Mục tiêu: Chúng tôi phân tích một số trường hợp u đã được phẫu thuật nhằm đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật U nguyên bào mạch máu (UNBMM) hố sau. Phương pháp: Từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2012, có tất cả 30 trường hợp (UNBMM) hố sau được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả các trường hợp đều được đánh giá lâm sàng, chụp MRI hoặc CT Scan có cản quang trước và sau mổ. Đánh giá kết quả sau mổ. Kết quả: Nam: 63,3%, nữ: 36,7%. Tuổi: 17 – 73 tuổi. Lâm sàng vào viện: hội chứng tăng áp lực nội sọ 75%, hội chứng tiểu não 50%. Vị trí u: 86,7% ở bán cầu tiểu não còn lại ở não thất IV 6,7%, thùy giun 3,3%. 86,7% dạng u nang, 13,3% u đặc. Kích thước u (nốt thành không kể nang) 0.5 – 3.5cm. 29 trường hợp lấy toàn bộ u, 1 trường hợp lấy một phần u. Kết quả khi ra viện: tốt 80%, vừa 10%, xấu 10%. Kết luận: U nguyên bào mạch máu vùng hố sau điều trị phẫu thuật có kết quả thành công cao, những vị trí u ở não thất IV, cuống tiểu não và kích thước u > 2,5cm vẫn còn là một thách thức cho điều trị phẫu thuật
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u nguyên bào mạch máu hố sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 220
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
U NGUYÊN BÀO MẠCH MÁU HỐ SAU
Võ Thanh Tùng*, Huỳnh Lê Phương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi phân tích một số trường hợp u đã được phẫu thuật nhằm đánh giá kết quả điều trị
phẫu thuật U nguyên bào mạch máu (UNBMM) hố sau.
Phương pháp: Từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2012, có tất cả 30 trường hợp (UNBMM) hố sau được điều
trị phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả các trường hợp đều được đánh giá lâm sàng, chụp MRI hoặc CT
Scan có cản quang trước và sau mổ. Đánh giá kết quả sau mổ.
Kết quả: Nam: 63,3%, nữ: 36,7%. Tuổi: 17 – 73 tuổi. Lâm sàng vào viện: hội chứng tăng áp lực nội sọ
75%, hội chứng tiểu não 50%. Vị trí u: 86,7% ở bán cầu tiểu não còn lại ở não thất IV 6,7%, thùy giun 3,3%.
86,7% dạng u nang, 13,3% u đặc. Kích thước u (nốt thành không kể nang) 0.5 – 3.5cm. 29 trường hợp lấy toàn
bộ u, 1 trường hợp lấy một phần u. Kết quả khi ra viện: tốt 80%, vừa 10%, xấu 10%.
Kết luận: U nguyên bào mạch máu vùng hố sau điều trị phẫu thuật có kết quả thành công cao, những vị trí
u ở não thất IV, cuống tiểu não và kích thước u > 2,5cm vẫn còn là một thách thức cho điều trị phẫu thuật.
Từ khóa: u nguyên bào mạch máu (UNBMM).
ABSTRACT
SURGICAL TREATMENT OF HEMANGIOBLASTOMAS IN THE POSTERIOR CRANIAL FOSSA
Vo Thanh Tung, Huynh Le Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 220 - 224
Objective: We analyze a series of hemangioblastomas that were surgically treated.
Methods: A single-center retrospective study of 30 consecutive cases of surgically treated infratentorial
hemangiobastomas has been made (from June 2007 to June 2012). Preoperative functional status, imaging
findings are analyzed in compared with postoperative and follow-up correlation.
Results: Hemangioblastomas are more common in men than in women (63.3% to 36.7%), and have a wide
range of age at presentation (17 – 73 yrs). Clinical presentation includes symtomps of increased intracranial
pressure (75%), cerebellar dysfuntion (50%). Most of the tumors are found in the cerebellar hemispheres (86.7%).
