Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và mối tương quan giữa kiểu gãy sau
chấn thương với biểu hiện lâm sàng bệnh nhân chấn thương xương thái dương.
Phương pháp nghiên cứu: Là nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, cở mẫu 42 tiến hành tại BV Nhân
Dân 115 từ 10/2007 – 10/ 2008.
Kết quả:Qua 42 bệnh nhân gãy xương thái dương cho thấy hệ thống phân loại có hay không có tổn thương
mê đạo xương có liên quan có ý nghĩa thống kê với các biểu hiện giảm thính lực, liệt mặt, chảy dịch não tủy
(22,9%). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa 3 kiểu gãy (gãy dọc, gãy ngang, gãy hỗn hợp) với các
biểu hiện giảm thính lực, liệt mặt và chảy dịch não tủy (P lần lượt là 0,44; 0,86 và 0,83).
Kết luận: cách phân loại kiểu gãy xương thái dương theo hệ thống phân loại có hay không có tổn thương
mê đạo xương tốt hơn so với hệ thống phân loại gãy dọc/ gãy ngang/ gãy hỗn hợp.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng của bệnh nhân chấn thương xương thái dương điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 147
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN
CHẤN THƯƠNG XƯƠNG THÁI DƯƠNG ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Trần Thị Bích Liên*, Nguyễn Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và mối tương quan giữa kiểu gãy sau
chấn thương với biểu hiện lâm sàng bệnh nhân chấn thương xương thái dương.
Phương pháp nghiên cứu: Là nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, cở mẫu 42 tiến hành tại BV Nhân
Dân 115 từ 10/2007 – 10/ 2008.
Kết quả:Qua 42 bệnh nhân gãy xương thái dương cho thấy hệ thống phân loại có hay không có tổn thương
mê đạo xương có liên quan có ý nghĩa thống kê với các biểu hiện giảm thính lực, liệt mặt, chảy dịch não tủy
(22,9%). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa 3 kiểu gãy (gãy dọc, gãy ngang, gãy hỗn hợp) với các
biểu hiện giảm thính lực, liệt mặt và chảy dịch não tủy (P lần lượt là 0,44; 0,86 và 0,83).
Kết luận: cách phân loại kiểu gãy xương thái dương theo hệ thống phân loại có hay không có tổn thương
mê đạo xương tốt hơn so với hệ thống phân loại gãy dọc/ gãy ngang/ gãy hỗn hợp.
Từ khóa: Chấn thương xương thái dương; chấn thương mê đạo xương.
ABSTRACT
CLINICAL – PARACLINICAL SIGNS OF TEMPORAL FRACTURE PATIENTS IN NHAN DAN 115
HOSPITAL
Tran Thi Bich Lien, Nguyen Minh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 147 - 152
Aims: Clinical and paraclinical signs and the relation of fracture styles to the manifestations of its symptoms
in temporal fractures.
Methods: Prospective cross- description, sample: 42 in Nhan Dan 115 Hospital from 10/ 2007 to 10/ 2008.
Results: Throught 42 patients have had temporal fractures showing that the classification of fracture styles
following whether the bony labyrinth damage or not is meaning statistics for the manifestations of loss hearing,
facial paralysis and cranial spinal leak (22,9%). No meaning when classifying to follow longitudinal, oblique or
mixed bone fractures to the manifestations of loss hearing, facial paralysis and cranial spinal leak.
Conclusion: The classification of fracture styles following whether the bony labyrinth damage or not is
better than classical classification following longitudinal, oblique or mixed bone fractures.
Key word: Temporal fracture; bony labyrinth damage.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc nắm rõ cơ chế bệnh nguyên, các triệu
chứng lâm sàng, phân loại kiểu gãy trong chấn
thương xương thái dương thì rất quan trong
trong xử trí cấp cứu ở các trường hợp chấn
thương đầu có hay không kèm chấn thương nặng
của cơ thể(5,2,3) Do vậy, chúng tôi khảo sát tình
hình chấn thương, đặc điểm lâm sàng và cận lâm
* Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM ** Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM
*** Khoa TMH, Bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu
Tác giả liên lạc: TS. Trần Thị Bích Liên ĐT: 0903620156 Email: bichlienent@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 148
sang của bệnh nhân chấn thương xương thái
dương tại bệnh viện Nhân Dân 115 nhằm tìm
hiểu tình hình chấn thương xương thái dương;
khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và
khảo sát mối tương quan giữa kiểu gãy sau chấn
thương với biểu hiện lâm sàng bệnh nhân chấn
thương xương thái dương.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân
chấn thương xương thái dương điều trị tại bệnh
viện Nhân Dân 115; đồng ý tham gia nghiên
cứu. Cở mẫu n= 42.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân bị liệt mặt, bị
điếc trước chấn thương, có bệnh lý hoặc u bướu
vùng tai phát hiện trên CT hoặc MRI.
