Đặc điểm kích thước răng sữa và răng vĩnh viễn trẻ em Việt Nam

Mục tiêu: (1) Xác định mối tương quan kích thước GX, NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn thay thế; giữa m2 và M1, (2) thiết lập phương trình dự đoán kích thước răng vĩnh viễn dựa trên kích thước răng sữa. Phương pháp: nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 64 bộ mẫu hàm trẻ 3 đến 5 tuổi và 12 đến 14 tuổi của cùng cá thể (32 nam, 32 nữ). Kích thước GX, NT được đo theo phương pháp của Moorrees (1957). Kết quả: Có mối tương quan thuận về kích thước GX, NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn (r thay đổi từ 0,45 (p<0,01) đến 0,73 (p<0,001)). Hệ số tương quan kích thước GX, NT giữa m2 và M1 lớn hơn hệ số tương quan giữa m2 và răng thay thế nó (P2). Có mối tương quan cao về kích thước GX, NT của nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn (r từ 0,59 (p<0,001) đến 0,85 (p<0,001)). Phương trình dự đoán kích thước GX M1 hàm trên: y = 1,00x + 2,18; trong đó y là kích thước GX M1 hàm trên, x là kích thước GX m2 hàm trên. Phương trình dự đoán kích thước GX của I1, I2, C, P1, P2hàm trên: y = 0,88x + 7,73; trong đó y là kích thước GX của I1, I2, C, P1, P2hàm trên, x là kích thước GX của i1, i2, c, m1, m2. Kết luận: Mức độ tương quan kích thước GX, NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn thay đổi ở các răng trong cùng bộ răng. r kích thước GX, NT giữa m2 và M1 cao hơn r giữa m2 và răng thay thế nó (P2). r kích thước của nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn luôn luôn lớn hơn r của từng răng. Sự tiên đoán kích thước của từng răng vĩnh viễn dựa trên kích thước của từng răng sữa ít có giá tri hơn sự tiên đoán kích thước của nhóm răng, loạt răng vĩnh viễn dựa trên kích thước của nhóm răng, loạt răng sữa đã biết.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm kích thước răng sữa và răng vĩnh viễn trẻ em Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 265 ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN TRẺ EM VIỆT NAM Huỳnh Kim Khang* TÓM TẮT Mục tiêu: (1) Xác định mối tương quan kích thước GX, NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn thay thế; giữa m2 và M1, (2) thiết lập phương trình dự đoán kích thước răng vĩnh viễn dựa trên kích thước răng sữa. Phương pháp: nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 64 bộ mẫu hàm trẻ 3 đến 5 tuổi và 12 đến 14 tuổi của cùng cá thể (32 nam, 32 nữ). Kích thước GX, NT được đo theo phương pháp của Moorrees (1957). Kết quả: Có mối tương quan thuận về kích thước GX, NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn (r thay đổi từ 0,45 (p<0,01) đến 0,73 (p<0,001)). Hệ số tương quan kích thước GX, NT giữa m2 và M1 lớn hơn hệ số tương quan giữa m2 và răng thay thế nó (P2). Có mối tương quan cao về kích thước GX, NT của nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn (r từ 0,59 (p<0,001) đến 0,85 (p<0,001)). Phương trình dự đoán kích thước GX M1 hàm trên: y = 1,00x + 2,18; trong đó y là kích thước GX