Đặc điểm mòn răng trên sinh viên răng hàm mặt và một số yếu tố liên quan: Nghiên cứu dọc trong 4 năm

Đặc điểm mòn răng theo kiểu cọ mòn được tiến hành nghiên cứu dọc trên sinh viên răng hàm mặt trong 4 năm, ghi nhận dữ liệu ở các thời điểm T1 (năm thứ nhất), T2 (năm thứ ba) và T3 (năm thứ năm). Báo cáo này trình bày kết quả quan sát được ở thời điểm T3. Mục tiêu: So sánh mức độ mòn răng trung bình của bộ răng, nhóm răng và từng răng theo chỉ số Woda giữa 3 thời điểm và xác định mối liên quan của sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên với các yếu tố ưa thích thức ăn cứng hay mềm, thói quen nhai một bên hay hai bên và nghiến/siết chặt răng. Đối tượng và phương pháp: 49 sinh viên tham gia cả 3 đợt. Các đối tượng trả lời bảng câu hỏi và được lấy dấu, đổ mẫu hai hàm. Mỗi răng trên mẫu hàm (trừ răng khôn) được đánh giá mức độ cọ mòn theo chỉ số Woda (1987). Kết quả và kết luận: Sau mỗi 2 năm, chỉ số mòn răng trung bình của mỗi răng, các nhóm răng và cả bộ răng đều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau 4 năm, chưa thấy có liên quan giữa sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên với các yếu tố ưa thích thức ăn cứng hay mềm, thói quen nhai một bên hay hai bên và nghiến/siết chặt răng, trừ R 14 ở đối tượng có thói quen nhai bên phải có nguy cơ tăng mòn cao hơn ở đối tượng nhai 2 bên hay nhai bên trái (OR=3,9, p<0,05).

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm mòn răng trên sinh viên răng hàm mặt và một số yếu tố liên quan: Nghiên cứu dọc trong 4 năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 170 ĐẶC ĐIỂM MÒN RĂNG TRÊN SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN: NGHIÊN CỨU DỌC TRONG 4 NĂM Nguyễn Phúc Diên Thảo*, Đặng Vũ Ngọc Mai* TÓM TẮT Đặc điểm mòn răng theo kiểu cọ mòn được tiến hành nghiên cứu dọc trên sinh viên răng hàm mặt trong 4 năm, ghi nhận dữ liệu ở các thời điểm T1 (năm thứ nhất), T2 (năm thứ ba) và T3 (năm thứ năm). Báo cáo này trình bày kết quả quan sát được ở thời điểm T3. Mục tiêu: So sánh mức độ mòn răng trung bình của bộ răng, nhóm răng và từng răng theo chỉ số Woda giữa 3 thời điểm và xác định mối liên quan của sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên với các yếu tố ưa thích thức ăn cứng hay mềm, thói quen nhai một bên hay hai bên và nghiến/siết chặt răng. Đối tượng và phương pháp: 49 sinh viên tham gia cả 3 đợt. Các đối tượng trả lời bảng câu hỏi và được lấy dấu, đổ mẫu hai hàm. Mỗi răng trên mẫu hàm (trừ răng khôn) được đánh giá mức độ cọ mòn theo chỉ số Woda (1987). Kết quả và kết luận: Sau mỗi 2 năm, chỉ số mòn răng trung bình của mỗi răng, các nhóm răng và cả bộ răng đều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau 4 năm, chưa thấy có liên quan giữa sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên với các yếu tố ưa thích thức ăn cứng hay mềm, thói quen nhai một bên hay hai bên và nghiến/siết chặt răng, trừ R 14 ở đối tượng có thói quen nhai bên phải có nguy cơ tăng mòn cao hơn ở đối tượng nhai 2 bên hay nhai bên trái (OR=3,9, p<0,05). Từ khóa: mòn răng, cọ mòn, nghiến răng. ABSTRACT TOOTH ATTRITION AND SOME OF ASSOCIATED FACTORS IN DENTAL STUDENTS: A 4-YEAR LONGITUDINAL STUDY Nguyen Phuc Dien Thao, Dang Vu Ngoc Mai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 170 - 175 The 4-year longitudinal study of tooth attrition on dental students was presented. The data were obtained at T1 (first year students), T2 (third year students) and T3 (fifth year students). This article reported the results at T3. Aims: (1) to compare tooth attrition of every tooth, segment and whole dentition by Woda’s scale between T1, T2 and T3, (2) to examine the relationship between the attrition increase of upper canines and premolars and some factors such as soft or hard food chewing, unilateral mastication, and bruxism. Methods: 49 students joined in the study. They answered the questionnaires and were got the maxillary and mandibular casts. The