Đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang

Mục tiêu: Đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật nội soi mũi xoang. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả 106 bệnh nhân (212 vòi nhĩ) từ 20-70 tuổi với chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính đã thất bại điều trị nội khoa, được phẫu thuật nội soi mũi xoang tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 7/2012. Kết quả: Trước phẫu thuật nội soi mũi xoang, số ca tắc vòi là 64 ca (60,4%); số ca vòi nhĩ thông là 42 ca (39,6%). Nếu tính theo số vòi nhĩ, trước phẫu thuật số vòi nhĩ tắc ở tai (P) và (T) là 85 vòi (40,1%) và số vòi nhĩ thông là 127 (59,9%). Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tái khám 3 đợt: 1 tháng - 4 tháng - 7 tháng: + Nhóm tắc vòi nhĩ trước mổ: số ca tắc vòi giảm dần và đến lần tái khám sau 7 tháng còn 16 ca (15,1%) (p<0.05). Nếu tính theo số vòi nhĩ: số vòi nhĩ còn tắc là 13 (6,1%) (p<0,05). + Nhóm vòi nhĩ thông trước mổ: tái khám sau mổ 1 tháng có một số ca bị tắc vòi và đến lần tái khám sau 7 tháng chỉ còn 2 ca (1,9%) (p < 0,05). Nếu tính theo số vòi nhĩ: chỉ còn 6 vòi nhĩ bị tắc (2,8%) (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ trước mổ cũng như qua các lần tái khám với độ nặng viêm xoang (p > 0,05). Tình trạng vòi nhĩ trước mổ có liên quan với triệu chứng về tai (p < 0,05) và có sự cải thiện triệu chứng về tai qua các lần tái khám (p < 0,05). Kết luận: Số vòi nhĩ tắc chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính. Phẫu thuật nội soi mũi xoang cải thiện đáng kể chức năng vòi nhĩ. Tuy nhiên sau phẫu thuật có 1 tỷ lệ nhỏ vòi nhĩ bị tắc. Tình trạng vòi nhĩ có liên quan triệu chứng về tai (đầy tai, nặng tai), chỉ ghi nhận tình trạng tắc vòi chiếm tỷ lệ cao ở nhóm có thời gian mắc bệnh kéo dài, không có mối liên quan với độ nặng viêm xoang.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 150 ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ CỦA VÒI NHĨ Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG Phan Xuân Hoa*, Phạm Ngọc Chất** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật nội soi mũi xoang. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả 106 bệnh nhân (212 vòi nhĩ) từ 20-70 tuổi với chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính đã thất bại điều trị nội khoa, được phẫu thuật nội soi mũi xoang tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 7/2012. Kết quả: Trước phẫu thuật nội soi mũi xoang, số ca tắc vòi là 64 ca (60,4%); số ca vòi nhĩ thông là 42 ca (39,6%). Nếu tính theo số vòi nhĩ, trước phẫu thuật số vòi nhĩ tắc ở tai (P) và (T) là 85 vòi (40,1%) và số vòi nhĩ thông là 127 (59,9%). Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tái khám 3 đợt: 1 tháng - 4 tháng - 7 tháng: + Nhóm tắc vòi nhĩ trước mổ: số ca tắc vòi giảm dần và đến lần tái khám sau 7 tháng còn 16 ca (15,1%) (p<0.05). Nếu tính theo số vòi nhĩ: số vòi nhĩ còn tắc là 13 (6,1%) (p<0,05). + Nhóm vòi nhĩ thông trước mổ: tái khám sau mổ 1 tháng có một số ca bị tắc vòi và đến lần tái khám sau 7 tháng chỉ còn 2 ca (1,9%) (p < 0,05). Nếu tính theo số vòi nhĩ: chỉ còn 6 vòi nhĩ bị tắc (2,8%) (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ trước mổ cũng như qua các lần tái khám với độ nặng viêm xoang (p > 0,05). Tình trạng vòi nhĩ trước mổ có liên quan với triệu chứng về tai (p < 0,05) và có sự cải thiện triệu chứng về tai qua các lần tái khám (p < 0,05). Kết luận: Số vòi nhĩ tắc chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính. Phẫu thuật nội soi mũi xoang cải thiện đáng kể chức năng vòi nhĩ. Tuy nhiên sau phẫu thuật có 1 tỷ lệ nhỏ vòi nhĩ bị tắc. Tình trạng vòi nhĩ có liên quan triệu chứng về tai (đầy tai, nặng tai), chỉ ghi nhận tình trạng tắc vòi chiếm tỷ lệ cao ở nhóm có thời gian mắc bệnh kéo dài, không có mối liên quan với độ nặng viêm xoang. Từ khóa: Chức năng thông khí vòi nhĩ, phẫu thuật nội soi mũi xoang. Chữ viết tắt: TM: Trước mổ, SM: sau mổ, TK: tái khám. ABSTRACT TO EVALUATE VENTILATION FUNCTION OF THE EUSTACHIAN TUBE IN PATIENTS WITH SUFFERING FROM THE ENDOSCOPIC SINUS SURGERY Pham Xuan Hoa, Pham Ngoc Chat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 150 - 156 Objective: To evaluate ventilation function of the Eustachian tube in patients with suffering from the endoscopic sinus surgery. Subjects and methods: The prospetive study includes 106 patients aged from 20 to 70. They were diagnosed with chronic sinusitis, but their medical treatment has been failed and they suffered from the endoscopic sinus surgery at the ENT department of the Trưng Vương Emergency Hospital in the period from 10/ 2010 to 7/ 2012. Results: + Before surgery: The cases with the obstructed Eustachian tube function are 64 (60.4%) and the * BV. Cấp cứu Trưng Vương ** BM Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TPHCM, Tác giả liên lạc: BS. Phan Xuân Hoa ĐT: 0919038941 Email: phanxuanhoatrungvuong@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 151 cases with normal Eustachian tube function are 42 (39.6%). According to the number of Eustachian tubes: obstructed Eustachian tubes are 85 (40.1%) and normal Eustachian tubes are 127 (59.9%) on the right side and the left side. + After surgery: These patients are followed after 1 month- 4 months- 7 months. * In the obstructed Eustachian tube group: After 7 months, the cases whose Eustachian tubes have been still obstructed are 16 (15.1%) (p<0.05). According to the number of Eustachian tubes: obstructed Eustachian tubes are 13 (6.1%) (p<0.05). * In normal Eustachian tube group: after 1 month, there are some cases with obstructed Eustachian tube. After 7 months, only 2 cases (1.9%) are still obstructed (p<0.05). According to the number of Eustachian tubes: After 7 months, only 6 Eustachian tubes (2.8%) are still obstructed (p<0.05). There is no relationship between Eustachian tube function and stages of chronic sinusitis. There is relationship between Eustachian tube function and ear fullness before surgery (p<0.05) and improvement of symtoms of ear through followed stages (p<0.05). Conclusion: The cases with obstructed Eustachian tubes are at the high rate in patients with suffering from the chronic sinusitis. The endoscopic sinus surgery improves the Eustachian tube function considerably. However after the surgery, there is a small rate of obstructed Eustachian tubes. The Eustachian tube function related to ear symptoms (ear fullness). There is no relationship between the Eustachian tube function and stages of chronic sinusitis. Key words: Ventilation function of the Eustachian tube, endoscopic sinus surgery. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống mũi xoang có liên quan mật thiết với vòm mũi họng, vì vậy nhiễm trùng của mũi và xoang cạnh mũi có thể liên quan đến vòi nhĩ, ảnh hưởng chức năng vòi nhĩ. Guideline hướng dẫn chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính đều thống nhất có triệu chứng của tai và nguyên nhân gây ra triệu chứng của tai đã được Stammberger giải thích rõ. Điều trị viêm mũi xoang mạn tính bằng nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa có thể cải thiện được chức năng vòi nhĩ. Hiện nay, phẫu thuật nội soi mũi xoang được thực hiện sau khi điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả. Khi can thiệp phẫu thuật vào hệ thống mũi xoang – vòm họng sẽ ảnh hưởng đến chức năng vòi nhĩ, có thể theo 2 hướng: Hướng tốt: trước mổ vòi nhĩ tắc, sau mổ vòi nhĩ thông hoặc trước mổ và sau mổ đều thông tốt. Hướng không tốt: trước mổ vòi nhĩ thông, sau mổ vòi nhĩ tắc hoặc trước mổ vòi nhĩ tắc, sau mổ vòi nhĩ vẫn tắc. Sự thay đổi chức năng vòi nhĩ sau phẫu thuật nội soi mũi xoang vẫn còn là một ẩn số và điều trị nội khoa sau mổ bao lâu sau vòi nhĩ mới thông trở lại, vấn đề này vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Mặt khác, trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và tại Việt Nam cũng chưa có một nghiên cứu nào về chức năng vòi nhĩ sau phẫu thuật nội soi mũi xoang. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá chức năng vòi nhĩ ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang”, với các mục tiêu nghiên cứu sau: Đánh giá chức năng vòi nhĩ ở bệnh nhân trước phẫu thuật nội soi mũi xoang. Đánh giá chức năng vòi nhĩ ở bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang. Khảo sát mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và chức năng vòi nhĩ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân từ 21 tuổi đến 70 tuổi điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương với chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính đã thất bại điều trị nội khoa và được phẫu thuật nội soi mũi xoang hội đủ các điều kiện sau: + Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 152 + Tiền căn không có bệnh lý về tai, không mổ xoang, mổ tai trước đó, không có tiền căn chấn thương vùng đầu mặt. + Không có polype mũi, vẹo vách ngăn nhiều gây bít tắc hốc mũi 1 bên, không có u mũi xoang, không có bệnh lý vùng vòm mũi họng. + Không có tiền căn dị ứng. + Không đang bị viêm mũi xoang cấp, đợt cấp của viêm mũi xoang mạn tính hoặc nhiễm trùng hô hấp cấp. + Không có dị dạng vùng đầu mặt cổ. + Không hở vòi. + Hiện tại không có bệnh lý nội khoa chống chỉ định phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Được thực hiện tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 7/2012. Tiến hành nghiên cứu Các bước thực hiện Tiến hành đo lần lượt từng bên tai. Giá trị áp suất xuất hiện đầu tiên → Pressure 1 (P1). Làm giảm áp suất tai giữa → yêu cầu BN thực hiện thủ thuật Toynbee → giá trị áp suất tai giữa khi giảm: Pressure 2 (P2). Làm tăng áp suất tai giữa → yêu cầu BN thực hiện thủ thuật Valsalva → giá trị áp suất tai giữa khi tăng: Pressure 3 (P3). Ba biểu đồ tương ứng Pressure 1,2,3 xuất hiện bên (T) màn hình. Sau khi làm test, kết quả sẽ được in ra. * Sau khi đo CNVN trước phẫu thuật, BN được phân thành 2 nhóm theo từng tai: Tắc trước mổ (Tắc TM). Thông trước mổ (Thông TM). * Sau khi phẫu thuật nội soi mũi xoang, BN được phân thành 4 nhóm theo từng tai: + Tắc TM – Thông SM (Thông sau mổ). + Tắc TM – Tắc SM (Tắc sau mổ). + Thông TM – Thông SM. + Thông TM – Tắc SM. * Tiêu chuẩn đánh giá: + Phân độ viêm mũi xoang mạn tính trước mổ theo phân độ của tác giả Kennedy + Đánh giá chức năng vòi nhĩ theo các tác giả Bernstein J.M. (1992), Yuceturk A.V.và Unlu H.H. (1997), Zhen HT,Wang CF,Cui YH, Gao QX và GeX năm 2000: Vòi nhĩ thông hay chức năng thông khí vòi nhĩ bình thường khi độ chênh lệch áp suất tai giữa giữa giá trị P1 và P2 > 10. Vòi nhĩ tắc hay chức năng thông khí vòi nhĩ bị tắc khi độ chênh lệch áp suất tai giữa giữa giá trị P1 và P2 ≤ 10. + Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau phẫu thuật theo từng tai: Tốt: - Trước mổ thông – sau mổ tái khám lần 1 thông - Trước mổ tắc – sau mổ tái khám lần 1 thông Trung bình: - Trước mổ thông – sau mổ tái khám lần 1 tắc – thông lại sau tái khám lần 2 hoặc lần 3. - Trước mổ tắc – sau mổ tái khám lần 1 tắc – thông lại sau tái khám lần 2 hoặc lần 3. Xấu: - Trước mổ thông – sau mổ tái khám lần 1 tắc – vẫn tiếp tục tắc sau tái khám lần 2 và lần 3. - Trước mổ tắc –sau mổ tái khám lần 1 tắc – vẫn tiếp tục tắc sau tái khám lần 2 và lần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Độ nặng viêm xoang Tỷ lệ viêm xoang độ 2 và độ 3 chiếm đa số: 83 ca (81,1%). Triệu chứng về tai trước mổ Tai (P) có triệu chứng về tai cao hơn so với tai (T) (50% so với 41,1%) (p>0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 153 Tình trạng vòi nhĩ trước mổ Bảng 1. Số ca tắc vòi trước mổ. Tình trạng vòi nhĩ Số ca Tỷ lệ % Thông 2 bên Tắc 1 bên phải Tắc 1 bên trái Tắc 2 bên 42 22 21 21 39,6 20,8 19,8 19,8 Tổng 106 100 Số ca tắc vòi: 64 (60,4%). Có thể tắc vòi 1 bên, 2 bên. Số ca thông 2 bên: 42 (39,6%). Bảng 2. Tình trạng vòi nhĩ trước mổ theo từng tai. Tình trạng vòi nhĩ Tai phải Tai trái Chung Tắc 43 (40,6) 42 (39,6) 85 (40,1) Thông 63 (59,4) 64 (60,4) 127 (59,9) Tổng 106 106 212 Tình trạng vòi nhĩ sau mổ Bảng 3. Số ca vòi nhĩ tắc sau mổ. Tình trạng vòi nhĩ Trước mổ TK sau mổ 1 tháng (TK lần 1) TK sau mổ 4 tháng (TK lần 2) TK sau mổ 7 tháng (TK lần 3) Thông 42 (39,6) 24 (22,6) 35 (33,0) 40 (37,7) Nhóm thông trước mổ Tắc 0 18 (17,0) 7 (6,6) 2 (1,9) Tắc 64 (60,4) 37 (34,9) 28 (26,4) 16 (15,1) Nhóm tắc trước mổ Thông 0 27 (25,5) 36 (34,0) 48 (45,3) Trước mổ, trong 106 bệnh nhân được khảo sát, tình trạng tắc ở tai (T) và tai (P) là gần tương đương nhau (≈40%) (p>0,05). Trong các lần tái khám đều không có sự liên quan giữa sự chuyển đổi tình trạng vòi nhĩ ở tai phải và trái (p>0,05). Bảng 4. Tình trạng vòi nhĩ trước và sau phẫu thuật theo từng tai. Tình trạng vòi nhĩ Bên phải Bên trái Chung p Tắc 43 (40,6) 42 (39,6) 85 (40,1) Thông 63 (59,4) 64 (60,4) 127 (59,9) 0,889 Trước mổ Tổng 106 106 212 Tắc TM - Tắc SM1 21 (48,8) 15 (35,7) 36 (42,4) TắcTM - Thông 22 (51,2) 27 (64,3) 49 (57,6) 0,221 Thông TM - Tắc SM1 18 (28,6) 18 (28,1) 36 (28,3) TK sau mổ 1 tháng (TK lần 1) Thông TM - Thông 45 (71,4) 46 (71,9) 91 (71,7) 0,955 TắcSM1-Tắc SM2 15 (34,9) 8 (19,0) 23 (27,1) Tắc TM Thông 28 (65,1) 34 (810) 62 (72,9) 0,151 TắcSM1-Tắc SM2 11 (17,5) 4 (6,3) 15 (11,8) TK sau mổ 4 tháng (TK lần 2) Thông TM Thông 52 (82.,) 60 (93,8) 112 (88,2) 0,051 Tắc sau 3 lần 9 (20,9) 4 (9,5) 13 (15,3) Tắc TM Thông 34 (79,1) 38 (90,5) 72 (84.,7) 0,144 Tắc sau 3 lần 2 (3,2) 4 (6,3) 6 (4,7) TK sau mổ 7 tháng (TK lần 3) Thông TM Thông 61 (96,8) 60 (93,8) 121 (95,3) 0,414 Mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ với thời gian mắc bệnh, độ nặng viêm xoang, triệu chứng về tai Mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ trước và sau mổ với thời gian mắc bệnh Bên phải và bên trái: Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ và thời gian mắc bệnh (p>0,05). Mối liên quan giữa độ nặng viêm xoang với tình trạng vòi nhĩ trước và sau mổ Bên phải và bên trái: không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ với độ nặng viêm xoang (p>0,05). Mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ trước và sau mổ với triệu chứng về tai Trước mổ, triệu chứng về tai trong nhóm tắc vòi nhĩ (P) và (T) chiếm tỷ lệ cao hơn không có triệu chứng về tai. Sự khác biệt ở giai đoạn này là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 154 Bảng 5. Mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ hai bên trước và sau mổ với triệu chứng về tai. Tình trạng vòi nhĩ phải Tình trạng vòi nhĩ trái Triệu chứng về tai Tắc Thông p Tắc Thông p Có 35 (81,4) 18 (28,6) 30 (71,4) 14 (21,9) Trước mổ Không 8 (18,6) 45 (71,4) <0.001 12 (28,6) 50 (78,1) <0,001 Có 14 (35,9) 14 (20,9) 11 (24,2) 13 (21,9) Sau mổ 1 tháng Không 29 (64,1) 49 (79,1) 0.091 31 (75,8) 51 (78,1) 0,791 Có 7 (28,0) 8 (9,9) 0 8 (8,5) Sau mổ 4 tháng Không 36 (72,0) 55 (90,1) 0.023 42 (100) 56 (91,5) 0,293 Có 1 (9,1) 2 (2,1) 0 3 (3,1) Sau mổ 7 tháng Không 42 (90,9) 61 (97,9) 0.186 42 (100) 61 (96,9) 0,616 Đánh giá sự cải thiện chức năng vòi nhĩ sau phẫu thuật nội soi mũi xoang Bảng 6. Đánh giá kết quả sự cải thiện chức năng vòi nhĩ sau phẫu thuật nội soi. Bên Kết quả Phải Trái Tổng Tốt 67 (63,2) 73 (68,9) 140 (66,0) Trung bình 28 (26,4) 25 (23,6) 53 (25,0) Xấu 11 (10,4) 8 (7,5) 19 (9,0) Tổng 106 106 212 Số ca cải thiện sau mổ từ trung bình đến tốt ở cả 2 tai tương ứng 91% và xấu chiếm tỷ lệ 9% khi được theo dõi khoảng thời gian 7 tháng sau phẫu thuật. Tuy bên trái sự cải thiện tốt hơn bên phải, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). BÀN LUẬN Quan điểm về vai trò của vòi nhĩ với các cấu trúc lân cận Theo Charles Bluestone(2), vòi nhĩ là một cơ quan, một hệ thống. Nó được ví như hình ảnh của một chiếc quang gánh có 2 đầu: một đầu gần gồm mũi - họng mũi - khẩu cái, đầu xa gồm tai giữa - xương chũm và vòi nhĩ ở giữa được xem như là thanh đòn gánh, để có một vòi nhĩ khỏe mạnh thực hiện được chức năng của mình thì những cơ quan ở 2 đầu phải bình thường. Chính vì thế, hệ thống mũi xoang nằm ở một đầu của chiếc quang gánh khi bị bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vòi nhĩ. Vả lại niêm mạc vòi nhĩ cũng lót bởi niêm mạc của niêm mạc đường hô hấp trên, niêm mạc trụ giả tầng có lông chuyển. Ảnh hưởng của bệnh lý mũi xoang đối với vòi nhĩ Nhiều tác giả đề cập đến trong bài viết của mình cũng như nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng VMXMT đã ảnh hưởng chức năng thông khí của vòi nhĩ, đó là một trong 3 chức năng quan trọng nhất của vòi nhĩ (5,9). Messelklinger cho rằng sự tắc nghẽn xoang sàng trước có thể làm tắc nghẽn xoang sàng sau, xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và vòi nhĩ, do đó nếu sự tắc nghẽn đó được giải quyết thì các xoang sẽ được dẫn lưu, chức năng sẽ được phục hồi và cũng đã cho thấy con đường dẫn lưu của những chất tiết bình thường và bệnh lý của mũi và các xoang mũi đã ảnh hưởng lên vòi nhĩ. Cùng đồng quan điểm với Messelklinger, Stammberger cho rằng có những trường hợp chức năng vòi nhĩ bị rối loạn là do những bệnh lý của xoang sàng không được phát hiện. Và phẫu thuật nội soi mũi xoang giúp làm sạch những vùng bị hẹp và bị bệnh có thể chỉ bằng những phương pháp tối thiểu làm cho niêm mạc xoang và dịch tiết trở về bình thường vì vậy sẽ giúp phục hồi chức năng vòi nhĩ. Như vậy, viêm mũi xoang đã ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vòi nhĩ và can thiệp phẫu thuật có thể giúp cải thiện chức năng vòi nhĩ. Tác giả Xiaobin, Xihong qua