Các bệnh nhân được khai thác bệnh sử chấn
thương hoặc thăm hỏi người nhà. Ghi nhận thông
tin khai thác vào phiếu thu thập số liệu.
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu được
khám và ghi nhân các biểu hiện lâm sàng: giảm
thính lực, tổn thương thần kinh mặt, chảy dịch
nảo tủy, chóng mặt, thủng nhĩ, tụ máu sau
màng nhĩ, chảy máu qua ống tai ngoài, dấu tụ
máu vùng xương chũm (Beatle’s sign), dấu mắt
kính râm.
Theo dõi sự xuất hiện của giảm thính lực, liệt
mặt và chảy dịch não tủy trong vòng 7 ngày kể từ
khi nhập viện. Ghi nhận các tổn thương đi kèm(1).
Khám chức năng nghe: nếu bệnh nhân còn
tỉnh táo thì đánh giá thính lực bằng giọng nói
phân thành các độ: bình thường, nhẹ, trung
bình, nặng, sâu dựa theo tiêu chuẩn của sự
hướng dẫn của BV TMH TPHCM 2007 hoặc đo
bằng âm thoa 257 Hz các nghiệm pháp
Schwabach, Weber và Rinne để xếp loại điếc
dẫn truyền hay điếc tiếp nhận(4).
KẾT QUẢ
Đặc diểm mẫu nghiên cứu
Qua 42 ca nghiên cứu, nam giới chiếm 90,5%;
tuổi trung bình là 28,7 tuổi. Nguyên nhân gây
chấn thương xương thái dương thì tai nạn giao
thông 88,1% các trường hợp. Trong đó hơn 2/3
các trường hợp không đội nón bảo hiểm khi gặp
tai nạn và có 7/11 trường hợp đội nón nhưng
không cài dây nón. Trong số 42 bệnh nhân chấn
thương xương thái dương trong nghiên cứu, lực
tác động gây tổn thương theo hướng trước-sau là
19 trường hợp, theo hướng sau-trước là 3 trường
hợp, theo hướng ngoài-trong là 8 trường hợp và
có 12 trường hợp không xác định được hướng lực
tác động. Thời gian nằm viện điều trị lâu hơn 7
ngày (chiếm 95,2%); 1/3 các trường hợp phải nằm
viện > 14 ngày.
Tình trạng tri giác vào thời điểm nhập viện
của 42 bệnh nhân chấn thương xương thái dương
thì có tới 31% các trường hợp bị chấn thương
trong tình trạng say rượu. Vị trí tổn thương phía
bên phải chiếm 69% các trường hợp.
Đặc diểm lâm sàng chấn thương xương thái
dương
Tỉ lệ giảm thính lực
Trong 42 bệnh nhân chấn thương xương thái
dương của nghiên cứu, có 14 trường hợp bị giảm
thính lực, 22 người không giảm thính lực và 6
trường hợp tình trạng bệnh nhân không cho
phép đánh giá thính lực (4 bệnh nhân hôn mê
nằm hồi sức và 2 bệnh nhân chấn thương nặng
không ngồi được).
Bảng 1: Đặc điểm giảm thính lực của 14 bệnh
nhân bị giảm thính lực trong nghiên cứu.
Đặc điểm giảm thính lực Tần xuất Tỉ lệ %
Tai phải 8 57,1
Tai trái 4 28,6
Tai tổn
thương
Hai tai 2 14,3
Điếc dẫn truyền 5 35,7 Kiểu điếc
Điếc tiếp nhận 9 64,3
Nhẹ 13 92,9
Trung bình 1 7,1
Nặng 0 0
Mức độ điếc
Sâu 0 0
Liệt mặt
Có 11 trường hợp bị liệt mặt, trong đó1 bệnh
nhân bị liệt mặt ngay lúc nhập viện, 10 trường
hợp liệt mặt còn lại xuất hiện muộn hơn (từ ngày
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 149
thứ 3 trở đi). Tất cả các trường hợp liệt mặt đều là
độ IV theo thang điểm House – Brackman.
Chảy dịch não tủy
Chỉ có 4,8% (2 ca) các trường hợp có chảy
dịch não tủy.
Chóng mặt
Ngoại trừ 4 bệnh nhân hôn mê không khai
thác được triệu chứng chóng mặt, trong số 38
bệnh nhân còn lại có 19 bệnh nhân có chóng mặt.
