Mục tiêu: Đánh giá độ bền kháng gãy của răng đã nội nha được phục hồi bằng chốt kim loại làm sẵn và chốt
sợi kết hợp composite. Khảo sát các kiểu nứt gãy của răng đã điều trị nội nha được phục hồi bằng chốt kim loại
làm sẵn và chốt sợi.
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 20 răng cửa giữa hàm trên của người trưởng thành
và được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm (n=10). Tất cả các răng được điều trị nội nha và cắt bỏ phần thân răng
ngay dưới đường tiếp nối men- xê măng. Nhóm 1 được phục hồi với hệ thống chốt kim loại làm sẵn và composite
quang trùng hợp. Nhóm 2 được phục hồi với hệ thống chốt sợi và composite quang trùng hợp. Sau đó đo lực nén
tối thiểu và tối đa, ghi lại giá trị của lực đo khi máy đo báo bắt đầu xuất hiện sự biến dạng và nứt gãy đầu tiên
trên mẫu đo. Sử dụng phần mềm SPSS 10.05 với phép kiểm định t cho hai mẫu độc lập để ghi nhận và xử lý kết
quả. So sánh độ bền kháng gãy ở hai nhóm, đồng thời ghi nhận các kiểu nứt gãy của răng.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy răng phục hồi với chốt kim loại làm sẵn cho giá trị lực gây nứt gãy đầu tiên
và nứt gãy hoàn toàn cao hơn răng được phục hồi với chốt sợi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nứt gãy ở chân răng
xuất hiện trên 80% răng được phục hồi với chốt kim loại làm sẵn nhưng không xuất hiện trên bất cứ răng nào
thuộc nhóm phục hồi với chốt sợi.
Kết luận: Răng được phục hồi với chốt sợi có khả năng chịu lực thấp hơn răng được phục hồi với chốt kim
loại làm sẵn nhưng có kiểu gãy thuận lợi hơn.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ bền kháng gãy của răng phục hồi bằng các hệ thống chốt khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 97
ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN KHÁNG GÃY CỦA RĂNG PHỤC HỒI
BẰNG CÁC HỆ THỐNG CHỐT KHÁC NHAU
Đinh Thị Khánh Vân*, Nguyễn Thị Minh Hiền**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá độ bền kháng gãy của răng đã nội nha được phục hồi bằng chốt kim loại làm sẵn và chốt
sợi kết hợp composite. Khảo sát các kiểu nứt gãy của răng đã điều trị nội nha được phục hồi bằng chốt kim loại
làm sẵn và chốt sợi.
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 20 răng cửa giữa hàm trên của người trưởng thành
và được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm (n=10). Tất cả các răng được điều trị nội nha và cắt bỏ phần thân răng
ngay dưới đường tiếp nối men- xê măng. Nhóm 1 được phục hồi với hệ thống chốt kim loại làm sẵn và composite
quang trùng hợp. Nhóm 2 được phục hồi với hệ thống chốt sợi và composite quang trùng hợp. Sau đó đo lực nén
tối thiểu và tối đa, ghi lại giá trị của lực đo khi máy đo báo bắt đầu xuất hiện sự biến dạng và nứt gãy đầu tiên
trên mẫu đo. Sử dụng phần mềm SPSS 10.05 với phép kiểm định t cho hai mẫu độc lập để ghi nhận và xử lý kết
quả. So sánh độ bền kháng gãy ở hai nhóm, đồng thời ghi nhận các kiểu nứt gãy của răng.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy răng phục hồi với chốt kim loại làm sẵn cho giá trị lực gây nứt gãy đầu tiên
và nứt gãy hoàn toàn cao hơn răng được phục hồi với chốt sợi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nứt gãy ở chân răng
xuất hiện trên 80% răng được phục hồi với chốt kim loại làm sẵn nhưng không xuất hiện trên bất cứ răng nào
thuộc nhóm phục hồi với chốt sợi.
Kết luận: Răng được phục hồi với chốt sợi có khả năng chịu lực thấp hơn răng được phục hồi với chốt kim
loại làm sẵn nhưng có kiểu gãy thuận lợi hơn.
