Mở đầu: Thực quản Barrett là tổn thương tiền ung thư. Theo y văn ghi nhận tần suất thực quản Barrett ở
các quốc gia phương Tây cao hơn ở các quốc gia Châu Á. Trong thập niên gần đây, người ta quan sát thấy sự
thay đổi đáng kể trong tần suất bệnh thực quản Barrett và ung thư biểu mô tuyến thực quản. Riêng tại Việt
Nam, thực quản Barrett vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức và hầu hết được chẩn đoán dựa trên hình ảnh
nội soi nghi ngờ. Với xu thế hội nhập thế giới về nhiều mặt như kinh tế, văn hoá, xã hội và sự thay đổi lối sống sẽ
làm gia tăng tần suất mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và chắc hẳn có tác động mạnh đến tần suất thực
quản Barrett trong dân chúng.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của thực quản Barrett.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 83 bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ thực quản Barrett
qua nội soi. Xác định CSR bằng phương pháp nhuộm Alcian blue pH 2,5.
Kết quả: 54,2% trường hợp chuyển sản biểu mô trụ (trong đó 19,3% CSR, 6% chuyển sản loại tế bào đáy
vị, 28,9% chuyển sản loại tế bào tâm vị). Về lâm sàng: tuổi trung bình 47,5 ± 14,18; nam ưu thế hơn nữ (2,21/1);
bệnh nhân có triệu chứng trào ngược điển hình không cao (31,2% nóng rát sau xương ức, 12,5% cảm giác chua
trong miệng, 12,5% ợ trớ). Về nội soi: Dạng dải chiếm ưu thế (87,5%); Đoạn ngắn chiếm 81,2%; không có thoát
vị hoành; 43,75% viêm thực quản và 50% nhiễm Hp. Về mô bệnh học: tỉ lệ nghịch sản nhẹ chiếm 12,5% và chỉ
ghi nhận nghịch sản ở nhóm thực quản Barrett đoạn ngắn. Nhóm bệnh nhân thực quản Barrett CSR (+) có thói
quen uống rượu và triệu chứng đau sau xương ức nhiều hơn nhóm bệnh nhân thực quản Barrett CSR (-) (với p
lần lượt là 0,015 và 0,047). Không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ nghịch sản giữa nhóm thực quản Barrett CSR (+)
và nhóm thực quản Barrett CSR (-).
Kết luận: Thực quản Barrett được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn, ưu thế ở nam giới, có triệu chứng điển hình
của trào ngược dạ dày thực quản thấp. Đa phần thực quản Barrett là đoạn ngắn và dạng dải. Tỉ lệ nghịch sản
không khác biệt giữa thực quản Barrett CSR (+) và thực quản Barrett CSR (-).
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của thực quản Barrett, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 30
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC
CỦA THỰC QUẢN BARRETT
Lê Đình Quang*, Trần Kiều Miên*, Nguyễn Thuý Oanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Thực quản Barrett là tổn thương tiền ung thư. Theo y văn ghi nhận tần suất thực quản Barrett ở
các quốc gia phương Tây cao hơn ở các quốc gia Châu Á. Trong thập niên gần đây, người ta quan sát thấy sự
thay đổi đáng kể trong tần suất bệnh thực quản Barrett và ung thư biểu mô tuyến thực quản. Riêng tại Việt
Nam, thực quản Barrett vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức và hầu hết được chẩn đoán dựa trên hình ảnh
nội soi nghi ngờ. Với xu thế hội nhập thế giới về nhiều mặt như kinh tế, văn hoá, xã hội và sự thay đổi lối sống sẽ
làm gia tăng tần suất mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và chắc hẳn có tác động mạnh đến tần suất thực
quản Barrett trong dân chúng.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của thực quản Barrett.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 83 bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ thực quản Barrett
qua nội soi. Xác định CSR bằng phương pháp nhuộm Alcian blue pH 2,5.