Cystic form with mural nodules is predominant (86.7%). Total resection were achieved in all cases. Clinical
outcomes are graded Good – Moderate – Bad which are 80% - 10% - 10% relatively.
Conclusion: Hemangioblastoma can be treated successfully by surgical resection with acceptable risks.
Predictors for good outcomes are cystic form with small mural nodules, cerebellar hemispheres and vermis
location.
Key word: Hemangioblastoma
ĐẶT VẤN ĐỀ
U nguyên bào mạch máu (UNBMM) được
Hughling Jackson mô tả đầu tiên năm 1872 đến
1928 Cushing và Bailey đưa ra thuật ngữ
“Hemangioblastoma” để chỉ loại u này. Theo Tổ
*Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS Huỳnh Lê Phương, ĐT: 0909225188
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 221
chức y tế thế giới (WHO) UNBMM là u tân sinh
mạch máu lành tính (độ I) không rõ nguồn gốc
mô học chỉ xảy ra ở hệ thần kinh trung ương. Có
25% UNBMM nằm trong bệnh Von Hippel
Hindau (VHD) bệnh VHD là bệnh di truyền trên
nhiễm sắc thể thường chẩn đoán cần 1 trong 3
điều kiện sau: 1) Có nhiều UNBMM ở hệ thần
kinh, 2) 1 UNBMM ở hệ thần kinh + u hoặc nang
nội tạng, UNBMM ở võng mạc, 3) 1 UNBMM ở
hệ thần kinh + tiền sử gia đình có người mắc
phải UNBMM. UNBMM có tần suất 1/35.000
dân trong một năm(1). U có thể xảy ra ở mọi lứa
tuổi, nhưng thường gặp nhất vào khoảng 40 đến
50 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1,3/1 đến 2/1. UNBMM
chiếm 2 – 3% các trường hợp u nội sọ, chiếm
10% các loại u vùng hố sau, chiếm 2 – 3% u
nguyên phát ở tủy, 10% u nội tủy. Ngoài ra còn
ở mắt,85% UNBMM nằm ở tiểu não. Vì
UNBMM là u lành tính (độ I) nên điều trị cắt bỏ
u hoàn toàn được xem như là triệt để nhất, tuy
nhiên UNBMM là u tân sinh mạch máu lại
thường nằm ở vùng hố sau (vùng chức năng:
thân não, cầu não...) nên vẫn có nguy cơ cao (tử
vong, tàn phế nặng) trong phẫu thuật(6). Gần đây
với sự tiến bộ của ngành gây mê hồi sức, chẩn
đoán hình ảnh, sử dụng kính vi phẫu trong
phẫu thuật thì kết quả phẫu thuật UNBMM đã
có những bước tiến vượt bậc. Chúng tôi thực
hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả
phẫu thuật UNBMM vùng hố sau tại bệnh viện
Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
30 bệnh nhân nhập bệnh viện Chợ Rẫy từ
năm 6/2007 đến tháng 6/2012, với chuẩn đoán
UNBMM vùng hố sau được điều trị phẫu thuật
và có kết quả giải phẫu bệnh phù hợp.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chọn vào lô nghiên cứu
phải thõa điều kiện sau:
- Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tại
Bệnh Viện Chợ rẫy từ tháng 6/2007 đến tháng
6/2012 với chuẩn đoán UNBMM vùng hố sau
(tiểu não, não thất tư).
- Có kết quả giải phẫu bệnh là UNBMM.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân UNBMM vùng hố sau có bằng
chứng liên quan đến bệnh Von Hippel Lindau
(Nhiều UNBMM ở não, vừa UNBMM ở não và
tủy sống,).