Xuất huyết qua ống tai ngoài
Có 5 trường hợp có xuất huyết qua ống tai
ngoài.
Thủng màng nhĩ
Có 5 trường hợp có thủng màng nhĩ.
Các dấu hiệu liên quan đến tổn thương sàn sọ
giữa
Tần xuất của các dấu hiệu liên quan đến tổn
thương sàn sọ giữa là tụ máu sau màng nhĩ, dấu
tụ máu vùng chũm và dấu mắt kính râm.
Bảng 2:
Dấu hiệu Tần xuất Tỉ lệ %
Có 6 14,3 Tụ máu sau
màng nhĩ Không 36 85,7
Có 5 11,9 Dấu tụ máu
vùng chũm Không 37 88,1
Có 8 19,1 Dấu kính râm
Không 34 80,9
Đặc điểm cận lâm sàng chấn thương xương
thái dương
Phân loại kiểu gãy xương thái dương theo hệ
thống phân loại cổ điển
Qua kết quả chụp phim CT scan, theo hệ
thống phân loại cổ điển, có 28 trường hợp là gãy
dọc, 16 là gãy ngang và 4 là gãy hỗn hợp.
Hình 1: Gãy dọc xương thái dương phải Gãy
ngang và gãy mỏm gò má xương thái dương trái.
Phân loại kiểu gãy xương thái dương theo hệ
thống phân loại có hay không có tổn thương
mê đạo xương
Hình ảnh trên phim CT scan cho thấy trong
48 vị trí gãy coù 11 trường hợp có tổn thương mê
đạo xương và 37 trường hợp không có tổn thương
mê đạo xương.
Hình 2: Hình ảnh gãy ngang xương thái dương phải,
không tổn thương mê đạo xương.
Hình 3: Hình ảnh gãy ngang và gãy xương gò má trái,
có tổn thương mê đạo xương.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 150
Mối liên quan giữa kiểu chấn thương với
biểu hiện giảm thính lực, liệt mặt, chảy
dịch não tủy
Mối liên quan giữa kiểu chấn thương cổ điển
với biểu hiện giảm thính lực, liệt mặt, chảy
dịch não tủy
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
Giảm thính lực Liệt mặt Chảy dịch não
tủy
Gãy dọc Gãy ngang
Gãy hỗn hợp
Biểu đồ 1:
Trong nghiên cứu này có 6 bệnh nhân không
đánh giá thính lực được (2 bệnh nhân bị gãy
xương thái dương cả hai bên và 4 bệnh nhân gãy
một bên). Chính vì thế chúng tôi chỉ có thể xét
mối liên quan giảm thính lực trên 40 vị trí gãy
xương thái dương (trong tổng số 48 vị trí gãy của
nghiên cứu). Đối với 40 vị trí này, có 25 trường
hợp gãy dọc, 13 trường hợp gãy ngang và 2
trường hợp gãy hỗn hợp.
Trong số 14 trường hợp giảm thính lực, có 7
trường hợp là gãy dọc, 6 trường hợp là gãy
ngang và 1 trường hợp là gãy hỗn hợp.
Mối liên quan giữa giảm thính lực và kiểu gãy
theo cách phân loại cổ điển
Kiểu gãy
Giảm thính lực Dọc (%)
Ngang
(%)
Hỗn
hợp (%)
Tổng cộng
(%)
Có 7 (28) 6 (46,2) 1 (50) 14 (35)
Không 18 (72) 7 (53,8) 1 (50) 26 (65)
Tổng cộng 25 13 2 40
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về biểu hiện giảm thính lực khi so sánh giữa các
nhóm gãy dọc, gãy ngang và gãy hỗn hợp
(P=0,44).
Mối liên quan giữa liệt mặt và kiểu gãy theo
cách phân loại cổ điển
Kiểu gãy
Liệt mặt
Dọc (%) Ngang (%)
Hỗn hợp
(%)
Tổng
cộng (%)
Có 6 (23,1) 4 (30,7) 1 (33,3) 11 (26,2)
Không 20 (76,9) 9 (69,3) 2 (66,7) 31 (73,8)
Tổng cộng 26 13 3 42
Đối với 11 trường hợp liệt mặt, có 6 trường
hợp nằm trong nhóm gãy dọc, 4 trường hợp nằm
trong nhóm gãy ngang và 1 trường hợp là gãy
hỗn hợp (Bảng 3.9). So sánh biểu hiện liệt mặt
giữa các nhóm gãy dọc, gãy ngang và gãy hỗn
hợp, chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P=0,86).