nghiên cứu kết luận như sau VMXMT làm thay đổi niêm mạc và thành phần siêu cấu trúc trong mỗi tế bào của niêm mạc vòi nhĩ và chức năng vòi nhĩ cũng bị ảnh hưởng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 155 Đánh giá tình trạng vòi nhĩ trước phẫu thuật nội soi mũi xoang Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 106 BN VMXMT (212 vòi nhĩ) cho thấy số ca vòi nhĩ tắc trước mổ là 64 (60,4%), thông trước mổ 42 (39,6%). Kết quả khảo sát trên 212 vòi nhĩ, số vòi nhĩ bị tắc tính trên 2 tai là 85 chiếm tỷ lệ 40.1% và số vòi nhĩ thông nghĩa là chức năng thông khí vòi nhĩ bình thường là 127 (59,9%), tỷ lệ vòi nhĩ bị tắc ở tai phải và trái ở mức tương đồng khoảng 40% ở mỗi bên. VMX đã ảnh hưởng chức năng vòi nhĩ, vậy nếu bệnh lý mũi xoang được giải quyết có thể bằng điều trị nội khoa hay ngoại khoa có thể cải thiện được chức năng vòi không. Theo H. Stammberger, bệnh lý VMXMT khi can thiệp phẫu thuật nội soi mũi xoang có thể chỉ bằng phẫu thuật tối thiểu giải quyết bệnh tích ở vùng bị hẹp, vùng bị bệnh là có thể bình thường hóa chức năng vòi(7). Đánh giá sự thay đổi chức năng vòi nhĩ sau phẫu thuật nội soi mũi xoang Đối với những ca vòi nhĩ tắc trước mổ, thì sau mổ số ca tắc vòi giảm dần từ 64 ca (60.4%) đến lần tái khám thứ 3 còn 16 ca (15,1%) (p<0,05). Nếu tính theo số vòi nhĩ, kết quả cho thấy đối với những trường hợp tắc vòi trước mổ cả 2 tai là 85 (40,1%) thì sau mổ qua các lần tái khám số vòi nhĩ tắc giảm dần cho đến lần tái khám thứ 3 số vòi nhĩ bị tắc ở trên cả 2 tai còn 13 (6,1%) (p<0,05). Điều này chứng tỏ phẫu thuật nội soi mũi xoang đã cải thiện chức năng vòi nhĩ như H. stammberger đã đưa ra trong nghiên cứu của mình(7,8). Mà chức năng vòi nhĩ bị rối loạn là môt trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa cho nên sự cải thiện chức năng vòi sau phẫu thuật mũi xoang đã góp phần hạn chế bớt những ảnh hưởng lên tai giữa. Số ca vòi nhĩ thông trước mổ là 42 (39,6%), sau mổ tái khám lần 1 có một số ca vòi nhĩ bị tắc nhưng đến lần tái khám thứ 3 chỉ còn 2 ca bị tắc (1,9%). Nếu tính theo số vòi nhĩ, số vòi nhĩ thông trước mổ là 127 (59,9%) còn 6 vòi nhĩ (2,8%) vẫn tắc ở lần tái khám thứ 3. Có thể phù nề do phẫu thuật, do đặt merocel hố mổ tì vào lỗ vòi nhĩ và cũng làm động tác nuốt trở nên khó khăn ảnh hưởng hoạt động mở của vòi nhĩ.Tùy theo tác giả, sự phục hồi chức năng vòi có thể xảy ra vài ngày sau phẫu thuật, có thể 24h sau khi rút merocel nhưng có thể dài hơn đến 6 tuần sau đó theo Tos và Bonding (1977). Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ với các triệu chứng lâm sàng Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ với tình trạng viêm xoang Dựa theo sự phân chia giai đoạn VMXMT theo tác giả Kennedy năm 1992: trong 106 BN tham gia nghiên cứu, số BN ở giai đoạn 2 và 3 chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ trước mổ với tất cả các giai đoạn của VMX trên cả tai (P), tai (T) (p >0,05). Chúng tôi tiếp tục quan sát qua những lần tái khám cho thấy sự chuyển đổi tình trạng vòi nhĩ cũng không liên quan với mức độ viêm xoang ở cả tai (P) và (T) qua các lần tái khám (p>0,05). Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ với triệu chứng về tai Triệu chứng về tai là một trong những những triệu chứng phụ để chẩn đoán VMXMT đã được đưa vào guideline chẩn đoán và trong Task Force 1996 và 2003. Trước mổ, có mối liên quan giữa tình trạng vòi nhĩ với triệu chứng về tai (p < 0,001). Sau 3 lần tái khám sau mổ theo nghiên cứu chúng tôi nhận t