Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của dung dịch AFF so với dung dịch acit Nitric trong quá trình
xử lý mô tủy xương sinh thiết trên tiêu bản nhuộm H&E và nhuộm HMMD.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thống kê mô tả 56 mẫu tủy xương sinh thiết được
gửi về Khoa Giải phẫu bệnh – BV. Truyền Máu Huyết Học.
Kết quả: thời gian trả kết quả được rút ngắn 0,92 ngày (khi nhuộm H&E), 0,7 ngày (Nhuộm H&E +
HMMD), 0,6 ngày (nhuộm H&E + Reticulin, hóa tế bào). Tiêu bản nhuộm H&E sử dụng AFF đạt trung bình
8,53 điểm (phương sai 0.14) so với acit Nitric 7,42 điểm (Phương sai 1.2). Hai dung dịch có tác động như nhau
khi nhuộm HMMD trên các marker trên màng, nguyên sinh chất tế bào. Acit Nitric làm giảm độ nhạy (16,7%),
âm tính giả (32,3%) đối với các marker trong nhân tế bào.
Kết luận: Khử Canxi mô tủy xương sinh thiết bằng dung dịch AFF cho chất lượng tiêu bản nhuộm H&E
tốt hơn so với dung dịch acit Nitric 5%. AFF rút ngắn thời gian trả kết quả với các xét nghiệm tủy xương sinh
thiết. Acit Nitric 5% có tác động làm biến đổi các kháng nguyên trên nhân tế bào có thể gây âm tính giả làm sai
lệch kết quả giải phẫu bệnh. Thay thế dung dịch acit Nitric 5% bằng dung dịch AFF trong quá trình khử canxi
tại Khoa Giải phẫu bệnh
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của dung dịch acit Formic – Formalin (AFF) trong xử lý mô tủy xương sinh thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 119
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DUNG DỊCH ACIT FORMIC – FORMALIN
(AFF) TRONG XỬ LÝ MÔ TỦY XƯƠNG SINH THIẾT
Lê Văn Hùng*, Phan Đặng Anh Thư**, Chu Lê Ngọc Hiếu*, Võ Thị Thúy Quyên*, Lê Thanh Tú*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của dung dịch AFF so với dung dịch acit Nitric trong quá trình
xử lý mô tủy xương sinh thiết trên tiêu bản nhuộm H&E và nhuộm HMMD.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thống kê mô tả 56 mẫu tủy xương sinh thiết được
gửi về Khoa Giải phẫu bệnh – BV. Truyền Máu Huyết Học.
Kết quả: thời gian trả kết quả được rút ngắn 0,92 ngày (khi nhuộm H&E), 0,7 ngày (Nhuộm H&E +
HMMD), 0,6 ngày (nhuộm H&E + Reticulin, hóa tế bào). Tiêu bản nhuộm H&E sử dụng AFF đạt trung bình
8,53 điểm (phương sai 0.14) so với acit Nitric 7,42 điểm (Phương sai 1.2). Hai dung dịch có tác động như nhau
khi nhuộm HMMD trên các marker trên màng, nguyên sinh chất tế bào. Acit Nitric làm giảm độ nhạy (16,7%),
âm tính giả (32,3%) đối với các marker trong nhân tế bào.
Kết luận: Khử Canxi mô tủy xương sinh thiết bằng dung dịch AFF cho chất lượng tiêu bản nhuộm H&E
tốt hơn so với dung dịch acit Nitric 5%. AFF rút ngắn thời gian trả kết quả với các xét nghiệm tủy xương sinh
thiết. Acit Nitric 5% có tác động làm biến đổi các kháng nguyên trên nhân tế bào có thể gây âm tính giả làm sai
lệch kết quả giải phẫu bệnh. Thay thế dung dịch acit Nitric 5% bằng dung dịch AFF trong quá trình khử canxi
tại Khoa Giải phẫu bệnh.
