Tình hình và mục đích nghiên cứu: Bí tiểu, tiểu khó sau sanh ngả âm đạo là một trong những biến chứng
hay gặp. Tình trạng bí tiểu, tiểu khó sau sanh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cho sản phụ nhiều
cảm giác khó chịu như: đau tức bụng và không tiểu được. Bệnh này kéo dài dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết
niệu.Theo nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ năm 2001 – 2002 trên 384 trường hợp sanh ngả âm đạo,
tần suất bí tiểu sau sanh là 13,5%, tỷ lệ mắc bệnh rất cao, rất đáng ngại cho sức khỏe của phụ nữ sau sanh. Sau
khi sanh ngả âm đạo, thành bàng quang thường bị phù, xung huyết, làm bàng quang tăng dung tích, mất nhạy
cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu trong bàng quang.hoặc do phản xạ co thắt cơ vòng do đau đớn
hoặc lo sợ gây tiểu khó, bí tiểu. Điều trị bí tiểu, tiểu khó bằng cách đặt thông tiểu là một biện pháp phổ biến để làm
giảm bí tiểu,tiểu khó, nhưng việc đặt ống thông lặp đi lặp lại có thể gây viêm niệu đạo và bàng quang. Điều trị
châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả trong các bệnh lý đường tiết niệu (rối loạn tiểu). Công trình này
tiến hành nghiên cứu nhằm chứng minh điện châm có tác dụng điều trị bí tiểu, tiểu khó ở sản phụ sau sanh.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Hùng
Vương Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.
Đối tượng nghiên cứu: 61 bệnh nhân có độ tuổi trung bình nhóm nghiên cứu: 28,05 ± 3,75, trong đó có 30
bệnh nhân tiểu khó, 31 bệnh nhân bí tiểu; 32 bệnh nhân sanh thường, 29 bệnh nhân sanh can thiệp (sanh forceps,
sanh hút). Được điều trị điện châm các huyệt: Quan nguyên (CV4), Khí hải (CV6), Trung cực (CV3), Khúc cốt
(CV2), Tam âm giao (SP6)(7).2 lần một ngày, châm đến khi bệnh nhân đi tiểu thông (trong 2-3 ngày).
Phương tiện đánh giá: Đánh giá mức độ cải thiện tình trạng tiểu khó, bí tiểu ở sản phụ sau sanh ngả âm
đạo dựa vào lượng nước tiểu, số lần đi tiểu, cầu bàng quang, các triệu chứng khác như đau tức bụng dưới, rặn
tiểu, tiểu đau.
Phương pháp theo dõi và đánh giá: Bệnh nhân được chẩn đoán tiểu khó, bí tiểu, có cầu bàng quang,
được châm cứu 2 lần/ ngày, châm trong 2 -3 ngày đến khi bệnh nhân tiểu dễ không còn cầu bàng quang, theo dõi
số lượng nước tiểu, số lần đi tiểu, cầu bàng quang, các triệu chứng khác như đau tức bụng dưới, rặn tiểu, tiểu
đau.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị châm cứu tiểu khó, bí tiểu ở sản phụ sau sanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 118
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÂM CỨU TIỂU KHÓ,
BÍ TIỂU Ở SẢN PHỤ SAU SANH
Nguyễn Thị Thanh Hà*
TÓM TẮT
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Bí tiểu, tiểu khó sau sanh ngả âm đạo là một trong những biến chứng
hay gặp. Tình trạng bí tiểu, tiểu khó sau sanh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cho sản phụ nhiều
cảm giác khó chịu như: đau tức bụng và không tiểu được. Bệnh này kéo dài dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết
niệu.Theo nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ năm 2001 – 2002 trên 384 trường hợp sanh ngả âm đạo,
tần suất bí tiểu sau sanh là 13,5%, tỷ lệ mắc bệnh rất cao, rất đáng ngại cho sức khỏe của phụ nữ sau sanh. Sau
khi sanh ngả âm đạo, thành bàng quang thường bị phù, xung huyết, làm bàng quang tăng dung tích, mất nhạy
cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu trong bàng quang.hoặc do phản xạ co thắt cơ vòng do đau đớn
hoặc lo sợ gây tiểu khó, bí tiểu. Điều trị bí tiểu, tiểu khó bằng cách đặt thông tiểu là một biện pháp phổ biến để làm
giảm bí tiểu,tiểu khó, nhưng việc đặt ống thông lặp đi lặp lại có thể gây viêm niệu đạo và bàng quang. Điều trị
châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả trong các bệnh lý đường tiết niệu (rối loạn tiểu). Công trình này
tiến hành nghiên cứu nhằm chứng minh điện châm có tác dụng điều trị bí tiểu, tiểu khó ở sản phụ sau sanh.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Hùng
Vương Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.