Kết quả: 54,2% trường hợp chuyển sản biểu mô trụ (trong đó 19,3% CSR, 6% chuyển sản loại tế bào đáy
vị, 28,9% chuyển sản loại tế bào tâm vị). Về lâm sàng: tuổi trung bình 47,5 ± 14,18; nam ưu thế hơn nữ (2,21/1);
bệnh nhân có triệu chứng trào ngược điển hình không cao (31,2% nóng rát sau xương ức, 12,5% cảm giác chua
trong miệng, 12,5% ợ trớ). Về nội soi: Dạng dải chiếm ưu thế (87,5%); Đoạn ngắn chiếm 81,2%; không có thoát
vị hoành; 43,75% viêm thực quản và 50% nhiễm Hp. Về mô bệnh học: tỉ lệ nghịch sản nhẹ chiếm 12,5% và chỉ
ghi nhận nghịch sản ở nhóm thực quản Barrett đoạn ngắn. Nhóm bệnh nhân thực quản Barrett CSR (+) có thói
quen uống rượu và triệu chứng đau sau xương ức nhiều hơn nhóm bệnh nhân thực quản Barrett CSR (-) (với p
lần lượt là 0,015 và 0,047). Không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ nghịch sản giữa nhóm thực quản Barrett CSR (+)
và nhóm thực quản Barrett CSR (-).
Kết luận: Thực quản Barrett được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn, ưu thế ở nam giới, có triệu chứng điển hình
của trào ngược dạ dày thực quản thấp. Đa phần thực quản Barrett là đoạn ngắn và dạng dải. Tỉ lệ nghịch sản
không khác biệt giữa thực quản Barrett CSR (+) và thực quản Barrett CSR (-).
Từ khoá: thực quản Barrett, CSR, nghịch sản, BTNDDTQ
ABSTRACT
BARRETT’S ESOPHAGUS: CLINICAL, ENDOSCOPIC AND HISTOLOGICAL CHARACTERISTICS
Le Dinh Quang, Tran Kieu Mien, Nguyen Thuy Oanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 30 - 36
Background: Barrett’s esophagus (BE) is premalignant lesion. According to literature, the prevalence of BE
is higher in Western than Asia countries. There has been a crucial change of incidence of BE and esophageal
adenocarcinoma in recent decade. In Vietnam, BE has not been concerned properly yet and diagnosis of BE is also
based on suspected endoscopy. Nowadays, with the trend in the world in many aspects such as economic,
cultural, social and “westernization” in lifestyle might increase incidence of GERD and have certainly strong
Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. HCM, khoa Nội soi BV Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS.CKI Lê Đình Quang_ ĐT: 0985938040_Email: dinhquangledr@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 31
impact on incidence of BE.
Aim: To describe clinical, endoscopic and histological characteristics of BE.
Method: cross-sectional study of 83 patients with endoscopically suspected esophageal metaplasia. Intestinal
metaplasia (IM) is proven by Alcian blue pH 2.5 solution.
Results: There are 54.2% of patients with columnar epithelium metaplasia including 19.3% IM, 6%
gastric-type metaplasia and 28.9% cardia-type metaplasia. Clinical features: the average age was 47.5 ± 14.18
years old; the male : female ratio was 2.21 : 1; the percent of patiens with typical symptoms for GERD was low
(31.2% heartburn, 12.5% acid reguritation, 12.5 % reguritation). Endoscopic features: the tongue-type BE was
predominant (87.5%); short segment BE was 81.2%; there was no hernie; endoscopic esophagitis was 43.75%
and 50% of patients was infected by Hp. Histological features: patients with low
grade dysplaisa was 12.5% and dysplasia only occurred in patients with short segment BE. Patients BE with
IM (+) had more alcohol drinking and post-sternal pain than patients BE without IM (p = 0.015 and 0.047,
respectively); there was no statistical difference of dysplasia between patients BE with IM and patients BE without
IM.
Conclusions: In Vietnam, the average age of BE is younger; male is predominant; patients with typical
symptoms of GERD are less; most patients had short segment BE and tongue-type BE; there was no statistically
significant difference of dysplasia between patients BE with IM and patients BE without IM.
