Đại cương về nhân học y học và y xã hội học

Trình bày được khái niệm về môn nhân học, nhân học văn hóa xã hội và các lĩnh vực nghiên cứu của nó. 2. Diễn giải được khái niệm về môn nhân học y học và những điểm khác biệt với y xã hội học. 3. Phân tích được nội dung nghiên cứu chính và phương pháp nghiên cứu của môn nhân học y học.

pdf45 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương về nhân học y học và y xã hội học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THS. BS. THÁI THỊ NGỌC THUÝ Trưởng Bộ môn Y Học Gia Đình, Khoa Y ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÂN HỌC Y HỌC VÀ Y XÃ HỘI HỌC NỘI DUNG Giới thiệu giảng viên Mục tiêu và nội dung môn học Phương pháp giảng dạy Tài liệu tham khảo Sinh viên • Đã học những gì? (Dịch tễ học, nghiên cứu khoa học...) • Mong đợi học được những gì? 1. Trình bày được khái niệm về môn nhân học, nhân học văn hóa xã hội và các lĩnh vực nghiên cứu của nó. 2. Diễn giải được khái niệm về môn nhân học y học và những điểm khác biệt với y xã hội học. 3. Phân tích được nội dung nghiên cứu chính và phương pháp nghiên cứu của môn nhân học y học. MỤC TIÊU GIỚI THIỆU Tại sao có nhân học y tế? Nhân học là gì? Văn hóa là gì và tại sao văn hóa lại quan trọng? Nhân học y học là gì? Vai trò của Nhân học trong Y tế công cộng? Làm thế nào thực hiện các nghiên cứu Nhân học y tế? Tại sao lại nghiên cứu nhân học trong y tế? Cần xem xét vai trò của văn hóa trong bối cảnh y tế. Tại sao lại nghiên cứu nhân học trong y tế? + Bệnh viện, trạm y tế được sơn màu trắng thể hiện tính sạch sẽ, vệ sinh, nhưng người ta thường nghĩ về điều tang tóc. + Giếng nước riêng cho người dân sử dụng có tính khoa học và an toàn thì lại không phù hợp tập quán (mọi người không thể trò chuyện với nhau) Cần xem xét vai trò của văn hóa trong bối cảnh y tế. Nhân học là gì? Theo nghĩa đen: Anthropology = Antropos (man) + Logy (Study) Môn học nghiên cứu về con người (đa dạng: khảo cổ học, thể chất, ngôn ngữ và văn hóa) Nhấn mạnh Văn hóa và Xã hội loài người Các đặc trưng của nhân học và phân biệt với các khái niệm khác + Quan tâm đến xã hội một cách tổng thể chứ không riêng lẻ từng lĩnh vực. Các đặc trưng của nhân học và phân biệt với các khái niệm khác + Quan tâm đến hành vi con người trong mối quan hệ với người khác (không phải nghiên cứu từng cá nhân như Tâm lý học, Tâm thần học) Các đặc trưng của nhân học và phân biệt với các khái niệm khác + Nghiên cứu xã hội từ dưới và bên trong (không phải tiếp cận từ trên xuống). + Sử dụng PP nghiên cứu chính là quan sát có sự tham gia. 2. Một trong những khái niệm quan trọng nhất trong nhân học là Văn hóa Văn hóa là gì? Một phức hợp bao gồm tri thức, niềm tin, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả mọi khả năng, thói quen mà con người có được với tư cách là một thành viên xã hội. (E Taylor, 1871). Văn hóa là gì? Là những hệ thống bao gồm các ý tưởng được chia sẻ, khái niệm, quy tắc và ý nghĩa nằm bên dưới và được thể hiện ra trong cách sống của con người. (Keesing và Strathern, 1998). Văn hóa là gì? Ví dụ sinh động và dễ hiểu: Mô tả những gì bạn muốn quan sát khi đến một miền đất hoàn toàn xa lạ (đảo hoang ở Thái Bình Dương hay khu rừng