Từ khóa: Khử canxi mô tủy xương sinh thiết, Phương pháp khử canxi,
ABSTRACT
TO COMPARE THE VALUE OF FORMIC ACID – FORMALIN (AFF) AND NITRIC ACID IN THE
PROCESS OF BONE MARROW BIOPSY
Le Van Hung, Phan Đang Anh Thu, Chu Le Ngoc Hieu, Vo Thi Thuy Quyen, Le Thanh Tu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 119 ‐ 125
Objectives: to compare the value of AFF and nitric acid in the process of bone marrow biopsy through H&E
staining and immunohistochemistry section.
Materials and Methods: A descriptive study of 56 bone marrow biopsy at Blood transfution hematology
Hospital ‐ Ho Chi Minh city
Results: Timing of interpretation was earlier 0.92 day (for H&E staining), 0.7 day (for H&E staining and
immunohistochemistry), 0.6 day (for H&E staining, reticulin staining and other special stains). H&E section
(using AFF) gets 8.53 scores (variance 0.14); H&E section (using Nitric acid) gets 7.42 scores (variance 1.2).
Two kinds of decalcification methods have no effect on membrane receptor. Nitric acid reduces sensitivity (16.7%)
and ratio of false negative (32.3%) for nucleus receptor.
Conclusion: AFF is a decalcification method which produces better quality on H&E staining than Nitric
acid 5%. Using AFF, we have earlier timing of interpretation. Nitric acid may change the nucleus receptor which
* Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Truyền Máu ‐ Huyết học Tp Hồ Chí Minh
** Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Lê Thanh Tú. ĐT: 0918 101 472 Email: tu.lethanhdr@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 120
produces false negative and wrong result. Therefore, we have used AFF as decalcification solution in the process
of bone marrow biopsy instead of Nitric acid.
Key words: decalcification of bone marrow, decalcification methods
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giải phẫu bệnh mô tủy xương sinh thiết là
xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý
huyết học. Tuy nhiên, để thực hiện tốt xét
nghiệm, mô tủy xương sinh thiết cần phải khử
canxi. Nếu khử canxi không tốt, rất khó thực
hiện tiêu bản giải phẫu bệnh do mô tủy xương
sinh thiết rất cứng(1,2).
Khử canxi bằng dung dịch acit Nitric 5% làm
mềm mô rất tốt tuy nhiên dung dịch này làm
giảm chất lượng tiêu bản H&E, làm thay đổi các
kháng nguyên trong tế bào dẫn tới sai lệch kết
quả nhuộm Hóa mô miễn dịch. Những tác động
xấu tới mô của dung dịch khử canxi có thể dẫn
đến chẩn đoán sai kết quả giải phẫu bệnh, dẫn
đến quá trình chẩn đoán và điều trị gặp nhiều
khó khăn(6).
Dung dịch AFF (formalin 10% + acit formic
5%) là một dung dịch có thể thay thế cho dung
dịch acit nitric 5%. Dung dịch AFF làm mềm
mô rất tốt, và bảo vệ tốt tế bào, các dấu ấn
kháng nguyên trong tế bào. Thời gian trả kết
quả được rút ngắn, đảm bảo kết quả nhuộm
hóa mô miễn dịch là chính xác, Cải thiện chất
lượng tiêu bản H&E.
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có công trình
nghiên cứu nào về các dung dịch khử canxi. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu
về vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của dung dịch AFF so với
dung dịch acit Nitric trong quá trình xử lý mô
tủy xương sinh thiết trên tiêu bản nhuộm H&E
và nhuộm HMMD.
Mục tiêu chuyên biệt
Đánh giá chất lượng tiêu bản nhuộm H&E
khi sử dụng dung dịch khử canxi Acit Nitric
hoặc AFF.
Đánh giá chất lượng tiêu bản nhuộm Hóa
mô miễn dịch trên mô tủy xương khử canxi
bằng dung dịch Acit Nitric hoặc AFF.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các mẫu tủy xương sinh thiết được gửi về
Khoa Giải phẫu bệnh – BV. Truyền Máu Huyết
Học từ 01 ‐ 8 ‐ 2012 tới 31‐ 07 ‐ 2013.
Phương pháp nghiên cứu
Thống kê mô tả loạt ca.