Key words: Barrett’s esophagus (BE), intestinal metaplasia (IM), dysplasia, GERD.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1950, Norman Barrett lần đầu tiên mô
tả tổn thương chuyển sản ruột tại đoạn dưới
thực quản và gọi là thực quản Barrett. Đến nay,
cơ chế hình thành tổn thương trong thực quản
Barrett và khả năng tân sản ác tính của bệnh vẫn
là vấn đề đang được nghiên cứu(4). Theo y văn
ghi nhận tần suất thực quản Barrett ở các quốc
gia phương Tây cao hơn ở các quốc gia Châu
Á(5,13). Tuy nhiên trong thập niên gần đây, người
ta quan sát thấy sự thay đổi đáng kể trong tần
suất bệnh thực quản Barrett và ung thư biểu mô
tuyến thực quản.
Tầm quan trọng của thực quản Barrett là
nguy cơ tiến triển đến ung thư biểu mô tuyến
thực quản. Nguy cơ ung thư tăng 10 – 30 lần so
với dân số chung(11). Tại các quốc gia trên thế
giới như Hoa Kỳ và các nước phương Tây cũng
ghi nhận thấy sự gia tăng đáng kể tỉ lệ thực
quản Barrett cũng như sự gia tăng báo động tỉ lệ
ung thư biểu mô tuyến thực quản(6). Tại các quốc
gia Châu Á, vài nghiên cứu cho thấy sự gia tăng
tỉ lệ thực quản Barrett trong dân số. Nghiên cứu
tại Iran ghi nhận tỉ lệ thực quản Barrett chiếm
5% trong dân số(14). Một nghiên cứu khác tại
Trung Quốc trên 4120 trường hợp cho thấy tỉ lệ
phát hiện thực quản Barrett qua nội soi ở những
bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa trên
khác nhau là 2,44%. Theo dõi 492 bệnh nhân
trong 2 năm, tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến
thực quản là 0,61% bệnh nhân-năm(16).
Riêng tại Việt Nam, thực quản Barrett vẫn
chưa được sự quan tâm đúng mức và hầu hết
được chẩn đoán dựa trên hình ảnh nội soi nghi
ngờ. Với xu thế hội nhập thế giới về nhiều mặt
như kinh tế, văn hoá, xã hội và sự thay đổi lối
sống sẽ làm gia tăng tần suất mắc bệnh trào
ngược dạ dày thực quản và chắc hẳn có tác
động mạnh đến tần suất thực quản Barrett trong
dân chúng. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài
“Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô
bệnh học của thực quản Barrett” với mong
muốn bước đầu tìm hiểu về đặc điểm thực quản
Barrett tại Việt Nam, từ đó góp một phần cho
những nghiên cứu sâu hơn trong việc chẩn
đoán, phân tầng nguy cơ và xử trí thực quản
Barrett.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 32
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn lựa
Bệnh nhân được nội soi đường tiêu hóa trên
có hình ảnh nghi ngờ thực quản Barrett trong
thời gian từ 01/03/2010 đến 30/07/2010 tại Khoa
nội soi Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có 1 trong các yếu tố sau: Bệnh
ung thư thực quản đã được chẩn đoán, tiền sử
phẫu thuật thực quản, rối loạn đông cầm máu,
dãn tĩnh mạch thực quản hoặc xơ gan.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 01/03/2010 đến
30/07/2010, chúng tôi thu thập được 109 trường
hợp có tổn thương nghi ngờ thực quản Barrett
qua nội soi. Trong số đó có 26 mẫu sinh thiết từ
đoạn dưới thực quản cho kết quả mô bệnh học
là biểu mô dạ dày, nên chúng tôi chỉ đưa 83
trường hợp còn lại vào nghiên cứu.
Mô bệnh học của tổn thương thực quản
Barrett nghi ngờ qua nội soi cho kết quả chuyển
sản biểu mô trụ chiếm 54,2%, trong đó CSR
chiếm 19,3%, chuyển sản loại tế bào đáy vị
chiếm 6% và chuyển sản loại tế bào tâm vị
chiếm 28,9%. Trong khi mô bệnh học không cho
kết quả chuyển sản biểu mô trụ chiếm 45,8% bao
gồm 33,7% trường hợp viêm thực quản mạn
tính, 1,2% trường hợp loét thực quản, 2,4%
trường hợp nhú gai thực quản và 8,5% trường
hợp biểu mô gai lành tính.