Đối tượng với 30 bệnh nhân được chẩn đoán
UNBMM (có giải phẫu bệnh) được điều trị phẫu
thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp
Mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được ghi nhận
triệu chứng lâm sàng, hình ảnh CT scan có cản
quang, MRI trước và sau mổ. Đánh giá biến
chứng gặp trong và sau mổ: chảy máu nhiều
trong lúc lấy u, máu tụ vùng hố mổ, đầu nước
cấp, nhiễm trùng, di chứng về chức năng thần
kinh (đời sống thực vật, yếu liệt....) tử vong.
Đánh giá kết quả sau khi ra viện
Tốt vừa và xấu theo tác giả M. Alay Wan, M.
Sindow và M. Jan dựa theo thang điểm
Karnofsky như bảng 1.
Bảng 1. Đánh giá kết quả ra viện theo Karnofsky
Điểm Karnofsky Tình trạng bệnh nhân
Xấu: 0 – 40 điểm Bệnh nhân mất tự chủ cần phải
nhập viện, bệnh tiến triển nhanh
Vừa: 50 – 70 Điểm Không thể làm việc được cần
người giúp đỡ, chăm sóc
Tốt: 80 – 100 điểm Hoạt động bình thường không cần
người hổ trợ
Xử lý số liệu
Các số liệu được lưu trữ bằng phần mềm
SPSS. Kết quả nghiên cứu được so sánh với các
tác giả khác bằng các phép kiểm thống kê thích
hợp (phép kiểm Z, phép kiểm T, phép kiểm
Fischer, phép kiểm chi bình phương).
KẾT QUẢ
Giới
Nam: nữ = 1,72: 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 222
Tuổi
Từ 17 – 73 tuổi, trung bình 38.
Vị trí
86,7% bán cầu tiểu não, não thất IV 6,7%,
thùy giun 3,3%.
Lâm sàng
UNBMM hố sau có triệu chứng chủ yếu như
sau: hội chứng tăng áp lực nội sọ (75%), phù gai
thị (62,5%), hội chứng tiểu não (50%)
Kích thước u (được tính: bằng kích thước u
nếu là u dạng đặc và bằng kích thước nốt thành
đối với u dạng nang). Các UNBMM có kích
thước phân phối theo tỉ lệ như sau: nhỏ (<
1,5cm) chiếm 50%, vừa (1,5-2,5 cm) chiếm 40%,
lớn (> 2,5cm) chiếm 10%.
Kết quả phẫu thuật
Trong 30 trường hợp nghiên cứu có:
29 trường hợp lấy toàn bộ u, 1 trường hợp
lấy 1 phần u do chảy máu nhiều khó kiểm soát
vaø kết quả khi ra viện được phân phối theo
biểu đồ 1:
10%
80%
10%
Tốt Vừa Xấu
Biểu đồ 1. Phân bố kết quả phẫu thuật
Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật
Qua phân tích chúng tôi nhận thấy kết quả
phẫu thuật có liên quan mật thiết đến 2 yếu tố
đó là:kích thước của u, và vị trí của u.
Sự liên giữa kích thước u và kết quả phẫu
thuật theo bảng 2:
Bảng 2. Kích thước u liên quan đến kết quả phẫu
thuật
Tốt Vừa Xấu
Nhỏ 15 0 0
Vừa 9 2 1
Lớn 0 2 2
Tổng 24 3 3
Nhận xét: đối với kích thước của u thì:u có
kích thước càng lớn thì tiên lượng càng xấu hơn
đối với các u nhỏ (p<0,05).
Sự liên quan giữa vị trí u và kết quả phẫu
thuật theo bảng 3:
Bảng 3. Vị trí u liên quan đến kết quả phẫu thuật
Tốt Vừa Xấu
Bán cầu tiểu não 23 2 2
Thùy giun 0 0 1
Não thất IV 1 1 0
Tổng cộng 24 3 3
Nhận xét: đối với vị trí u thì: u ở bán cầu tiểu
não có tiên lượng tốt hơn u ở não thất IV có
cùng kích thước (p<0,05).
