Giá trị của axít Hyaluronic trong chẩn đoán không xâm lấn xơ gan còn bù

Mở đầu: Do những hạn chế của sinh thiết gan, phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng không xâm lấn, ngày càng được chú ý và phát triển trong chẩn đoán xơ gan. Axit Hyaluronic (AH), một polysaccharide cao phân tử quan trọng trong cơ chế bệnh sinh xơ gan, cho thấy có giá trị trong chẩn đoán xơ gan và làm tăng giá trị của một mô hình chẩn đoán không xâm lấn trong chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù. Mục tiêu: Đánh giá giá trị của Axit Hyaluronic, từ đó xây dựng một mô hình chẩn đoán không xâm lấn để chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: 48 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh gan mạn tính nhập viện tại khoa Tiêu hóa – Gan mật, bệnh viện Chợ Rẫy được đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được sinh thiết gan, khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thường làm trong chẩn đoán xơ gan và định lượng Axit Hyaluronic trong máu. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có ý nghĩa trong chẩn đoán xơ gan còn bù là: sao mạch, lòng bàn tay son, thời gian Prothrombin kéo dài, bờ gan không đều và lách to trên siêu âm. Nồng độ Axit Hyaluronic (AH) trong máu khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm xơ gan và không xơ gan (349,93±447,47 ng/ml so với 73,37±76,85 ng/ml, p=0,00). Tại giá trị cắt 60 ng/ml, AH có độ nhạy 89,7%, độ đặc hiệu là 63,2%, giá trị tiên đoán dương 78,8%, giá trị tiên đoán âm 80%. AH có mối tương quan thuận mức độ mạnh với mức độ xơ hóa gan. Khi kết hợp AH và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng có ý nghĩa trong chẩn đoán xơ gan tìm được trong nghiên cứu thì mô hình chẩn đoán xơ gan không xâm lấn này có độ nhạy là 89,7%, độ đặc hiệu 84,2%, giá trị tiên đoán dương 89,7%, giá trị tiên đoán âm 84,2%. Kết luận: Axit Hyaluronic là dấu ấn sinh hóa có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán xơ gan. Mô hình không xâm lấn có sử dụng Axit Hyaluronic cho thấy có giá trị trong chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của axít Hyaluronic trong chẩn đoán không xâm lấn xơ gan còn bù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 296 GIÁ TRỊ CỦA AXÍT HYALURONIC TRONG CHẨN ĐOÁN KHÔNG XÂM LẤN XƠ GAN CÒN BÙ Lâm Hoàng Cát Tiên*, Bùi Hữu Hoàng*, Phan Thị Danh**, Đặng Vạn Phước* TÓM TẮT Mở đầu: Do những hạn chế của sinh thiết gan, phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng không xâm lấn, ngày càng được chú ý và phát triển trong chẩn đoán xơ gan. Axit Hyaluronic (AH), một polysaccharide cao phân tử quan trọng trong cơ chế bệnh sinh xơ gan, cho thấy có giá trị trong chẩn đoán xơ gan và làm tăng giá trị của một mô hình chẩn đoán không xâm lấn trong chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù. Mục tiêu: Đánh giá giá trị của Axit Hyaluronic, từ đó xây dựng một mô hình chẩn đoán không xâm lấn để chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: 48 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh gan mạn tính nhập viện tại khoa Tiêu hóa – Gan mật, bệnh viện Chợ Rẫy được đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được sinh thiết gan, khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thường làm trong chẩn đoán xơ gan và định lượng Axit Hyaluronic trong máu. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có ý nghĩa trong chẩn đoán xơ gan còn bù là: sao mạch, lòng bàn tay son, thời gian Prothrombin kéo dài, bờ gan không đều và lách to trên siêu âm. Nồng độ Axit Hyaluronic (AH) trong máu khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm xơ gan và không xơ gan (349,93±447,47 ng/ml so với 73,37±76,85 ng/ml, p=0,00). Tại giá trị cắt 60 ng/ml, AH có độ nhạy 89,7%, độ đặc hiệu là 63,2%, giá trị tiên đoán dương 78,8%, giá trị tiên đoán âm 80%. AH có mối tương quan thuận mức độ mạnh với mức độ xơ hóa gan. Khi kết hợp AH và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng có ý nghĩa trong chẩn đoán xơ gan tìm được trong nghiên cứu thì mô hình chẩn đoán xơ gan không xâm lấn này có độ nhạy là 89,7%, độ đặc hiệu 84,2%, giá trị tiên đoán dương 89,7%, giá trị tiên đoán âm 84,2%. Kết luận: Axit Hyaluronic là dấu ấn sinh hóa có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán xơ gan. Mô hình không xâm lấn có sử dụng Axit Hyaluronic cho thấy có giá trị trong chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù. Từ khóa: axit hyaluronic, chẩn đoán không xâm lấn, xơ gan ABSTRACT VALUE OF HYALURONIC ACID IN NON-INVASIVE DIAGNOSIS OF COMPENSATED CIRRHOSIS Lam Hoang Cat Tien, Bui Huu Hoang, Phan Thi Danh, Dang Van Phuoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 296 - 302 Background: Because of limitations in biopsy procedure, non-invasive method had been developed to diagnose cirrhosis. Hyaluronic Acid, an important polysaccharide in the pathophysiology of the cirrhotic liver, had been evaluated as a valuable biomarker and could elevate the diagnostic value of a non-invasive assessment model in diagnosis of compensated cirrhosis. Objectives: We evaluated the diagnostic value of serum Hyaluronic acid itself and then constructed a non- invasive assessment model to diagnose compensated cirrhosis. Method: A total of 48 patients with chronic liver diseases who underwent percutaneous liver biopsy were *: Bộ môn Nội Tổng Quát – Đại học Y Dược TPHCM **: Khoa Sinh Hóa bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS Lâm Hoàng Cát Tiên ĐT: 0937 360 960 Email: tienlamdr@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 297 prospectively analyzed. All the epidemic characteristics, clinical signs and symptoms, laboratory and imaging findings including serum Hyaluronic Acid were assessed at the time of liver biopsy. Results: Clinical and laboratory findings which were significantly different in cirrhotic group included: spider angiomata, palmar erythema, prolonged Prothrombin time, uneven liver border and splenomegaly on ultrasound and elevated serum hyaluronic acid. Serum Hyaluronic Acid levels were statistically higher in patients with liver cirrhosis compared to non-cirrhotic group (Mean 349.93±447.47 ng/ml compared to 73.37±76.85 ng/ml, p=0.00). At the cut-off value of 60 ng/ml, Hyaluronic acid had the sensitivity, specificity, PPV and NPV of 89.7%, 63.2%, 78.8%, and 80% respectively. There was a significant correlation between Hyaluronic Acid and fibrosis stage (p=0.00). Combining to other clinical and laboratory findings, the non- invasive diagnostic model had a 84.2% specificity, 89.7% sensitivity, 89.7% PPV and 84.2% NPV. Conclusion: Hyaluronic acid is a good biomarker to diagnose liver cirrhosis with high sensitivity and specificity. The non-invasive diagnostic model we found using Hyaluronic acid is valuable in diagnosis compensated liver cirrhosis. Keywords: hyaluronic acid, non-invasive diagnosis, cirrhosis MỞ ĐẦU Xơ gan thuộc nhóm các nguyên nhân bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới(17,19). Tại Việt Nam, xơ gan đang có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong ngày càng tăng(1,2,18). Đa số bệnh nhân xơ gan không được phát hiện bệnh đúng lúc. Có những bệnh nhân khi phát hiện bệnh đã có những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong ngay trong lần đầu nhập viện. Việc điều trị xơ gan đã có biến chứng rất tốn kém và không hiệu quả. Nếu phát hiện sớm, loại bỏ nguyên nhân, điều trị tích cực, có thể đưa đến sự hồi phục của gan(9,15). Điều đó cho thấy vấn đề chẩn đoán sớm xơ gan là rất quan trọng trong quá trình theo dõi bệnh nhân bệnh gan mạn tính. Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xơ gan là mô học, thông qua sinh thiết gan. Thế nhưng, sinh thiết gan là một thủ thuật xâm lấn, có nhiều hạn chế như: cách tính điểm mô học chưa được thống nhất và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, chi phí còn cao, bệnh nhân không dễ chấp nhận, biến chứng có thể từ nhẹ như đau, đến nặng hơn như nhiễm trùng, máu tụ trong gan, xuất huyết nội, thậm chí tử vong(1,4). Chẩn đoán xơ gan không xâm lấn là phương pháp sử dụng các yếu tố lâm sàng, xét nghiệm máu, hình ảnh học và đặc biệt là các chất đánh dấu xơ hóa gan trong máu như PIIINP, α2- macroglobulin, haptoglobin, γ-globulin, apolipoprotein A1, TIMP-1, axit hyaluronicđang là khuynh hướng được chú ý và nghiên cứu sâu rộng hiện nay(9,11,13,16). Trong đó, axit hyaluronic được đánh giá là biến số chính xác nhất cho độ nặng của quá trình xơ hoá gan vì có liên quan mạnh với giai đoạn mô học của nhu mô gan(5,10,13,14). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra các biến số không xâm lấn có ý nghĩa, đặc biệt, đánh giá giá trị của axit hyaluronic trong chẩn đoán xơ gan, từ đó xây dựng một mô hình chẩn đoán không xâm lấn để chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang phân tích, tiền cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân nội và ngoại trú của khoa Nội Tiêu hóa – Gan mật, bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán có bệnh lý chủ mô gan mạn (thể hiện qua kết quả xét nghiệm men gan tăng hoặc các dấu ấn nhiễm vi rút viêm gan B, C dương tính từ 6 tháng trở lên và / hoặc siêu âm bụng 2 chiều thông thường mới thực hiện kết luận có bệnh lý chủ mô gan mạn) chưa có báng bụng và các biến chứng nhiễm trùng dịch báng, hôn mê gan, hội chứng gan thận, không có tình trạng bệnh lý cấp tính nặng kèm theo và không có chống chỉ định sinh thiết gan. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 298 Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân xơ gan mất bù, xơ gan có biến chứng, đang có tình trạng bệnh cấp tính nặng kèm theo, không đồng ý sinh thiết gan hay được sinh thiết gan mà mẫu bệnh phẩm thu được không đạt yêu cầu. Bệnh nhân được khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu đánh giá chức năng gan, các dấu ấn virút viêm gan, nội soi thực quản- dạ dày, siêu âm bụng hai chiều, định lượng axit hyaluronic trong máu và sinh thiết gan dưới hướng dẫn siêu âm hai chiều. Dựa trên kết quả giải phẫu bệnh, bệnh nhân được phân 2 nhóm: không xơ gan hoặc xơ gan. Tất cả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đã thu thập được phân tích, so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân. Các dữ liệu thu được được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 11.5 chạy trên hệ điều hành Windows. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 20/10/2005 đến 7/6/2006 có 48 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 46 ± 13 tuổi, trong đó, 34 bệnh nhân nam, 14 bệnh nhân nữ, tỉ lệ nam:nữ = 2,4: 1. Nguyên nhân xơ gan do rượu (58,3%), VGVR B (33,3%), VGVR C (8,3%). Nguyên nhân phối hợp gặp nhiều hơn, trong đó, rượu và VRVG B có tần số cao nhất (27,1%). Có 9 trường hợp không xác định được nguyên nhân. Thực hiện sinh thiết gan, số khoảng cửa của mẫu bệnh phẩm thu được tối thiểu là 3, tối đa là 11 khoảng cửa. Số khoảng cửa trung bình là 5,79 ± 2,41. Với kết quả giải phẫu bệnh có được sau sinh thiết gan, bệnh nhân trong nghiên cứu được phân thành hai nhóm:nhóm không xơ gan có điểm phân giai đoạn xơ hóa từ 0 đến 4 điểm gồm 19 bệnh nhân; nhóm xơ gan có điểm phân giai đoạn xơ hóa là 5 và 6 điểm gồm 29 bệnh nhân. Bảng 1. So sánh đặc điểm dịch tễ học Đặc điểm NC Không xơ gan Xơ gan p Tuổi 46 43,74 47,28 0,69 Giới 2,4:1 11:8 23:6 0,11 Uống rượu 28 9 19 0,21 VGVR B 23 9 14 0,95 VGVR C 10 2 8 0,15 Bảng 2. So sánh đặc điểm lâm sàng Dữ kiện Số bệnh nhân Không xơ gan Xơ gan p Lú lẩn nhẹ, rối loạn giấc ngủ 2 0 2 0,24 Sạm da 12 6 6 0,39 Vàng kết mạc 12 2 10 0,06 Sao mạch 16 3 13 0,03 Lòng bàn tay son 10 0 10 0,004 Tuần hoàn bàng hệ 2 0 2 0,24 Gan to 1 1 0 0,21 Lách to 1 0 1 0,41 Bảng 3. So sánh đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm cận lâm sàng Số bệnh nhân Không xơ gan Xơ gan p Tiểu cầu giảm Thời gian Prothrombine kéo dài Tăng Bilirubine Tăng AST Tăng ALT Tỉ lệ AST/ALT > 1 Giảm Albumine máu Tỉ lệ A/G < 1 Bờ gan không đều Độ phản âm nhu mô gan thô Lách to trên siêu âm Bờ gan không đều và độ phản âm gan thô Có 3 triệu chứng siêu âm về gan và lách Dãn tĩnh mạch thực quản Dãn tĩnh mạch tâm phình vị Dãn tĩnh mạch thực quản và tâm phình vị 26 17 20 36 18 17 8 13 26 44 10 24 7 27 8 5 8 2 5 11 5 12 2 4 7 17 1 7 1 8 2 2 18 15 15 25 13 5 6 9 19 27 9 17 6 19 6 3 0,17 0,004 0,08 0,2 0,3 0.1 0,36 0,45 0,049 0,66 0,03 0,06 0,14 0,11 0.36 0,98 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 299 Bảng 4. Hệ số tương quan giữa các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng với mức độ tổn thương mô học Triệu chứng Spearman rho p Sao mạch 0,32 0,025 Lòng bàn tay son 0,47 0,001 Thời gian Prothrombine kéo dài 0,50 0,000 Bờ gan không đều 0,43 0,002 Lách to trên siêu âm 0,22 0,128 Bảng 5. Nồng độ Axit Hyaluronic trung bình NC Không xơ gan Xơ gan p 240,46±374,47 73,37±76,85 349,93±447,47 0,00 Bảng 6.Điểm cắt Axit Hyaluronic và giá trị chẩn đoán Tại điểm cắt Axit Hyaluronic = 60 ng/ml, độ nhạy 89,7%, độ đặc hiệu 63,2%. Giá trị tiên đoán dương 78,8%. Giá trị tiên đoán âm 80%, diện tích dưới đường cong AUROC = 0,819 Với hệ số Spearman rho r = 0,63 Axit Hyaluronic có tương quan thuận mức độ mạnh với độ tổn thương mô học của gan (p = 0,00 < 0,01 ). Sử dụng các yếu tố khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm xơ gan và không xô gan, lập thành hai mô hình chẩn đoán có và không có biến số Axit Hyaluronic: Bảng 7.Hai mô hình chẩn đoán Mô hình A Mô hình B - Sao mạch - Lòng bàn tay son - Prothrombine kéo dài - Bờ gan không đều - Lách to - Sao mạch - Lòng bàn tay son - Prothrombine kéo dài - Bờ gan không đều - Lách to -Tăng axit hyaluronic trong máu - Mô hình A: có sự khác nhau giữa hai nhóm với p = 0,006 < 0,01. - Mô hình B: có sự khác nhau giữa hai nhóm với p = 0,001 < 0,01. Bảng 8. Giá trị chẩn đoán của hai mô hình A và B Mô hình Độ nhạy Độ đặc hiệu Giá trị tiên đoán dương Giá trị tiên đoán âm A 75,9 84,2 88 69,6 B 89,7 84,2 89,7 84,2 BÀN LUẬN Triệu chứng LS, CLS NC của chúng tôi cho thấy giá trị không cao của các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thông thường đánh giá chức năng gan khi dùng đơn độc trong chẩn đoán xơ gan. Các triệu chứng sao mạch, lòng bàn tay son, thời gian Prothrombin kéo dài, bờ gan không đều, lách to trên siêu âm tuy có khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa 2 nhóm nhưng sự tương quan với mức độ xơ hóa gan chỉ ở mức yếu đến trung bình. Điều này tương tự kết quả nghiên cứu của Oberti(13), Gordon(6), Lu(9) và