhân trẻ (48,2%) cao hơn bệnh
nhân lớn tuổi (27,9%),với p=0,002(7).Tác giả
Schoenenberger AW thì ghi nhận không có sự
khác biệt tỉ lệ thừa cân giữa bệnh nhân trẻ và
bệnh nhân lớn tuổi (25).
Tăng huyết áp và đái tháo đường là yếu tố
nguy cơ bệnh mạch vành thường gặp ở bệnh
nhân trung niên trở nên. Trong nghiên cứu
chúng tôi, tỉ lệ tăng huyết áp là 36,6 % và đái
tháo đường là 9,8%. Tỉ lệ tăng huyết trong
nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu được
công bố trước đây(26,27,28). Tỉ lệ tăng huyết áp và
đái tháo đường ở bệnh nhân trẻ thường thấp
hơn cóý nghĩa so với bệnh nhân lớn tuổi(2,7,25).
Nghiên cứu Framingham cho thấy tiền sử
gia đình bị bệnh động mạch vành sớm làm tăng
nguy cơ bị bệnh tim mạch do xơ vữa(12). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tiền căn gia đình
có bệnh mạch vành sớm là 2,7%. Kết quả này
thấp hơn so với nghiên cứu đã được công bố
trước đây về HCVC ở bệnh nhân trẻ (15,27).
Trong nghiên cứu chúng tôi, rối loạn chuyển
hóa lipid, hút thuốc lá và béo phì là 3 yếu tố
nguy cơ thường gặp nhất. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác
giả Wiwun Tungsubuta và khác biệt so sánh với
nghiên cứu của tác giả Chung Pong Wong về tỉ
lệ rối loạn lipid máu(27,28). Sự khác biệt về tần suất
các yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu có thể do
dân số nghiên cứu có địa bàn cư trú, chủng tộc,
điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Tuy nhiên,
trong đa số các nghiên cứu HCVC ở bệnh nhân
trẻ thì hút thuốc lá, béo phì và rối loạn lipid máu
là những yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
thường gặp.
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận hầu hết
bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ bệnh mạch
vành điều này chứng minh hội chứng vành
cấp ở bệnh nhân trẻ đa phần là do nguyên
nhân xơ vữa động mạch.
Đặc điểm lâm sàng
Trong nghiên cứu chúng tôi, thể lâm sàng
hội chứng vành cấp thường gặp là nhồi máu cơ
tim ST chênh lên. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương tự như nghiên cứu về bệnh nhân trẻ
của tác giả Teixeira M và nghiên cứu của tác giả
Wiwun Tungsubutra(26,27).
Theo y văn, khoảng 1/3-1/4 bệnh nhân hội
chứng vành cấp biểu hiện cơn đau ngực kinh
điển và có khoảng 15%-30% hội chứng vành cấp
im lặng. Khoảng 20%-60% bệnh nhân hội chứng
vành cấp không được bệnh nhân nhận biết,
trong đó khoảng phân nửa là thật sự im lặng,
phần còn lại là bệnh nhân nhớ lại các biến cố hội
chứng vành cấp khi gợi ý(3). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, hầu hết bệnh nhân nhập viện với
triệu chứng đau ngực điển hình, với tỉ lệ là
88,4%. Nghiên cứu của tác giả Wiwun
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 16
Tungsubutra cũng ghi nhận kết quả tương tự(27).
Nghiên cứu về nhồi máu cơ tim ST chênh lên
của tác giả Su-kiat Chua, so sánh tỉ lệ đau ngực
điển hình giữa nhóm bệnh nhân trẻ với bệnh
nhân lớn tuổi, tác giả ghi nhận tỉ lệ đau ngực
điển hình của bệnh nhân trẻ nhồi máu cơ tim ST
chênh lên (94,9%) cao hơn cóý nghĩa so với bệnh
nhân lớn tuổi (86,7%) với p=0,006(7). Tác giả
Schoenenberger AW cũng ghi nhận kết quả
tương tự (25).
Thời gian nhập viện là một trong những
yếu tố quan trọng trong chiến lược tái thông
mạch vành, đồng thời thời điểm điều trị trễ
hay muộn cũng là yếu tố tiên lượng tử vong(4).
Trong nghiên cứu chúng tôi, thời gian nhập
viện sớm trước 6 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất với
65,1%, nhập viện sau 12 giờ chiếm tỉ lệ 29,4%
và nhập viện trong khoảng 6-12 giờ chiếm tỉ lệ
là 5,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
tương đồng với nghiên cứu của tác giả Hoàng
Quốc Hòa, tác giả ghi nhận đa số bệnh nhân
hội chứng vành cấp nhập viện sớm trước 6 giờ
từ khi khởi phát triệu chứng(13). Nghiên cứu về
hội chứng vành cấp của tác giả Nguyễn Quang
Trung ghi nhận tỉ lệ nhập viện trước 6 giờ từ
khi khởi phát triệu chứng là 29,85% thấp hơn
so với nghiên cứu của chúng tôi(20).
Theo y văn, phân tầng lâm sàng suy tim theo
Killip giúp tiên lượng tỉ lệ tử vong của bệnh
nhân trong 30 ngày. Nghiên cứu của chúng tôi
ghi nhận hầu hết bệnh nhân nhập viện với Killip
I, chiếm tỉ lệ là 90,2%. Nghiên cứu của chúng tôi
tương tự như nghiên cứu của tác giả Teixeira M,
nghiên cứu 128 bệnh nhân hội chứng vành cấp
<46 tuổi, tác giả cũng ghi nhận đa số bệnh nhân
hội chứng vành cấp trẻ nhập viện với Killip I,
chiếm tỉ lệ là 92,9%(26). Tác giả Su-Kiat Chua
nghiên cứu 894 bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST
chênh lên, tác giả ghi nhận tỉ lệ Killip III hay
Killip IV ở nhóm >45 tuổi là 31,5% cao hơn nhóm
≤ 45 tuổi (20,2%), khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p=0,01(7).