level of attrition was recorded in every tooth on their casts (except wisdom teeth) using Woda’s scale (1987). Results and conclusions: After every two years, means of attrition level of every tooth, segment and whole dentition increased significantly (p<0.05). After four years, the relationship between the attrition increase of upper canines and premolars and those factors were not found, except the right upper first premolars which had a higher risk of attrition increase on the right chewing group than the left and bilateral chewing group (OR = 3.9, p<0.05). Key words: Tooth wear, attrition, bruxism. * Bộ môn Nha khoa cơ sở- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS Đặng Vũ Ngọc Mai ĐT: 0918325781 Email: dvngocmai@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 171 ĐẶT VẤN ĐỀ Cọ mòn (attrition) là hiện tượng mòn do các bề mặt răng cọ sát với nhau, đặc trưng bởi những diện mòn nhẵn, bóng, có giới hạn rõ và ăn khớp được với diện mòn ở răng đối diện. Cọ mòn xuất hiện trên mặt nhai hay cạnh cắn của răng do các hoạt động chức năng (nhai, nuốt) hay hoạt động cận chức năng (nghiến, siết chặt răng). Cọ mòn cũng như các dạng khác của mòn răng (ăn mòn/erosion, mài mòn/abrasion, mòn cổ răng do lực uốn/abfraction) gần đây đã trở thành một vấn đề có tính chất toàn cầu (Bardsley, 2008)(2). Nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đã báo động về tình trạng mòn răng xuất hiện ngày càng phổ biến hơn, sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở người trẻ tuổi. Ở Việt Nam, lần đầu tiên nghiên cứu về mòn răng đã được Phạm Lệ Quyên thực hiện năm 2007 trên 150 sinh viên răng hàm mặt tuổi từ 18- 25, sử dụng chỉ số mòn răng TWI để khảo sát tình trạng mòn răng và một số yếu tố liên quan theo thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả(5). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dọc 4 năm đặc điểm mòn răng theo kiểu cọ mòn trên sinh viên răng hàm mặt từ khi học năm thứ nhất đến năm thứ năm với mục tiêu: (1) đánh giá mức độ mòn răng trung bình của từng răng, nhóm răng và cả bộ răng theo chỉ số Woda (1987) ở 3 thời điểm nghiên cứu, (2) xác định mối liên quan giữa sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên với các yếu tố ưa thích thức ăn cứng hay mềm, thói quen nhai một bên hay hai bên và nghiến/siết chặt răng. ĐỐI TƯỢNG –PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng 86 sinh viên răng hàm mặt năm thứ nhất tham gia vào nghiên cứu, đến năm thứ năm còn lại 49 sinh viên. Các đối tượng không tham gia đủ 3 lần thu thập dữ liệu do mang phục hình hay khí cụ chỉnh hình, hoặc do không muốn tham gia nữa. Phương pháp thu thập dữ liệu Việc thu thập dữ liệu được thực hiện khi sinh viên học năm thứ nhất (thời điểm T1), năm thứ ba (thời điểm T2) và năm thứ năm (thời điểm T3). Các đối tượng trả lời bảng câu hỏi để ghi nhận các yếu tố: ưa thích thức ăn cứng hay mềm, thói quen nhai một bên hay hai bên, có nghiến/siết chặt răng không Các đối tượng được lấy dấu hai hàm bằng alginate (AROMA) và đổ mẫu bằng thạch cao cứng (GC). Diện mòn trên rìa cắn và mặt nhai được đánh giá theo chỉ số Woda (1987)(6) (Hình 1). Quan sát dưới kính phóng đại 3,5 lần vị trí các diện mòn và vẽ lại trên mẫu hàm. Mức độ mòn ở răng trước: -Độ 1. Một hay vài diện mòn chỉ ở mặt trong/ngoài của răng. -Độ 2. Một hay vài diện mòn chỉ ở trên rìa cắn. -Độ 3. Một hay vài diện mòn ở trên rìa cắn và cũng có ở mặt trong/ngoài của răng nhưng chiếm ít hơn 1/3 chiều cao thân răng. -Độ 4. Một hay vài diện mòn ở trên rìa cắn và cũng có ở mặt trong/ngoài của răng nhưng chiếm nhiều hơn 1/3 chiều cao thân răng. Mức độ mòn ở răng sau: -Độ 1. Diện mòn chiếm ít hơn 1/3 sườn múi theo chiều ngoài trong. -Độ 2. Diện mòn chiếm nhiều hơn 1/3 sườn múi theo chiều ngoài trong. -Độ 3. Diện mòn chiếm toàn bộ sườn múi. -Độ 4. Diện mòn có trên cả ba sườn múi nhưng các diện này chưa nối với nhau theo chiều ngoài trong. -Độ 5. Diện mòn chiếm cả ba sườn múi và các diện này nối với nhau theo chiều ngoài trong. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 11.5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 172 Hình 1. Chỉ số Woda đánh giá mức độ mòn cho răng trước và răng sau (Kim,2001)(3). KẾT QUẢ Mức độ mòn của từng răng, các nhóm răng và cả bộ răng theo chỉ số Woda Chỉ số mòn trung bình của từng răng ở các thời điểm T1, T2 và T3 được trình bày trong các biểu đồ 1,2,3 và 4. Biểu đồ 1. Chỉ số mòn trung bình của các răng trước hàm trên ở 3 thời điểm Biểu đồ 2. Chỉ số mòn trung bình của các răng trước hàm dưới ở 3 thời điểm Biểu đồ 3. Chỉ số mòn trung bình của các răng sau hàm trên ở 3 thời điểm Biểu đồ 4. Chỉ số mòn trung bình của các răng sau hàm dưới ở 3 thời điểm Bảng 1. Chỉ số mòn răng của các nhóm răng và cả bộ răng Nhóm răng T1 T2 T3 Răng trước trên Răng sau trên Răng trước dưới Răng sau dưới Bộ răng 1,60 ± 1,31 1,43 ± 1,30 1,22 ± 0,99 1,04 ± 1,00 1,48 ± 1,18 1,86 ± 1,21 1,65 ± 1,32 1,30 ± 0,96 1,14 ± 1,08 1,61 ± 1,15 2,13 ± 1,05 1,80 ± 1,27 1,37 ± 0,94 1,23 ± 1,06 1,31 ± 1,17 Chỉ số mòn răng trung bình của các nhóm răng và cả bộ răng sau mỗi 2 năm đều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01, kiểm định t bắt cặp) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 173 Liên quan giữa sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên với các yếu tố ưa thích thức ăn cứng hay mềm, thói quen nhai một bên hay hai bên và nghiến/siết chặt răng. Bảng 2. Nguy cơ tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên ở đối tượng nghiến/siết chặt răng n Nghiến/siết răng Không nghiến/siết răng OR (KTC 95%) p R13 tăng mòn R13 không tăng mòn 49 7 11 6 25 2,652 (0,722-9,736) 0,184 R14 tăng mòn R14 không tăng mòn 49 4 14 9 22 0,698 (0,180-2,708) 0,743 R15 tăng mòn R15 không tăng mòn 48 4 13 11 20 0,559 (0,146-2,138) 0,521 R23 tăng mòn R23 không tăng mòn 48 2 16 2 28 1,750 (0,224-13,648) 0,624 R24 tăng mòn R24 không tăng mòn 49 2 16 4 27 0,844 (0,139-5,138) 1,000 R25 tăng mòn R25 không tăng mòn 46 3 14 3 26 1,857 (0,330-10,446) 0,655 Yếu tố nghiến/siết chặt răng không có liên quan với sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên sau 4 năm (p>0,05, kiểm định chính xác Fisher) Bảng 3. Nguy cơ tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên ở đối tượng thích thức ăn cứng n Thích thức ăn cứng Thích thức ăn mềm OR (KTC 95%) p R13 tăng mòn R13 không tăng mòn 49 8 19 5 17 1,432 (0,392-5,226) 0,586* R14 tăng mòn R14 không tăng mòn 49 10 17 3 19 3,725 (0,877-15,829) 0,065* R15 tăng mòn R15 không tăng mòn 48 7 19 8 14 0,645 (0,189-2,199) 0,482* R23 tăng mòn R23 không tăng mòn 48 2 24 2 20 0,833 (0,108-6,459) 1,000** R24 tăng mòn R24 không tăng mòn 49 2 25 4 18 0,360 (0,059-2,183) 0,388** R25 tăng mòn R25 không tăng mòn 46 2 22 4 18 0,409 (0,067-2,495) 0,405** Yếu tố thích thức ăn cứng không có liên quan với sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên sau 4 năm (p>0,05, *kiểm định χ2, **kiểm định chính xác Fisher) Bảng 4. Nguy cơ tăng mòn răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên bên phải ở đối tượng có thói quen nhai bên phải n Nhai bên phải Nhai 2 bên hoặc bên trái OR (KTC 95%) p R13 tăng mòn R13 không tăng mòn 49 3 5 10 31 1,860 (0,376-9,204) 0,422 R14 tăng mòn R14 không tăng mòn 49 5 3 8 33 6,875 (1,352-34,965) 0,023 R15 tăng mòn R15 không tăng mòn 48 3 4 12 29 1,812 (0,351-9,355) 0,662 Đối tượng có thói quen nhai bên phải có nguy cơ tăng mòn R14 sau 4 năm gấp 6,8 lần so với đối tượng có thói quen nhai hai bên hoặc bên trái (p<0,05, kiểm định chính xác Fisher). Các yếu tố nghiến/siết chặt răng, thích thức ăn cứng và giới tính không phải là yếu tố gây nhiễu đối với nguy cơ tăng mòn R14 ở đối tượng nhai bên phải. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 174 Yếu tố nhai bên trái không có liên quan với sự tăng mòn răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên sau 4 năm (p>0,05, kiểm định chính xác Fisher). Bảng 5. Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến sự tăng mòn R14 sau 4 năm (hiệu chỉnh theo giới tính và các tham số trong bảng) Tham số OR thô (KTC 95%) OR hiệu chỉnh (KTC 95%) p Nghiến/Siết chặt R Thức ăn cứng Nhai bên phải 0,698 (0,180-2,708) 3,725 (0,877-15,829) 6,875 (1,352-34,965) 2,455 (0,730-16,459) 0,589 (0,113-2,597) 3,906 (1,014-30,139) 0,118 6,443 0,048 Bảng 6. Nguy cơ tăng mòn răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên bên trái ở đối tượng có thói quen nhai bên trái n Nhai bên trái Nhai 2 bên hoặc bên phải OR (KTC 95%) p R23 tăng mòn R23 không tăng mòn 48 1 5 3 39 2,600 (0,225-30,045) 0,425 R24 tăng mòn R24 không tăng mòn 49 1 5 5 38 1,520 (0,146-15,791) 0,564 R25 tăng mòn R25 không tăng mòn 46 0 6 6 34 - 0,579 BÀN LUẬN Mòn răng là một vấn đề thường gặp, do đó trong nghiên cứu, nhiều tác giả đã đưa ra các chỉ số khác nhau để đánh giá mức độ mòn răng. Tuy nhiên chưa có chỉ số nào được thống nhất sử dụng rộng rãi, gây khó khăn cho việc so sánh kêt quả của các nghiên cứu khác nhau(4). Ngoài ra, các chỉ số có thể đánh giá mòn răng nói chung hay nhắm đến từng loại mòn răng như cọ mòn, mài mòn, ăn mòn hay mòn do lực uốn. Nghiên cứu này sử dụng chỉ số Woda là chỉ số đánh giá mòn răng theo kiểu cọ mòn, cho thấy tất cả các răng, các nhóm răng và cả bộ răng đều có mức độ mòn răng tăng lên có ý nghĩa sau mỗi 2 năm. Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến mòn răng. Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 400 người cho thấy mức độ mất chất trên bề mặt răng có liên quan với tuổi, số răng còn lại, nghiến răng, nhai một bên, độ cứng của thức ăn, kỹ thuật và số lần chải răng(1). Nghiên cứu này khảo sát sự liên quan giữa các yếu tố nghiến răng, thức ăn cứng hay mềm và nhai một bên với sự tăng mòn của các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên. Chúng tôi chọn các răng này vì chúng thường là các răng hướng dẫn trong các vận động nhai hay nghiến của hàm dưới. Kết quả chưa thấy có sự liên quan giữa các yếu tố này với sự tăng mòn sau 4 năm (trừ R14), có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn và thời gian theo dõi chưa đủ dài. KẾT LUẬN 1- Sau mỗi 2 năm, chỉ số mòn răng trung bình của mỗi răng, các nhóm răng và cả bộ răng đều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 2- Sau 4 năm, chưa thấy có liên quan giữa sự tăng mòn các răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên với các yếu tố ưa thích thức ăn cứng hay mềm, thói quen nhai một bên hay hai bên và nghiến/siết chặt răng, trừ R14 ở đối tượng có thói quen nhai bên phải có nguy cơ tăng mòn cao hơn 3,9 lần so với đối tượng nhai 2 bên hay nhai bên trái. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Al-Zarea BK (2012): Tooth surface loss and associated risk factors in Northern Saudi Arabia, International Scholarly Research Network Dentistry, Vol 2012, article ID 161565: 1-5 2. Bardsley P.F. (2008): The evolution of tooth wear indices, Clin Oral Investig.; 12(1): 15-19. 3. Kim S.K., Kim K.N., Chang I.T., Heo S.J. (2001): A study of the effects of chewing patterns on occlusal wear, Journal of Oral Rehabilitation, 28; 1048-1055. 4. Lopez-Frias FJ, Castellanos-Cosano L, Martin-Gonzalez J, Llamas-Carreras JM, Segura-Egea JJ (2012): Clinical measurement of tooth wear: tooth wear indices, J Clin Exp Dent, 4(1): e48-53 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 175 5. Phạm Lệ Quyên, Hoàng Tử Hùng, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Phúc Diên Thảo (2007): Mòn răng và các yếu tố liên quan nghiên cứu trên 150 sinh viên, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 11, Phụ bản số 2: 219-227. 6. Woda A., Vigneron P., Kay D. (1979): Nonfunctional and functional occlusal contacts: a review of the literature, The Journal of Prosthetic Dentistry; 42(3): 335-41. Ngày nhận bài báo: 01/02/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2015 Người phản biện: TS Huỳnh Kim Khang Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015