cộng sự khi họ kết luận rằng không có mô hình tiên đoán xơ gan nào chỉ sử dụng những triệu chứng lâm sàng. Các nghiên cứu khác về phương pháp chẩn đoán xơ gan không xâm lấn của Nezam(11) và Scott(16) cũng cho rằng triệu chứng lâm sàng đơn độc không có ý nghĩa trong chẩn đoán xơ gan. Axit Hyaluronic Axit hyaluronic, còn gọi là hyaluronate hay hyaluronan, là một glycosaminoglycan, polysaccharide cao phân tử được xếp vào nhóm chất đánh dấu xơ hóa gan trực tiếp, liên quan đến cả sự lắng đọng và đào thải chất nền ngoại bào, hai hiện tượng quan trọng trong quá trình xơ hóa. Mc Hutchinson(10) và cộng sự trong nghiên cứu năm 2000 đã cho rằng axit hyaluronic > 60 ng/ml là yếu tố tiên đoán xơ gan với độ chính xác trung bình và axit hyaluronic < 60 ng/ml là yếu tố tiên đoán âm của xơ gan với độ chính xác cao. Tương tự, Plevris(14) và cộng sự cũng kết luận nồng độ axit hyaluronic cao hơn có ý nghĩa trong nhóm bệnh nhân xơ gan, không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ axit hyaluronic giữa các nhóm nguyên nhân xơ gan với nhau và nồng độ axit hyaluronic tăng tỉ lệ với độ nặng Điểm chặn Độ nhạy Độ đặc hiệu 1- Độ đặc hiệu Chỉ số Youden 55 0,897 0,526 0,474 0,423 60 0,897 0,632 0,368 0,529 75 0,897 0,79 0,21 0,687 80 0,862 0,79 0,21 0,652 90 0,79 0,79 0,21 0,58 100 0,69 0,79 0,21 0,48 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 300 của xơ gan. Tuy nhiên, Plevris chọn giá trị cắt là 100 ng/ml. Với giá trị này, axit hyaluronic có độ nhạy 83%, độ đặc hiệu 78%. Khi giá trị cắt là 300 ng/ml, axit hyaluronic đạt độ đặc hiệu khá cao, đến 96%(14). Adam Gordon(6) cũng kết luận nồng độ axit hyaluronic cao một cách rõ rệt trong nhóm bệnh nhân xơ gan. Ông cho rằng 60 ng/ml là điểm cắt tốt nhất với độ nhạy 78%, độ đặc hiệu 86%, giá tri tiên đoán dương 62%. Và việc kết hợp các dữ kiện lâm sàng, cận lâm sàng không xâm lấn và axit hyaluronic làm tăng giá trị tiên đoán dương lên 75% mà không làm giảm độ nhạy hay độ đặc hiệu. Lu(9) và cộng sự cũng cho rằng nồng độ axit hyaluronic có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm xơ gan và không xơ gan (p < 0,01) với độ nhạy 60%, độ đặc hiệu 90%. Nghiên cứu này nhận định axit hyaluronic là một xét nghiệm nhạy và chính xác để xác định độ nặng tổn thương gan cả khi đánh giá sự viêm và xơ hóa. Khi phối hợp axit hyaluronic và các chất đánh dấu sự xơ hóa khác như tiền peptide đầu tận N của tiền collagen type III (PIIINP), chất ức chế mô của metalloproteinase type 1 (TIMP), PGA (chỉ số Prothrombine - gamma glutamyl transferase - apolipoprotein A1), PGAA (chỉ số PGA và α2- macroglobuline) làm tăng mức độ chính xác của chẩn đoán. Ngoài ra axit hyaluronic còn là thông số chính xác để chẩn đoán xơ gan giai đoạn sớm với độ đặc hiệu và mức chính xác lần lượt là 90% và 85%(9). Oberti(13) so sánh PIIINP, axit hyaluronic, Laminin, và TGF- ở 243 bệnh nhân có bệnh gan do rượu và do virút. Tác giả kết luận, axit hyaluronic có độ chẩn đoán chính xác tốt nhất (86%). Trị số axit hyaluronic < 60 mg/L được dùng để làm tiêu chuẩn loại trừ những bệnh nhân xơ gan hoặc xơ hóa gan nặng với giá trị tiên đoán lần lượt là 99% và 93%. Trị số axit hyaluronic thấp có vai trò quan trọng trong xác định những bệnh nhân xơ hóa giai đoạn đầu và do đó, giảm nhu cầu sinh thiết gan ở nhóm bệnh nhân này. Tác giả cho rằng axit hyaluronic là biến số nhạy nhất trong tầm soát xơ gan(13). Kaneda(7) và cộng sự nghiên cứu trên những bệnh nhân gan thoái hóa mỡ nhẹ cho đến xơ gan, cho thấy, tại giá trị cắt 42 ng/ml, axit hyaluronic có giá trị chẩn đoán bệnh nhân không có xơ hoá gan nặng