Phương pháp chọn mẫu
Tất cả các mẫu tủy xương sinh thiết được
gửi về Khoa Giải phẫu bệnh – BV. Truyền Máu
Huyết Học từ 01 ‐ 8 ‐ 2012 tới 31‐ 07 ‐ 2013.
Đường kính từ 1‐2 mm. Một đoạn dài
khoảng > 2,5 cm.
Mẫu phải được ngâm hoàn toàn trong dung
dịch formalin buffer 10%.
Hũ đựng mẫu phải riêng biệt, ghi rõ ràng
thông tin bệnh nhân, giờ lấy mẫu.
Thời gian từ thời điểm lấy mẫu tới khi nhận
mẫu không quá 72 giờ.
Tiêu chuẩn loại mẫu
Mẫu ngắn không đủ chiều dài < 2,5 cm.
Mẫu không ngâm hoàn toàn trong Formalin
buffer 10%.
Mẫu không ghi rõ thông tin bệnh nhân, giờ
lấy mẫu.
Mẫu sinh thiết trước đó nhiều hơn 72 giờ.
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft office Excel
2007 ‐ T test, Z test.
Thiết kế nghiên cứu
Mẫu mô được cắt làm 2 phần có chiều dài
tương đương nhau.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 121
Thực hiện khử canxi
Cassette với số lưu A ngâm trong Acit Nitric
5% trong 2‐ 4 giờ.
Cassette với số lưu B ngâm trong dung dịch
AFF trong 4‐6 giờ.
Xử lý mô cùng một quy trình chuẩn.
Đúc mô thành 02 block khác nhau có đánh
số lưu theo số lưu trên cassette.
Chuẩn bị tiêu bản và nhuộm (H&E, HMMD)
theo quy trình chuẩn.
Khảo sát trên kính hiển vi quang học bởi bác
sỹ giải phẫu bệnh, nhận xét hai mô trên và ghi
vào bảng đánh giá và thu thập dữ liệu, đánh giá
điểm theo thang điểm:
Phần tình trạng lát cắt
Bể nát: Không: 1 điểm; Ít(< 50%): 0,5 điểm;
Nhiều(>50%): 0 điểm
Sọc: Không: 1 điểm: Ít (< 50%): 0,5 điểm;
Nhiều (>50%): 0 điểm
Mô bị gấp: Không: 1 điểm; Ít (< 50%): 0,5
điểm; Nhiều(>50%): 0 điểm
Mô bị trôi: Không: 1 điểm; Ít (< 50%): 0,5
điểm; Nhiều(>50%): 0 điểm
Phần cấu trúc tiêu bản
Bè xương: Nguyên vẹn: Có: 0,5 điểm;
Không: 0 điểm
Bè xương có bắt màu Eosin hay không: Có:
0,5 điểm; Không: 0 điểm
Tế bào mỡ nguyên vẹn hay không: Có: 0,5
điểm; Không: 0 điểm
Bề dày tiêu bản “đều, không xếp chồng
nhiều lớp”: 0,5 điểm,
“Không đều, xếp chồng nhiều lớp”: 0 điểm.
Phần hình thái tế bào
Xét 3 yếu tố với mỗi dòng tế bào ( HC, BC,
MTC, tế bào ác tính).
Phân biệt tốt nhân và nguyên sinh chất.
Nhận diện tốt chất nhiễm sắc.
Nhận diện tốt hạt nhân
Với mỗi dòng tế bào được 1 điểm nếu cả ba
yếu tố đều tốt.
0.5 điểm nếu có 1 yếu tố không tốt.
0 điểm nếu có 2 ‐3 yếu tố không tốt.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
56 mẫu tủy xương sinh thiết trong nghiên
cứu là các mẫu thỏa mãn tiêu chuẩn trong các
mẫu bệnh phẩm được gửi tới khoa Giải phẫu
bệnh BV.TMHH từ ngày 01/08/2012‐31/07/2013.
