Mục tiêu: xác định các thể, các đặc điểm lâm sàng và đánh giá ảnh hưởng của đau đầu mạn tính hàng ngày
đến chất lượng sống của người bệnh tại phòng khám Thần Kinh bệnh viện Đại Học Y Dược.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả loạt ca.
Kết quả: nữ chiếm 72,1% và nam chiếm 27,9%; tuổi khởi phát trung bình là 38,5 tập trung ở lứa tuổi 31-
40; 76,7% bị đau cả hai bên; 51,2% đau ở mức độ vừa; đa số không có triệu chứng nào đi kèm với cơn đau đầu.
Có 4 thể là migraine mạn tính (16,3%), đau đầu dạng căng thẳng mạn tính (58,1%), thể có cả hai đặc điểm trên
(7%) và thể đau đầu mạn tính hàng ngày khác (18,6%). Ngoại trừ ở mức PF, đa số bệnh nhân đều bị suy giảm ở
các mức điểm còn lại của thang SF-36.
Kết luận: có hai thể chính là migraine mạn tính và đau đầu dạng căng thẳng mạn tính. Chất lượng sống
của bệnh nhân đau đầu mạn tính hàng ngày bị ảnh hưởng một cách rõ rệt trên hầu hết các mức điểm của thang
SF-36
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và chất lượng sống ở bệnh nhân đau đầu mạn tính hàng ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 306
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG Ở BỆNH NHÂN
ĐAU ĐẦU MẠN TÍNH HÀNG NGÀY
Vũ Anh Nhị*, Nguyễn Anh Diễm Thúy**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định các thể, các đặc điểm lâm sàng và đánh giá ảnh hưởng của đau đầu mạn tính hàng ngày
đến chất lượng sống của người bệnh tại phòng khám Thần Kinh bệnh viện Đại Học Y Dược.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả loạt ca.
Kết quả: nữ chiếm 72,1% và nam chiếm 27,9%; tuổi khởi phát trung bình là 38,5 tập trung ở lứa tuổi 31-
40; 76,7% bị đau cả hai bên; 51,2% đau ở mức độ vừa; đa số không có triệu chứng nào đi kèm với cơn đau đầu.
Có 4 thể là migraine mạn tính (16,3%), đau đầu dạng căng thẳng mạn tính (58,1%), thể có cả hai đặc điểm trên
(7%) và thể đau đầu mạn tính hàng ngày khác (18,6%). Ngoại trừ ở mức PF, đa số bệnh nhân đều bị suy giảm ở
các mức điểm còn lại của thang SF-36.
Kết luận: có hai thể chính là migraine mạn tính và đau đầu dạng căng thẳng mạn tính. Chất lượng sống
của bệnh nhân đau đầu mạn tính hàng ngày bị ảnh hưởng một cách rõ rệt trên hầu hết các mức điểm của thang
SF-36.
Từ khóa: Đau đầu, đau đầu mạn tính hàng ngày, chất lượng sống.
ABSTRACT
CLINICAL FEATURES AND QUALITY OF LIFE OF CHRONIC DAILY HEADACHE PATIENTS
Vu Anh Nhi, Nguyen Anh Diem Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 306 - 312
Objectives: determine the chronic daily headache entities and its clinical features and assess its impact to the
quality of life of patients in University Medical Center Ho Chi Minh city.
Methods: case series.
Results: women make up 72.1%, men 27.9%; average age of onset is 38.5 concentrated in 31-40 years old;
76.7% had pain on bilateral; 51.2% had moderate pain; most of them have not symptoms associated with
headaches. There are 4 entities: chronic migraine (16.3%), chronic tension type headache (58.1%), entity which
have both characteristics (7%) and the other chronic daily headaches (18.6%). Except PF, almost patients were
impaired on most scales of the SF-36.
Conclusions: there are two majority entities - chronic migraine and chronic tension type headache. Quality
of life of chronic daily headache patients were affected significantly on most scales of the SF-36.