Mối liên quan giữa chảy dịch não tủy và kiểu
gãy theo cách phân loại cổ điển
Kiểu gãy
Chảy dịch não
tủy
Dọc (%) Ngang (%)
Hỗn hợp
(%)
Tổng
cộng (%)
Có 1 (3,6) 1 (6,3) 0 (0) 2
Không 27 (96,4) 15 (93,7) 4 (100) 46
Tổng cộng 28 16 4 48
Xét trên 48 xương thái dương gãy, triệu
chứng chảy dịch não tủy chỉ được ghi nhận trong
2 trường hợp, trong đó 1 trường hợp là gãy dọc
và 1 trường hợp là gãy ngang. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện chảy dịch
não tủy khi so sánh giữa các nhóm gãy dọc, gãy
ngang và gãy hỗn hợp (P=0,83).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 151
Mối liên quan giữa cách phân loại có hay
không có tổn thương mê đạo xương và biểu
hiện giảm thính lực, liệt mặt, chảy dịch não
tủy
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
Giảm thính lực Liệt mặt Chảy dịch não
tủy
Không tổn thương mê
đạo xương
Tổn thương mê đạo
xương
Biểu đồ 2:
Cách phân loại có hay không có tổn thương
mê đạo xương có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với các biểu hiện giảm thính lực, liệt
mặt và chảy dịch não tủy.
Mối liên quan giữa giảm thính lực và cách
phân loại có hay không có tổn thương mê
đạo xương
Kiểu gãy
Giảm thính lực
Có tổn thương
mê đạo xương
(%)
Không tổn
thương mê đạo
xương (%)
Tổng
cộng (%)
Có 8 (88,9) 6 (19,4) 14 (35)
Không 1 (11,1) 25 (80,6) 26 (65)
Tổng cộng 9 31 40
Trong số 14 trường hợp giảm thính lực, có 6
trường hợp giảm thính lực nằm trong nhóm
không tổn thương mê đạo xương, chiếm 19,4%
các trường hợp không tổn thương mê đạo
xương (6/31 trường hợp). Trong khi đó có tới
8/9 trường hợp tổn thương mê đạo xương có
giảm thính lực (chiếm 88,9% các trường hợp tổn
thương mê đạo xương). Các trường hợp có tổn
thương mê đạo xương bị giảm thính lực gấp 4,6
lần so với các trường hợp không tổn thương mê
đạo xương (88,9% so với 19,4%). Chúng tôi ghi
nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
biểu hiện giảm thính lực khi so sánh giữa nhóm
có tổn thương mê đạo xương và không có tổn
thương mê đạo xương (P=0,0003 → P< 0,001;
phép kiểm Fischer exact).
Mối liên quan giữa liệt mặt và cách phân loại
có hay không có tổn thương mê đạo xương
Kiểu gãy
Liệt mặt
Có tổn
thương mê
đạo xương
(%)
Không tổn
thương mê đạo
xương (%)
Tổng
cộng (%)
Có 8 (80) 3 (9,4) 11 (26,2)
Không 2 (20) 29 (90,6) 31 (73,8)
Tổng cộng 10 32 42
Liệt mặt chỉ được ghi nhận ở 3 trong số 32
trường hợp không tổn thương mê đạo xương
(9,4%) trong khi có tới 8 trong số 10 ca tổn
thương mê đạo xương có liệt mặt (80%). Các
trường hợp có tổn thương mê đạo xương bị liệt
mặt nhiều gấp 8,5 lần so với các trường hợp
không tổn thương mê đạo xương (80% so với
9,4%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
biểu hiện giảm thính lực khi so sánh giữa nhóm
có tổn thương mê đạo xương và không có tổn
thương mê đạo xương (P=0,00005 → P<0,001).
Mối liên quan giữa chảy dịch não tủy và cách
phân loại có hay không có tổn thương mê
đạo xương
Kiểu gãy
Chảy dịch não tủy
Có tổn
thương mê
đạo xương
(%)
Không tổn
thương mê
đạo xương
(%)
Tổng
cộng
(%)
Có 2 (18,2) 0 (0) 2 (4,1)
Không 9 (81,8) 37 (100) 46 (85,9)
Tổng cộng 11 37 48
Triệu chứng chảy dịch não tủy chỉ được ghi
nhận trong 2 trường hợp và cả 2 trường hợp này
đều có tổn thương mê đạo xương.