Trong 56 mẫu nghiên cứu có 56 mẫu nhuộm
H&E (100%), 17 mẫu mật độ tế bào < 20% (chiếm
30,4%), 8 mẫu có chỉ định nhuộm Hóa mô miễn
dịch (14,3%) với 38 dấu ấn kháng nguyên
(marker)(26 marker trên màng tế bào và trong
nguyên sinh chất của tế bào, 12 marker trên
màng nhân, nhân tế bào).
Thời gian trả kết quả
Bảng 1: Thời gian trả kết quả
AFF
(Ngày)
Nitric
(Ngày)
Thời gian rút
ngắn (Ngày)
H&E 2,31 3,23 0,92
H&E, Hóa mô miễn dịch 3,81 4,51 0,7
H&E, Reticulin, hóa tế
bào 2,85 3,45 0,6
Tổng kết điểm tiêu bản H&E
Điểm trung bình của các mẫu khi khử canxi
bằng dung dịch Acit Nitric là 7,42 điểm với
phương sai bằng 1,2. Còn với dung dịch AFF
điểm trung bình 8,53 điểm với phương sai 0,14.
Chúng tôi kiểm định mức tin cậy α = 0,05
để so sánh hai giá trị trung bình này. Chúng
tôi nhận thấy điểm trung bình của các tiêu bản
từ mô được khử canxi bằng dung dịch AFF cao
hơn các tiêu bản dùng dung dịch acit Nitric
(với α = 0,05) (Hình 1).
Kết quả nhuộm Hóa mô miễn dịch
Trên những Dấu ấn kháng nguyên trên màng
tế bào và trong nguyên sinh chất của tế bào
Trong 26 marker: 11 marker âm tính với cả
hai dung dịch, các marker còn lại tỷ lệ tế bào
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 122
dương tính với cả hai dung dịch đều tương
đương nhau.
Sự khác biệt về cường độ bắt màu, tỉ lệ tế
bào bắt màu là không lớn, Cả hai dung dịch khử
canxi đều có tác động tương tự nhau với các
Dấu ấn kháng nguyên loại này.
Hình 1: Tiêu bản nhuộm H&E khi khử canxi bằng Nitric, AFF
Trên những dấu ấn kháng nguyên trên màng
nhân, nhân tế bào
Trong 12 Marker trong nhân: có 6 marker cả
hai dung dịch cùng âm tính (50%), 2 marker
dung dịch acit Nitric làm giảm tỷ lệ tế bào
dương tính(16,7 %), 4 marker acit Nitric gây âm
tính giả (32,3 %) (Bảng 4).
Dung dịch Acit Nitric 5% có tác động xấu tới
cường độ bắt màu, tỷ lệ tế bào bắt màu Dab
chromogen thấp hơn rất nhiều so với mẫu sử
dụng dung dịch AFF. Dung dịch Acit Nitric còn
gây âm tính giả. Hai miếng mô được cắt từ một
miếng ban đầu của bệnh nhân có mã số
263/2013, nhuộm hóa mô miễn dịch marker
Ki67. Mảnh mô xử lý bằng acit nitric cho kết quả
âm tính còn mảnh mô xử lý bằng AFF cho kết
quả dương tính với tỷ lệ tế bào dương tính
khoảng 40% (Hình 2).
139\2013 (AFF) (100X)139\2013 (AFF) (10X)
139\2013 (Nitric) (100X)139\2013 (Nitric) (10X)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 123
Hình 2 :Nhuộm Hóa mô miễn dịch các dấu ấn kháng nguyên hiện diện trong nhân tế bào.
BÀN LUẬN
So sánh chất lượng tiêu bản nhuộm H&E
Phân tích tiêu bản giải phẫu bệnh (GPB) đến
hiện tại vẫn rất phụ thuộc nhiều vào kỹ năng,
kinh nghiệm của Bác sĩ GPB. Sự chuẩn hóa, cải
thiện chất lượng tiêu bản cũng là một hướng để
giảm tỷ lệ sai sót trong phân tích tiêu bản GPB.
Với 8,53 điểm (> 7,42) chúng tôi nhận thấy
tiêu bản H&E khi thay thế dung dịch khử canxi
đã cải thiện được chất lượng. Với phương sai chỉ
còn 0.14 chúng tôi nhận thấy cả tác dụng chuẩn
hóa chất lượng tiêu bản nhuộm.