Keywords: headache, chronic daily headache, quality of life.
* Bộ Môn Thần Kinh – Khoa Y Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
** Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Diễm Thúy, ĐT: 0909250417, Email: doc_thuy@yahoo.com
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau đầu là cảm giác khó chịu ở vùng đầu
mặt, không đặc hiệu cho một bệnh lý nào và là
một than phiền thường gặp đứng hàng thứ tư ở
các phòng cấp cứu(13). Theo Davenport (2008),
đau đầu là một triệu chứng ảnh hưởng đến 95%
dân số xét trong cả cuộc đời và ảnh hưởng đến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 307
75% dân số ở bất kỳ tuổi nào(6). Theo Nguyễn
Văn Chương và cộng sự (2008), tỉ lệ mắc bệnh
đau đầu là 82,8% qua điều tra ngẫu nhiên 2000
người tình nguyện(16). Mặc dù chưa chính thức
được xếp riêng trong phân loại quốc tế về đau
đầu lần 2 (ICHD-II), đau đầu mạn tính hàng
ngày (ĐĐMTHN) thường được các thầy thuốc
lâm sàng dùng để ám chỉ đến một nhóm các hội
chứng đau đầu khác nhau với diễn tiến mạn
tính và có bằng chứng loại trừ các nguyên nhân
thứ phát. Có ít nhất 90% các bệnh nhân đau đầu
ở các phòng khám thần kinh ngoại trú bị đau
đầu migraine, đau đầu dạng căng thẳng hay
một hội chứng đau đầu mạn(6).
Mặc dù nhân loại đã có những hiểu biết sâu
sắc và cách nhìn toàn diện về các mặt của
ĐĐMTHN từ bản chất sinh lý bệnh, các thay đổi
ở mức độ phân tử cho đến cách thức điều trị
nhưng vẫn còn tồn tại một số khó khăn và bàn
cãi trong vấn đề chẩn đoán các thể của nó.
Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu
và báo cáo trên thế giới cho thấy ĐĐMTHN làm
suy giảm chất lượng sống của bệnh nhân một
cách có ý nghĩa cả về sức khỏe tâm thần cũng
như trên khía cạnh hoạt động thể chất, xã hội và
nghề nghiệp(4,5,9,14,23). Nghiên cứu này nhằm tìm
hiểu các thể, các đặc điểm lâm sàng và đánh giá
ảnh hưởng của ĐĐMTHN đến chất lượng sống
của người bệnh tại phòng khám Thần Kinh bệnh
viện ĐHYD.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân từ 14 tuổi trở lên đến khám lần
đầu vì ĐĐMTHN tại phòng khám Thần Kinh
bệnh viện ĐHYD.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bằng chứng về lâm sàng, CT hay MRI sọ
não và các xét nghiệm khác cho thấy đau đầu là
hậu quả thứ phát; đang mang thai hay có bệnh
mạn tính khác kèm theo có thể ảnh hưởng đến
chất lượng sống cũng như tiền sử trầm cảm hay
bệnh tâm thần khác trước khi khởi phát đau
đầu.
Thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi, thăm
khám và tham khảo các xét nghiệm hình ảnh
học.
Công cụ thu thâp số liệu
Bộ câu hỏi khảo sát chất lượng sống SF-36v2
mẫu chuẩn của John E. Ware.
Xử lý số liệu
Số liệu được mã hóa và phân tích bằng phần
mềm SPSS 17.
