Mục tiêu: So sánh kết quả của nhãn áp kế đo qua mi Diaton (DT) và nhãn áp kế Schiotz (ST) so với nhãn áp
kế Goldmann (GAT).
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 150 mắt chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhân đến khám tại Bệnh
viện Mắt TP Hồ Chí Minh. Mỗi mắt được đo với DT và GAT theo thứ tự ngẫu nhiên trong vòng 5 phút, sau
cùng là đo bằng ST.
Kết quả: Giá trị nhãn áp trung bình là 18,45 ± 5,74mmHg khi đo với ST, 18,23 ± 5,51mmHg với DT và
17,99 ± 5,91mmHg với GAT. Độ chênh lệch trung bình giữa ST và GAT là 0,46 ± 4,51mmHg (p>0,05), giữa
DT và GAT là 0,24 ± 2,99mmHg (p>0,05). Giá trị nhãn áp đo bằng ST có mối tương quan cao so với GAT
(r=0,71; p<0,001). Giá trị nhãn áp đo bằng DT có mối tương quan rất cao so với GAT (r=0,87; p<0,001). Khi so
sánh với GAT thì có 59,3% giá trị của ST và 77,3% giá trị của DT sai lệch trong khoảng ± 3mmHg.
Kết luận: Giá trị nhãn áp đo bằng ST và DT có mối tương quan cao so với GAT, tuy nhiên trên 20% có độ
sai lệch trên 3mmHg so với GAT, do đó ST và DT không nên dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi điều trị bệnh
glaucoma, tuy nhiên DT là một công cụ tầm soát tốt khi đo với số lượng lớn tại phòng khám và đặc biệt hữu
dụng trên mắt không thể đo được bằng GAT.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả ban đầu giữa nhãn áp kế đo qua mi Diaton, nhãn áp kế Schiotz so với nhãn áp kế Goldmann, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 69
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU GIỮA NHÃN ÁP KẾ ĐO QUA MI
DIATON, NHÃN ÁP KẾ SCHIOTZ SO VỚI NHÃN ÁP KẾ GOLDMANN
Trần Thị Phương Thu*, Phan Thị Anh Thư*
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh kết quả của nhãn áp kế đo qua mi Diaton (DT) và nhãn áp kế Schiotz (ST) so với nhãn áp
kế Goldmann (GAT).
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 150 mắt chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhân đến khám tại Bệnh
viện Mắt TP Hồ Chí Minh. Mỗi mắt được đo với DT và GAT theo thứ tự ngẫu nhiên trong vòng 5 phút, sau
cùng là đo bằng ST.
Kết quả: Giá trị nhãn áp trung bình là 18,45 ± 5,74mmHg khi đo với ST, 18,23 ± 5,51mmHg với DT và
17,99 ± 5,91mmHg với GAT. Độ chênh lệch trung bình giữa ST và GAT là 0,46 ± 4,51mmHg (p>0,05), giữa
DT và GAT là 0,24 ± 2,99mmHg (p>0,05). Giá trị nhãn áp đo bằng ST có mối tương quan cao so với GAT
(r=0,71; p<0,001). Giá trị nhãn áp đo bằng DT có mối tương quan rất cao so với GAT (r=0,87; p<0,001). Khi so
sánh với GAT thì có 59,3% giá trị của ST và 77,3% giá trị của DT sai lệch trong khoảng ± 3mmHg.
Kết luận: Giá trị nhãn áp đo bằng ST và DT có mối tương quan cao so với GAT, tuy nhiên trên 20% có độ
sai lệch trên 3mmHg so với GAT, do đó ST và DT không nên dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi điều trị bệnh
glaucoma, tuy nhiên DT là một công cụ tầm soát tốt khi đo với số lượng lớn tại phòng khám và đặc biệt hữu
dụng trên mắt không thể đo được bằng GAT.
Từ khóa: Nhãn áp, nhãn áp kế, Diaton, Schiotz, Goldmann.
