Đặc điểm kháng thuốc ARV kiểu gen trước điều trị và đáp ứng điều trị thuốc ARV bậc 1 ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới

Mở đầu: Ở nước ta, xét nghiệm kháng thuốc ARV trước khi điều trị chưa được thực hiện thường quy do giá thành còn cao và thuốc ARV chưa đa dạng. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu đánh giá đáp ứng virus ở bệnh nhân HIV/AIDS chưa từng điều trị ARV. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, xét nghiệm đo tải lượng virus được thực hiện để khẳng định thất bại virus cho những bệnh nhân có thất bại lâm sàng hay miễn dịch trước khi quyết định chuyển đổi sang phác đồ bậc 2. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kháng thuốc ARV của HIV ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS chưa điều trị ARV và xác định kết quả điều trị về lâm sàng, miễn dịch và virus tại thời điểm 6 tháng, 12 tháng. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 140 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, >15 tuổi, không có tiền sử sử dụng ARV tham gia nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên theo thời gian. Kết quả: Tỉ lệ kháng ARV chung là 7,9%, kháng theo nhóm thuốc là: 3,6% với nhóm NRTIs, 5,7% nhóm NNRTIs, 0% nhóm PIs. Điều trị ARV phác đồ bậc 1 cho đáp ứng khả quan. Sau điều trị, nhiễm trùng cơ hội giảm rõ, từ 69,7% trước điều trị xuống còn 19,7% lúc 6 tháng và 19,4% lúc 12 tháng. Số tế bào CD4/mm3 tăng lên 87 sau 6 tháng và 158 sau 12 tháng. Tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện đạt tỉ lệ 76% lúc 6 tháng và 83% lúc 12 tháng. Kết luận: Đột biến kháng thuốc ban đầu làm gia tăng thất bại miễn dịch gấp 6,8 lần.Phác đồ có EFV giảm thất bại miễn dịch 80%, thất bại virus nên đánh giá sau 12 tháng điều trị. Đo tải lượng virus định kỳ giúp chẩn đoán sớm thất bại điều trị, chuyển đổi phác đồ kịp thời, giảm nguy cơ gia tăng tích lũy đột biến kháng thuốc.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm kháng thuốc ARV kiểu gen trước điều trị và đáp ứng điều trị thuốc ARV bậc 1 ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 131 ĐẶC ĐIỂM KHÁNG THUỐC ARV KIỂU GEN TRƯỚC ĐIỀU TRỊ VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ THUỐC ARV BẬC 1 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI Võ Xuân Huy*, Phạm Thị Lệ Hoa**, Nguyễn Trần Chính** TÓM TẮT Mở đầu: Ở nước ta, xét nghiệm kháng thuốc ARV trước khi điều trị chưa được thực hiện thường quy do giá thành còn cao và thuốc ARV chưa đa dạng. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu đánh giá đáp ứng virus ở bệnh nhân HIV/AIDS chưa từng điều trị ARV. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, xét nghiệm đo tải lượng virus được thực hiện để khẳng định thất bại virus cho những bệnh nhân có thất bại lâm sàng hay miễn dịch trước khi quyết định chuyển đổi sang phác đồ bậc 2. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kháng thuốc ARV của HIV ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS chưa điều trị ARV và xác định kết quả điều trị về lâm sàng, miễn dịch và virus tại thời điểm 6 tháng, 12 tháng. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 140 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, >15 tuổi, không có tiền sử sử dụng ARV tham gia nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên theo thời gian. Kết quả: Tỉ lệ kháng ARV chung là 7,9%, kháng theo nhóm thuốc là: 3,6% với nhóm NRTIs, 5,7% nhóm NNRTIs, 0% nhóm PIs. Điều trị ARV phác đồ bậc 1 cho đáp ứng khả quan. Sau điều trị, nhiễm trùng cơ hội giảm rõ, từ 69,7% trước điều trị xuống còn 19,7% lúc 6 tháng và 19,4% lúc 12 tháng. Số tế bào CD4/mm3 tăng lên 87 sau 6 tháng và 158 sau 12 tháng. Tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện đạt tỉ lệ 76% lúc 6 tháng và 83% lúc 12 tháng. Kết luận: Đột biến kháng thuốc ban đầu làm gia tăng thất bại miễn dịch gấp 6,8 lần.Phác đồ có EFV giảm thất bại miễn dịch 80%, thất bại virus nên đánh giá sau 12 tháng điều trị. Đo tải lượng virus định kỳ giúp chẩn đoán sớm thất bại điều trị, chuyển đổi phác đồ kịp thời, giảm nguy cơ gia tăng tích lũy đột biến kháng thuốc. Từ khóa: Điều trị HIV/AIDS, kháng thuốc kiểu gen, kháng thuốc ARV bậc 1, xét nghiệm kháng thuốc ARV. ABSTRACT GENOTYPIC TESTING FOR HIV-1 DRUG RESISTANCE AND RESPONSE TO FIRST-LINE ANTIRETROVIRAL THERAPY IN TREATMENT-NAÏVE HIV INFECTED PATIENTS IN THE HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES. Vo Xuan Huy, Pham Thi Le Hoa, Nguyen Tran Chinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 131 - 137 Background: Viral load and resistance testing are not widely available. Testing for resistance to drugs before therapy begins is now indicated even for recently infected patients. ART has been started in Vietnam since 2005; however, there is no data on virological response because viral load testing is only used to confirm virological failure in patients with clinical and immunological failures before switching to second- line. We assessed virological response in treatment-naive HIV patients starting ART in Hospital Tropical Diseases in Ho Chi Minh City. *Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ** Bộ môn Nhiễm - ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: BS CK2Võ Xuân Huy ĐT: 0913878123 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 132 Methods: Patients aged >15 with no history of ART before enrolled in the descriptive study commenced D4T/AZT plus 3TC and EFV/NVP. Virological response was defined as HIV RNA <250 copies/mL from pre- ART level, at 6 and 12 months after ART initiation. The association between selected factors and virological response was assessed using multivariable logistic regression. Results: From October 2008 to December 2010, 140 patients started ART. Median age at initiation was 30 (IQR 26 to 34), baseline CD4 and HIV RNA were 46 cells/mL (IQR 14 to 181) and 4.9 log/mL (IQR 4.5 to 5.3 log). HIV- RNA was <250 copies/mL in 76.6% at 6 months after initiation and 83.1% at 12 months. Twelve percent rebounded to >250copies/ml at 12 months after suppression at 6 months. Median CD4 increases at 6 and 12 months were 87 (IQR 37 to 146) and 158 (IQR 90 to 230). 