Mục tiêu: (1) xác định tỉ lệ các mức độ thể hiện đặc điểm múi thứ sáu trên m2 và M1 hàm dưới, (2) xác
định mối tương quan về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 hàm dưới.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 64 bộ mẫu hàm 3 đến 5 tuổi và 12 đến
14 tuổi của cùng cá thể (32 nam, 32 nữ). Đánh giá và phân loại đặc điểm múi thứ sáu theo Turner (1991).
Kết quả: Ở bộ răng sữa, tỉ lệ múi thứ sáu mức độ 0 cao (42,19%), kế đến là mức độ 1 (26,56%). Ở bộ răng
vĩnh viễn, tỉ lệ múi thứ sáu mức độ 0 cao (45,31%), kế đến là mức độ 1 (23,44%). Không có sự khác biệt có ý
nghĩa về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 (p>0,05). Đặc điểm múi thứ sáu có mối tương quan thuận ở mức
trung bình giữa m2 và M1 (r = 0,6 (p<0,01)).
Kết luận: Ở cả hai bộ răng đều có thể hiện các mức độ của múi thứ sáu, trong đó múi thứ sáu mức độ 0
chiếm tỉ lệ cao, kế đến là mức độ 1. Không có sự khác biệt về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 (p>0,05). Đặc
điểm múi thứ sáu có mối tương quan thuận ở mức trung bình giữa m2 và M1 (r = 0,6 (p<0,01)).
Từ khóa: đặc điểm múi thứ sáu (c6); bộ răng sữa, bộ răng vĩnh viễn; phức hợprăng Mongoloid.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm múi thứ sáu ở răng cối sữa thứ hai và răng cối vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới trên bộ răng người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 38
ĐẶC ĐIỂM MÚI THỨ SÁU Ở RĂNG CỐI SỮA THỨ HAI VÀ RĂNG CỐI
VĨNH VIỄN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI TRÊN BỘ RĂNG NGƯỜI VIỆT
Huỳnh Kim Khang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) xác định tỉ lệ các mức độ thể hiện đặc điểm múi thứ sáu trên m2 và M1 hàm dưới, (2) xác
định mối tương quan về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 hàm dưới.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 64 bộ mẫu hàm 3 đến 5 tuổi và 12 đến
14 tuổi của cùng cá thể (32 nam, 32 nữ). Đánh giá và phân loại đặc điểm múi thứ sáu theo Turner (1991).
Kết quả: Ở bộ răng sữa, tỉ lệ múi thứ sáu mức độ 0 cao (42,19%), kế đến là mức độ 1 (26,56%). Ở bộ răng
vĩnh viễn, tỉ lệ múi thứ sáu mức độ 0 cao (45,31%), kế đến là mức độ 1 (23,44%). Không có sự khác biệt có ý
nghĩa về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 (p>0,05). Đặc điểm múi thứ sáu có mối tương quan thuận ở mức
trung bình giữa m2 và M1 (r = 0,6 (p<0,01)).
Kết luận: Ở cả hai bộ răng đều có thể hiện các mức độ của múi thứ sáu, trong đó múi thứ sáu mức độ 0
chiếm tỉ lệ cao, kế đến là mức độ 1. Không có sự khác biệt về đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 (p>0,05). Đặc
điểm múi thứ sáu có mối tương quan thuận ở mức trung bình giữa m2 và M1 (r = 0,6 (p<0,01)).
Từ khóa: đặc điểm múi thứ sáu (c6); bộ răng sữa, bộ răng vĩnh viễn; phức hợprăng Mongoloid.
Ký hiệu: răng cối sữa thứ hai (RCS2): m2; răng cối vĩnh viễn thứ nhất (RCVV1): M1; Độ tự do (ĐTD).
ABSTRACT
SIXTH CUSP(ENTOCONULID) CHARACTERISTICS OF THE LOWER SECOND DECIDUOUS AND
FIRST PERMANENT MOLARS OF VIETNAMESE CHILDREN
Huynh Kim Khang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 38 - 42
Objectives: The aim of this study was to determine: (1) the frequencies of sixth cusptrait (c6); (2) the
relationshipof sixth cusptrait between the lower second deciduous and first permanent molars.
Materials and methods: With the longitudinal study design, the sample consisted 64 pairs of dental casts
(32 boys, 32 girls, from 3 to 5 age and from 12 to 14 age). Sixth cusptrait was evaluated, classified by Turner
method (1991).
Results: The frequencies of absent form of sixth cuspwere high (42.19 % for deciduous teeth; 45.31% for
permanent teeth). Correlation coefficients between the lower second deciduous and first permanent molars were
0.6 (p<0.01) for sixth cusp.