M1 hàm trên, x là kích thước GX m2 hàm trên. Phương trình dự đoán kích thước GX của I1, I2, C, P1, P2 hàm trên: y = 0,88x + 7,73; trong đó y là kích thước GX của I1, I2, C, P1, P2 hàm trên, x là kích thước GX của i1, i2, c, m1, m2. Kết luận: Mức độ tương quan kích thước GX, NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn thay đổi ở các răng trong cùng bộ răng. r kích thước GX, NT giữa m2 và M1 cao hơn r giữa m2 và răng thay thế nó (P2). r kích thước của nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn luôn luôn lớn hơn r của từng răng. Sự tiên đoán kích thước của từng răng vĩnh viễn dựa trên kích thước của từng răng sữa ít có giá tri hơn sự tiên đoán kích thước của nhóm răng, loạt răng vĩnh viễn dựa trên kích thước của nhóm răng, loạt răng sữa đã biết. Từ khóa: kích thước gần xa (GX), ngoài trong (NT); hệ số tương quan (r); nhóm răng, loạt răng. Ký hiệu: răng cửa giữa sữa, vĩnh viễn: i1, I1; răng cửa bên sữa, vĩnh viễn: i2, I2; răng nanh sữa, vĩnh viễn: c, C; răng cối sữa thứ nhất, thứ hai: m1, m2; răng cối nhỏ thứ nhất, thứ hai: P1, P2; răng cối vĩnh viễn thứ nhất: M1 ABSTRACT MEASUREMENT CHARACTERISTICS OF CROWN DIAMETERS OF THE DECIDUOUS AND PERMANENT TEETH OF VIETNAMESE CHILDREN. Huynh Kim Khang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 265 - 271 Objectives: The aim of this study was to determine the relationship between the crown diameters of the deciduous and permanent teeth and to establish prediction equations of the crowm diameters of permanent teeth when that of the deciduous teeh is known. Method: With the longitudinal study design, the sample consisted 64 pairs of dental casts (32 boys, 32 girls, from 3 to 5 age and from 12 to 14 age). Mesiodistal, buccolingual diameters were measured by Moorrees (1957) method. Results: Correlation coefficients between the deciduous and permanent teeth varied from low to high (0.45 to 0.73 for mesiodistal diameters; 0.52 to 0.71 for buccolingual). The correlation coefficients for the groups of teeth varied from medium to high (from 0.59 to 0.85 (p<0.001)). The prediction equations of the mesiodistal diameters of the permanent tooth groups when that of the deciduous tooth groups is known (y = 0.88x + 7.73). * Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Mimh. Tác giả liên lạc : Huỳnh Kim Khang ĐT: 0913661568 Email : kimkhanghuynh@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 266 Conclusions: Correlation coefficients for crown diameters were different between teeth in dentitions. Correlation coefficients for mesiodistal, buccolingual diameters between pairs of the deciduous second molars and the permanent first molars are higher than that of the deciduous second molars and the second premolars.Correlation coefficients between groups of teeth are always higher than those between pairs of teeth. The prediction of the crown diameters of the permanent tooth groups can be made when the crown diameters of the deciduous tooth groups are known. Keyword: mesiodistal, buccolingual diameters; correlation coefficients; tooth groups. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều nghiên cứu đã tiến hành đo kích thước thân răng ở răng sữa và răng vĩnh viễn, nhưng cho đến gần đây chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên cùng một cá thể. Northcroft và Keith (1924) đã nghiên cứu mối tương quan giữa kích thước GX i1 và I1 hàm trên ở 53 trẻ và nhận thấy là răng sữa có mối tương quan rõ về kích thước GX với răng vĩnh viễn; nhưng không đưa ra hệ số tương quan cụ thể (15). Lysell (1960) đã nghiên cứu tổng kích thước i1, i2 và I1, I2 hàm trên và nhận thấy có mối tương quan yếu(9). Jensen và cộng sự (1959) cho rằng hệ số tương quan về kích thước GX cao nhất ở i1, I1 hàm trên(8). Lysell (1957) đo kích thước GX của i1, i2 và I1, I2 cho thấy r thấp; nữ có r cao hơn nam(10). Tương quan kích thước GX giữa răng sữa và răng vĩnh viễn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khớp cắn của bộ răng vĩnh viễn (7). Có rất ít thông tin về mối tương quan kích thước răng giữa bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn thực hiện trên cùng cá thể bởi vì dữ liệu nghiên cứu dọc rất khó thu được. Câu hỏi đặt ra là có mối tương quan về kích thước răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn hay không? Có thể tiên đoán kích thước răng ở bộ răng vĩnh viễn dựa trên kích thước răng ở bộ răng sữa hay không? Mục tiêu nghiên cứu - Đưa ra kích thước răng trung bình và sự khác biệt giới tính ở bộ răng sữa, bộ răng vĩnh viễn. - Xác định mối tương quan kích thước GX, NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn thay thế; giữa m2 và M1. - Thiết lập phương trình dự đoán kích thước răng vĩnh viễn dựa trên kích thước răng sữa. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Mẫu hàm lấy từ bộ sưu tập mẫu hàm tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh Tiêu chuẩn chọn mẫu Mẫu hàm được sử dụng khi răng mọc đầy đủ, không có bất thường hình dạng thân răng, các đỉnh múi, trũng giữa, rãnh mặt nhai không mòn nhiều. Loại khỏi nghiên cứu những mẫu hàm có sai sót do bị vỡ, bọt, các răng bị sâu, bị trám ở mặt bên, xoay lệch Cỡ mẫu: mẫu nghiên cứu gồm 64 bộ mẫu hàm được lấy dấu lúc 3 đến 5 tuổi và 12 đến 14 tuổi của cùng một trẻ; như vậy có 128 mẫu hàm được lấy từ bộ sưu tập nêu trên. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu dọc, phân tích đặc điểm đo đạc. Phương pháp nghiên cứu Kích thước GX, NT các răng sữa, vĩnh viễn được đo theo phương pháp của Moorrees và cs (1957)(12), dùng thước trượt điện tử có độ chính xác 0,01mm nối vào máy tính (kích thước GX là khoảng cách lớn nhất giữa điểm tiếp xúc mặt bên, dùng thước trượt giữ song song mặt nhai và mặt ngoài; kích thước NT là khoảng cách lớn nhất giữa mặt ngoài, mặt trong thân răng, thước được đặt vuông góc với mặt phẳng được xác định đo kích thước GX) (hình 1). Đo đạc kích thước GX, NT các răng trên mẫu hàm bộ răng sữa của trẻ 3 tuổi – 5 tuổi và bộ răng vĩnh viễn trẻ 12 tuổi – 14 tuổi