Các yếu tố khảo sát
Giới, tuổi, nơi cư ngụ, học vấn, nghề nghiệp,
mức sống, yếu tố gia đình, các thay đổi hay biến
cố lớn gây căng thẳng trong cuộc sống trước khi
khởi phát bệnh, tuổi khởi phát, đặc điểm-tính
chất của cơn đau đầu và các triệu chứng kèm
theo, các yếu tố khởi phát hay thay đổi độ nặng
cơn đau, yếu tố lạm dụng thuốc, thể đau đầu,
chất lượng sống dựa trên các mức điểm theo
thang SF-36: PF (chức năng thể chất), RP (những
hạn chế vì lý do thể chất), BP (đau thân thể), GH
(nhận thức về sức khỏe tổng quát), PCS (phức
bộ điểm về thể chất), VT (sinh lực), SF (chức
năng xã hội), RE (những hạn chế vì lý do cảm
xúc), MH (sức khỏe tinh thần), MCS (phức bộ
điểm về tinh thần).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Số bệnh nhân dược khảo sát là 86 với 62 nữ
(72,1%) và 24 nam (27,9%). Tuổi khởi phát
ĐĐMTHN trung bình là 38,5 tập trung ở lứa
tuổi 31-40 (27,9%). 81% bệnh nhân không có yếu
tố gia đình; 94,2% không có các thay đổi hay
biến cố lớn gây căng thẳng trong cuộc sống
trước khi khởi phát bệnh; 68,6% có thời gian
bệnh dưới 1 năm; 51% có cơn đau đầu kéo dài
trên 4 giờ; 57% có tần suất 1 cơn/ngày và 69,8%
có thời gian cơn thường xảy ra không cố định
trong ngày. 76,7% bệnh nhân bị đau cả hai bên
trong các cơn đau đầu khác nhau; 40,7% bị đau
cả đầu; 51,2% có cường độ đau ở mức độ vừa
với đau kiểu mạch đập chiếm 20,9% và đau kiểu
cảm giác nặng chiếm 24,4%. Đa số các bệnh
nhân không có triệu chứng nào đi kèm với cơn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 308
đau đầu; 64% không có yếu tố tăng đau; 62,8%
ghi nhận giảm đau khi nằm nghỉ. 58,1% có lạm
dụng thuốc.
Bảng 1. Phân bố các thể đau đầu mạn tính hàng ngày
trong mẫu nghiên cứu theo giới và tuổi khởi phát
Thể Tần
số
Tỉ lệ Tỉ lệ
nữ
Tuổi khởi phát
trung bình
Migraine mạn tính 14 16,3 78,6 31,9 (tập trung
31-40)
Đau đầu dạng căng
thẳng mạn tính
50 58,1 70 39 (tập trung 31-
40 và 51-60)
Có cả 2 đặc điểm 6 7 66,7 28,7 (tập trung
21-30)
Đau đầu mạn tính
hàng ngày khác
16 18,6 75 46,7 (tập trung
31-40)
Tổng cộng 86 100 100
Ở nhóm migraine mạn tính (MMT): 57,1%
bệnh nhân bị đau hai bên; cường độ đau ở mức
vừa và nặng đều chiếm 42,9%; đau kiểu mạch
đập phổ biến nhất chiếm 42,9%; các trường hợp
có kèm theo buồn nôn nhẹ và nôn đều chiếm
42,9%; 57,1% các trường hợp sợ ánh sáng và
78,6% sợ tiếng động; 92,9% có yếu tố tăng đau
chính là hoạt động thân thể hàng ngày; yếu tố
giảm đau chính là nằm nghỉ trong tất cả các
trường hợp; số trường hợp có và không kèm
theo lạm dụng thuốc là ngang nhau.
Ở nhóm đau đầu dạng căng thẳng mạn tính
(ĐĐCTMT): 86% bệnh nhân bị đau hai bên; 62%
có cường độ đau ở mức vừa; đau kiểu cảm giác
nặng là phổ biến chiếm 40%; 82% bệnh nhân
không kèm nhạy ấn đau quanh sọ; đa số không
có triệu chứng đi kèm; 76% không có yếu tố
giảm đau nào; nằm nghỉ vẫn là yếu tố giảm đau
chính chiếm 64%; 62% không kèm theo lạm
dụng thuốc.