với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 89%, giá trị tiên đoán âm tính xơ gan là 100%. So với Oberti(13) với giá trị cắt thấp hơn, Kaneda đạt độ nhạy và độ đặc hiệu tốt hơn trong chẩn đoán loại trừ xơ hóa gan nặng, đó là điều có thể giải thích được. Yilmaz(20) và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên những bệnh nhân viêm gan virút mạn tính, với giá trị cắt mới là 154 ng/ml, axit hyaluronic đạt độ đặc hiệu 100%, giá trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên đoán âm 90% cho chẩn đoán xơ gan. Đó thực sự là những đặc điểm lý tưởng, có thể nói gần như tuyệt đối, cho một xét nghiệm chẩn đoán xác định. Như vậy, thiết lập 2 giá trị cắt, axit hyaluronic cho thấy vai trò đáng chú ý trong cả tầm soát và chẩn đoán xác định xơ gan. Khan JA và cộng sự cũng thực hiện một nghiên cứu trên 100 bệnh nhân viêm gan mạn năm 2007(8) cùng thời gian với nghiên cứu của Yilmaz. Tương tự nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Khan vẫn chọn giá trị cắt của axit hyaluronic là 60 ng/ml và đối tượng nghiên cứu là bệnh gan mạn tính, bao gồm nhiều nguyên nhân. Điểm mạnh trong nghiên cứu của Khan là có nhóm 50 đối tượng nghiên cứu khoẻ mạnh, bình thường làm nhóm chứng. Kết quả, axit hyaluronic khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm bệnh nhân, độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm này lần lượt là 78,4% và 80,9% và có sự tương quan thuận mức độ mạnh giữa nồng độ axit hyaluronic trong máu và mức độ xơ hóa gan theo mô học(8). Nghiên cứu của Zhang(21) và cộng sự năm 2008 đánh giá vai trò của axit hyaluronic trên nhóm bệnh nhân viêm gan virút B mạn tính và kết luận axit hyaluronic, cùng với chỉ số APRI, có thể chẩn đoán xơ hóa mức độ trung bình đến nặng, tương ứng điểm giai đoạn xơ hóa từ 2 đến 4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 301 Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi trị số axit hyaluronic chọn làm điểm cắt tăng dần về phía trị số 75 thì độ nhạy không đổi, độ đặc hiệu tăng dần. Khi tăng hơn giá trị 75, độ đặc hiệu không tăng thêm mà độ nhạy giảm rõ. Chỉ số Youden cao nhất tại giá trị axit hyaluronic = 75 ng/ml, với độ nhạy 89,7%, độ đặc hiệu 79%. Để chứng minh ưu điểm của giá trị cắt này, chúng tôi nghĩ cần nghiên cứu rộng và sâu hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với hệ số tương quan r = 0,63, axit hyaluronic có tương quan thuận mức độ mạnh với độ tổn thương mô học của gan (p = 0,000 < 0,01). Trong cả nghiên cứu của Plevris(14), Felix(5) và cộng sự và của chúng tôi, axit hyaluronic đều cho thấy sự tương quan mạnh với giai đoạn xơ hoá Mức tương quan thuận mức độ mạnh giữa axit hyaluronic và điểm phân bậc xơ hoá gan có thể xem là ưu điểm nổi bật để xét nghiệm này được xét đến khi theo dõi các bệnh nhân bệnh gan mạn. Nhất là khi các nghiên cứu về các thuốc chống xơ hóa bắt đầu được phát triển, axit hyaluronic sẽ là phương tiện đắc lực để theo dõi đáp ứng điều trị và nghiên cứu tìm liều điều trị lý tưởng. Trong những năm gần đây, axit hyaluronic được nghiên cứu chuyên biệt hơn, trên từng nhóm bệnh nhân, và mở rộng hơn, đánh giá các giá trị khác của axit hyaluronic như giá trị tiên lượng bệnh, giá trị chẩn đoán khi phối hợp với các dấu hiệu, triệu chứng khác. Nghiên cứu của Crawford và cộng sự(3) tại Úc năm 2009 thực hiện trên bệnh nhân bệnh gan mạn do ứ sắt di truyền. Trên những bệnh nhân có nồng độ ferritin > 1 000 microgram/L, axit hyaluronic > 46,5 ng/ml có độ nhạy và độ đặc hiệu tuyệt đối 100% khi chẩn đoán xơ gan(3). Nghiên cứu mới nhất về axit hyaluronic được công bố tháng 06 năm 2010 của Nunes và cộ
Tài liệu liên quan