Đối tượng nghiên cứu: 61 bệnh nhân có độ tuổi trung bình nhóm nghiên cứu: 28,05 ± 3,75, trong đó có 30
bệnh nhân tiểu khó, 31 bệnh nhân bí tiểu; 32 bệnh nhân sanh thường, 29 bệnh nhân sanh can thiệp (sanh forceps,
sanh hút). Được điều trị điện châm các huyệt: Quan nguyên (CV4), Khí hải (CV6), Trung cực (CV3), Khúc cốt
(CV2), Tam âm giao (SP6)(7). 2 lần một ngày, châm đến khi bệnh nhân đi tiểu thông (trong 2-3 ngày).
Phương tiện đánh giá: Đánh giá mức độ cải thiện tình trạng tiểu khó, bí tiểu ở sản phụ sau sanh ngả âm
đạo dựa vào lượng nước tiểu, số lần đi tiểu, cầu bàng quang, các triệu chứng khác như đau tức bụng dưới, rặn
tiểu, tiểu đau.
Phương pháp theo dõi và đánh giá: Bệnh nhân được chẩn đoán tiểu khó, bí tiểu, có cầu bàng quang,
được châm cứu 2 lần/ ngày, châm trong 2 -3 ngày đến khi bệnh nhân tiểu dễ không còn cầu bàng quang, theo dõi
số lượng nước tiểu, số lần đi tiểu, cầu bàng quang, các triệu chứng khác như đau tức bụng dưới, rặn tiểu, tiểu
đau.
Kết quả: Tỷ lệ thành công bệnh nhân phục hồi sau điện châm ñieàu trò bí tiểu, tiểu khó ở phụ nữ sau sanh
ngả âm đạo (sau 1 – 2 lần châm cứu) đạt tỷ lệ là 98,36%, số lượng nước tiểu và số lần đi tiểu sau điều trị châm
cứu nhiều hơn gấp 2 lần trước điều trị châm cứu, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê P< 0,0001. Các yếu tố như
sanh con so, sanh can thiệp, chuyển dạ kéo dài, vòng đầu con lớn, cân nặng con to, tổn thương tầng sinh môn là
những yếu tố góp phần gây bí tiểu.
Kết luận: Điện châm có thể áp dụng để giải quyết tốt các trường hợp bí tiểu, tiểu khó cơ năng sau sanh ngả
âm đạo, làm hết ứ đọng nước tiểu ở bàng quang, và hết đau bụng, tiểu dễ không phải rặn
Từ khóa: Tiểu khó, bí tiểu sau sanh, điện châm.
Khoa Y học cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà ĐT: 094244583 Email: nguyenha4299@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 119
ABSTRACT
EFFECT OF ELECTROACUPUNCTURE TREATMENT FOR POSTPARTUM URINARY RETENTION
Nguyen Thi Thanh Ha* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 118 – 123
Background and Aims: Postpartum vaginal urinary retention and dysuria are the common complications.
The status of postpartum urinary retention and dysuria are not dangerous to postpartum women’s life, but it
causes the uncomfortable feelings such as: abdominal pain and urinary retention. The lasting of this disease likely
causes the urinary tract infections (2). A study by the Du Tu Obstetric Hospital 2001 – 2002, over 384 cases of
vaginal delivery, incidence of postpartum urinary retention is 13,5%, the morbidity rate is very high, this is a risk
to postpartum women̍יs health (14). After vaginal delivery, the bladder is often swelling, congestion, that make
bladder capacity increasingly, loss of sensitivity relative to the pressure of urine in the bladder, or by reflex spasm
of the sphincter due to pain or fear causes the difficulty of urinating, urinary retention (3). Treatment of urinary,
dysuria by placing a catheter is a common measure to relieve urinary retention, but the catheter repeatedly can
cause the inflammation of the urethra and bladder. Acupuncture treatment has been proved to be effective in
urinary tract diseases (4, 5, 8, 9, 10, 11, 13)
Aims: To prove that acupuncture has effect on the treatment of postpartum women’s urinary retention,
dysuria.
Study design and setting: Controlled clinical trials phase 1, the effect of electro-acupuncture on postpartum
vaginal urinary retention in the Hung Vuong Hospital of Ho Chi Minh City from 5/2010 to 12/2011.
Study subject: 61 cases had an average age of study group: 28.05 ± 3.75, in which 30 patients with dysuria,
31 patients with urinary retention; normal delivery 32 patients, 29 patients forceps delivery or vacuum
extraction. 61 cases of urinary retention were treated by acupuncture at the following points: Guanyuan (CV 4),
Qi Hai (CV 6), Zhongji (CV 3), Qugu (CV 2) and Sanyinjiao (SP 6) (7); 2 times/ 1 day, acupuncture until
patients can urinate easily (2 – 3 days).
Main Outcome Measures: assess the situation improved dysuria, urinary retention in women after vaginal
delivery based on the amount of urine, frequency of urination, and other symptoms such as lower abdomen pain,
checking the bladder urine volume.
Results: The rate of successful patient recovery after electroacupuncture treatment of urinary retention,
dysuria in women after vaginal birth (after 1 to 2 times acupuncture) is 98.36% amount of urine output and
more, or more times urination after electroacupuncture treatment more than 2 times before treatment, the
difference is statisticaly significant P<0,0001. Factors such as primipara, birth interventions, labor longe, the first
round to children, birthweight, perineal wounds are the factors that contribute to urinary retention.
Conclusion: Electroacupuncture treatment is affirmatively effective in treating postpartum urinary
retention.
Keywords: Dysuria, postpartum urinary retention, electroacupuncture.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản phụ không tiểu được sau sanh ngả âm
đạo, vì thành trước âm đạo bị thay đổi hoặc
bàng quang, niệu đạo bị xung huyết phù nề
hoặc cơ cổ bàng quang bị đóng chặt làm sản
phụ bí tiểu hoặc tiểu khó, bụng dưới căng to và
đau do bàng quang đầy và căng(2, 3).
Điều trị Y học hiện đại: (12)sau sanh 6 giờ
bệnh nhân chưa đi tiểu.
Nhắc bệnh nhân uống nhiều nước, Tập đi
tiểu.
Đặt ống thông tiểu trong 2 ngày, và luyện
tập cơ bàng quang.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 120
Y học Cổ truyền cho rằng: bệnh ở phụ nữ
sau sanh tiểu bí hoặc tiểu khó thuộc chứng Lung
bế của YHCT(1). Bệnh do sau khi sanh khí huyết
suy hư gây ra hoặc trước sanh có tiềm ẩn Bàng
quang thấp nhiệt.
Điều trị YHCT có nhiều phương pháp
châm cứu, massage, dùng thuốc, trong đó
châm cứu là phương pháp đơn giản nhất và
có thể giải quyết ngay tình trang co thắt cơ và
viêm xung huyết ở bàng quang, đã được
nghiên cứu trên nhiều nước(4 5,8,9), ở Việt nam
(11) cũng đã được nghiên cứu về bí tiểu cấp tính
sau sanh và sau phẫu thuật, nhưng chưa đầy đủ
và hệ thống. Cho nên đây là vấn đề cần được
tiếp tục nghiên cứu, để tìm ra công thức huyệt
điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Vì lý do đó cần thiết nên tiến hành nghiên
cứu nhằm mục đích trả lời câu hỏi: Điện châm
các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực,
Khúc cốt, Tam âm giao (7) có tác dụng điều trị bí
tiểu, tiểu khó ở phụ nữ sau sanh ngả âm đạo?
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài
Đánh giá hiệu quả điều trị bí tiểu, tiểu khó ở
phụ nữ sau sanh ngả âm đạo bằng điện châm
các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực,
Khúc cốt, Tam âm giao.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ bệnh nhân phục hồi sau điều
trị bí tiểu, tiểu khó ở phụ nữ sau sanh ngả âm
đạo bằng điện châm.
So sánh hiệu quả điều trị bí tiểu, tiểu khó ở
phụ nữ sau sanh ngả âm đạo bằng điện châm.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn
1.
Đối tượng nghiên cứu
Chọn Bệnh nhân nữ từ trên 18 tuổi trở lên,
sau sanh ngả âm đạo được chẩn đoán là: bí tiểu,
tiểu khó, có cầu bàng quang căng, nằm tại khoa
hậu sản B và A, Bệnh viện Hùng Vương Tp. Hồ
Chí Minh, từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 12
năm 2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân nữ từ 18 tuổi trở lên.
Được chẩn đoán xác định là sau sanh ngả
âm đạo từ 6 -24 giờ có tiểu khó, bí tiểu có cầu
bàng quang, đau tức bụng dưới.
Không mắc các bệnh nội khoa (không nhiễm
trùng tiểu).
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã đặt thông tiểu.
Bệnh nhân bí tiểu kéo dài > 3 ngày hoặc liệt
bàng quang thần kinh.
Bệnh nhân trong quá trình nghiên cứu có
dùng các loại thuốc (Neogstigmin. Xatral).
Chấn thương cột sống thắt lưng cùng.
Bệnh viêm tiết niệu hoặc bệnh lý khác ở
đường tiết niệu.
Bệnh nhân không đồng ý tiếp tục tham gia
thử nghiệm.
Viêm loét da, có vết mổ ở vùng hạ vị.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
Sau tập tiểu hoặc châm cứu lần 1, bệnh nhân
không tiểu được phải chỉ định đặt thông tiểu
hoặc điều trị phương pháp khác.
Bệnh nhân không đồng ý tiếp tục tham gia
nghiên cứu.
Bác sĩ điều trị nhận xét cần ngưng châm cứu,
hoặc đề nghị thay bằng phương pháp điều trị
khác.
Cỡ mẫu
Để thực hiện đề tài, chọn dân số nghiên cứu
là những sản phụ sanh ngả âm đạo, đồng ý
tham gia thực hiện nghiên cứu, cở mẫu cần phải
khảo sát 160 bệnh nhân.
Bệnh nhân được khám và chẩn đoán bí tiểu,
tiểu khó, có cầu bàng quang và được bác sĩ, và
nữ hộ sinh hướng dẫn tập tiểu, đắp ấm vùng
bàng quang.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 121
Tập tiểu: Khi hít vào thì co khít cơ âm đạo,
từ từ thở ra đồng thời giãn cơ, lặp lại 10 lần,
uống nước nhiều và tập đi tiểu.
Tiến hành châm cứu, sau 6 -8 giờ nếu không
đi tiểu thông thì châm cứu 2 lần một ngày, cách
nhau 4 giờ, châm đến khi bệnh nhân đi tiểu
thông (trong 1-3 ngày).
Sau châm cứu lần 1 khoảng 20 – 30 phút,
bệnh nhân không tiểu được hoặc tiểu rất ít
(< 20ml), cầu bàng quang căng to, phải chỉ
định đặt thông tiểu giải áp (không theo dõi,
ngưng nghiên cứu).
Kỹ thuật châm cứu (6)
Sử dụng máy điện châm Thera-Pulse PB3
tần số kích thích 60 Hz, cường độ từ 2 – 10 mA.