nhiệt đới Amazon) Ba cấp độ của văn hóa • Cấp thứ ba (tertiary level): những gì chúng ta thấy được, dễ thay đổi, vì văn hóa không cố định mà có thể thay đổi. VD. trang phục truyền thống, ẩm thực, lễ hội... • Cấp trung gian (secondary level): nguyên tắc con người quy định với nhau, không bằng văn bản. VD: Phong tục cưới xin ở Việt Nam... • Cấp cơ bản (primary level): giá trị tiềm ẩn, thuộc về con người và rất khó thay đổi hoặc rất chậm. VD: thói quen, niềm tin... Văn hóa là gì? Nói cách khác, Văn hóa là những gì được xem là bình thường. Văn hóa là gì? Văn hóa là gì? Vì chúng ta nghĩ rằng mọi thứ bình thường, mọi thứ đều được biết  Mù văn hóa của chính bản thân (Homeblindness ) Một số kết luận về văn hóa - Tự nhiên là gì? Hành vi con người do yếu tố sinh học di truyền - Văn hóa là gì? Hành vi được học tập Văn hóa cần được học tập Văn hóa và tự nhiên Cá nhân quyết định văn hóa của nhóm hay nhóm quyết định văn hóa của cá nhân? Agency – Structure debate (Nội lực bản thân và rào cản xã hội) Ví dụ so sánh với Chơi cờ vua Văn hóa không mang tính cá nhân (dựa trên các mối quan hệ XH) Nhóm và cá nhân Không phải mọi người trong cùng nhóm văn hóa đều giống nhau • Người ta phải đóng nhiều vai trò xã hội khác nhau. • Trong một văn hóa còn có nhiều nền văn hóa nhỏ hơn (Sub – culture) Văn hóa luôn thay đổi (không phải bất biến theo thời gian) 3. Nhân học Y học là gì? Một số khái niệm trong Nhân học Y học NHÂN HỌC Y HỌC LÀ GÌ? • Là một chuyên ngành trong nhân học. • Không có gì thực sự khác biệt giữa nhân học y học và các nhóm nhân học khác. • Khác biệt duy nhất là sự lựa chọn trọng tâm nghiên cứu. NHÂN HỌC Y HỌC LÀ GÌ? • Mục đích của nhân học y học: tìm hiểu các cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về thân thể, sức khỏe và bệnh tật của họ cũng như các hành động của họ liên quan đến các vấn đề này (tuân thủ điều trị, lựa chọn dịch vụ y tế...) NHÂN HỌC Y HỌC LÀ GÌ? Nhân học y học không nghiên cứu các vi khuẩn gây bệnh, mà tìm hiểu người bệnh trải nghiệm bệnh tật như thế nào, họ đã tìm kiếm dịch vụ CSSK và giao tiếp với các nhân viên y tế như thế nào (Mongensen, 2002) NHÂN HỌC Y HỌC LÀ GÌ? Nhân học y học nghiên cứu Cách lý giải về bệnh tật, PP điều trị được tin tưởng và Người điều trị được tìm đến trong các nền văn hóa và xã hội khác nhau. (Helman, 2007) PHÂN BIỆT NHÂN HỌC Y HỌC VÀ Y XÃ HỘI HỌC Y xã hội học là chuyên ngành nghiên cứu về các yếu tố kinh tế và xã hội tác động đến sức khỏe, bệnh tật và việc cung cấp các dịch vụ y tế; và phát huy các điều kiện từ sự hiểu biết về các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cho xã hội. PHÂN BIỆT NHÂN HỌC Y HỌC VÀ Y XÃ HỘI HỌC Nhân học y học là chuyên ngành nghiên cứu về các hiện tượng y học như là một nền văn hóa. Các hiện tượng y học là bất cứ những điều gì liên quan đến sức khỏe con người, đặc biệt là bệnh tật và cách đối phó với bệnh tật. Văn hóa là nói đến môi trường do con người tạo ra, nhấn mạnh vào thế giới các ý kiến và quy tắc. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA NHÂN HỌC Y HỌC 1. Tìm hiểu sự liên quan giữa những yếu tố môi trường và sinh thái với sức khỏe và bệnh tật Ví dụ: Sự tiếp xúc với bùn và đất đen – nhiễm giun móc NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA NHÂN HỌC Y HỌC 2. Niềm tin và sự hiểu biết của người dân đối với bệnh tật/đau ốm trên nền tảng văn hóa của họ. Ví dụ: Định nghĩa về cúm của người dân NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA NHÂN HỌC Y HỌC 3. Phản ứng của các nhóm dân cư trong xã hội với bệnh tật/đau ốm Ví dụ: nếu sản phụ chết trong khi sinh nở thì đứa trẻ cũng bị chôn theo mẹ Bệnh Lao? NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA NHÂN HỌC Y HỌC 4. Dinh dưỡng và cách phân loại thực phẩm Ví dụ: tránh ăn thức ăn nóng, lạnh... NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA NHÂN HỌC Y HỌC 5. Giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân Ví dụ: Tại sao bệnh nhân đi khám /không khám khi bị bệnh; tại sao điều trị thất bại hoặc bị hiểu sai,... NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA NHÂN HỌC Y HỌC -Giới tính -Tình dục -Lão hóa -Toàn cầu hóa -Sức khỏe tâm thần -Bệnh mạn tính -Bệnh nhiễm trùng -HIV/AIDS và bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) -Kỳ thị và phân biệt đối xử,... 4. VAI TRÒ CỦA NHÂN HỌC Y HỌC TRONG Y TẾ CÔNG CỘNG Bốn thách thức chính để đạt được sức khỏe toàn cầu 1. Bệnh tật và tử vong do hành động của con người (như chiến tranh) 2. Bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực (như phân biệt đối xử và bất bình đẳng do giới, dân tộc, tôn giáo, địa lý và tình trạng kinh tế xã hội) Bốn thách thức chính để đạt được sức khỏe toàn cầu 3. Thiếu các nguồn lực cần thiết (dịch vụ, công nghệ, thuốc, con người). 4. Chưa chuyển dịch đầy đủ kiến thức y tế công cộng vào hành động hiệu quả do những rào cản văn hóa và xã hội. NHÂN HỌC Y HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ LÀM GÌ? - Đưa ra bối cảnh thông qua việc nghiên cứu kiến thức và giải pháp y tế của địa phương - Thiết kế các can thiệp y tế có xem xét bối cảnh văn hóa để tăng tính thành công (Nhân học ứng dụng) - Đánh giá các dự án 5. Phương pháp nghiên cứu nhân học y tế Tiếp cận người trong cuộc (emic approach) Tiếp cận người ngoài cuộc (etic approach) Nhìn nhận vấn đề theo hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng được nghiên cứu Nhìn nhận vấn đề theo hệ giá trị, chuẩn mực của một văn hóa khác Ưu điểm: hiểu được cặn kẽ tại sao cá nhân/cộng đồng lại có một hành vi nào đó, từ đó bảo tồn được những giá trị văn hóa hiếm Ưu điểm: hiểu được cặn kẽ hành vi của cá nhân/cộng đồng khác biệt thế nào so với những tiêu chuẩn bên ngoài hoặc khác so với chuẩn mực của nền văn hóa khác. Nhược điểm: Khó thiết kế các can thiệp trong các chương trình về sức khỏe công cộng, tuy nhiên nếu thiết kế phù hợp thì rất hiệu quả Nhược điểm: Dễ thiết kế các can thiệp trong các chương trình về sức khỏe công cộng, nhưng đôi khi hiệu quả không như ý muốn; dễ mắc lỗi đánh giá văn hóa này. Chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu định tính; tuy nhiên, nghiên cứu định lượng cũng cần thiết - Quan sát có tham gia - Phỏng vấn - Thảo luận nhóm tập trung - Thu thập lịch sử gia đình - Phân tích bảng phả hệ - ........ Đặc trưng: Nghiên cứu điền dã Kỹ thuật thu thập thông tin Cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!
Tài liệu liên quan