15 patients (14.6%) with WHO criteria for immunological failure (CD4 remaining <100 at 12 months and ≤ ½ pre-treatment) and 13 patients (13.7%) with clinical failure (either new or recurrent WHO-defined stage 3 or stage 4 conditions at 12 months or later after the start of treatment) had undetectable HIV RNA. Conclusions: Virological response was satisfactory in this cohort initiating ART in Viet Nam, and similar to rates reported in well-resourced settings. Assessment of virological failure should be at 12 months. Viral load is an important indicator for assessing and monitoring treatment response. Keywords: HIV/AIDS treatment, Antiretroviral drug resistance testing, Drug-resistant HIV-1, ARV therapy in treatment-naïve patients. ĐẶT VẤN ĐỀ Kháng thuốc ARV vẫn là một trở ngại vô cùng quan trọng đối với kết quả điều trị người bệnh nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy, xét nghiệm kháng thuốc để đánh giá, lựa chọn phác đồ phù hợp và theo dõi kết quả đã được khuyến cáo áp dụng. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến kết quả điều trị về virus học, đặc biệt theo dõi đáp ứng virus ở bệnh nhân HIV/AIDS chưa từng điều trị ARV. Theo Bộ Y tế, xét nghiệm đo tải lượng virus được thực hiện cho những bệnh nhân có thất bại lâm sàng hay miễn dịch trước khi quyết định chuyển đổi sang phác đồ bậc 2. Thực tế, xét nghiệm kháng thuốc trước khi điều trị được thực hiện rất hạn chế; vì thế, người ta chưa thể biết rõ được tỉ lệ cũng như đặc điểm kháng thuốc tự nhiên của HIV như thế nào? Điều này khiến các thầy thuốc điều trị không an tâm khi chọn lựa phác đồ ARV đầu tiên cho những đối tượng này. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm kháng thuốc ARV ở bệnh nhân chưa điều trị ARV. Xác định kết quả điều trị ARV bậc 1 về lâm sàng, miễn dịch và virus tại thời điểm 6 tháng, 12 tháng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả, nghiên cứu được thực hiện tại phòng khám ngoại trú BV.Bệnh nhiệt đới từ tháng 10/2008 đến 12/2010. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đến khám ngoại trú tại BVBNĐ TPHCM trong thời gian nghiên cứu. Cở mẫu Theo công thức: 2 2 d P)-(1 P /2). - (1 Z  n Trong đó: α = xác xuất sai lầm loại 1 là 0,05  Z(1 - α /2) = 1,96 P = 0,9 (tỉ lệ có đáp ứng virus sau 6 tháng). Sai số cho phép d = 0.05  n = 138. Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để khảo sát là 138 bệnh nhân. Kỹ thuật chọn mẫu Bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nghiên cứu, mẫu được lấy liên tục cho đến khi đủ cỡ mẫu yêu cầu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 133 Tiêu chí đưa vào nghiên cứu Tuổi ≥ 15. Nhiễm HIV được xác định khi mẫu huyết thanh dương tính cả 3 xét nghiệm kháng thể HIV bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau. Có chỉ định điều trị ARV theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” của Bộ Y tế tháng 08/2009. Chưa có tiền sử sử dụng ARV. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Phụ nữ có thai sử dụng ARV phòng ngừa lây truyền mẹ-con. Người có tiền sử dùng ARV điều trị phơi nhiễm HIV hoặc điều trị bằng thuốc ARV cho các bệnh khác như viêm gan virus. Công cụ thu thập dữ liệu Hồ sơ bệnh án. Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu kháng thuốc. Phiếu theo dõi diễn tiến điều trị ARV. Xử lý dữ kiện Thực hiện chỉnh biên sau khi hoàn tất thu thập dữ kiện. Mã hoá dữ kiện, nhập số liệu vào phần mềm Exel 2003 để xử lý số liệu thô và chỉnh sửa sau đó chuyển sang phần mềm Stata 11.0 để xử lý. Phân tích dữ kiện Phân tích tất cả các biến số thu thập được bằng các phép kiểm phù hợp. Sử dụng phần mềm Stata 11.0. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2010, có 140 bệnh nhân chưa điều trị ARV trước đây thỏa tiêu chí đã được đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được làm xét nghiệm cơ bản ban đầu gồm: công thức máu, hemoglobin, men gan, huyết thanh chẩn đoán viêm gan B và C, test giang mai, đếm số tế bào CD4, đo tải lượng virus và xét nghiệm xác định kháng thuốc kiểu gen. Bệnh nhân bắt đầu điều trị với phác đồ ARV bậc 1, theo dõi trong 12 tháng. Bảng1 Tần số và tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo đặc điểm dân số học (n=140). Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Giới Nam 102 72,9 Nữ 38 27,1 Tuổi* 15 - 30 62 44,6 31- 50 73 52,5 > 50 4 2,9 Nơi ở TP HCM 75 53,6 Các tỉnh 65 46,4 * Tuổi trung vị là 30 (IQR: 27-35), tuổi trung bình là 31,9 (SD: ±7.0), nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 56 tuổi. Bảng 2 Tần số và tỷ lệ bệnh nhân theo tiền căn và hiện tại mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nhiễm trùng cơ hội Tần số % Có tiền sử bị bệnh nhiễm trùng cơ hội 49 35,0 Hiện đang mắc ít nhất một bệnh NTCH 97 69,3 Số bệnh NTCH hiện đang mắc phải: 74 76,3 1 bệnh NTCH 2 bệnh NTCH 23 23,7 Bảng 3 Đặc điểm lâm sàng và miễn dịch của bệnh nhân (n=140). Tình trạng bệnh nhân Tần số % Trọng lượng cơ thể, trung vị (IQR) [kg] 50 (45-55) Giai đoạn lâm sàng 1 và 2 42 30,0 3 và 4 98 70,0 Số lượng tế bào CD4, trung vị (IQR): 46 (14-178) < 200 115 82,2 ≥ 200 25 17,8 Bảng 4 Tải lượng virus trong máu (n=140). Tải lượng virus Tần suất % Số bản sao HIV-RNA/ml, trung vị [IQR] 81.289 (30.102 – 206.509) Số bản sao HIV-RNA theo log 10, trung vị [IQR] 4,9 (4,5 – 5,3) < 250 bản sao/ml hoặc dưới ngưỡng 1 (0,7) 250 – 99.999 bản sao/ml hoặc < 5 log 80 (57,2) >=100.000 bản sao/ml hoặc >5 log 59 (42,1) Đặc điểm kháng thuốc ARV Bảng 5 Số liệu phân bố theo tỉ lệ phát hiện đột biến (n=140). Đột biến Tần suất % Đột biến chung Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 134 Không có đột biến nào 65 46,4 Có ít nhất một đột biến 75 53,6 Đột biến một nhóm thuốc 53 37,9 Đột biến hai nhóm thuốc 17 12,1 Đột biến ba nhóm thuốc 5 3,6 Đột biến theo nhóm thuốc ARV (n=75) Nhóm thuốc NRTIs 31 41,3 Có một đột biến 25 80,6 Có > 1 đột biến 6 19,4 Có đột biến TAMs 1 3,2 Nhóm thuốc NNRTIs 27 36,0 Có ít nhất một đột biến 22 81,5 > 1 đột biến 5 18,5 Nhóm thuốc PIs 44 58,7 Có một đột biến 6 13,6 > 1 đột biến 38 86,4 Đột biến chính 4 9,1 Đột biến phụ 40 90,9 Bảng 6 Tỉ lệ kháng thuốc ARV theo các nhóm thuốc lưu hành (n=140). Tính chất kháng thuốc Tần số % Kháng thuốc chung 11 7,9 Nhóm NRTIs 5 3,6 Nhóm thuốc NNRTIs 8 5,7 Nhóm thuốc PIs 0 0 Theo số lượng nhóm thuốc Kháng một nhóm thuốc 12 8,6 Kháng 2 nhóm thuốc 2 1,4 Kháng 3 nhóm thuốc 0 0 Kết quả điều trị ARV Biểu đồ 1: Kết quả theo dõi trong 12 tháng điều trị. 11%5%10% 74% Tử vong Bỏ trị Chuyển đi Đáp ứng lâm sàng Bảng 7 Đáp ứng lâm sàng (n=140). Thời điểm Đặc điểm Ban đầu (n=140) 6 tháng (n=122) 12 tháng (n=103) p1 p2 Cân nặng, trung vị [IQR], kg 50 (46-55) 53 (48-58) 54 (50-60) 0,01* 0,30 * Giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4, n (%) 98 (70,5) 24 (19,7) 14 (13,7) 0,000* * 0,22** Có NTCH mới hoặc tái phát, n (%) 99 (69,7) 24 (19,7) 13 (12,6) 0,000* * 0,09** Loại bệnh nhiễm trùng cơ hội, n (%) (n=24) (n=13) Lao phổi và ngoài phổi 14 (58,3) 7 (53,8) Viêm màng não nấm tái phát 4 (16,7) 2 (15,4) Viêm võng mạc do CMV 6 (25,0) 4 (30,8 Nhiễm nấm P. marnefei 3 (12,5) 1 (7,7) Nhiễm MAC, nấm da 2 (8,4) 0 Viêm phổi PCP, Toxo não 0 3 (23,1) Nhận xét: Tỉ lệ thất bại lâm sàng ở bệnh nhân nữ cao gấp 1,5 lần so với bệnh nhân nam không có ý nghĩa thống kê. Tiền sử mắc bệnh NTCH (OR=3,8; p=0,02) và tải lượng virus >= 5 log (OR=0,46; p=0,02) liên quan có ý nghĩa thống kê với thất bại lâm sàng. Đáp ứng miễn dịch Bảng 8 Số lượng tế bào CD4 thay đổi (số trung vị) theo thời gian điều trị. Đáp ứng miễn dịch Biên độ thay đổi CD4 Trung vị IQR p* Số lượng CD4 Trước điều trị, n=140 46 14-178 Sau 6 tháng, n=115 159 98-297 <0,0001** Sau 12 tháng, n=101 218 145-345 0,003*** *Wilcoxon Rank-sum test, **So sánh CD4 ban đầu và sau 6 tháng; *** So sánh CD4 giữa 6 tháng và 12 tháng. Bảng 9 Tỉ lệ thất bại miễn dịch sau 12 tháng điều trị (n = 103). Tiêu chí thất bại miễn dịch Tần số % Không thất bại miễn dịch 88 85,4 Thất bại miễn dịch 15 14,6 CD4 bằng hoặc giảm dưới mức trước điều trị 10 9,7 CD4 giảm 50% so với giá trị đỉnh 0 0 CD4 vẫn còn <100 sau 12 tháng 5 4,9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 135 điều trị Nhận xét: Tiền sử nhiễm trùng cơ hội, phác đồ điều trị có EFV và đồng nhiễm viêm gan C có liên quan có ý nghĩa thống kê với thất bại miễn dịch. Đáp ứng virus Bảng 10 Đáp ứng virus. Tải lượng virus [bản sao/ml] 6 tháng (n=99) 12 tháng (n=98) Dưới ngưỡng, n (%) 76 (76,7) 82 (83,7) 251-5.000, n (%) 17 (17,2) 12 (12,2) >5.000, n (%) 6 (6,1) 4 (4,1) Bảng 11 Ức chế virus sau 12 tháng theo tải lượng virus lúc 6 tháng. HIV-RNA Thời điểm 12 tháng Cộng 5.000 Thời điểm 6 tháng <ngưỡng 54 (87,1) 7 (11,3) 1 (1,6) 62 (100%) <5.000 11 (73,3%) 3 (20,0%) 1 (6,7%) 15 (100%) >5.000 4 (80,0%) 0 (0%) 1 (33,3%) 5 (100%) Cộng 69 (84,6%) 10 (10,8%) 3 (4,6%) 82 (100%) Nhận xét: Trong số 13 bệnh nhân không ức chế được virus sau 12 tháng điều trị, chỉ có 3 bệnh nhân có tải lượng virus >5000 bản sao/ml được khẳng định thất bại virus theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. BÀN LUẬN Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đến khám đa số là nam thanh niên (72,9%), nguyên nhân lây nhiễm là do quan hệ tình dục (67%), mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội, giai đoạn lâm