Conclusions: The frequencies of absent form of sixth cuspwere high on both deciduous and permanent teeth.
There was no significant difference of c6 between the lower second deciduous and first permanent molars
(p>0.05). A medium significant possitve correlation for sixth cuspbetween dentitions were found.
Key words: Sixth cusp (Entoconulid, c6) trait; the deciduous and permanent teeth; Mongoloid dental
complex.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều tác giả đã chú ý và đánh giá đặc
điểm hình thái học bình thường của khớpcắn
và thân răng ở bộ răng sữa và bộ răng vĩnh
viễn trên người (Dahlberg, 1963; Hanihara,
1970; Scott, 2000; Irish, 1997)(2,5,11,9). Các nhà
nhân chủng sử dụng tần số xuất hiện các đặc
*: Khoa RHM, Đại học Y dược TPHCM
Tác giả liên lạc: Huỳnh Kim Khang ĐT: 0913661568; Email: kimkhanghuynh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 39
điểm hình thái của cả răng sữa và răng vĩnh
viễn để đánh giá mối tương quan giữa các dân
tộc. Thông thường các kết quả nghiên cứu trên
cộng đồng dựa trên hình thái tương đồng giữa
răng sữa và răng vĩnh viễn (Hanihara, 1970)(5).
Nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả cho
thấy RCS2 và RCVV1 khác nhau về kích thước
và hình dạng, nhưng lại tương đồng đáng kể
về hình thể (Dahlberg, 1963; Hanihara,
1967)(2,4). Tuy nhiên tần suất xuất hiện các đặc
điểm hình thái trên hai răng này thì không
giống nhau. Răng cối sữa thứ hai tương tự
răng cối vĩnh viễn thứ nhất hơn răng cối nhỏ
thứ hai thay thế nó. Răng cối sữa thứ hai và
răng cối vĩnh viễn thứ nhất có hình dạng thân
răng và kiểu rãnh mặt nhai tương tự và cùng
kiểu múi chính, nhưng RCS2 và RCVV1 không
giống nhau. Răng cối sữa vẫn nguyên thủy và
kém phát triển hơn răng vĩnh viễn. Do đó so
sánh hai răng này có giá trị trên quan điểm
phát sinh loài(7,8).
Múi thứ sáu là một trong số các đặc điểm
thuộc phức hợpMongoloid mà Hanihara đã đề
cập(5). Cộng đồng Mongoloid có tần suất xuất
hiện múi thứ sáu cao hơn những cộng đồng khác
trên RCS2 và RCVV1. Trong nghiên cứu này
chúng tôi khảo sát mối tương quan về đặc điểm
múi thứ sáu trên RCS2 và RCVV1 hàm dưới.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ các mức độ thể hiện đặc điểm
múi thứ sáu trên RCS2 và RCVV1 hàm dưới.
Xác định mối tương quan về đặc điểm múi
thứ sáu giữa RCS2 và RCVV1 hàm dưới.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Mẫu hàm lấy từ bộ sưu tậpmẫu hàm tại
khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Mẫu hàm được sử dụng khi răng mọc đầy
đủ, không có bất thường hình dạng thân răng;
các đỉnh múi, trũng giữa, rãnh mặt nhai không
mòn nhiều.
Loại khỏi nghiên cứu những mẫu hàm có sai
sót do bị vỡ, bọt
Cỡ mẫu
Mẫu nghiên cứu gồm 64 bộ mẫu hàm được
lấy dấu lúc 3 đến 5 tuổi và 12 đến 14 tuổi của
cùng một trẻ; như vậy có 128 mẫu hàm được lấy
từ bộ sưu tập nêu trên.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dọc mô tả và phân tích hình thái
học.
Phương phápnghiên cứu
Sử dụng phương pháp quan sát bằng mắt
thường kết hợp kính lúp phóng đại gấp bốn lần.
Quan sát và đánh giá đặc điểm múi thứ sáu
cả hai bên hàm (bên phải và bên trái). Sử dụng
phương pháptính điểm trên từng cá thể (theo
Scott, 1980)(10), nếu có sự không đối xứng ở hai
bên thì bên nào có điểm số cao nhất được sử
dụng như là điểm số của mỗi loại răng để phân
tích thống kê.
Đánh giá và phân loại c6 theo Turner
(1991)(13) (hình 1)
0: không hiện diện múi thứ sáu.
1: rất nhỏ so với múi thứ năm.
2: nhỏ hơn múi thứ năm.