Từ khóa: Răng đã điều trị nội nha, chốt kim loại làm sẵn, chốt sợi, độ bền kháng gãy.
ABSTRACT
THE FRACTURE RESISTANCE STRENGTH OF ENDODONTIALLY TREATED TEETH RESTORED
WITH DIFFERENT POST SYSTEMS
Dinh Thi Khanh Van, Nguyen Thi Minh Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 97 - 101
Objectives: The aim of this study was to evaluate the fracture resistance strength of endodontically treated
teeth by using prefabricated metal post and fiber post systems and observing their failure modes.
Methods: In this in vitro study, 20 extracted human maxillary incisors with similar size were included, then
randomly divided into 2 groups (n=10). After realizing endodontic therapy and removing the crowns at cement-
enamel junction, the teeth were restored with prefabricated metal post and fiber post systems in group 1 and group
2, respectively, with composite crown build-up technique. A compressive load was applied in an universal testing
machine (LLOYD LR30K). When the machine announced that the distortion of tooth appeared and there was the
first fracture, the value of load and failure mode was recorded. T-test was used for determining the significant
difference between the fracture load values of two groups.
Results: The difference in resistance to fracture between two groups was statistically significant (p<0.05).
The teeth in group 1 exhibited significantly higher resistance to fracture (p=0,000) than the other. Root fractures
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM ** Bộ môn Chữa răng- Nội nha- Khoa RHM, ĐH YD TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS Đinh Thị Khánh Vân ĐT: 0908177189 Email: khanhvandentist@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 98
presented in 80% of the group restored with prefabricated metal posts, whereas, no root fracture occurred in the
group with fiber post system.
Conclusion: According to the result of this study, the teeth which were restored with fiber post system
exhibited lower resistance to fracture in comparing to those restored with prefabricated metal post. However, glass
fiber posts are more suitable for dental restoration because they protect effectively the remaining tooth structure.
Keywords: Endodontically treated teeth, prefabricated metal post, fiber post, fracture resistance strength.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá
điều trị nội nha thành công là thân răng phải
được phục hồi tốt để tránh tái nhiễm sau điều trị,
thiết lập lại được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Phục hồi răng mất chất lớn sau điều trị nội nha
thường đòi hỏi phải đặt chốt ống tủy và tái tạo
cùi răng, cung cấp sự nâng đỡ và lưu giữ cho
mão răng sau cùng(3). Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến thất bại sau điều trị nội nha, trong đó có vấn
đề về độ bền kháng gãy của loại chốt được sử
dụng(2). Đánh giá độ bền kháng gãy của răng đã
nội nha được phục hồi bằng các hệ thống chốt
khác nhau giúp nhà thực hành nha khoa cân
nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn loại chốt ống tủy
thích hợp nhằm tránh những thất bại không
mong muốn.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
xác định ảnh hưởng của việc lựa chọn chốt để
phục hồi răng mất chất lớn sau nội nha với các
mục tiêu cụ thể sau:
1- Đánh giá độ bền kháng gãy của răng đã
nội nha được phục hồi bằng chốt kim loại làm
sẵn và composite quang trùng hợp.
2- Đánh giá độ bền kháng gãy của răng đã
nội nha được phục hồi bằng chốt sợi và
composite quang trùng hợp.
3- So sánh độ bền kháng gãy của răng đã nội
nha được phục hồi bằng chốt sợi và composite
quang trùng hợp.
4- Khảo sát các kiểu nứt gãy của răng đã điều
trị nội nha được phục hồi bằng chốt kim loại làm
sẵn và chốt sợi.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Hai mươi răng cửa giữa hàm trên của người
trưởng thành có chân răng thẳng, không có các
vết nứt, sâu răng, ngoại tiêu, ống tủy không bị
vôi hóa, nội tiêu (quan sát trên phim tia X), chiều
dài chân răng tối thiểu là 16 ± 1mm, kích thước
vùng cổ răng (6,51 ± 0,65 mm theo chiều gần- xa;
6,83 ± 0,49 mm theo chiều ngoài- trong). Các
răng được rửa sạch và bảo quản trong nước
muối sinh lý sau khi nhổ cho đến khi tiến hành
nghiên cứu.