sàng 3 và 4 chiếm 70%, suy giảm miễn dịch trầm trọng, 64,3% bệnh nhân có CD4<100 tế bào/mm3 và 42% có tải lượng virus rất cao > 5 log. Đột biến kháng thuốc 53,6% số bệnh nhân có ít nhất một đột biến kháng thuốc ARV, trong đó 37,9% có đột biến một nhóm thuốc và 3,7% số bệnh nhân có đột biến cả ba nhóm. Nhóm NRTIs đột biến xuất hiện trên rất nhiều vị trí (codon) của gen phiên mã ngược, tuy nhiên đa phần là những đột biến phụ, chỉ có 1 bệnh nhân có đột biến TAM (đột biến tương tự gốc Thymidine). TAM là đột biến được chọn lọc bởi hai thuốc D4T và AZT. Đột biến nhóm NNRTIs đa số là đột biến phụ và hầu hết gắn thêm các acid amin vào codon. Những đột biến chính tại các vị trí gây kháng thuốc cao như 103, 106, 181, 190 chiếm tỉ lệ thấp. Đột biến nhóm thuốc PIs chiếm tỉ lệ rất thấp và hầu hết là những đột biến phụ. PIs là nhóm thuốc có hàng rào gen cao, do vậy phải cần nhiều đột biến chính xuất hiện mới có khả năng gây kháng thuốc. Tỉ lệ kháng thuốc Tỉ lệ kháng chung là 7,9%, trong đó nhóm thuốc NNRTIs có tỉ lệ kháng cao hơn nhóm NRTIs (5,7% so với 3,6%), không có bệnh nhân nào có đột biến có khả năng gây kháng với thuốc nhóm thuốc PIs (0%) Đáp ứng điều trị Lâm sàng Cân nặng người bệnh đã gia tăng từ 50 kg ban đầu lên 53 kg sau 6 tháng và 54 kg sau 12 tháng.Tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội giảm rõ rệt, từ 69,7% lúc trước điều trị xuống còn 19,7% lúc 6 tháng và 12,6% lúc 12 tháng. 13 bệnh nhân (13,7%) trong số 103 bệnh nhân được theo dõi sau 12 tháng điều trị đã xác định thất bại lâm sàng khi xuất hiện những bệnh nhiễm trùng cơ hội mới thuộc giai đoạn 3 hoặc 4 theo phân loại của TCYTTG. Miễn dịch Cải thiện rõ trong nghiên cứu này, trung vị CD4 ban đầu 46 tế bào, sau khi điều trị ARV số lượng CD4 đã tăng lên 87 tế bào sau 6 tháng và 158 tế bào sau 12 tháng. 15 bệnh nhân (14,6%) có thất bại miễn dịch theo tiêu chuẩn của Bộ Y sau 12 tháng điều trị ARV. Những bệnh nhân có thất bại miễn dịch có số lượng CD4 không tăng hoặc giảm dưới mức trước điều trị hoặc giảm 50% so với giá trị cao nhất, hoặc vẫn còn <100 tế bào/mm3 sau 12 tháng. Virus 76,7% và 83,7% bệnh nhân đã có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sau 6 và 12 tháng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 136 Kết quả này gợi ý rằng kết luận đáp ứng virus của bệnh nhân nên sau 12 tháng, vì nếu dựa vào kết quả lúc 6 tháng, một số bệnh nhân sẽ được chuyển đổi phác đồ không cần thiết. Tỉ lệ virus trên ngưỡng phát hiện sau 12 tháng điều trị là 15,4%, trong đó khoảng 10,8% bệnh nhân có tải lượng virus < 5.000 bản sao/ml và 4,6% bệnh nhân có virus > 5.000 bản sao/ml. Theo Bộ Y tế, thất bại virus khi tải lượng virus > 5.000 bản sao/ml. Do vậy, chỉ 4,6% bệnh nhân được khẳng định là thất bại virus và được chuyển đổi sang phác đồ bậc 2. KẾT LUẬN Tỉ lệ kháng ARV chung là 7,9%. Tỉ lệ kháng thuốc theo nhóm lần lượt là: 3,6% với nhóm NRTIs, 5,7% với nhóm NNRTIs, 0% nhóm PIs. Chỉ có 1,4% bệnh nhân kháng trên 2 nhóm và không có bệnh nhân nào kháng cả 3 nhóm. Bệnh nhân có đột biến kháng thuốc ban đầu ảnh hưởng lên đáp ứng điều