ABSTRACT
CLINICAL EVALUATION OF THE DIATON AND SCHIOTZ TONOMETRY IN COMPARISON
WITH GOLDMANN APPLANATION TONOMETRY
Tran Thi Phuong Thu, Phan Thi Anh Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 69 - 74
Purpose: The purpose of this study was to compare intraocular pressure (IOP) measurements obtained with
the Diaton transpalpebral tonometer (DT), Schiotz tonometer (ST) and Goldmann applanation tonometer (GAT).
Method: This study included 150 eyes selected randomly from the outpatients who attended Eye Hospital
Hochiminh City. The intraocular pressure of each eye was measured first with DT and GAT within 5 minutes in
random order, and then with ST.
Results: The average IOP reading was 18.45 ± 5.74mmHg for ST, 18.23 ± 5.51mmHg for DT, and 17.99 ±
5.91mmHg for GAT. The mean difference between ST and GAT was 0.46 ± 4.51mmHg (p>0.05), and between
DT and GAT was 0.24 ± 2.99mmHg (p>0.05). There were high correlation between IOP readings obtained using
ST and GAT (r=0.71; p<0.001), and very high correlation between IOP readings obtained using DT and GAT
(r=0.87; p<0.001). Compared with GAT 59.3% of the IOP readings measured by ST and 77.3% of the IOP
readings measured by DT were in an interval of ± 3mmHg.
Conclusions: ST and DT correlate sufficiently with GAT, but in more than 20% of the measurements the
* Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Phan Thị Anh Thư ĐT: 0908611604 Email: dr.phananhthu@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 70
IOP readings differed by more than 3mmHg, and therefore the use of ST and DT as a diagnostic tool or as a tool
for follow-up of glaucoma patients seems to be limited. However, the eyelid tonometer DT may be helpful as a
screening tool in routine eye exams and especially when GAT is not applicable.
Keywords: intraocular pressure, tonometer, Diaton, Schiotz, Goldmann.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng áp lực nội nhãn là yếu tố nguy cơ quan
trọng nhất của bệnh glaucoma và có thể kiểm
soát được nhằm hạn chế tiến triển của bệnh(3,2,3).
Nhãn áp kế Schiotz ra đời vào năm 1905, do tính
chất đơn giản và kết quả tương đối chính xác
nên đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn phổ
biến cho đến khi nhãn áp kế Goldmann ra đời
vào năm 1954 và trở thành tiêu chuẩn vàng cho
đến ngày nay. Tuy nhiên, các trường hợp phù
giác mạc hay bất thường độ dày và độ cong giác
mạc đã gây ra sai số khi đo bằng nhãn áp kế
Goldmann. Phương pháp đo tiếp xúc trực tiếp
với giác mạc không thể thực hiện được trên các
bệnh nhân có bệnh lý giác mạc, thoái hóa hoặc
mới phẫu thuật giác mạc. Việc đo mất nhiều
thời gian, cần phải có sinh hiển vi và phải thực
hiện bởi bác sĩ đã được huấn luyện nên không
thể đo hàng loạt tại phòng khám. Đo nhãn áp ở
trẻ nhỏ và bệnh nhân không thể ngồi được gặp
nhiều khó khăn. Nhãn áp kế Diaton ra đời đo
nhãn áp qua mí mắt không tiếp xúc trực tiếp với
giác mạc, có thể đo ở tư thế ngồi hoặc nằm, thời
gian đo nhanh, thích hợp để tầm soát trên số
lượng lớn bệnh nhân(9,10). Nhãn áp kế này chưa
được ứng dụng ở Việt Nam vì vậy cần có một
nghiên cứu đánh giá trước khi áp dụng rộng rãi.
Ở nước ta, vấn đề này cho đến nay vẫn chưa ai
thực hiện. Hiện nay nhãn áp kế Schiotz đang
được phổ biến nhưng chưa có một nghiên cứu
đánh giá nào thực hiện tại BV Mắt. Do sự cần
thiết đó, chúng tôi chọn đề tài này nhằm đánh
giá kết quả ban đầu giữa nhãn áp kế Diaton và
nhãn áp kế Schiotz so với nhãn áp kế
Goldmann.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh giá trị trung bình và đánh giá mức
độ tương quan giữa
- ST và GAT.