Các biến chứng do phẫu thuật
Có 2 trường hợp tụ máu hố mổ được mổ lại
lần 1 để lấy máu tụ, kết quả cả 2 trường hợp
bệnh nhân tử vong ở hậu phẫu.Có 2 trường hợp
đầu nước cấp sau mổ, 1 trường hợp diễn tiến
nhanh bệnh nhân tử vong và 1 trường hợp được
đặt VP Shunt, 1 trường hợp để lại di chứng
nặng. Trong nghiên cứu ghi nhận 4 trường hơp
viêm màng não nhưng điều trị đáp ứng tốt.
BÀN LUẬN
Điều trị
Vai trò của phẫu thuật trong điều trị UNBMM
UNBMM là u tân sinh mạch máu lành tính
không xâm lấn vì thế nên phẫu thuật cắt bỏ toan
bộ khối UNBMM được xem là phương thức
điều trị triệt để nhất hiện nay trên thế giới(6).
Điều này có ý nghĩa đặc biệt hơn ở nước ta.
Phẫu thuật được xem là phương thức chiến lược
nhất trong điều trị UNBMM vùng hố sau, khi
mà xạ trị có định vị (X knife, Gamma knife) chưa
được phổ biến rộng rãi, giá thành điều trị còn
cao so với mức thu nhập trung bình của người
Việt Nam và hiệu quả chưa được xác định.
Chỉ định phẫu thuật UNBMM
Khi UNBMM có triệu chứng lâm sàng, và
UNBMM có khả năng tiến hành phẫu thuật
được (không nguy hiểm cao đến tính mạng).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 223
Trong nghiên cứu này, chỉ định phẫu thuật
“UNBMM có khả năng tiến hành phẫu thuật
được” của chúng tôi là các u có kích thước nhỏ
dưới 4cm và không nằm ở vị trí như thân não,
hành não, cầu não.
Nguyên tắc lấy u
Nguyên tắc mổ của UNBMM thì tương tự
như phẫu thuật dị dạng động tĩnh mạch (AVM):
phẫu thuật viên cần phải tìm đốt và cắt động
mạch nuôi u trước; bảo tồn tĩnh mạch dẫn lưu
chính suốt quá trình mổ; đốt và cắt tĩnh mạch
dẫn lưu chính là thao tác cuối cùng trước khi lấy
u ra ngoài(6,5,8).
Bàn luận về kết quả điều trị so sánh với một
số tác giả khác theo bảng 4:
Với kết quả phẫu thuật là: tốt 80%, vừa 10%,
xấu 10%.
Bảng 4. So sánh với một số tác giả khác
Thời gian nghiên cứu
Tổng
số Tốt (%)
Vừa
(%)
Xấu
(%)
Ferrante [2] 1952-1982 61 67 6 8
Symon [3] 1968-1990 51 90.2 5.9 3.9
Zhou [5] 1996-1998 22 77.5 4.5 18
BV Chợ Rẫy 2007-2012 30 80 10 10
Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy kết quả
phẫu thuật của chúng tôi chưa có sự khác biệt so
với các tác giả trên (p<0,05). Tuy nhiên như
chúng ta đã biết kết quả phẫu thuật UNBMM hố
sau còn liên quan rất nhiều đến vị trí u, kích
thước u.Về vị trí u trong nghiên cứu của chúng
tôi có khác với các tác giả trên theo bảng 5.
Bảng 5. So sánh phân bố vị trí u với các tác giả khác.
Tác giả
Tổng
số
T.Hợp
Bán
Cầu
Tiểu
não
Thùy
giun
Não
thất
IV
Cuống
não
Góc
cầu
Tiểu
não
Hành
não
Ferrante[2] 61 72% 15% 5% 5% 3% 0,0%
Symon[3] 54 68,5% 9,3% 9,3% 0,0% 3,6% 9,3%
BV Chợ
Rẫy
30 86,7% 3,3% 6,7% 0% 0% 0%
Vị trí u, kích thước u.Từ bảng 3 và 4 ta nhận
thấy rằng kích thước, vị trí u có ảnh hưởng đến
kết quả phẫu thuật (p<0,05), Đối với kích thước
của u thì: u có kích thước càng lớn thì tiên lượng
càng xấu hơn đối với các u nhỏ.