trị, tỉ lệ thất bại miễn dịch tăng gấp 6,8 lần. Điều trị ARV phác đồ bậc 1 cho đáp ứng khả quan. Tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội giảm rõ rệt, từ 69,7% trước điều trị xuống còn 19,7% lúc 6 tháng và 19,4% lúc 12 tháng. Tình trạng miễn dịch cải thiện rõ: trung vị CD4 ban đầu rất thấp (46 tế bào), sau điều trị CD4/mm3 tăng lên 87 sau 6 tháng và 158 sau 12 tháng. Tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện đạt tỉ lệ 76% lúc 6 tháng và 83% lúc 12 tháng. Trong các trường hợp theo dõi thất bại điều trị, 13 bệnh nhân có hiện tượng ức chế virus chậm (HIV- RNA > ngưỡng) sau 12 tháng điều trị; tuy nhiên, chỉ có 3 bệnh nhân có tải lượng virus > 5000 bản sao/ml là thật sự thất bại điều trị theo Bộ Y tế. Do vậy, kết luận về thất bại điều trị nhằm mục đích thay đổi phác đồ ARV nên thực hiện sau 12 tháng sử dụng thuốc và theo dõi xét nghiệm đo tải lượng virus để đánh giá cụ thể các trường hợp bệnh nhân có trị số HIV-RNA trên ngưỡng. Tỉ lệ tử vong chung sau 12 tháng điều trị ARV là 10,7%; tỉ lệ này khá cao mặc dù kháng thuốc kiểu gen hiện vẫn ở tỉ lệ thấp có nguyên nhân là do bệnh nhân đến khởi sự điều trị trong tình trạng bệnh đã tiến triển nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Apisarnthanarak A, Jirayasethpong T, Sa-nguansilp C et al, (2008),“Antiretroviral drug resistance among antiretroviral- naïve persons with recent HIV infection in Thailand”, HIV Med, 9, pp.322-325 2. Auwanit W, Isarangkura-Na-Ayuthaya P, Kasornpikul D et al,(2009), “Detection of drug resistance-associated and background mutations in human immunodeficiency virus type 1 CRF01_AE protease and reverse transcriptase derived from drug treatment-naive patients residing in central Thailand”, AIDS Res Hum Retroviruses, 25(6), pp.625-31 3. Barlett GJ, (2004) Medical management of HIV infection, Johns Hopkins Medicine Health publishing Business Group. 4. Barth RE, Van der Loeff MFS, et al. (2010), “Virological follow- up of adult patients in antiretroviral treatment programmes in sub-Saharan Africa: a systematic review”, the lancet infectiou disease, 10(3), pp.155-165. 5. Bộ Y tế (2009), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”, Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 6. Bộ Y tế, Cục phòng, chống HIV/AIDS (2010), “Kỷ yếu 20 năm phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam”. 7. Grabar S, Le Moing V, Goujard C et al. (2000), “Clinical outcome of patients with HIV-1 infection according to immunologic and virologic response after 6 months of highly active antiretroviral therapy”, Ann Intern Med, 133(6), pp. 401-10. 8. Lan NT, Recordon-Pinson P, Hung PV et al. (2003), “HIV type 1 isolates from 200 untreated individuals in Ho Chi Minh City (Vietnam): ANRS 1257 Study. Large predominance of CRF01_AE and presence of major resistance mutations to antiretroviral drugs”, AIDS Res Hum Retroviruses, 19(10), pp.925-928. 9. Lê Bửu Châu (2009), “Diễn biến bệnh nhân nhiễm HIV người lớn sau điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Tp.Hồ Chí Minh”. L
Tài liệu liên quan