- DT và GAT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện
Mắt TP.HCM từ tháng 2/2010 đến tháng
6/2010 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhân trên 18 tuổi đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Tật khúc xạ cao (cận thị cao >-6D, viễn thị
>+3D, loạn thị >3D).
- Sẹo giác mạc, loạn dưỡng, tân mạch, giác
mạc chóp, độ dày giác mạc trung tâm bất
thường.
- Đã phẫu thuật nội nhãn hoặc giác mạc.
- Mắt nhỏ hoặc mắt bò, co thắt mi, rung giật
nhãn cầu, đang có tình trạng viêm nhiễm ở mắt,
có bệnh lý mi mắt (chắp, lẹo, u bướu, phù mi,
sẹo mi), mộng thịt độ 2 –> độ 4.
- Tiền sử dị ứng thuốc tê nhỏ mắt.
Cỡ mẫu
150 mắt.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Các bước tiến hành: Đo nhãn áp mỗi mắt
bằng GAT và DT trước trong vòng 5 phút theo
trình tự ngẫu nhiên, sau đó đo bằng ST.
- GAT: Gây tê mắt bằng dung dịch Dicaine
1%, nhuộm giác mạc bằng dung dịch
fluoresceine 1%. Mỗi mắt được đo 2 lần liên tiếp
nhau, nếu kết quả đo trong hai lần chênh lệch
không quá 2 mmHg sẽ được chấp nhận với kết
quả lấy trung bình cộng của hai lần đo.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 71
- DT: Đo nhãn áp qua mi mắt ở vùng sụn mi
trên, khi mắt ở vị trí nhìn xuống tạo thành một
góc 45º, khi đó bờ mi trên ngang với vị trí rìa
giác mạc phía trên. Máy tự động tính ra giá trị
trung bình của 6 lần đo liên tiếp. Ghi nhận giá
trị nhãn áp trung bình này khi không có báo lỗi
kèm theo trị số nhãn áp (L: máy không đặt thẳng
trục, H: có sai số trong quá trình di chuyển của
lõi trục).
- ST(1): Gây tê mắt bằng dung dịch Dicaine
1%. Đặt nhãn áp kế đã sát khuẩn nhẹ nhàng vào
mắt tiếp xúc với giác mạc thẳng trục. Khi kết
quả trên thang đo nhỏ hơn 3 đơn vị thì thay quả
cân đang dùng bằng quả cân có trọng lượng cao
hơn. Mỗi mắt được đo 3 lần liền nhau, nếu kết
quả đo trong 3 lần chênh lệch không quá 0,5
đơn vị sẽ được chấp nhận với kết quả lấy trung
bình cộng của 3 lần đo.
Phân tích thống kê
Chương trình Epidata 3.1, Stata 10.0, mức ý
nghĩa p<0,05.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 150 mắt của
100 bệnh nhân trong đó có 61 nam (40,7%) và 89
nữ (59,3%), độ tuổi trung bình là 55,1 tuổi, nhỏ
nhất là 19 tuổi và lớn nhất là 86 tuổi. Nghiên
cứu gồm 74 mắt phải (49,3%) và 76 mắt trái
(50,7%).
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n = 150)
ST DT GAT
M ± SD 18,45 ± 5,74 18,23 ± 5,51 17,99 ± 5,91
Trung vị 17,3 18,0 17,0
Q1 – Q3 17,3 – 20,2 14,0 – 22,0 14,0 – 21,0
Min – Max 5,8 – 43,4 5,0 – 35,0 6,0 – 34,0
- M ± SD: Trung bình ± Độ lệch chuẩn
(mmHg).
- Q1 – Q3: Khoảng tứ phân vị 25% và 75%
(mmHg).
- Min – Max: Giá trị nhỏ nhất – lớn nhất
(mmHg).
Giá trị nhãn áp trung bình là 18,45 ±
5,74mmHg (phạm vi 5,8 – 43,4mmHg) khi đo
bằng ST, 18,23 ± 5,51mmHg (phạm vi 5,0 –
35,0mmHg) khi đo bằng DT và 17,99 ±
5,91mmHg (phạm vi 6,0 – 34,0 mmHg) khi đo
bằng GAT, các giá trị trung vị lần lượt là 17,3,
18,0 và 17,0mmHg.