Đối với vị trí u thì: u ở bán cầu tiểu não có
tiên lượng tốt hơn u ở não thất IV có cùng
kích thước.
Những trở ngại khi phẫu thuật UNBMM
vùng hố sau
Lý tưởng của phẫu thuật UNBMM vùng hố
sau là lấy hết toàn bộ u mà không gây thương
tổn các vùng não xung quanh (cuống não, thân
não, các dây thần kinh sọ và đặc biệt là mạch
máu nuôi vùng thân não)(6). Nhưng điều này
còn khó khăn cho phẫu thuật viên trong việc
nhận dạng đâu là mạch máu nuôi u, đâu là
mạch máu nuôi mô não bình thường. Vì vậy
phẫu thuật UNBMM vùng hố sau nhất là u
dạng đặc có kích thước lớn gặp nhiều khó khăn
vì:
- Có nhiều mạch máu nuôi u nên việc sinh
thiết hay lấy u 1 phần dễ đưa đến chảy máu
không kiểm soát được.
- Vùng hố não sau xung quanh u có nhiều
chức năng quan trọng (trung tâm hô hấp,
trung tâm vận mạch) nên việc bóc tách để lấy
toàn bộ u dễ làm tổn thương mô não ở vùng
này, nên nguy cơ bệnh nhân tử vong hay di
chứng là rất cao. Ở thời đại trước vi phẫu, tỉ lệ
chết do sinh thiết hoặc lấy UNBMM ở vùng
này là khoảng 50% nên phẫu thuật giải ép
được xem là phương pháp tốt nhất. Từ khi
ứng dụng vi phẫu trong phẫu thuật thần kinh
thì việc lấy u có tính khả thi hơn, mặc dù tỉ lệ
tử vong có giảm nhưng vẫn ở mức 36%(8).
Theo ghi nhận của chúng tôi, việc áp dụng vi
phẫu cho các u ở vùng hố sau giúp thấy mạch
máu và thần kinh rõ ràng, chính xác hơn, cầm
máu dễ, ít gây thương tổn mô xung quanh.
Khi kích thước UNBMM vùng hố sau càng
lớn thì kết quả phẫu thuật càng xấu (p < 0.05).
Theo Wang C(7) các u có kích thước lớn hơn 4 cm
thường có tỉ lệ di chứng tổn thương thần kinh
nặng sau phẫu thuật (6/12 trường hợp). Trong
giai đoạn hậu phẫu bệnh nhân thường bị suy hô
hấp, huyết áp không ổn định, mất phản xạ nôn
sặc dễ đưa đến bội nhiễm, tử vong cao(7).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 224
Vị trí: Kết quả phẫu thuật tốt nhất đối với u
ở vị trí bán cầu tiểu não, kế đến là thùy giun,
cuối cùng là não thất IV (p < 0.05). Nghiên cứu
của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của
Symon(5), Ferrante(1), Zhou L.F(8), Wang C(3), các
tác giả này đều cho rằng UNBMM ở thân não có
kết quả xấu nhất, kế đến là u ở não thất IV và
cuối cùng là u ở bán cầu tiểu não (với điều kiện
u có cùng một kích thước và cùng một phương
pháp phẫu thuật như nhau).
Hiện nay để giảm nguy cơ biến chứng của
phẫu thuật UNBMM vùng hố sau, một số
trung tâm ngoại thần kinh trên thế giới đã áp
dụng mổ vi phẫu kết hợp với một hay nhiều
biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ và giảm huyết áp trong phẫu
thuật.