Thời gian lưu kim 15 phút, ngày châm 2 lần,
cách nhau 4 -6 giờ (lần 1 sau châm cần theo dõi 4
giờ, nếu bệnh nhân tiểu được số lượng nước
tiểu tăng, số lần tiểu tăng sẽ tiếp tục châm lần 2
và theo dõi tiếp theo) châm trong 1-3 ngày.
Xử lý số liệu nghiên cứu
Dùng phần mềm STATA 10 để nhập xử lý
dữ liệu. Phần thống kê phân tích.
Kiểm định T- test (so sánh số trung bình). Sự
khác biệt được ghi nhận là khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05. Kiểm chi bình phương χ2.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
Các chỉ số theo dõi: số lần đi tiểu và số
lượng nước tiểu trong một lần đi tiểu, cầu bàng
quang, cảm giác đau bụng dưới, tiểu rặn, tiểu
đau trước và sau điều trị.
Tiêu chuẩn phục hồi: bệnh nhân đi tiểu dễ,
không phải răn, số lượng nước tiểu tăng nhiều,
không đau bụng, hết cầu bàng quang.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tổng số bệnh nhân: 61.
Bệnh nhân tiểu khó: 30.
Bệnh nhân bí tiểu: 31.
Độ tuổi mẹ: Nhỏ nhất là 21 lớn nhất là 39
tuổi; trung bình 28,05 ± 3,75.
Tuổi thai: Nhỏ nhất là 35,5 tuần, lớn nhất 41
tuần trung bình 38,8 ± 1,03.
Con cân nặng: Nhỏ nhất 2210g, lớn nhất là
3710g, trung bình 3041g ± 323,7.
Vòng đầu của con nhỏ nhất 28,9 cm, lớn
nhất 40 cm, trung bình 32,49 ±1,69.
Phân bố tuổi bệnh nhân ở 2 nhóm
Bảng 1. Phân bố nhóm tuổi ở 2 nhóm bệnh nhân.
Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 30 tuổi 48 78,69
> 30 tuổi 13 21,31
Tổng cộng 61 100
Nhận xét: Đa số sản phụ trẻ <30 tuổi chiếm
78,69%
Bảng 2. Cách sanh
Cách sanh Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Sanh thường 32 52,46
Sanh hút, 18 29,51
Sanh forceprs 11 18,03
Tổng cộng 61 100
Nhận xét: Sản phụ sanh can thiệp bí tiểu,
tiểu khó tỷ lệ cao chiếm 47,54%.
Bảng 3. Liên quan giữa cách sanh và tổn thương
tầng sinh môn.
Tổn thương TSM
Cách sanh
Không tổn
thương
Có tổn
thương
Tổng
Sanh thường
26
76,47%
8
22,229%
32
52,46%
Sanh can thiệp
(sanh hút và sanh
forceps)
8
23,53%
21
77,78%
29
47,54%
Tổng cộng 34 27 61
Nhận xét: Sản phụ sanh can thiệp và tổn
thương tầng sinh môn có tỷ lệ bí tiểu, tiểu khó
cao hơn (chiếm 77,78%) sanh thường không
tổn thương tầng sinh môn bi tiểu, tiểu khó
(chiếm 76,47%).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Pr = 0,000.
Bảng 4. Liên quan giữa cân nặng của con và cách
sanh.
Cân nặng con
Cách sanh
≤ 3000g ˃3000g Tổng
Sanh thường 19
63,33%
13
41,94%
32
52,46%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 122
Sanh giúp 11
36,67%
18
58,06%
29
47,54%
Tổng cộng 34 27 61
Nhận xét: Sản phụ sanh can thiệp, cân nặng
con >3000g có tỷ lệ bí tiểu, tiểu khó cao hơn
(chiếm 58,06%) sản phụ sanh thường, cân nặng
con <3000g (chiếm 41,94%)
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê Pearson
chi2 (1) = 2,7990 Pr = 0,094
Bảng 5. Liên quan giữa vòng đầu thai và cách sanh.
Vòng đầu con
Cách sanh
≤ 32cm
˃32 cm
Tổng
Sanh thường 15
46,88%
17
53,13%
32
100%
Sanh giúp
13
44,83%
16
55,17%
29
100%
Tổng cộng 28
45,90%
33
54,10%
61
100%
Nhận xét: Sản phụ sanh giúp, con có vòng
đầu >32 cm tỷ lệ bí tiểu, tiểu khó cao, chiếm
55,17%.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê Pearson
chi2 (1) = 0,0257, Pr = 0,873
Bảng 6. So sánh kết quả phục hồi của nhóm tiểu khó
và nhóm bí tiểu.
Tiểu khó Bí tiểu Tổng cộng
Số bệnh nhân 30 31 61
Số lần châm cứu 1 – 3 lần 1 – 5 lần
Thời gian phục
hồi sau châm
cứu lần 1
20 phút > 30 phút
Số lượng nước
tiểu sau châm
cứu lần 1
210,66 ±
46,08
107,74 ±
31,35
P<0,0001
Nhận xét: Sau châm cứu những trường hợp
tiểu khó thời gian phục hồi nhanh hơn bí tiểu,
số lượng nước tiểu trung bình (210 ml) sau châm
cứu nhiều hơn so với nhóm bí tiểu trung bình
(107 ml), số lần châm cứu nhóm tiểu khó cũng ít
hơn nhóm bí tiểu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê P<0,0001.
Bảng 7. Tỷ lệ phục hồi bí tiểu, tiểu khó sau sanh ngả
âm đạo.
Tốt
≤ 2 lần châm
cứu
Khá
3 – 4 lần châm
cứu
Trung bình
> 4 lần
Số bệnh 35 25 1
nhân 57,38% 40,98% 1,64%
Kết quả: Tỷ lệ sản phụ bí tiểu, tiểu khó phục
hồi tốt (sau 2 lần châm cứu) chiếm cao nhất
57,38% ; tỷ lệ khá (sau 3- 4 lần châm cứu) chiếm
40,98%. Tỷ lệ phục hồi sau châm cứu chiếm
98,36%.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ phục hồi bí tiểu, tiểu khó sau sanh
ngả âm đạo.
57.38%
40.98%
1.64%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Tốt Khá Trung bình
Số bệnh nhân
Số bệnh nhân
Bảng 8. So sánh số lượng nước tiểu, số lần đi tiểu
trước và sau điều trị châm cứu
Trước điều trị Sau 1 ngày
điều trị
P
Số lượng
nước tiểu
57,70 ml ±
7,44
158,36 ml ±
8,30
<0,0001
Số lần đi tiểu 2.8 ± 0,10 4,03 ± 0,07 <0,0001
Nhận xét: Sau điều trị châm cứu số lượng
nước tiểu nhiều hơn và số lần đi tiểu nhiều hơn
gấp 2 lần trước điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê P<0,0001.
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Điện châm các huyệt Quan nguyên, Khí hải,
Trung cực, Khúc cốt, Tam âm giao để điều trị bí
tiểu, tiểu khó sau sinh ngả âm đạo, kết quả tỷ lệ
phục hồi (sau châm cứu 1 - 4 lần) là 98, 36% so
với các nghiên cứu trước là phù hợp, như
nghiên cứu của Su Ai-lan và Han Li (1968) (13) tỷ
lệ 98% thành công; Nghiên cứu của Lin Hua-
dong (2005) (10) Điều trị là 130 trường hợp bí tiểu
sau sinh bằng điện châm huyệt Tam Âm Giao
(SP 6), Âm lăng tuyền (SP 9), sau 1 – 5 lần châm
130 bệnh nhân đã tự tiểu tốt; Nghiên cứu của
Phạm Hồng Phi (2006) (11) kết quả tốt chiếm
82,2%; thất bại chiếm 44,5%.