Chuẩn bị mẫu
Các răng được cạo vôi làm sạch; cắt bỏ thân
răng trên đường nối men - xê măng 2mm bằng
đĩa cắt kim cương và tay khoan tốc độ chậm
dưới vòi nước. Các mẫu chân răng được chia
ngẫu nhiên thành hai nhóm 1 và 2 (n = 10). Xác
định chiều dài làm việc và sửa soạn ống tủy theo
phương pháp bước lùi tới trâm dũa số 80. Trám
bít ống tủy bằng kỹ thuật lèn ngang với côn
Gutta Percha và xi măng AH26. Chụp phim
quanh chóp kiểm tra. Sửa soạn ống mang chốt 24
giờ sau khi trám bít ống tủy, giữ lại 4-5 mm gutta
percha ở phần chóp ống tủy. Chụp phim kiểm
tra. Gắn chốt: nhóm 1 gắn chốt kim loại
(Unimetric Dentsply Maillefer) bằng xi măng
gắn compomer (Principle- Dentsply), nhóm 2
gắn chốt sợi (Easy post- Dentsply) bằng xi măng
resin lưỡng trùng hợp (Calibra- Dentsply). Tái
tạo thân răng bằng composite theo kỹ thuật trám
từng lớp. Khối composite thân răng có kích
thước 5 x 5 x 5 mm. Dùng mũi khoan kim cương
trụ thẳng tạo một khe nhỏ kích thước 1x1x1 mm
ở mặt trong để tạo chỗ tiếp xúc cho đầu đâm đo
lực. Tạo hộp chống xoay. Phần chân răng cách cổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 99
răng giải phẫu 2 mm của mỗi răng được vùi
trong khối nhựa tự cứng acrylic hình lập phương
có thể tích 2 cm3 để mô phỏng khoảng sinh học
lâm sàng.
Hình 1. Đặt chốt kim loại Hình 2. Đặt chốt sợi Hình 3. Tạo hộp chống xoay
Tiến hành đo lực- Phân tích số liệu
Độ bền kháng gãy được đo bằng máy đo cơ
lý vạn năng LLOYD LR30K (Hãng Lloyd – Hoa
Kì) và quan sát kiểu gãy của từng mẫu. Đặt lần
lượt từng mẫu vào phần đế của máy đo sao cho
mặt phẳng đế tạo một góc 45º với sàn nhà. Cho
đầu cây đo lực tiếp xúc với cùi răng tại khe tạo
sẵn ở mặt trong. Cây đo lực di chuyển với vận
tốc 1,0 mm/phút. Ghi nhận kết quả đo khi máy
báo mẫu đo bắt đầu bị biến dạng và xuất hiện
nứt gãy đầu tiên. Cắt khối nhựa cố định mẫu và
quan sát kiểu gãy của từng mẫu. Xử lý và phân
tích số liệu bằng phần mềm Excel và SPSS phiên
bản 10.05 và so sánh sự khác nhau giữa 2 nhóm
bằng phép kiểm định t cho hai mẫu độc lập.
Hình 4. Hình minh họa các bước đo lực
KẾT QUẢ
Bảng 1: Giá trị trung bình của lực I và lực II của 2
nhóm chốt kim loại làm sẵn và chốt sợi
Nhóm
Lực I (N) Lực II (N)
Lực trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Lực trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1 254,10 95,45 412,70 112,97
2 141,00 39,58 206,90 57,83
Bảng 1: Giá trị lực trung bình bắt đầu gây
biến dạng và lực gây nứt gãy đầu tiên trên răng
đã nội nha được phục hồi với chốt kim loại làm
sẵn và chốt sợi.