Bảng 2. So sánh giá trị trung bình các mức của
thang điểm SF-36 ở bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu với người bình thường
Thể Mức Trung
bình
người Mỹ
bình thường
()
tỉ lệ dưới
mức bình
thường
Chung PF 90,9 84,2 12,8
RP 53,1 80,9 83,7
BP 42 75,2 96,5
GH 28,9 71,9 98,8
PCS 53,6 50 46,5
Thể Mức Trung
bình
người Mỹ
bình thường
()
tỉ lệ dưới
mức bình
thường
VT 43,2 60,9 67,4
SF 46,4 83,3 94,2
RE 56,3 81,3 89,5
MH 48 74,7 90,7
MCS 48,2 50 51,2
MMT PF 93,2 7,1
RP 44,2 100
BP 35 100
GH 30,6 100
PCS 50,8 57,1
VT 40,8 78,6
SF 38,4 100
RE 53,6 100
MH 44,7 85,7
MCS 44,4 64,3
ĐĐCTMT PF 91,4 10
RP 56,4 80
BP 45,8 94
GH 29,6 98
PCS 55,8 38
VT 45,3 64
SF 50,5 90
RE 58,3 84
MH 50,7 94
MCS 51 38
Có cả hai
đặc điểm
PF 87,5 33,3
RP 49 83,3
BP 39,2 100
GH 30 100
PCS 51,4 50
VT 42,7 66,7
SF 39,6 100
RE 55,6 83,3
MH 46,7 83,3
MCS 46,1 66,7
ĐĐMTHN
khác
PF 88,8 18,8
RP 52,3 81,2
BP 37,3 100
GH 25 100
PCS 45 62,5
VT 39,1 68,8
SF 43 100
RE 52,6 100
MH 43 87,5
MCS 43,8 75
() Ware J.E. (2004). "SF-36 Health Survey Update".
The Use of Physiological Testing for Treatment
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 309
Planning and Outcomes Assessment. Lawrence
Erlbaum Associates. 3 rd. 3. pp 693-718.
Ở nhóm có cả đặc điểm của MMT và
ĐĐCTMT: 50% bệnh nhân bị đau hai bên; 50%
có cường độ đau ở mức vừa và 50% đau kiểu
mạch đập; 83,3% kèm theo buồn nôn nhẹ và tất
cả các trường hợp đều không kèm theo nôn; đa
số không có triệu chứng khác đi kèm; 50% các
trường hợp không có yếu tố tăng đau và 66,7%
không có yếu tố giảm đau rõ rệt; 66,7% không
kèm theo lạm dụng thuốc.
Ở nhóm ĐĐMTHN khác: 75% bệnh nhân bị
đau hai bên; 50% có cường độ đau ở mức vừa,
đau nhói và đau kiểu mạch đập đều chiếm
31,3%; 56,3% kèm theo buồn nôn; đa số không
có triệu chứng khác đi kèm cơn đau đầu; 81,3%
không có yếu tố tăng đau và 50% không có yếu
tố giảm đau rõ rệt; số trường hợp có và không
kèm theo lạm dụng thuốc là ngang nhau.
BÀN LUẬN
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều cho
thấy tỉ lệ nữ cao hơn nam ở các bệnh nhân
ĐĐMTHN(2,3,15,17). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, số bệnh nhân nữ cũng cao hơn nam một
cách có ý nghĩa (72,1% so với 27,9%).
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi sống ở ngoại thành (87,2%). Theo tác
giả Nguyễn Thị Thúy Lan, số bệnh nhân sống ở
nông thôn cũng chiếm ưu thế (63%)(15).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh
nhân nghèo, thất nghiệp hoặc nghỉ hưu, tình
trạng hôn nhân là ly thân hay ly dị chiếm thiểu
số (7%; 16,3% và 4,7%). Theo tác giả Nguyễn Thị
Thúy Lan, cũng chỉ có 17,3% số bệnh nhân được
gọi là có tình trạng kinh tế kém, 11% già-hưu trí
và 13,6% có tình trạng hôn nhân là ly thân hay
ly dị(15). Như vậy, cả hai nghiên cứu đều cho kết
quả khác với các nghiên cứu trên thế giới được
thực hiện trong cộng đồng (cho thấy tỉ lệ lưu
hành của ĐĐMTHN dường như tỉ lệ nghịch với
tình trạng kinh tế xã hội(10,12,17,22) bởi vì cả hai
nghiên cứu đều thực hiện tại phòng khám nên
không phản ánh được tương quan giữa tỉ lệ lưu
hành của ĐĐMTHN và tình trạng kinh tế xã hội
của cộng đồng. Ngoài ra, sự khác biệt có thể còn
do tiêu chuẩn chọn bệnh cũng như liên quan
đến đặc điểm kinh tế và bảo hiểm y tế của người
dân Việt Nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại cho
thấy số bệnh nhân có trình độ văn hóa thấp (từ
cấp II trở xuống) chiếm đa số (68,6%). Theo kết
quả từ công trình nghiên cứu của Scher và cộng
sự, tỉ lệ lưu hành của các thể đau đầu thường
xuyên cao nhất ở nhóm có trình độ học vấn thấp
nhất(17). Nhưng trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Thúy Lan, chỉ có 49% bệnh nhân có
trình độ học vấn từ cấp II trở xuống(15). Sự khác
biệt này giữa nghiên cứu của chúng tôi và của
Nguyễn Thị Thúy Lan có thể do sự khác biệt về
cỡ mẫu.
Về mặt tiền căn, kết quả thu được qua
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 14% số bệnh
nhân có yếu tố gia đình. Trong khi đó, theo tác
giả Nguyễn Thị Thúy Lan, có đến 63,1% số bệnh
nhân có người thân bị đau đầu(15). Sự khác biệt
giữa hai kết quả có thể liên quan đến cỡ mẫu và
các tiêu chuẩn chọn mẫu. Ngoài ra, nếu như
những thay đổi trong cuộc sống được xem như
một yếu tố thúc đẩy ĐĐMTHN trên các mẫu
lâm sàng hay các mẫu được chọn lọc khác trong
các nghiên cứu trên thế giới(1,7,8) thì trong nghiên
cứu của chúng tôi, chỉ có 5,8% số bệnh nhân có
các thay đổi hay biến cố lớn gây căng thẳng
trong cuộc sống trước khi khởi phát ĐĐMTHN
vì nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại một
phòng khám với cỡ mẫu nhỏ nên khó phản ánh
được chính xác tương quan giữa tỉ lệ lưu hành
của ĐĐMTHN với các biến cố gây căng thẳng
trong cuộc sống.
Nếu như Silberstein và Lipton xếp MMT và
ĐĐCTMT vào nhóm ĐĐMTHN có độ dài cơn
trên 4 giờ(19) thì tiêu chuẩn chẩn đoán của ICHD-
II lại không đưa ra mốc thời gian tối thiểu cụ thể
về độ dài cơn của các thể này(11). Ngoài ra, hầu
hết các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều
không có thói quen cũng như chưa được
khuyến khích ghi lại một nhật ký theo dõi đau
đầu trong khi các thể ĐĐMTHN đều có một quá
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 310
trình diễn tiến kéo dài (ít nhất là 3 tháng) chưa
kể quãng thời gian đau đầu trước khi chuyển
sang ĐĐMTHN đã có từ rất lâu và cảm giác đau
(cường độ, kiểu đau) lại phụ thuộc rất nhiều vào
cảm nhận chủ quan của người bệnh. Tất cả
những yếu tố này đều ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của bệnh
nhân ĐĐMTHN trong nghiên cứu của chúng
tôi.
Tuổi khởi phát ĐĐMTHN trong nghiên cứu
của chúng tôi trung bình là 38,5. Trong nghiên
cứu của Bigal và cộng sự tại một trung tâm đau
đầu, tuổi khởi phát ĐĐMTHN trung bình ở
nhóm thanh thiếu niên là 15,5 và ở người lớn là
25,4(2). Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về
cỡ mẫu, các tiêu chuẩn chọn mẫu và cách phân
tầng mẫu giữa hai nghiên cứu. Tuy nhiên,
nghiên cứu của Colas và cộng sự lại cho thấy
tuổi khởi phát ĐĐMTHN trung bình gần giống
với chúng tôi là 38(4). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, nhóm tuổi khởi phát ĐĐMTHN cao
nhất là từ 31-40 tuổi (27,9%). Theo tác giả
Nguyễn Thị Thúy Lan nhóm tuổi này là 40-50(15).
Sự khác biệt này có thể do cách chọn mẫu của
chúng tôi để loại trừ các bệnh lý đi kèm có thể
ảnh hưởng đến chất lượng sống, mà các bệnh
nhân cao tuổi thường hay có các bệnh nội khoa
đi kèm hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các
bệnh nhân bị ĐĐMTHN ngay từ lúc bắt đầu
cũng có thể là do cách chọn mẫu. Có 68,6% số
bệnh nhân ghi nhận thời gian bị ĐĐMTHN cho
đến ngày đến khám tại phòng khám Thần Kinh
ĐHYD dưới 1 năm do chúng tôi muốn khảo sát
đặc điểm lâm sàng chính xác hơn ở các bệnh
nhân đến điều trị lần đầu vì bệnh này. Theo tác
giả Bigal và cộng sư, thời gian đau đầu mạn tính
trung bình là 2,5 năm ở thanh thiếu niên và 16,1
năm ở người lớn(2). Đa số các bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận cơn đau đầu
kéo dài trên 4 giờ (88,4%). Điều này phù hợp với
thực tế là tỉ lệ lưu hành của nhóm ĐĐMTHN có
độ dài cơn dưới 4 giờ (gồm đau đầu cụm, đau
nửa đầu kịch phát, đau đầu lúc ngủ, đau nhói
đầu vô căn và SUNCT) trong dân số là rất hiếm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các bệnh
nhân có tần suất cơn đau đầu là 1 cơn/ngày với
thời gian cơn thường xảy ra không xác định
trong ngày. Điều này cũng phù hợp với thực tế
là tỉ lệ lưu hành của đau đầu lúc ngủ trong dân
số là rất hiếm cũng như tỉ lệ lưu hành của
ĐĐHNTM và đau nửa sọ liên tục không phổ
biến như ĐĐCTMT và MMT.
Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi về tính
chất của cơn đau đầu nói chung ở bệnh nhân
ĐĐMTHN: có 76,7% bệnh nhân bị đau cả hai
bên trong các cơn đau đầu khác nhau; 51,2%
bệnh nhân có cường độ đau ở mức độ vừa với
đau kiểu mạch đập chiếm 20,9% và đau kiểu
cảm giác nặng chiếm 24,4% các trường hợp; 64%
không có yếu tố tăng đau. Theo kết quả của
Nguyễn Thị Thúy Lan: có 57,1% số bệnh nhân bị
đau hai bên; 60% đau ở mức độ vừa; 68,5% đau
theo kiểu mạch đập; 59,5% đau kiểu thắt chặt;
61,7% kèm buồn nôn; 22,6% tăng đau khi hoạt
động(15). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho
kết quả khác với kết quả của Nguyễn Thị Thúy
Lan trong hầu hết các đặc điểm về tính chất của
cơn đau đầu nói chung ở bệnh nhân ĐĐMTHN
và sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về cỡ
mẫu, các tiêu chuẩn chọn mẫu và cách phân
tầng mẫu giữa hai nghiên cứu.
Kết quả từ các nghiên cứu dịch tễ học trong
Y văn cũng cho thấy sự dao động về tỉ lệ lưu
hành của migraine chuyển dạng(21). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân
ĐĐCTMT chiếm tỉ lệ cao nhất (58,1%) kế đến là
MMT (16,3%). Kết quả này cũng giống kết quả
của tác giả Nguyễn Thị Thúy Lan: ĐĐCTMT
cũng chiếm tỉ lệ cao nhất (44,6%) kế đến là MMT
(36,5%)(15). Tong khi đó, theo kết quả của Bigal
và cộng sự, tỉ lệ của MCD và ĐĐCTMT ở nhóm
thanh thiếu niên lần lượt là 68,8% và 10,1%
trong khi ở người lớn tỉ lệ này lần lượt là 87,4%
và 0,9%(2). Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng
tôi còn có 7% số bệnh nhân có các đặc điểm của
cơn đau đầu thỏa cả hai tiêu chuẩn chẩn đoán
của MMT và ĐĐCTMT theo ICHD-II và một
nhóm mà chúng tôi tạm xếp là “ĐĐMTHN
khác” chiếm 18,6%. Điều này cũng phù hợp với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 311
những lưu ý của một số tác giả về việc có thể
nhiều hơn một thể đau đầu cùng tồn tại ở một
bệnh nhân(20) cũng như gợi ý rằng tỉ lệ của đau
nửa sọ liên tục, đau đầu dai dẳng hàng này thể
mới và các loại ĐĐMTHN cơn ngắn dưới 4 giờ
mặc dù là rất ít trong dân số nhưng không phải
là không có.
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, sự
khác biệt về tỉ lệ nam và nữ là có ý nghĩa thống
kê ở nhóm MMT và ĐĐCTMT, tương tự với kết
quả của các tác giả Colas và cộng sự(4) cũng như
của Nguyễn Thị Thúy Lan(15).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi
khởi phát MMT cao nhất là 31-40, khởi phát
ĐĐCTMT cao nhất là ở 31-40 và 51-60 tuổi,
trong khi nhóm tuổi khởi phát các ĐĐMTHN
khác cao nhất là 31-40 tuổi. Hiện chúng tôi chưa
có dữ liệu để so sánh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm
MMT có 57,1% bệnh nhân bị đau hai bên; cường
độ đau ở mức vừa và nặng đều chiếm 42,9%;
kiểu đau phổ biến nhất là đau kiểu mạch đập
chiếm 42,9%; các trường hợp có kèm theo buồn
nôn nhẹ và nôn đều chiếm 42,9%; 57,1% các
trường hợp sợ ánh sáng và 78,6% sợ tiếng động;
yếu tố tăng đau chính là hoạt động thân thể
hàng ngày chiếm 92,9%. Theo tác giả Nguyễn
Thị Thúy Lan ở nhóm MMT chỉ có 38,1% số
bệnh nhân bị đau hai bên; 39% đau ở mức độ
vừa và 42,8% đau dữ dội; 60,3% đau kiểu mạch
đập; 25,4% sợ ánh sáng và tiếng động; 65,8%
kèm buồn nôn và 52,2% tăng đau khi hoạt
động(15). Như vậy, đặc điểm lâm sàng của bệnh
nhân MMT trong nghiên cứu của chúng tôi khác
nhiều với của tác giả Nguyễn Thị Thúy Lan và
sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về cỡ
mẫu, các tiêu chuẩn chọn mẫu và cách phân
tầng mẫu giữa hai nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm
ĐĐCTMT có 86% bệnh nhân bị đau hai bên;
62% có cường độ đau ở mức vừa; đau kiểu cảm
giác nặng là phổ biến chiếm 40% các trường
hợp; 6% sợ ánh sáng và 14% sợ tiếng động. Theo
tác giả Nguyễn Thị Thúy Lan ở nhóm ĐĐCTMT
có 91,6% số bênh nhân bị đau hai bên; 81,8%
đau ở mức độ vừa; 66,2% đau kiểu thắt chặt;
90% không buồn nôn hoặc nôn chỉ ở mức nhẹ,
11% sợ ánh sáng và tiếng động(15). Như vậy, đặc
điểm lâm sàng của bệnh nhân ĐĐCTMT trong
nghiên cứu của chúng tôi gần giống với của
Nguyễn Thị Thúy Lan ở nhiều điểm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác
biệt về tỉ lệ có hoặc không