- Gây tắc mạch máu nuôi u trước mổ.
Hạ nhiệt độ được khuyến cáo đối với
UNBMM có đường kính >3 cm, u ở góc cầu tiểu
não hoặc u được nuôi bởi động mạch tiểu não
hai bên(8).
Việc chụp DSA khảo sát mạch máu, kết hợp
với gây tắc mạch máu nuôi u trước mổ, nếu làm
được sẽ giảm lượng máu nuôi khối u và dễ dàng
lấy bỏ u ở vùng nhạy cảm, đồng thời cho phép
lấy hoàn toàn khối u ngay cả trường hợp u lớn
và đạt kết quả đáng khích lệ.
Theo Zhou L.F phẫu thuật UNBMM thể đặc
ở vùng hố sau bằng vi phẫu kết hợp với hạ
huyết áp và hạ thân nhiệt. Kết quả tử vong
(9%)(8). Theo Wang C phẫu thuật UNBMM ở
thân não bằng vi phẫu kết hợp với làm tắc mạch
máu nuôi u trước mổ ở một số trường hợp. Kết
quả tử vong (4.2%)(7). Theo Takeuchi phẫu thuật
UNBMM thể đặc kích thước > 3.5cm bằng vi
phẫu kết hợp với làm tắc mạch máu nuôi u
trước mổ. Kết quả tử vong: 0%(4).
Theo Zhou L.F phẫu thuật UNBMM ở thân
não có kích thước trung bình > 3 cm bằng phẫu
thuật vi phẫu kết hợp với làm tắc mạch máu
nuôi u trước mổ cùng với hạ huyết áp và thân
nhiệt trong phẫu thuật. Kết quả tử vong (6%)(9).
Zhou L.F cho rằng điều trị phẫu thuật UNBMM
vùng hố sau nhất là dạng đặc vẫn còn là thách
thức đối với phẫu thuật viên(9).
KẾT LUẬN
Kết quả phẫu thuật: UNBMM ở vùng hố sau
được điều trị phẫu thuật có kết quả thành công
cao, biến chứng và tỉ lệ tử vong do phẫu thuật
có thể chấp nhận được. UNBMM ở bán cầu tiểu
não có vị trí thuận lợi nhất trong phẫu thuật.
Tuổi, giới không liên quan đến kết quả phẫu
thuật. Kích thước u lớn và vị trí là yếu tố tiên
lượng, nguy cơ trong phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ferrante L, Celli P et al (1984). Hemangioblastoma of the
posterior cranial fossa. Acta Neurochir (Wien), 71: 283-294.
2. Matsushima T, Rhoton A.L (1996). Microsurgical anatomy of the
fourth ventricle. Neurosurgery, 2nd edition, volum II, Robert H.
Wilkins, McGraw-Hill, New York: 1155-1171.
3. Naidich TP, Lin JP et al (1977). Primary tumours and other
masses of the cerebellum and fourth ventricle: differential
diagnosis by computed tomography. Neuroradiology, 14: 152-
174.
4. Sinelnikov RD (1990). Cerebellum. Atlas of human anatomy: 71-
84, Mir publishers, Moscow.
5. Symon L. et al (1993). Surgical Management of
Haemangioblastoma of the Posterior Fossa. Acta Neurochir
(Wien), 120: 103-110.
6. Vates GE, Berger MS (2004). Hemangioblastomas of the central
nervous system. Youmans Neurological Surgery, 6th edition: 1053
– 1060, New York.
7. Wang C (2001). Surgical manegement of medulla
hemangioblastomas. Chinese Medical, Journal 115(2): 139 – 147.
8. Zhou LF (2000). Diagnosis and surgical treatment of posterior
fossa solid hemangioblastoma. Chinese Medical Journal, 113(2):
129-132.
9. Zhou LF (2005). Dagnossis and surgical treatment of braistem
hemangioblastomas. Surg Neurol, 63(4): 307 – 315.