Lực I giá trị lực trung bình bắt đầu gây biến
dạng trên răng (lực nén tối thiểu tối thiểu). Lực II
giá trị lực trung bình gây nứt gãy đầu tiên trên
răng (lực nén tối đa). Kiểm định t cho 2 mẫu độc
lập (p = 0,003 và 0,000) cho thấy ở hai nhóm đều
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2: Các loại kiểu gãy của răng được phục hồi bằng chốt sợi và chốt kim loại làm sẵn
Nhóm răng Kiểu gãy
Kiểu gãy thuận lợi Kiểu gãy không thuận lợi
Gãy chốt Gãy khối vật liệu tái tạo cùi răng Gãy chân răng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 100
Số lượng (răng) Tỉ lệ (%) Số lượng (răng) Tỉ lệ (%) Số lượng (răng) Tỉ lệ (%)
1 0 0% 10 100% 8 80%
2 0 0% 10 100% 0 0%
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với nhóm
răng được phục hồi bằng chốt kim loại làm
sẵn, các răng chịu được lực nén tối thiểu trung
bình khi có sự biến dạng đầu tiên là 254,10 (độ
lệch chuẩn = 95,45) và lực nén tối đa trung
bình khi gây nứt gãy đầu tiên kiểu thuận lợi
và không thuận lợi (gãy phần vật liệu tái tạo
thân răng, gãy chốt và gãy chân răng) là 412,70
(độ lệch chuẩn = 112,97), trong khi đối với
nhóm răng phục hồi bằng chốt sợi: các lực này
lần lượt là 141,00 (độ lệch chuẩn = 39,58) và
206,90 (độ lệch chuẩn = 57,83) (đơn vị tính lực
là Newton). Kết quả cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về mức chịu lực nén trung
bình tối thiểu và tối đa giữa 2 nhóm chốt răng
này (p = 0,003 và 0,000).
So sánh với lực cắn sinh lý ở vùng răng
cửa, theo kết quả nghiên cứu của V.F. Ferrario
và cộng sự(5) lực cắn trung bình trong miệng ở
răng cửa giữa của nữ là 93,88 N (độ lệch chuẩn
= 38,16) và nam là 146,17( SD= 44,44). Đối
chiếu với lực nén tối thiểu và tối đa trung bình
mà 2 nhóm răng chịu được ở nghiên cứu này
đều lớn hơn lực cắn sinh lý bình thường, có
nghĩa là các răng khi được phục hồi với cả 2
loại chốt, kể cả các răng sử dụng chốt sợi (chịu
lực nén tối thiểu và tối đa kém hơn so với các
răng được gắn chốt kim loại có sẵn) đều
chứng tỏ được khả năng có thể chịu được lực
cắn tốt trên lâm sàng. Răng được phục hồi với
chốt sợi cho khả năng chịu lực gấp 1,5 lần lực
cắn mới bắt đầu xảy ra biến dạng ở nữ và gấp
0,96 lần lực cắn ở nam. Tỉ lệ này ở răng được
phục hồi với chốt kim loại làm sẵn cao hơn rất
nhiều, lần lượt là 1,7 và 2,8 lần. Điều này cho
thấy khả năng chịu lực vượt trội của một phục
hồi tái tạo bằng chốt kim loại so với chốt sợi.
Theo kết quả nghiên cứu thu được, răng
cửa giữa hàm trên được phục hồi với chốt kim
loại làm sẵn có giá trị lực trung bình làm nứt gãy
cao hơn chốt sợi. Marcela P. Newman và cộng
sự(7) khi so sánh sự đề kháng với nứt gãy của
răng đã nội nha phục hồi với chốt thép không rỉ
và chốt sợi cũng đã kết luận rằng nhóm phục hồi
với chốt thép không rỉ có tải lực làm nứt gãy cao
nhất. Nhiều nghiên cứu tương tự so sánh độ bền
kháng gãy của chốt sợi so với chốt kim loại
đúc(4,6,7,8) đã cho thấy giá trị lực trung bình gây
nứt gãy ở chốt sợi là thấp hơn. Ngược lại với các
kết quả trên, kết quả đo lực gây nứt gãy của răng
phục hồi với chốt titanium là thấp hơn so với
chốt sợi trong nghiên cứu của Akkayan Begum(1)
khi thực hiện nghiên cứu so sánh độ bền kháng
gãy của răng đã nội nha được phục hồi bằng
chốt titanium, chốt sợi thạch anh, chốt sợi thủy
tinh và chốt zirconia. Những khác biệt này có thể
được giải thích dựa vào sự khác nhau của tiêu
chuẩn chọn mẫu, quá trình xử lý và bảo quản
mẫu, kích thước chốt được sử dụng, kỹ thuật
thực hiện các giai đoạn và góc độ lực đo so với
trục răng cần khảo sát.