0
1
0
2
0
3
0
4
0
m
m
H
g
Schiotz Diaton
Goldmann
Hình 1: Kết quả đo của 3 loại nhãn áp kế
Đa số mắt trong mẫu nghiên cứu có giá trị
nhãn áp bình thường, phạm vi số liệu đo được
bằng ST rộng hơn so với DT và GAT. Khi giá trị
nhãn áp càng lớn thì kết quả đo được bằng ST
càng phân tán nhiều hơn DT và GAT.
Bảng 2: So sánh các nhãn áp kế theo cặp (n=150)
ST – GAT DT – GAT
± Sd 0,46 ± 4,51 0,24 ± 2,99
t 1,25 0,98
p 0,21 0,33
95% CI -0,27– 1,19 -0,24 – 0,72
- : giá trị trung bình của độ chênh lệch (ST –
GAT) hoặc (DT – GAT) (mmHg).
- t: giá trị t của phép kiểm t bắt cặp.
- p>0,05: không có sự khác biệt về giá trị
nhãn áp trung bình của 3 loại nhãn áp kế.
- 95% CI: khoảng tin cậy 95% của độ chênh
lệch (ST – GAT) hoặc (DT – GAT).
Giá trị trung bình của độ chênh lệch ST –
GAT là 0,46 ± 4,51mmHg (p>0,05), của độ chênh
lệch DT – GAT là 0,24 ± 2,99mmHg (p>0,05).
Điều này cho thấy giá trị nhãn áp trung bình đo
được từ 3 loại nhãn áp kế tương đương nhau,
Tuy nhiên, giá trị trung bình độ chênh lệch của
ST – GAT cao hơn của DT – GAT ( = 0,46 >
0,24), cũng như độ lệch chuẩn của độ chênh lệch
cũng cao hơn (Sd = 4,51 > 2,99), và khoảng tin
cậy 95% của độ chênh lệch giữa 2 nhãn áp kế ST
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 72
và GAT rộng hơn giữa DT và GAT, cho thấy
mặc dù các giá trị trung bình tương đương nhau
nhưng kết quả đo của ST phân tán rộng hơn DT
khi so sánh với GAT.
Bảng 3: Hệ số tương quan Pearson (r) và phương
trình hồi quy (n=150)
ST và GAT DT và GAT
r 0,71 0,87
r
2
0,49 0,75
p < 0,001 < 0,001
Phương trình hồi
quy
Y = 6,20 + 0,68X Y = 3,70 + 0,81X
Bảng 3 cho thấy giá trị nhãn áp đo bằng ST
có mối tương quan thuận với GAT, hệ số tương
quan Pearson thể hiện mối tương quan cao
(r=0,71) và có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Giá trị
nhãn áp đo bằng DT cũng có mối tương quan
thuận với GAT, nhưng hệ số tương quan
Pearson thể hiện mối tương quan rất cao (r=0,87)
và có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
1
0
.0
2
0
.0
3
0
.0
4
0
.0
5
0
.0
S
c
h
io
tz
(
m
m
H
g
)
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0
Goldmann (mmHg)
Schiotz 95% CI
Fitted values
2a
0
.0
1
0
.0
2
0
.0
3
0
.0
4
0
.0
D
ia
to
n
(
m
m
H
g
)
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0
Goldmann (mmHg)
Diaton 95% CI
Fitted values
2b
Hình 2: Phân tán đồ và đường thẳng hồi quy của ST
so với GAT
Hình 3: Phân tán đồ và đường thẳng hồi quy của của
DT so với GAT
-1
5
-1
0
-5
0
5
1
0
S
c
h
io
tz
-
G
o
ld
m
a
n
n
(
m
m
H
g
)
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0
Goldmann (mmHg)
schiotz - goldmann
3a
-1
0
-5
0
5
1
0
D
ia
to
n
-
G
o
ld
m
a
n
n
(
m
m
H
g
)
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0
Goldmann (mmHg)
Diaton - Goldmann
3b
Hình 4: Biểu đồ Bland-Altman của độ chênh lệch ST –
GAT so với GAT
Hình 5: Biểu đồ Bland-Altman của độ chênh lệch DT –
GAT so với GAT
Hình 2 và 3 cho thấy các giá trị nhãn áp đo
bằng ST phân tán rộng khi nhãn áp càng cao,
trong khi các giá trị của DT có vẻ tập trung
xung quanh đường thẳng hồi quy.Hình 4 và 5
cho thấy độ chênh lệch ST – GAT phân tán
nhiều hơn so với độ chênh lệch DT – GAT,
nhất là ở vùng giá trị nhãn áp rất thấp hoặc
rất cao trên đồ thị. Từ hình 3b còn cho thấy
khi giá trị nhãn áp càng thấp thì DT có xu
hướng cho kết quả cao hơn GAT và ngược lại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 73
khi giá trị nhãn áp càng cao thì DT có xu
hướng cho kết quả thấp hơn GAT.
Bảng 4: Tần số và tỉ lệ theo từng mức độ chênh lệch
giữa 2 nhãn áp kế (ST – GAT) và (DT – GAT)
Độ chênh lệch |d| (ST – GAT) Tần
số (%)
(DT – GAT) Tần số
(%)
≤1mmHg 36 (24,0) 65 (43,3)
≤2mmHg 59 (39,3) 103 (68,7)
≤3mmHg 89 (59,3) 116 (77,3)
≤4mmHg 110 (73,3) 131 (87,3)
≤5mmHg 120 (80,0) 138 (92,0)
>5mmHg 30 (20,0) 12 (8,0)
Bảng 4 cho thấy khi so sánh với giá trị nhãn
áp đo bằng GAT thì chỉ có 59,3% giá trị nhãn áp
đo bằng ST sai lệch trong khoảng ± 3mmHg,
nhưng có đến 77,3% giá trị nhãn áp đo bằng DT
sai lệch trong khoảng ± 3mmHg.
BÀN LUẬN
Nhiều loại nhãn áp kế mới đã được giới
thiệu trong những năm gần đây, tất cả đều được
so sánh với tiêu chuẩn vàng là nhãn áp kế
Goldmann. Vì mỗi lần đo sẽ làm hạ thấp nhãn
áp, do đó nghiên cứu này cố gắng làm ngẫu
nhiên việc đo bằng GAT và DT, còn ST thì đo
sau cùng do làm thay đổi tư thế và dòng thủy
dịch. Theo y văn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
đo nhãn áp như nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, cử
động mắt, trương lực cơ, nhắm mắt do đó sai
số trong khoảng 3 mmHg có thể chấp nhận
được(8). Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi
thì khoảng 80% giá trị nhãn áp đo bằng DT
chênh lệch không quá 3mmHg so với GAT,
trong khi đó tỉ lệ này chỉ có 60% đối với ST. Tuy
nhiên, ST đo ở tư thế nằm trong khi DT và GAT
đo ở tư thế ngồi. Ở tư thế nằm nhãn áp cao hơn
ở tư thế thẳng đứng có thể đến 6mmHg(6,8) cho
nên các sai số do tư thế đo khác nhau đã gây
nhiễu khi so sánh ST và GAT. DT và GAT cùng
được đo ở tư thế ngồi nên có thể loại bỏ yếu tố
gây nhiễu do tư thế, hơn nữa 2 nhãn áp kế này
được đo theo thứ tự ngẫu nhiên trước khi đo
bằng ST nên có thể loại bỏ yếu tố gây nhiễu do
đo nhiều lần. Một nghiên cứu gần đây về DT
thực hiện tại Ấn Độ cho thấy DT có độ tương
đồng cao với nhãn áp kế hơi nên có thể hữu
dụng trên lâm sàng khi thăm khám thường quy
đặc biệt là ở những bệnh nhân mới phẫu thuật
khúc xạ hoặc có bệnh lý giác mạc(5,7,8). Những lý
do tiềm ẩn có thể dẫn đến sai số trong hoạt
động của nhãn áp kế đo qua mi mắt bao gồm: 1)
Sự dẫn truyền lực từ bề mặt mi đến tiền phòng
không giống nhau; 2) Hướng nhìn của bệnh
nhân hoặc vị trí không thẳng đứng của nhãn áp
kế; 3) Giải phẫu và cấu tạo bề mặt của mi mắt
khác nhau; 4) Việc đặt nhãn áp kế vào đúng
cùng một vị trí ở vùng rìa đối với tất cả các bệnh
nhân là rất khó; 5) Độ đàn hồi của củng mạc
khác nhau phụ thuộc vào độ dày của nó và vị trí
so với rìa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
chúng tôi, giá trị nhãn áp đo được bằng DT có
mối tương quan rất cao với giá trị nhãn áp đo
được bằng GAT. Mối tương quan này cao hơn
so với ST, tuy nhiên nghiên cứu này được thực
hiện trên đa số mắt có nhãn áp bình thường, chỉ
một số ít mắt có nhãn áp cao nên chưa thể đánh
giá toàn diện.