3: bằng múi thứ năm.
4: lớn hơn múi thứ năm.
5: lớn hơn nhiều so với múi thứ năm.
Hình 1 : múi thứ sáu trên răng cối hàm dưới (nguồn từ
“Dental Anthropology” của Simon Hillson, trang 95)
Xử lý số liệu
Dùng tương quan Spearman để đánh giá
mối tương quan về đặc điểm múi thứ sáu giữa
RCS2 và RCVV1 hàm dưới.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 40
Các đặc điểm múi thứ sáu được đánh giá và
phân loại hai lần, cách nhau hai tuần. Chỉ số
Kappa được sử dụng để đánh giá độ kiên định
của quan sát viên (đặc điểm múi thứ sáu ở RCS2
và RCVV1 hàm dưới có chỉ số Kappa lần lượt là
0,91 và 0,9).
KẾT QUẢ
Tỉ lệ các mức độ múi thứ sáu trên RCS2 và
RCVV1 hàm dưới.
Để dễ so sánh với các tác giả khác, chúng tôi
gom thành các mức độ:
0: không có múi thứ sáu (mức độ 0).
1, 2: múi thứ sáu nhỏ hơn múi thứ năm (mức
độ 1).
3: múi thứ sáu bằng múi thứ năm (mức độ 2).
4,5: múi thứ sáu lớn hơn múi thứ năm (mức
độ 3).
Ở bộ răng sữa, tỉ lệ múi thứ sáu mức độ 0
cao (42,19%), kế đến là mức độ 1 (26,56%).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và
nữ về đặc điểm múi thứ sáu (p>0,05) (Bảng 1,
Hình 2).
Hình 2: Các mức độ múi thứ sáu trên RCS2 hàm dưới
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 41
Hình 3: Các mức độ múi thứ sáu trên RCVV1 hàm dưới
Ở bộ răng vĩnh viễn, tỉ lệ múi thứ sáu mức độ 0
cao (45,31%), kế đến là mức độ 1 (23,44%). Không
có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ về đặc
điểm múi thứ sáu (p>0,05) (Bảng 1, Hình 3).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa m2 và
M1 về đặc điểm múi thứ sáu (p>0,05) (Bảng 1,
Đồ thị 1).
Bảng 1: Tỉ lệ múi thứ sáu ở RCS2 và RCVV1 hàm
dưới.
Giới 0 (%) 1 (%) 2 (%) 3 (%) 2
(ĐTD=3)
p
m2
Nam
(n=32)
14
(43,75)
8
(25)
6
(18,75)
4
(12,5)
0,9
>0,05
Nữ
(n=32)
13
(40,63)
9
(28,13)
4
(12,5)
6
(18,75)
M1
Nam
(n=32)
16
(50)
7
(21,88)
4
(12,5)
5
(15,62)
0,78
>0,05
Nữ
(n=32)
13
(40,63)
8
(25)
6
(18,75)
5
(15,62)
m2 Chung
(n=64)
27
(42,19)
17
(26,56)
10
(15,63)
10
(15,63)
1,66
>0,05
M1 Chung
(n=64)
29
(45,31)
15
(23,44)
10
(15,63)
10
(15,63)
Đồ thị 1: Các mức độ múi thứ sáu trên RCS2 và
RCVV1 hàm dưới
Ở bộ răng sữa, tỉ lệ hiện diện múi thứ sáu ở
nhóm Icelander là thấp nhất, nhóm Úc bản địa
có tỉ lệ hiện diện múi thứ sáu cao nhất (Bảng 2).
Ở bộ răng vĩnh viễn, tỉ lệ hiện diện múi thứ
sáu ở nhóm Caucasian là thấp nhất, nhóm Úc
bản địa có tỉ lệ hiện diện múi thứ sáu cao nhất
(Bảng 2).
Bảng 2: Tỉ lệ hiện diện múi thứ sáu ở các nhóm (%).
Nhóm Múi thứ sáu (%) (n)
m2 M1
Icelander (Axelsson, 1979)(1) 3,5 (230) 17 (584)
Úc bản địa
(Townsend, 1990)(12)
79 (100) 66,5 (313)
Nhật (Hanihara, 1976)(6) 36,9 (92) 25,3 (1046)
Caucasian
(Hanihara, 1976)(6)
7,3 (55) 5,2 (58)
Mỹ đen (Hanihara, 1976)(6) 12 (50) 6,5 (77)
Việt (H.K.Khang, 2010)(*) 57,82 (64) 54,69 (64)
(*) nghiên cứu hiện tại
Tương quan đặc điểm múi thứ sáu giữa
RCS2 và RCVV1 hàm dưới.