Đặc điểm cận lâm sàng
Tác giả Lipton JA và cộng sự nghiên cứu
1.796 bệnh nhân nhập khoa hồi sức tim mạch
được xét nghiệm đường huyết tại thời điểm
nhập viện và đường huyết trong quá trình nằm
viện. Tác giả ghi nhận, tăng 1mmol/l đường
huyết tại thời điểm nhập viện (trên 9mmol/l) gia
tăng 10% nguy cơ tử vong của tất cả mọi nguyên
nhân(17). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ
tăng đường huyết tại thời điểm nhập viện >9
mmol/l là 25,7%.
Tổn thương thận cấp là yếu tố tiên lượng
trong hội chứng vành cấp(24). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân có giảm độ lọc
cầu thận lúc nhập viện là 4,7%. Tỉ lệ này thấp
hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Quang Trung (27,21%)(20).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tăng
CKMB ≥25 u/l tại thời điểm nhập viện là 33,3%.
Nghiên cứu của tác giả Su-kiat Chua ghi nhận
không có sự khác biệt nồng độ CKMB trong quá
trình nằm viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST
chênh lên ở bệnh nhân trẻ với bệnh nhân lớn
tuổi(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
Troponin T tăng lúc nhập viện là 34%. Tác giả
Al-Murayeh MA cũng ghi nhận không có sự
khác biệt về tỉ lệ tăng Troponin I ở bệnh nhân trẻ
(64,5%) và bệnh nhân lớn tuổi (68%) với
p=0,063(1).
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ giảm
phân suất tống máu thất trái (EF) là 15,7%. Suy
tim trong nhồi máu cơ tim là một yếu tố tiên
lượng nặng. Theo bảng phân loại Killip, tỉ lệ tử
vong tăng cao theo độ nặng của suy tim.
Đặc điểm sang thương mạch vành
Khảo sát vị trí động mạch vành tổn thương,
chúng tôi ghi nhận thường gặp là tổn thương
động mạch liên thất trước. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi tương đồng với tác giả nghiên cứu
về bệnh nhân hội chứng vành cấp ở các độ tuổi
khác nhau như tác giả Nguyễn Văn Tân(21),
Nguyễn Đức Hải(19).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 17
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh một
nhánh động mạch vành chiếm tỉ lệ cao nhất
(44,6%). Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng
với nghiên cứu của tác giả Teixeira M và tác giả
Chun Pong Wong(26,28). Tất cả các nghiên cứu trên
đều ghi nhận hẹp 1 nhánh mạch vành thường
gặp ở bệnh nhân trẻ. Trong các nghiên cứu so
sánh ở bệnh nhân hội chứng vành cấp trẻ, bệnh
nhân trẻ có bệnh 1 nhánh mạch vành chiếm tỉ lệ
cao hơn và bệnh đa nhánh mạch vành (bệnh 2
nhánh hay bệnh 3 nhánh) thấp hơn so với bệnh
nhân lớn tuổi. Nghiên cứu hội chứng vành cấp ở
bệnh nhân trẻ của tác giả Su-kiat Chua ghi nhận
tỉ lệ bệnh 1 nhánh mạch vành ở bệnh nhân trẻ
(56,6%) cao hơn cóý nghĩa so với bệnh nhân lớn
tuổi (27,6%) với p<0,001, ngược lại tỉ lệ bệnh đa
nhánh mạch vành ở bệnh nhân trẻ (45,4%) thấp
hơn cóý nghĩa so với bệnh nhân lớn tuổi (72,4%)
với p<0,001(7). Nguyên nhân nhồi máu cơ tim ở
người trẻ chia làm hai nhóm: nhóm động mạch
vành do xơ vữa và nhóm không do xơ vữa(5).
Chụp động mạch vành là một tiêu chuẩn để
chẩn đoán động mạch vành do xơ vữa. Trong
các nghiên cứu đều cho thấy bệnh nhân hội
chứng vành cấp ở người trẻ hầu hết đều hẹp có ý
nghĩa động mạch vành, điều này chứng tỏ
nguyên nhân tổn thương động mạch vành do xơ
vữa. Hơn nữa, bệnh 1 nhánh động mạch vành
chiếm tỉ lệ cao và điều này có thể phản ánh hội
chứng vành cấp ở người trẻ xảy ra do một diễn
tiến nhanh như tạo huyết khối hay làm vỡ mảng
xơ vữa hơn là một diễn tiến từ từ như xơ vữa
động mạch vành(9,16). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, hẹp không ý nghĩa chiếm tỉ lệ là
10,7%. Nhiều nghiên cứu chứng minh hội chứng
vành cấp ở người trẻ có tỉ lệ động mạch vành
bình thường và hẹp không ý nghĩa lớn hơn so
với người lớn tuổi(11,29). Tác giả Puricel S nghiên
cứu 27 bệnh nhân hội chứng vành cấp < 30 tuổi,
tác giả ghi nhận nguyên nhân hội chứng vành
cấp do xơ vữa động mạch là 17 bệnh nhân (63%)
và nguyên nhân không do xơ vữa là 10 bệnh
nhân (37%). Trong nhóm nguyên nhân không do
xơ vữa, nguyên nhân thường gặp là do trạng
thái tăng đông do di truyền(23).
KẾT LUẬN
Hội chứng vành cấp ở bệnh nhân trẻ đa số là
nam giới.yế