Tương quan giữa kiểu gãy và biểu hiện
giảm thính lực, liệt mặt, chảy dịch não tủy
Dọc Ngang Hỗn hợp Kiểu
gãy
Triệu chứng
MĐX
(+)
MĐX
(-)
MĐX
(+)
MĐX
(-)
MĐX
(+)
MĐX
(-)
Tổng
cộng
2 5 5 1 1 0 Giảm Thính
lực (n=40) P>0,05 P0,05
14
3 3 4 0 1 0 11 Yếu/Liệt mặt
(n=42) P>0,05 P0,05
1 0 1 0 0 0 2 Chảy dịch
não tủy
(n=48)
P>0,05 P>0,05 Không test
MĐX (+): Có tổn thương mê đạo xương. MĐX (-):
Không tổn thương mê đạo xương.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 152
Về triệu chứng giảm thính lực, có 14 trường
hợp giảm thính lực trong số 40 trường hợp gãy
xương thái dương thăm khám được. Trong số 14
trường hợp này, có 2 trường hợp là gãy dọc kèm
tổn thương mê đạo xương; 5 trường hợp là gãy
dọc nhưng không tổn thương mê đạo xương; 5
trường hợp là gãy ngang kèm tổn thương mê đạo
xương, 1 trường hợp là gãy ngang nhưng không
tổn thương mê đạo xương; 1 trường hợp gãy hỗn
hợp kèm tổn thương mê đạo xương. Về triệu
chứng liệt mặt, có 11 trường hợp liệt mặt trong số
42 trường hợp gãy xương thái dương thăm khám
được. Trong số 11 trường hợp này, có 3 trường
hợp là gãy dọc kèm tổn thương mê đạo xương, 3
trường hợp là gãy dọc nhưng không tổn thương
mê đạo xương; 4 trường hợp là gãy ngang kèm
tổn thương mê đạo xương, 1 trường hợp gãy hỗn
hợp kèm tổn thương mê đạo xương. Về triệu
chứng chảy dịch não tủy, có 2 trường hợp chảy
dịch não tủy trong số 48 trường hợp gãy xương
thái dương thăm khám được. Trong số 2 trường
hợp này, có 1 trường hợp là gãy dọc kèm tổn
thương mê đạo xương, 1 trường hợp là gãy
ngang kèm tổn thương mê đạo xương.
Mối tương quan giữa hai kiểu phân loại
gãy xương thái dương
Có tổn thương
mê đạo xương
Không tổn thương
mê đạo xương
Tổng
cộng
Gãy dọc 4 24 28
Gãy ngang 6 10 16
Gãy hỗn hợp 1 3 4
Tổng cộng 11 37 48
Cho thấy tần xuất tổn thương mê đạo xương
trong các kiểu gãy dọc, gãy ngang và gãy hỗn
hợp. Kiểu phân loại có hay không có tổn thương
mê đạo xương không có tương quan với kiểu
phân loại gãy dọc, ngang, hỗn hợp (P>0,05).
KẾT LUẬN
Chúng tôi ghi nhận cách phân loại kiểu gãy
xương thái dương theo hệ thống phân loại có hay
không có tổn thương mê đạo xương tốt hơn so
với hệ thống phân loại gãy dọc/ gãy ngang/ gãy
hỗn hợp. Hệ thống phân loại có hay không có
tổn thương mê đạo xương có liên quan có ý nghĩa
thống kê với các biểu hiện giảm thính lực, liệt
mặt, chảy dịch não tủy. Vì thế hệ thống phân loại
này có thể giúp ích cho các bác sĩ lâm sàng trong
việc dự đoán độ nặng và diễn tiến bệnh nhằm có
thể chủ động đề ra phương thức xử trí thích hợp
cho từng bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Aguilar EA, Yeakley JW et al (1987), “High resolution CT scan of
temporal bone fractures: association of facial nerve paralysis with
temporal bone fractures”, Head Neck Surg, vol.9 (3), p.162-6.
2 Alvi A., Bereliani A. (1998), “Acute intracranial complications
of temporal bone trauma”, Otolaryngol Head Neck Surg, vol.119,
p.609-613.
3 Bradford W.B, David Wiener M (1991), “Air in the
temporomandibular joint foss: CT sign of temporal bone
fracture”, Radiology, vol.180, p.463-466.
4 Nguyễn Thị Bích Thủy (2003), “Điếc và cách phát hiện”, Bệnh
viện Tai Mũi Họng TP HCM, trang 8-14.
5 Nhan Trừng Sơn và cộng sự (2003), “Rối loạn thần kinh cảm
giác và vận động trong Tai-Mũi-Họng”, Nhà xuất bản mũi Cà
Mau, trang 89-100.