Đặc điểm múi thứ sáu có mối tương quan
thuận ở mức trung bình giữa m2 và M1 (r = 0,6
(p<0,01)) (bảng 3). Kết quả tương tự nghiên cứu
của Townsend (1990) trên nhóm Úc bản địa (r =
0,53 (p<0,01))(12). Nghiên cứu của Edgar (2007)(3)
cho thấy đặc điểm múi thứ sáu có mối tương
0 1
2
3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 42
quan nghịch mức độ rất cao giữa hai bộ răng (r =
-1 (p<0,001)). Nghiên cứu của Yamada (1996)(14)
trên nhóm Nhật cho thấy đặc điểm múi thứ sáu
có mối tương quan thuận ở mức độ thấp(r = 0,32
(p<0,05) (Bảng 3).
Bảng 3: Hệ số tương quan r về đặc điểm múi thứ sáu
giữa m2 và M1 ở các nhóm.
Tác giả Múi thứ sáu (n) m2 – M1
Nam Nữ Chung
H.K. Khang, 2010
(nhóm Việt)
0,56**
(32)
0,65**
(32)
0,6**
(64)
Yamada, 1996 (14)
(nhóm Nhật)
0,32*
(112)
Edgar, 2007(3)
(nhóm Mỹ gốc Âu)
-1***
(52)
Townsend, 1990(12)
(nhóm Úc bản địa)
0,53**
(339)
*** : p<0,001, ** : p<0,01, * : p<0,05
KẾT LUẬN
Mẫu nghiên cứu cho thấy ở cả hai bộ răng
đều có thể hiện các mức độ của múi thứ sáu,
trong đó múi thứ sáu mức độ 0 chiếm tỉ lệ cao,
kế đến là mức độ 1. Không có sự khác biệt về
đặc điểm múi thứ sáu giữa m2 và M1 (p>0,05).
Đặc điểm múi thứ sáu có mối tương quan thuận
ở mức trung bình giữa m2 và M1 (r = 0,6
p<0,01)).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Axelsson G., Kirveskari P. (1979). “Sixth and seventh cuspon
lower molars teeth of Icelanders”, Am. J. Phys. Anthr. 51: 79-
82.
2. Dahlberg A. A. (1963). “Analysis of the American Indian
dentition”, in Brothwell, D. R. (ed.) Dental anthropology,
London: Pergamon Press, pp. 149-178.
3. Edgar H.J.H and L.R. Lease (2007). “Correlations between
deciduous and permanent tooth morphology in a European
American sample”, Am. J. of Phys. Anthropol., 133, 726-734.
4. Hanihara K.(1967). “Racial characteristics in the dentition”, J.
Dent. Res., 46, suppl. No. 5, 923-926.
5. Hanihara K.(1970). “Mongoloid dental complex in the
deciduous dentition, with special reference to the dentition of
Ainu”, J. Anthrop. Soc. Nippon, 78, 3-17.
6. Hanihara K.(1976). “Statistical and comparative studies of the
Australian aboriginal dentition”, University of Tokyo.
7. Hoàng Tử Hùng (1993). “Đặc điểm hình thái nhân học bộ
răng người Việt”, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược.
8. Huỳnh Kim Khang (1999). “Nghiên cứu dọc một số đặc điểm
mô tả răng sữa trẻ em Việt nam”, Luận văn thạc sĩ y học.
9. Irish J.D. (1997). “Characteristic high and low frequency
dental traits in sub-Saharan African populations”. Am. J. of
Phys. Anthr.102: 455-467.
10. Scott G.R. (1980). “Population variation of Carabelli’s trait”,
Human biology, 52,1, p.63-78.
11. Scott G.R. and Turner II C. G. (2000). “The anthropology of
modern human teeth, dental morphology and its variation in
recent human populations”, University of Alaska Fairbanks.
12. Townsend G., Yamada H. (1990). ”Expression of the
entoconulid (sixth cusp) on mandibular molar teeth of an
Australian aboriginal population”, Am. J. Phys Anthropol, jul,
82(3), 267-274.
13. Turner II C. G., Nichol C. R. and Scott R.. (1991). “Scoring
procedures for key morphological traits of the permanent
dentition: the Arizona State University Dental Anthropology
System”, advances in Dental Anthropology, p13-31.
14. Yamada Hiroshi, Murakami Moriyoshi (1996). “A study on
the original character in the lower molar of recent Japanese”,
The journal of the Kyushu dental society, vol 20, no. 2-3,
p:111-121.