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng
Barrett
CSR (+) n =
16
Barrett CSR (-)
n = 29
Không chuyển
sản n = 38
Tuổi 47,5 ± 14,18 46,17 ± 9,87 44,18 ± 9,83
Giới (n,%)
Nam 11 (68,8) 12 (41,4) 24 (63,2)
Nữ 5 (31,2) 17 (58,6) 14 (36,8)
Barrett
CSR (+) n =
16
Barrett CSR (-)
n = 29
Không chuyển
sản n = 38
BMI (n,%)
< 18,5 1 (6,2) 2 (6,9) 4 (10,5)
18,5 – 25 14 (87,5) 23 (79,3) 29 (76,3)
25 – 30 1 (6,2) 4 (13,8) 5 (13,2)
> 30 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Hút thuốc
lá (gói-
năm)
9,5 (0 -
17,75)*
0 (0 - 16)* 0 (0 – 13,25)*
Uống rượu (n,%)
Không 5 (31,2) 20 (69) 19 (50)
Thỉnh
thoảng
10 (62,5) 5 (17,2) 13 (34,2)
Thường
xuyên
1 (6,2) 4 (13,8) 6 (15,8)
TCCN (n,%)
Vướng
nghẹn ở cổ
1 (6,2) 2 (6,9) 3 (7,9)
Cảm giác
chua trong
miệng
2 (12,5) 10 (34,5) 9 (23,7)
Ợ trớ 2 (12,5) 1 (3,4) 5 (13,2)
Buồn nôn,
nôn
4 (25) 6 (20,7) 9 (23,7)
Đau sau
xương ức
4 (25) 1 (3,4) 3 (7,9)
Nóng rát
sau xương
ức
5 (31,2) 4 (13,8) 12 (31,6)
Đầy bụng,
khó tiêu
9 (56,2) 15 (51,7) 23 (60,5)
Nóng rát
thượng vị
10 (62,5) 11 (37,9) 15 (39,5)
Đau thượng
vị
12 (75) 22 (75,9) 28 (73,7)
Không
TCCN
0 (0) 2 (6,9) 2 (5,3)
Bảng 2. Đặc điểm nội soi
Barrett
CSR (+) n =
16
Barrett CSR (-)
n = 29
Không chuyển
sản n = 38
Dạng tổn thương thực quản (n,%)
Dạng đảo 8 (50) 9 (31) 17 (44,7)
Dạng dải 14 (87,5) 28 (96,6) 32 (84,2)
Chu vi 3 (18,8) 2 (6,9) 2 (5,3)
Chiều dài tổn thương (n,%)
< 3 cm 13 (81,2) 20 (69) 31 (81,6)
> 3 cm 2 (12,5) 8 (27,6) 3 (7,9)
Dạng đảo
(đơn độc)
1 (6,2) 1 (3,4) 4 (10,5)
Thoát vị
hoành (n,%)
0 (0) 1 (3,4) 0 (0)
Phân loại LA (n,%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 33
Barrett
CSR (+) n =
16
Barrett CSR (-)
n = 29
Không chuyển
sản n = 38
A 2 (12,5) 3 (10,3) 9 (23,7)
B 5 (31,2) 2 (6,9) 6 (15,8)
C 0 (0) 1 (3,4) 0 (0)
D 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Xét nghiệm Urease nhanh (n,%)
Âm tính 8 (50) 20 (69) 27 (71,1)
Dương tính 8 (50) 9 (31) 11 (28,9)
Bảng 3. Đặc điểm mô bệnh học
Barrett
CSR (+)
n = 16
Barrett CSR
(-)
n = 29
Không
chuyển sản
n = 38
Nghịch sản (n,%)
Nhẹ 2 (12,5) 3 (10,3) 0 (0)
Nặng 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Không xác
định
0 (0) 0 (0) 0 (0)
Viêm mạn
tính
16 (100)
Bảng 4. So sánh nhóm thực quản Barrett CSR (+) và
nhóm thực quản Barrett CSR (-)
Barrett CSR
(+) (n = 16)
Barrett CSR
(-) (n = 29)
P
Tuổi 47,5 ± 14,18 46,17 ± 9,87 0,714
Giới (n,%) 0,079
Nam 11 (68,8) 12 (41,4)
Nữ 5 (31,2) 17 (58,6)
Hút thuốc lá
(gói-năm)
9,5 (0 -
17,75)*
0 (0 - 16)* 0,098
Uống rượu
(n,%)
0,015
Không 5 (31,2) 20 (69)
Thỉnh thoảng 10 (62,5) 5 (17,2)
Thường
xuyên
1 (6,2) 4 (13,8)
Đau sau
xương ức
4 (25) 1 (3,4) 0,047
NS nhẹ 2 (12,5) 3 (10,3) 1
Bảng 5. So sánh nhóm thực quản Barrett CSR (+) và
nhóm không có chuyển sản biểu mô trụ
Barrett CSR (+)
(n = 16)
Không chuyển
sản n = 38
p
Tuổi 47,5 ± 14,18 44,18 ± 9,83 0,32
Giới (n,%) 0,69
Nam 11 (68,8) 24 (63,2)
Nữ 5 (31,2) 14 (36,8)
Hút thuốc lá (gói- 9,5 (0 - 17,75)* 0 (0 – 13,25)* 0,18
Barrett CSR (+)
(n = 16)
Không chuyển
sản n = 38
p
năm)
Uống rượu (n,%) 0,21
Không 5 (31,2) 19 (50)
Thỉnh thoảng 10 (62,5) 13 (34,2)
Thường xuyên 1 (6,2) 6 (15,8)
NS nhẹ 2 (12,5) 0 (0) 0,084
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu chúng tôi thu thập được
83 trường hợp có tổn thương nghi ngờ thực
quản Barrett qua nội soi. Kết quả mô bệnh học
ghi nhận chuyển sản biểu mô trụ chiếm 54,2%
(CSR chiếm 19,3%) và không có hiện tượng
chuyển sản biểu mô trụ ở đoạn dưới thực quản
chiếm 45,8%. Theo GOSPE ghi nhận tỉ lệ phát
hiện chuyển sản biểu mô trụ trên mô bệnh học
trong nhóm tổn thương nghi ngờ thực quản
Barrett trên nội soi là 44,2%(7). Nghiên cứu của
Kim và cộng sự ghi nhận CSR trong nhóm tổn
thương biểu mô trụ nghi ngờ qua nội soi là 22%,
thấp hơn so với các nghiên cứu của phương
Tây. Sự khác biệt có thể phần nào hiểu được do
tần suất bệnh ở Châu Á thấp hơn, cũng như sự
khó khăn trong xác định chỗ nối thực quản – dạ
dày, sinh thiết đúng vị trí và mức độ chính xác
của bác sĩ giải phẫu bệnh(5). Như vậy chỉ với
phương pháp nội soi, chúng ta sẽ chẩn đoán
quá mức thực quản Barrett CSR (+).
Thêm nữa nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy CSR được khẳng định trong nhóm tổn
thương thực quản đoạn ngắn (20,3%) nhiều hơn
trong nhóm đoạn dài (15,4%). Nghiên cứu của
Hirota và cộng sự ghi nhận kết quả tương tự, tỉ
lệ CSR trong nhóm tổn thương đoạn ngắn (6%)
nhiều hơn trong nhóm tổn thương đoạn dài
(1,6%)(3). Trong nghiên cứu của Padda và cộng
sự cho kết quả ngược lại, tỉ lệ CSR trong nhóm
tổn thương thực quản đoạn ngắn (38,4%) thấp
hơn trong nhóm tổn thương thực quản đoạn dài
(75%)(8).
Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện 1/83
trường hợp CSR với nhuộm HE, trong khi với
nhộm Alcian blue pH 2,5 chúng tôi phát hiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 34
được 16/52 trường hợp CSR. Nandurker và cộng
sự ghi nhận 46/158 trường hợp CSR với kết hợp
nhuộm HE và Alcian blue, trong khi chỉ ghi
nhận 25/158 trường hợp CSR chỉ với nhuộm
HE(3). Như vậy để gia tăng khả năng chẩn đoán
CSR chúng ta cần sử dụng phương pháp nhuộm
Alcian blue pH 2,5. Với phương pháp nhuộm
này, chúng tôi phát hiện được 19,3% trường hợp
CSR, tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Toruner(8)
29/395 trường hợp (7,4%) và Nasseri-
Moghaddam (14) 13/269 trường hợp (5%),
nhưng thấp hơn nghiên cứu của Chen (11)
261/782 trường hợp (33,38%). Sự khác biệt có thể
do đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Theo những ghi nhận của y văn, thực quản
Barrett thường được phát hiện ở độ tuổi trung
niên, trung bình khoảng 55 tuổi(13). Trong nghiên
cứu chúng tôi độ tuổi trung bình phát hiện thực
quản Barrett qua nội soi là 47,5 tuổi hơi thấp
hơn so với nghiên cứu của, Carton (3), Kim(5),
Toruner(8) và Massimo Conio(9). Tại Châu Âu,
tuổi trung bình khoảng 60 tuổi(16). Như vậy so về
độ tuổi chẩn đoán thực quản Barrett CSR (+) dân
số chúng tôi trẻ hơn dân số của các nước
phương Tây và trong khu vực.
Xét về giới tính, thực quản Barrett CSR (+)
thường gặp ở nam nhiều hơn nữ(13). Trong
nghiên cứu chúng tôi cũng cho thấy thực quản
Barrett CSR (+) ưu thế ở nam, và điều này cũng
thấy trong những nghiên cứu của các tác giả
khác(3,5,9,10,16). Uống rượu bia và hút thuốc lá được
ghi nhận là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển
thực quản Barrett CSR (+). Hirota và cộng sự ghi
nhận tỉ lệ hút thuốc lá ở nhóm thực quản Barrett
cao hơn nhóm không CSR. Tiền sử uống rượu
cũng ghi nhận tỉ lệ cao trong nhóm CSR. Trong
nghiên cứu Massimo Conio cho thấy uống rượu
và hút thuốc lá ở nhóm thực quản Barrett và
nhóm viêm thực quản cao hơn nhóm người
khỏe mạnh(9). Nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy số bệnh nhân hút thuốc lá và uống rượu
chiếm hơn phân nửa dân số. Và có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nam và nữ.
Nghiên cứu của Kim cho thấy sự khác biệt ý
nghĩa về tình trạng hút thuốc lá giữa nhóm
Barrett CSR (+) và nhóm chuyển sản biểu mô trụ
trên nội soi với CSR (-)(5).
Bằng chứng cho thấy BMI cũng được xem
như là một yếu tố nguy cơ phát triển thực quản
Barrett. Hơn 10 nghiên cứu bệnh chứng đánh
giá sự kết hợp giữa BMI và thực quản Barrett.
Tuy nhiên kết quả này không hằng định, một số
nghiên cứu cho thấy với BMI = 30 và >= 35 có sự
gia tăng nguy cơ phát triển thực quản Barrett,
trong khi một số khác thì không thấy sự kết hợp
giữa BMI và nguy cơ phát triển thực quản
Barrett(2). Bằng chứng khác cho thấy thực quản
Barrett có liên quan với tình trạng béo phì vùng
bụng và không có liên hệ với BMI(13). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có BMI <=
25 thấp hơn nghiên cứu của Kim(5) (6,2% so với
23,8%), và không có bệnh nhân nào đạt mức
BMI >= 30 và không ghi nhận sự khác biệt BMI
giữa nhóm Barrett CSR (+) và nhóm không
chuyển sản biểu mô trụ. Như vậy có thể nói
hiện tại BMI chưa thấy có sự ảnh hưởng trên
thực quản Barrett tại Việt Nam và một yếu tố
cần đánh giá thêm đó là chỉ số béo phì vùng
bụng.