Trong nghiên cứu này, kiểu gãy không thuận
lợi (gãy phần chân răng) được quan sát trên 80%
răng được phục hồi với chốt kim loại làm sẵn và
0% trong nhóm răng được phục hồi với chốt sợi.
Tất cả các mẫu nghiên cứu ở hai nhóm thử
nghiệm đều có kiểu gãy thuận lợi (gãy phần vật
liệu composite). Kết quả này được nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới đồng ý(1,4,6,7) khi thực
hiện nghiên cứu so sánh độ bền kháng gãy của
răng đã nội nha được phục hồi với nhiều loại
chốt khác nhau, không có một kiểu gãy nào quan
sát được trên chân răng của nhóm răng sử dụng
chốt sợi. Điều này cho thấy ưu điểm vượt trội
của chốt sợi so với chốt kim loại làm sẵn khi sử
dụng trong lâm sàng, giúp nhà lâm sàng có
quyết định đúng khi lựa chọn loại chốt ống tủy
phù hợp để phục hồi răng mất chất lớn.
Ưu điểm lớn nhất của chốt sợi là module đàn
hồi tương tự với module đàn hồi ngà răng. Nhờ
đó, tạo thành phức hợp ngà chân răng- chốt- cùi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 101
răng xuyên suốt theo bề mặt dán, cho phép phân
phối lực dọc theo chân răng tốt hơn. Khi có lực
quá mức tác động trên răng, chốt sẽ có khả năng
hấp thụ lực, làm giảm thiểu nguy cơ nứt gãy
chân răng.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy
cả hai loại chốt ống tủy làm sẵn đều có ưu điểm
khi ứng dụng trong điều trị nội nha, nhất là chốt
sợi, vì việc sử dụng loại chốt này không gây ra
nứt tét chân răng- hậu quả không mong muốn
trong nha khoa phục hồi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akkayan B, Turgut G (2002), “Resistance to fracture of
endodontically treated teeth restored with different post
systems”, The journal of prosthetic dentistry, 87 (4), pp.431-437.
2. Cheung W (2005), “A review of the Management of
Endodontically Treated Teeth: Post, Core and the Final
Restoration”, JADA, 136, pp.611-619.
3. Gordon C (2004), “Post Concepts Are Changing”, JADA, 135,
pp.1308-1310.
4. Farideh D, Laleh M (2008), “A comparison of the fracture
resistance of endodontically treated teeth using two different
restoration systems”, Dental research journal, 5 (2), pp.65-69.
5. Ferrario VF, C. Sforza, G. Serrao, C. Dellavia, G. M. Tartaglia
(2004), “Single tooth bite forces in healthy young adults”,
Journal of oral rehabilitation, 31, pp.18-22.
6. Martinez IA, Da Silva L, Rilo B, Santana U (1998),
“Comparison of the fracture resistance of pulpless teeth
restored with a cast post and core or carbon-fiber post with a
composite core”, The journal of prosthetic dentistry, 80, pp.527-
532.
7. Sadeghi M (2006), “A comparison of the fracture resistance of
endodontically treated teeth using three different post
systems”, Journal of dentistry, Tehran university of medical
sciences, 3 (2), pp.69-76.
8. Torabi K, Farnaz F (2009), “Fracture resistance of
endodontically treated teeth restored by different FRC posts:
an in vitro study”, Indian journal of dental research, 20 (3),
pp.282-287.
Ngày nhận bài báo: 08/02/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/02/2015
Người phản biện: TS Phạm Văn Khoa
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015