ở hàm trên và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 267 hàm dưới. Kích thước của cặp răng đối xứng được tính trung bình và sử dụng như là kích thước của mỗi loại răng để phân tích thống kê. Xử lý số liệu Dùng tương quan Pearson (r) để phân tích mối tương quan kích thước GX, NT ở hàm trên và hàm dưới: Giữa các răng cùng tên ở răng sữa và vĩnh viễn (ví dụ giữa i1 và I1 ). Giữa m2 và M1. Giữa nhóm răng cửa (gồm i1, i2 và I1, I2). Giữa các răng trước (gồm i1, i2, c và I1, I2, C). Giữa các răng sau (gồm m1, m2 và P1, P2). Giữa loạt răng (gồm i1, i2, c, m1, m2 và I1, I2, C, P1, P2). Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để đánh giá độ kiên định của người đo. Tác giả đo lần đầu các kích thước GX, NT; sau đó đo lại lần hai các kích thước này sau hai tuần trên toàn bộ 128 mẫu hàm nghiên cứu. Đối với mỗi đặc điểm đo đạc, tính hệ số tương quan giữa hai lần đo. Kết quả của hệ số tương quan r đều > 0,8. Hình 1: đo kích thước GX, NT. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Kích thước răng và sự khác biệt giới tính Kích thước GX các răng sữa và sự khác biệt giới tính Ở bộ răng sữa, sự khác biệt giới tính kích thước GX lớn nhất ở c, nhỏ nhất ở m2 (bảng 1). Bảng 1: Kích thước GX (mm) răng sữa và sự khác biệt giới tính. Răng sữa Nam (n=32) TB ± ĐLC Nữ (n=32) TB ± ĐLC % khác biệt Xếp hạng khác biệt Hàm trên i1 6,47 ± 0,29 6,45 ± 0,3 0,15 3 i2 5,27 ± 0,23 5,25 ± 0,2 0,38 2 c 6,48 ± 0,31 6,44 ± 0,35 0,62 1 m1 7,43 ± 0,37 7,42 ± 0,28 0,13 4 m2 8,75 ± 0,3 8,74 ± 0,19 0,11 5 Hàm dưới i1 4,14 ± 0,17 4,12 ± 0,19 0,48 4 i2 4,68 ± 0,25 4,65 ± 0,26 0,44 3 c 5,99 ± 0,27 5,89 ± 0,38 1,7 1 m1 7,7 ± 0,39 7,62 ± 0,26 1,04 2 m2 9,39 ± 0,21 9,36 ± 0,26 0,32 5 Kích thước NT các răng sữa và sự khác biệt giới tính. Ở bộ răng sữa, sự khác biệt giới tính kích thước NT lớn nhất ở c, nhỏ nhất ở m2 (bảng 2). Bảng 2: Kích thước NT (mm) và sự khác biệt giới tính ở răng sữa Răng sữa Nam (n=32) TB ± ĐLC Nữ (n=32) TB ± ĐLC % khác biệt Xếp hạng khác biệt Hàm trên i1 4,91 ± 0,26 4,89 ± 0,13 0,4 3 i2 4,66 ± 0,23 4,63 ± 0,16 0,64 2 c 5,83 ± 0,32 5,78 ± 0,26 0,86 1 m1 8,56 ± 0,35 8,54 ± 0,32 0,23 4 m2 9,68 ± 0,28 9,67 ± 0,23 0,1 5 Hàm dưới i1 3,66 ± 0,24 3,64 ± 0,23 0,54 3 i2 4,22 ± 0,18 4,18 ± 0,24 0,95 2 c 5,22 ± 0,19 5,15 ± 0,2 1,36 1 m1 7,18 ± 0,33 7,16 ± 0,27 0,28 4 m2 8,68 ± 0,28 8,67 ± 0,21 0,12 5 Kích thước GX các răng vĩnh viễn và sự khác biệt giới tính. Ở bộ răng vĩnh viễn, sự khác biệt giới tính kích thước GX lớn nhất ở C, nhỏ nhất ở P2 (bảng 3). Nghiên cứu của Garn (1966)(5) cho thấy giới tính có ảnh hưởng rõ ràng đến kích thước răng và sự khác biệt giới tính rõ nhất ở răng nanh. Các tác giả như Moorrees (1963,1964)(13,14), Black (1978)(1), Garcial-Godoy (1985)(6), Singh (2006)(16) cũng cho nhận xét tương tự. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 268 Bảng 3: kích thước GX (mm) các răng vĩnh viễn và sự khác biệt giới tính. Răng vĩnh viễn Nam (n=32) TB ± ĐLC Nữ (n=32) TB ± ĐLC % khác biệt Xếp hạng khác biệt Hàm trên I1 8,63 ± 0,42 8,61 ± 0,31 0,25 5 I2 6,82 ± 0,46 6,79 ± 0,32 0,44 3 C 8,21 ± 0,21 8,13 ± 0,31 0,98 1 P1 7,34 ± 0,3 7,32 ± 0,23 0,27 4 P2 7,06 ± 0,32 7,05 ± 0,23 0,14 6 M1 10,97 ± 0,42 10,9 ± 0,41 0,64 2 Hàm dưới I1 5,7 ± 0,37 5,69 ± 0,28 0,17 5 I2 6,17 ± 0,33 6,14 ± 0,34 0,48 2 C 7,09 ± 0,3 7,04 ± 0,31 0,71 1 P1 7,43 ± 0,42 7,41 ± 0,41 0,27 4 P2 7,33 ± 0,41 7,32 ± 0,45 0,14 6 M1 11,27 ± 0,43 11,23 ± 0,52 0,35 3 Kích thước NT các răng vĩnh viễn và sự khác biệt giới tính Ở bộ răng vĩnh viễn, sự khác biệt giới tính kích thước NT lớn nhất ở C, nhỏ nhất ở P2 (bảng 4). Bảng 4: Kích thước NT (mm) các răng vĩnh viễn và sự khác biệt giới tính Răng vĩnh viễn Nam (n=32) TB ± ĐLC Nữ (n=32) TB ± ĐLC % khác biệt Xếp hạng khác biệt Hàm trên I1 7,35 ± 0,4 7,3 ± 0,52 0,77 3 I2 6,49 ± 0,37 6,43 ± 0,27 0,93 2 C 8,44 ± 0,31 8,36 ± 0,4 0,96 1 P1 9,55 ± 0,3 9,52 ± 0,26 0,31 5 P2 9,38 ± 0,37 9,36 ± 0,15 0,21 6 M1 11,38 ± 0,53 11,33 ± 0,35 0,44 4 Hàm dưới I1 5,99 ± 0,36 5,97 ± 0,33 0,17 4 I2 6,34 ± 0,3 6,29 ± 0,37 0,48 3 C 7,99 ± 0,33 7,82 ± 0,41 0,71 1 P1 8,31 ± 0,36 8,29 ± 0,26 0,27 5 P2 8,74 ± 0,38 8,73 ± 0,21 0,14 6 M1 10,75 ± 0,32 10,58 ± 0,28 0,35 2 Tương quan kích thước răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn Tương quan kích thước GX giữa răng sữa và răng vĩnh viễn r thấp nhất là 0,45 (p<0,01) ở cặp m2 và P2 hàm trên; r cao nhất là 0,73 (p<0,001) ở cặp m1 và P1 hàm trên (bảng 5). Bảng 5: r kích thước GX giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Hàm trên Hàm dưới Nam (n=32) Nữ (n=32) Chung (n=64) Nam (n=32) Nữ (n=32) Chung (n=64) i1 – I1 0,76*** 0,64*** 0,7*** 0,65*** 0,53*** 0,59*** i2 – I2 0,67*** 0,6*** 0,64*** 0,56*** 0,61*** 0,58*** c – C 0,62*** 0,61*** 0,61*** 0,63*** 0,67*** 0,64*** m1 – P1 0,72*** 0,76*** 0,73*** 0,62*** 0,7*** 0,64*** m2 – P2 0,47** 0,41** 0,45** 0,6*** 0,58*** 0,59*** m2 – M1 0,69*** 0,55*** 0,62*** 0,61*** 0,62*** 0,62*** *** : p < 0,001; ** : p < 0,01 Có nhiều nghiên cứu về mối tương quan kích thước GX giữa răng sữa và răng vĩnh viễn trên các cộng đồng khác nhau. r thay đổi rất nhiều giữa các tác giả, mức độ thay đổi của r khác với zero và theo chiều hướng dương (bảng 6); như vậy nói chung răng sữa có kích thước thân răng nhỏ thì răng vĩnh viễn thay thế cũng nhỏ và ngược lại. Bảng 6: r kích thước GX giữa răng sữa và răng viễn hàm trên ở các nhóm. Tác giả i1 - I1 i2 – I2 c - C m1- P1 m2 – P2 Moorrees 1957 (Bắc Mỹ) (12) 0,6*** 0,32* 0,3* 0,31* 0,4** Yuen 1996 (Hongkong) (17) 0,6*** 0,4** 0,5** 0,6*** 0,6*** Brown 1980 (Úc bản địa) (2) 0,57** 0,54** 0,25* 0,36* 0,44** Lysell 1982 (Thụy điển) (11) 0,53** 0,27* 0,36* 0,42** 0,41** Garn 1977 (Mỹ)(4) 0,5** 0,23* 0,25* 0,61*** 0,43** H.K.Khang 2010 (Việt) 0,7*** 0,64*** 0,61*** 0,73*** 0,45** *** : p < 0,001; ** : p < 0,01; * : p < 0,05 Theo Garn (1977) (4), r đạt giá trị thấp nhất ở cặp c và C hàm dưới (bảng 7). Bảng 7: r kích thước GX giữa răng sữa và răng viễn hàm dưới ở các nhóm. Tác giả i1 - I1 i2 – I2 c - C m1- P1 m2 – P2 Moorrees 