Các triệu chứng được xem là điển hình của
BTNDDTQ bao gồm cảm giác nóng rát sau
xương ức, cảm giác chua trong miệng, và ợ trớ.
Massimo Conio cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm bệnh nhân thực quản
Barrett CSR (+) và nhóm chứng về triệu chứng
BTNDDTQ (cảm giác nóng rát sau xương ức với
p < 0,0001, ợ trớ với p < 0,0001 và khó nuốt với p
< 0,0001)(9). Martínez de Haro cũng ghi nhận cảm
giác nóng rát sau xương ức 91,1%, nuốt nghẹn
51,4%(10). Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận triệu
chứng ợ nóng chiếm 1/3 trường hợp và chưa
thấy có sự khác biệt với nhóm không chuyển
sản biểu mô trụ. So với nghiên cứu Kim thì triệu
chứng ợ nóng chỉ 8,9% thấp hơn so với nghiên
cứu chúng tôi. Sự khác biệt này có thể liên quan
đến việc dịch thuật ngữ “heartburn” sang tiếng
Hàn(5). Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân
BTNDDTQ đều phát triển thực quản Barrett mà
còn do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường(9).
Nghiên cứu của Toruner cho thấy chỉ 10,3% có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 35
triệu chứng ợ nóng, trong khi đau thượng vị
65% và buồn nôn, nôn 31,2%(8). Khoảng phân
nửa bệnh nhân có triệu chứng không điển hình
của BTNDDTQ như khó chịu hoặc đau ở vùng
thượng vị, sau xương ức và khó nuốt, giống với
nghiên cứu của Avidan khi so sánh hiện diện
triệu chứng trào ngược giữa 306 bệnh nhân viêm
thực quản, 235 bệnh nhân thực quản Barrett và
nhóm chứng 198 bệnh nhân không có
BTNDDTQ cho thấy không có sự khác biệt(3).
Trong nghiên cứu chúng tôi cũng cho thấy tỉ lệ
cao những triệu chứng không phải điển hình
của BTNDDTQ (đau thượng vị 75%, nóng rát
thượng vị 62,5%, đầy bụng khó tiêu 56,2% và rát
sau xương ức 25%). 71,3% bệnh nhân thực quản
Barrett CSR (+) không có triệu chứng trào ngược
do vậy việc tầm soát thực quản Barrett dựa vào
triệu chứng là không thích hợp(5). Như vậy ngay
cả bệnh nhân không có triệu chứng BTNDDTQ
điển hình cũng không nên bỏ qua trong việc
tầm soát thực quản Barrett. Trong nghiên cứu
chúng tôi ghi nhận, nhóm bệnh nhân thực quản
Barrett CSR (+) có triệu chứng đau sau xương ức
nhiều hơn nhóm bệnh nhân thực quản Barrett
CSR (-) (25% so với 3,4% với p = 0,047). Nghiên
cứu của Kim cho thấy sự khác biệt ý nghĩa về
triệu chứng cảm giác nóng rát sau xương ức
giữa nhóm Barrett CSR (+) và nhóm chuyển sản
biểu mô trụ trên nội soi với CSR (-)(5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
tổn thương thực quản Barrett dạng dải là
thường gặp nhất 87,5%, cũng giống như nghiên
cứu tại Trung Quốc của Chen(16). Mặc dù có
những báo cáo cho thấy thực quản Barrett CSR
(+) đoạn dài là một yếu tố nguy cơ quan trọng
cho phát triển ung thư biểu mô tuyến thực quản,
thì gần đây nhiều báo cáo cũng ghi nhận thực
quản Barrett CSR (+) đoạn ngắn cũng có thể
phát triển đến ung thư biểu mô tuyến thực
quản. Theo nghiên cứu của Chen cho thấy thực
quản Barrett CSR (+) đoạn dài chiếm ưu thế(16),
trong khi nghiên cứu của chúng tôi thì ngược lại
thực quản Barrett CSR (+) đoạn ngắn ưu thế.
Điề