Sau điều trị châm cứu số lượng nước tiểu
nhiều hơn và số lần đi tiểu nhiều hơn gấp 2 lần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 123
trước điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
P<0,0001
Vậy điện châm có thể áp dụng để giải quyết
tốt các trường hợp bí tiểu, tiểu khó cơ năng sau
sanh ngả âm đạo
Sau châm cứu những trường hợp tiểu khó
thời gian phục hồi nhanh hơn bí tiểu; số lượng
nước tiểu trung bình của nhóm tiểu khó (210,66
± 46,08 ml) sau châm cứu nhiều hơn so với
nhóm bí tiểu trung bình (107,74 ± 31,35 ml), số
lần châm cứu tiểu khó ít hơn bí tiểu, số lần châm
cứu nhóm tiểu khó cũng ít hơn nhóm bí tiểu. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,0001.
Sau châm cứu các triệu chứng đau tức bụng
dưới, rặn tiểu, tiểu đau không còn
Qua nghiên cứu thấy các yếu tố như sanh
con so, sanh can thiệp, tổn thương tầng sinh
môn, vòng đầu con to, cân nặng con, là những
yếu tố góp phần gây bí tiểu phù hợp với nghiên
cứu trước đây của PGS. TS. Trần Thị Lợi,
Nguyễn Thị Quý Khoa, Bệnh viện Từ Dũ (14).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Bệnh học, Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Tp
HCM (2001), “Đại cương tạp bệnh - Lung bế”, Nội khoa Y học
Cổ truyền, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Tp HCM, tr. 458, 459
2. Carley ME, Carley JM, Vasdev G, Lesnick TG, Webb MJ, Ramin
KD et al (2002), “Factors that are associated with clinically
overt postpartum urinary retention after vaginal
delivery”,.Am J Obstet Gynecol, 187, pp. 430-433
3. Ching CL, Shuenn DC, Ling HT, et al (2002),”Postpartum
urinary retention: assessment of contributing factors and long-
term clinical impact”, Aust N Z J Obstet Gynaecol. 2002 Oct;
42(4), pp. 365-368.
4. De-shou, LI Shu-lan, twilight Xia Jia, et al (2000), Tune Chong
and Ren, China “Acupuncture treatment of postpartum urinary
retention”, Journal of Practical Traditional Chinese Medicine,
2000, 13 (6), pp. 1100.
5. Fan Qu, MD, PhD, Jue Zhou, MD, PhD and Rui Nan MD (2006),
“Treating Postpartum Urinary Retention with Acupuncture: A
Case Report”, Acta Obstet Gynecol Scand 76, pp. 667-672.
6. Lã Quang Nhiếp, Đặng Chu Kỷ (1984),“ Điều trị điện trên
huyệt”, Nhà xuất bản Y học, tr.198, 199.
7. Lê Quý Ngưu, Trần Thị Minh Đức (1999), “Quan nguyên, Khí
hải, Trung cực, Khúc cốt, Tam âm giao”, Từ điển huyệt vị châm
cứu, NXB. Thuận hóa, tr. 247, 250, 391, 407, 546.
8. Li L, Zhou J, Shi X. Hospital, Taiyuan Chemical Fertilizer Plant,
Shanxi Province (1996), “103 cases of postpartum uroschesis
treated by acupuncture at huiyang point ”, J Tradit Chin
Med 1996 Sep; 16(3), pp. 198-200.
9. Li Yanhua (2009), “Acupuncture treatment of 32 cases of
postpartum urinary retention observed”. Chinese
medicine clinical research, 2009, 1, pp.49.
10. Lin Hua-Dong (2005), “Treatment of 130 cases of postpartum
retention of urine by electroacupuncture”, Journal of
Acupuncture and Tuina Science, Volume 3 number 4, pp.40-41.
11. Phạm Hồng Phi (2006), “Đánh giá tác dụng điều trị bí đái cơ
năng sau phẫu thuật và sau đẻ bằng phương pháp điện châm”,
Nhà xuất bản Y học, tr. 15, 34, 45.
12. Rizvi RM, Khan ZS, Khan Z (2005),” Diagnosis and
management of postpartum urinary retention”.International
Journal of Gynecology and Obstetrics 200