1957 (Bắc Mỹ) (12) 0,4** 0,37* 0,3* 0,47** 0,4** Yuen 1996 (Hongkong) (17) 0,55** 0,5** 0,25* 0,4** 0,55** Brown 1980 (Úc bản địa) (2) 0,52** 0,38* 0,35* 0,45** 0,42** Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 269 Tác giả i1 - I1 i2 – I2 c - C m1- P1 m2 – P2 Lysell 1982 (Thụy điển) (11) 0,43** 0,42** 0,42** 0,34* 0,43** Garn 1977 (Mỹ) (4) 0,49** 0,47** 0,28* 0,32** 0,51** H.K.Khang 2010 (Việt) 0,59*** 0,58*** 0,64*** 0,64*** 0,59** *** : p < 0,001; ** : p < 0,01; * : p < 0,05 r giữa m2 và M1 lớn hơn r giữa m2 và P2 thay thế (0,62 so với 0,45 đối với kích thước GX hàm trên) (bảng 5), điều đó cho thấy tuy M1 không phải là răng thay thế m2 nhưng là răng tương đồng đáng kể về hình dạng, kích thước với m2 (Clinch (2007)(3). Phương trình dự đoán kích thước GX M1 hàm trên: y = 1,00 x + 2,18 trong đó y là kích thước GX M1 hàm trên, x là kích thước GX m2 hàm trên. Đồ thị 1: phương trình dự đoán và đồ thị biểu diễn kích thước GX M1 hàm trên. Phương trình dự đoán kích thước GX M1 hàm dưới: y = 1,25 x - 0,48 trong đó y là kích thước GX M1 hàm dưới, x là kích thước GX m2 hàm dưới. Đồ thị 2: phương trình dự đoán và đồ thị biểu diễn kích thước GX M1 hàm dưới. Tương quan kích thước NTgiữa răng sữa và răng vĩnh viễn r thấp nhất là 0,52 (p<0,001) ở cặp i1 và I1 hàm trên, r cao nhất là 0,71 (p<0,001) ở cặp i2, c và I2, C hàm dưới (bảng 8). Bảng 8: r kích thước NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Hàm trên Hàm dưới Nam (n=32) Nữ (n=32) Chung (n=64) Nam (n=32) Nữ (n=32) Chung (n=64) i1 – I1 0,59*** 0,53*** 0,52*** 0,67*** 0,57*** 0,62*** i2 – I2 0,55*** 0,69*** 0,6*** 0,68*** 0,74*** 0,71*** c – C 0,64*** 0,69*** 0,65*** 0,63*** 0,77*** 0,71*** m1 – P1 0,63*** 0,62*** 0,63*** 0,57*** 0,53*** 0,55*** m2 – P2 0,64*** 0,62** 0,61*** 0,58*** 0,49*** 0,55*** m2 – M1 0,71*** 0,65*** 0,68*** 0,6*** 0,53*** 0,57*** *** : p < 0,001; ** : p < 0,01 r kích thước NT thay đổi rất nhiều giữa các nhóm. Theo Garn, 1977 (4) r kích thước NT thấp nhất là 0,11 ở cặp c và C hàm trên (bảng 9). Bảng 9: r kích thước NT giữa răng sữa và răng viễn hàm trên ở các nhóm. Tác giả i1 - I1 i2 – I2 c - C m1- P1 m2 – P2 Brown 1980 (Úc bản địa) (2) 0,56** 0,31* 0,41** 0,41** 0,58** Garn 1977 (Mỹ) (4) 0,42** 0,27* 0,11* 0,44** 0,34* H.K.Khang 2010 (Việt) 0,52*** 0,6*** 0,65*** 0,63*** 0,61** *** : p < 0,001; ** : p < 0,01; * : p < 0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 270 Theo Brown (1980) (2), r đạt giá trị cao nhất là 0,62 ở i2 và I2 hàm dưới (bảng 10). Bảng 10: r kích thước NT giữa răng sữa và răng viễn hàm dưới ở các nhóm. Tác giả i1 - I1 i2 – I2 c - C m1- P1 m2 – P2 Brown 1980 (Úc bản địa) (2) 0,53** 0,62*** 0,42** 0,47** 0,6** Garn 1977 (Mỹ) (4) 0,18* 0,27* 0,27* 0,39* 0,44** H.K.Khang 2010 (Việt) 0,62*** 0,71*** 0,71*** 0,55*** 0,57** *** : p < 0,001; ** : p < 0,01; * : p < 0,05 r kích thước giữa m2 và M1 lớn hơn r giữa m2 và răng thay thế nó (P2) (ở hàm trên r = 0,68 (p<0,001) so với r = 0,61 (p<0,001); ở hàm dưới r = 0,57 (p<0,001) so với r = 0,55 (p<0,001)) (bảng 8). Có mối tương quan cao về kích thước của nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn: Đối với kích thước GX: ở hàm trên, thấp nhất r = 0,73 (p<0,001); cao nhất r = 0,81 (p<0,001); ở hàm dưới, thấp nhất r = 0,7 (p<0,001); cao nhất r = 0,8 (p<0,001) (bảng 11). Bảng 11: r kích thước GX nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Nhóm răng Hàm trên Hàm dưới Nam (n=32) Nữ (n=32) Chung (n=64) Nam (n=32) Nữ (n=32) Chung (n=64) i1,i2 – I1,I2 0,81*** 0,71*** 0,77*** 0,77*** 0,69*** 0,74*** i1,i2,c– I1,I2,C 0,8*** 0,72*** 0,75*** 0,8*** 0,77*** 0,77*** m1,m2-P1,P2 0,73*** 0,74*** 0,73*** 0,69*** 0,75*** 0,7*** i1,i2,c,m1,m2- I1,I2,C,P1,P2 0,83*** 0,79*** 0,81*** 0,8*** 0,8*** 0,8*** *** : p < 0,001 Đối với kích thước NT: ở hàm trên, thấp nhất r = 0,69 (p<0,001), cao nhất r = 0,85 (p<0,001); ở hàm dưới, thấp nhất r = 0,59 (p<0,001), cao nhất r = 0,81 (p<0,001) (bảng 12). Bảng 12: r kích thước NT nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Nhóm răng Hàm trên Hàm dưới Nam (n=32) Nữ (n=32) Chung (n=64) Nam (n=32) Nữ (n=32) Chung (n=64) i1,i2 – I1,I2 0,71*** 0,75*** 0,69*** 0,71*** 0,8*** 0,76*** i1,i2,c– I1,I2,C 0,73*** 0,82*** 0,73*** 0,74*** 0,85*** 0,81*** m1,m2-P1,P2 0,7*** 0,72*** 0,7*** 0,6*** 0,58*** 0,59*** i1,i2,c,m1,m2- I1,I2,C,P1,P2 0,85*** 0,84*** 0,85*** 0,76*** 0,86*** 0,81*** *** : p < 0,001 Nói chung r kích thước nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn luôn lớn hơn r của từng răng. Phương trình dự đoán kích thước GX I1,I2,C,P1,P2 hàm trên (đồ thị 3). y = 0,88x + 7,73 trong đó y là kích thước GX I1,I2,C,P1,P2 hàm trên; x là kích thước GX i1,i2,c,m1,m2 hàm trên. Đồ thị 3: phương trình dự đoán và đồ thị biễu diễn kích thước GX I1,I2,C,P1,P2 hàm trên KẾT LUẬN Mức độ tương quan kích thước GX, NT giữa răng sữa và răng vĩnh viễn thay đổi ở các răng trong cùng bộ răng. Hệ số tương quan kích thước GX, NT giữa m2 và M1 cao hơn hệ số tương quan giữa m2 và răng thay thế nó (P2). Hệ số tương quan kích thước của nhóm răng, loạt răng giữa răng sữa và răng vĩnh viễn luôn luôn lớn hơn hệ số tương quan của từng răng. Sự tiên đoán kích thước của từng răng vĩnh viễn dựa trên kích thước của từng răng sữa ít có giá tri hơn sự tiên đoán kích thước của nhóm răng, loạt răng vĩnh viễn dựa trên kích thước của nhóm răng, loạt răng sữa đã biết. Sự khác biệt giới tính kích thước GX, NT cao nhất ở răng nanh ở cả hai bộ răng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Black III T. K. (1978). “Sexual dimorphism in the tooth crown diameters of the deciduos teeth”. Amer. J. of Phys. Anthr.21: 141-164. 2. Brown T., Margetts B., Townsend GC., (1980). “Correlations between crown diamerters of the deciduous and permanent Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 271 teeth of Australian Aboriginals”. Australian Dental Journal, august, vol.25, No 219-223. 3. Clinch L.M. (2007). “A longitudinal study of the mesiodistal crown diameters of th
Tài liệu liên quan