Chúng tôi có thể nhận định sử dụng dung
dịch AFF để thay thế cho dung dịch acit Nitric là
cải thiện, chuẩn hóa chất lượng tiêu bản H&E,
góp phần hạn chế thiếu sót chuyên môn của kết
quả Giải phẫu bệnh tủy xương sinh thiết. Ý kiến
này cũng tương tự như các nghiên cứu Emina
Emilia Torlakovic và cộng sự (2008) (10), hay
Zappa J (2005) (11).
So sánh kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch
Với các dấu ấn trên màng tế bào, nguyên
sinh chất (MPO, CD03, CD20, Bcl2, CD45, CD68,
).
Các tế bào dương tính bắt màu rõ ràng, dễ
dàng phân biệt tế bào dương và tế bào không
dương, hiệu ứng nền không đáng kể.
Tỷ lệ tế bào dương tính/tế bào bình thường ở
các mô có cùng mã số tương đương nhau.
Sự khác biệt của các tiêu bản không đáng kể,
263\2013 ‐ Ki67 (Nitric) (10X) 263\2013 ‐ Ki67 (Nitric) (100X)
263\2013 ‐ Ki67 (AFF) (10X) 263\2013 ‐ Ki67 (AFF) (100X)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 124
không ảnh hưởng tới chất lượng tiêu bản
HMMD. Chúng tôi nhận định, trong phương
pháp nhuộm HMMD các dấu ấn kháng nguyên
trên màng, trong nguyên sinh chất của tế bào
phương pháp khử canxi bằng acit Nitric hay
dung dịch AFF có tác động tương tự nhau.
Với các Dấu ấn trong nhân tế bào (Ki67, Tdt,
Bcl6, cyclin D1, ).
Khi sử dụng dung dịch AFF các tế bào
dương tính bắt màu rõ ràng, dễ phân biệt tế bào
dương và tế bào không dương.
Với các mẫu sử dụng dung dịch acit Nitric
5%, không có hiệu ứng nền, các tế bào dương
tính vẫn có thể phân biệt được với tế bào âm
tính.
Với sự hiện diện của mẫu chứng âm, chứng
dương chúng tôi có thể kết luận được các tế bào
dương tính ở đây là các tế bào có mang dấu ấn
kháng nguyên đã nhuộm.
Căn cứ trên sự biểu hiện của mẫu chứng
chúng tôi có thể kết luận hóa chất, quy trình
nhuộm không có vấn đề. Nhưng nếu so sánh
từng cặp riêng biệt từ cùng một bệnh nhân,
nhuộm cùng một dấu ấn kháng nguyên thì rõ
ràng các mẫu được khử canxi bằng dung dịch
acit nitric 5% có tỷ lệ tế bào dương tính trên tế
bào âm tính giảm rõ rệt so với các mẫu sử dụng
dung dịch AFF.
Sử dụng dung dịch acit nitric 5% trong khử
canxi mô tủy xương sinh thiết làm biến đổi số
lượng kháng nguyên dẫn tới sai lệch kết quả
nhuộm Hóa mô miễn dịch, có thể gây sai lệch
kết quả giải phẫu bệnh. Kết luận này cũng rất
tương đồng với các nghiên cứu của Kremer M,
Quintanilla và cộng sự(4), Machado‐Silveiro LH
và cộng sự(5).
Thời gian trả kết quả
Qúa trình thực hiện xét nghiệm dù đơn giản,
hay phức tạp đều cần chính xác với thời gian
ngắn nhất có thể. Việc rút ngắn thời gian trả kết
quả nhưng vẫn đảm bảo mức độ chính xác của
xét nghiệm luôn được đánh giá cao.
Trong thực tế khi thực hiện thay thế dung
dịch acit nitric bằng dung dịch AFF chúng tôi
nhận thấy rõ sự rút ngắn thời gian trả kết quả
xét nghiệm Giải phẫu bệnh. Sử dụng acit nitric
thời gian khử canxi nhanh hơn. Nhưng trước đó
mẫu tủy xương phải được cố định trong
formalin tối thiểu 8 giờ, còn dung dịch AFF có
tác dụng cố định mô nên mẫu tủy xương sẽ
được khử canxi ngay sau khi nhận mẫu.