KẾT LUẬN
Giá trị nhãn áp trung bình của 3 loại nhãn áp
kế ST, DT và GAT không khác nhau trong mẫu
nghiên cứu. Giá trị nhãn áp đo được bằng ST và
DT có mối tương quan cao so với giá trị nhãn áp
đo được bằng GAT, trong đó DT thể hiện mối
tương quan với GAT cao hơn ST. Tuy nhiên trên
20% giá trị nhãn áp đo được bằng ST và DT có
độ sai lệch trên 3mmHg so với GAT, do đó ST
và DT không nên dùng để chẩn đoán hoặc theo
dõi điều trị bệnh glaucoma, tuy nhiên DT là một
công cụ tầm soát tốt khi đo với số lượng lớn tại
phòng khám và đặc biệt hữu dụng trên mắt
không thể đo được bằng GAT. Trong tương lai
cần thêm các nghiên cứu so sánh trong từng
khoảng nhãn áp cụ thể để có được một đánh giá
toàn diện về phương tiện đo nhãn áp mới này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Thông (2007). "Các phương pháp đo nhãn áp". Trong:
Lê Minh Thông: Nhãn khoa cận lâm sàng, nhà xuất bản Y học
TP. Hồ Chí Minh: 14 – 25.
2. Medeiros FA, Brandt J, Liu J, Sehi M, Weinreb RN, Susanna RJ
(2007). “IOP as a risk factor for glaucoma development and
progression”. In: Weinreb RN, Brandt JD, Garway-Heath DF,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 74
Medeiros FA. Intraocular Pressure. Kugler
Publications/Amsterdam/The Netherlands.
3. Nguyễn Thành Long (2007). "Bệnh Glôcôm". Trong: Lê Minh
Thông. Nhãn khoa lâm sàng, nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí
Minh: 127 – 150.
4. SEAGIG (2008). "Epidemiology of Glaucoma in Asia". Asia
Pacific Glaucoma Guidelines Second Edition. Scientific
Communications International, Sydney: 3 – 4.
5. Shaun MD, Babu R, Janakiraman P (2008). "Comparison of
Diaton Tonometry and Non Contact Tonometry in Indian
Subjects". AIOC 2008 Proceedings Glaucoma Session II: 260 –
263.
6. Shields MB, et al. (2005). “Intraocular Pressure and Tonometry”.
In: Shields MB, Allingham RR, Damji KF, Freedman S, Moroi SE,
Shafranov G (Eds.). Shields' Textbook of Glaucoma, 5th ed.,
Lippincott Williams & Wilkins.
7. Stamper R (2010). “IOP: Instruments to Measure IOP”. In:
Giaconi JA, Law SK, Coleman AL, Caprioli J (Eds.). Pearls of
Glaucoma Management, Springer-Verlag, Heidelberg, Berlin.
8. Stamper RL, et al. (2009). “Intraocular pressure”. In: Stamper RL,
Lieberman MF, Drake MV (Eds.). Becker - Shaffer's Diagnosis
and Therapy of the Glaucomas. Mosby - Elsevier.
9. Webb JA (2009). "Handheld tonometer offers simple, reliable
way to measure IOP". Optometry Times, 1(8): 31.
10. Webb JA (2009). "Transpalpebral technique: Pen-like tonometer
designed to be patient-friendly". Ophthalmology Times, 34(20):
42 – 44.