Với những mẫu thường quy thời gian trả kết
quả được rút ngắn trung bình 0,96 ngày làm việc
chỉ còn trung bình 2,31 ngày (tiệm cận với thời
gian trả kết quả các mô mềm không khử canxi ở
Việt Nam cũng như trên thế giới(9)). Với các mẫu
có thực hiện nhuộm thêm các phương pháp
nhuộm khác thời gian trả kết quả cũng được rút
ngắn 0.6, 0.7 ngày làm việc.
Tóm lại, thay thế dung dịch AFF cho dung
dịch acit Nitric rút ngắn thời gian trả kết quả giải
phẫu bệnh với mô tủy xương sinh thiết .
KẾT LUẬN
Khử Canxi mô tủy xương sinh thiết bằng
dung dịch AFF cho chất lượng tiêu bản nhuộm
H&E tốt hơn so với dung dịch acit Nitric 5%:
Dung dịch AFF rút ngắn thời gian trả kết
quả với các xét nghiệm tủy xương sinh thiết.
Khử canxi mô tủy xương sinh thiết bằng
dung dịch acit Nitric 5% có tác động làm biến
đổi các kháng nguyên trên nhân tế bào có thể
gây âm tính giả làm sai lệch kết quả giải phẫu
bệnh.
Thay thế dung dịch acit Nitric 5% bằng dung
dịch AFF trong quá trình khử canxi tại Khoa
Giải phẫu bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brown RS, Edwards J, Bartlett JW et al (2002). Routine acid
decalcification of bone marrow samples can preserve DNA
for FISH and CGH studies in metastatic prostate cancer. J
Histochem Cytochem. 50(1):113‐5.
2. Fend F, Bock O, Kremer M et al. (2005) Ancillary techniques
in bone marrow pathology: molecular diagnostics on bone
marrow trephine biopsies. Virchows Arch.447(6):909‐19.
3. Gala JL, Chenut F, Hong KB et al (1997). A panel of antibodies
for the immunostaining of Bouinʹs fixed bone marrow
trephine biopsies. J Clin Pathol. 50521–50524.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 125
4. Kremer M, Quintanilla, Martinez L, Nahrig J. et al
(2005).. Immunohistochemistry in bone marrow pathology: a
useful adjunct for morphologic diagnosis. Virchows
Arch. 447(6):920‐937.
5. Machado‐Silveiro LH, Gonzalez‐Lopez S, Gonzalez ‐
Rodriguez MP (2004). Decalcification of root canal dentin by
citric acid, EDTA and sodium citrate. Int Endod J. 37(6):365‐
369.
6. Mawhinney WH, Richardson E, Malcolm AJ (1984). Control
of rapid nitric acid decalcification. J Clin Patholl. 37:1409‐1413.
7. McCluggage WG, Roddy S, Whiteside C et al
(1995). Immunohistochemical staining of plastic embedded
bone marrow trephine biopsy specimens after microwave
heating. J Clin Pathol. 48(9):840‐4.
8. Milan L, Trachtenberg MC (1981). Ultrasonic decalcification
of bone. Am J Surg Pathol. 5(6):573‐579.
9. Naresh KN, Lampert I, Hasserjian R. et al (2006). Optimal
processing of bone marrow trephine biopsy: the
Hammersmith Protocol. J Clin Pathol. 59(9):903‐11.
10. Torlakovic EE, Naresh KN, Brunning RD (2008). Bone
Marrow Immunohistochemistry. American Society for
Clinical pathology.
11. Zappa J, Cieslik‐Bielecka A, Adwent M, Cieslik T, Sabat D
(2005). Comparison of different decalcification methods to
hard teeth tissues morphological analysis. Dent Med Probl ;
42:21‐26.
Ngày nhận bài báo: Ngày 15 tháng 8 năm 2013
Ngày phản biện: ngày 29 tháng 8 năm 2013
Ngày bài báo được đăng: