Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HKESWL V.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 566 bệnh nhân sỏi tiêt niệu được
tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V tại bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng bình. Kết quả được so sánh
với vị trí sỏi, độ cản quang của sỏi, độ ứ nước của thận có sỏi.
Kết quả: Thành công chung 85%. Nguyên nhân thất bại có 8,8% bệnh nhân bỏ điều trị, 2,7% không vỡ
phải chuyển mổ mở, 3,5% bệnh nhân yêu cầu chuyển khám tại tuyến trên. Sỏi có độ cản quang bằng với xương
có tỉ lệ thành công cao, độ ứ nước nhiều có tỉ lệ thành công thấp (Độ II: 63,5%; không ứ nước : 84,8%); sỏi <
10mm có tỉ lệ thành công 98%, sỏi >15mm có tỉ lệ thành công 50%. Không có biến chứng nặng.
Kết luận: bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu an toàn,
hiệu quả.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện ĐKKV Bắc Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 269
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU
BẰNG TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV BẮC QUẢNG BÌNH
Lê Ngọc Bích*, Lê Đình Khánh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK-
ESWL V.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 566 bệnh nhân sỏi tiêt niệu được
tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V tại bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng bình. Kết quả được so sánh
với vị trí sỏi, độ cản quang của sỏi, độ ứ nước của thận có sỏi.
Kết quả: Thành công chung 85%. Nguyên nhân thất bại có 8,8% bệnh nhân bỏ điều trị, 2,7% không vỡ
phải chuyển mổ mở, 3,5% bệnh nhân yêu cầu chuyển khám tại tuyến trên. Sỏi có độ cản quang bằng với xương
có tỉ lệ thành công cao, độ ứ nước nhiều có tỉ lệ thành công thấp (Độ II: 63,5%; không ứ nước : 84,8%); sỏi <
10mm có tỉ lệ thành công 98%, sỏi >15mm có tỉ lệ thành công 50%. Không có biến chứng nặng.
Kết luận: bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu an toàn,
hiệu quả.
Từ khóa: Tán sỏi ngoài cơ thể, sỏi tiết niệu, điều trị sỏi tiết niệu.
ABSTRACT
ASSESSMENT ON RESULTS OF URINA RY STONE TREATMENT BY ESWL WITH HK- ESWL V
MACHINE AT GENERAL HOSPITAL IN THE NORTH OF QUANG BINH
Le Ngoc Bich, Le Dinh Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 269 -
273
Introduction and objectives: To evaluate treatment outcomes of urinary stone by ESWL with HK-ESWL
V machine at General Hospital in the north of Quang Binh.
Materials and methods: The study was conducted in 566 patients were treated by ESWL with HK-ESWL
V machine at General Hospital in the North of Quang Binh. The results were compared with position of stones,
the contrast of stone, the level of hydronephrosis.
Results: The overall success of 85%. Causes of failure are patients leave treatment (8,8%), stones not broken
(2,7%), patients requiring change at the next examination at higher level hospital (3.5%). No serious
complications.
Conclusion: ESWL with HK-ESWLV machine for urinary stone treatment is safe and effective methode.
Key words: ESWL, urinary stone, treatment of urinary stone
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp trong
cộng đồng. Tỷ lệ sỏi tiết niệu chiếm khoảng
0,5% đến 3% dân số, tuỳ thuộc vào các vùng địa
lý, kinh tế và dân cư. Theo thống kê nó chiếm
khoảng 30%- 40% số bệnh nhân bị tiết niệu(1,2,7).
Diễn biến sỏi rất khó tiên lượng, nếu phát hiện
và điều trị sớm cho kết quả tốt. Sỏi tiết niệu có
thể gây ra các biến chứng trên hệ tiết niệu như
tắc nghẽn, đái máu, nhiễm trùng, thậm chí suy
thận và tử vong(4,5).
Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa
sỏi hệ tiết niệu như phẫu thuật hở, lấy sỏi qua
* Bệnh viện ĐKKV Bắc Quảng Bình ** Trường Đại học Y Dược Huế
Tác giả liên lạc: BSCKII Lê Ngọc Bích ĐT : 0125685879 Email: le_bich01@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 270
da, lấy sỏi qua soi niệu quản, tán sỏi ngoài cơ
thể trong đó tán sỏi ngoài cơ thể được xem là
một phương pháp ít xâm hại và có hiệu
quả(2,4,6,7).
Vào năm 1980, tán sỏi ngoài cơ thể áp dụng
lần đầu tiên ở Munich, Đức và sau đó ứng dụng
rộng rãi trên toàn thế giới. Năm 1990 ở Việt
Nam triển khai và ứng dụng tại thành phố Hồ
Chí Minh sau đó ở Hà Nội, Hải Phòng, Quy
Nhơn, Huế và nhiều thành phố khác(4,7). Vào
tháng 5 năm 2009, lần đầu tiên Bệnh viện Đa
khoa khu vực Bắc Quảng Bình triển khai và ứng
dụng kỹ thuật này. Qua thời gian triển khai kỹ
thuật, chúng tôi mong muốn tổng kết nhằm
đánh giá kết quả điều trị và rút ra những kinh
nghiệm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Gồm 566 bệnh nhân sỏi tiết niệu được điều
trị theo phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể với
máy HK- ESWL V tại bệnh viện Đa khoa khu
vực Bắc Quảng Bình từ tháng 5 năm 2009 đến
hết tháng 12 năm 2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
+ Bệnh nhân được chẩn đoán sỏi tiết niệu
trên phim X quang và siêu âm
+ Thận không ứ nước hoặc ứ nước độ I hoặc
ứ nước độ II.
+ Bệnh nhân sót sỏi sau phẫu thuật có thời
gian sau trên 1 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ;
+Bệnh nhân có thai
+ Bệnh nhân có bệnh lý làm tắc nghẻn
đường tiểu dưới sỏi cần tán
+ Bệnh nhân bị bệnh về máu
+Bệnh nhân có nhiễm trùng niệu và các bệnh
nội khoa khác chưa được điều trị ổn định.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành làm các xét nghiệm cơ bản trước
tán sỏi cho tất cả các bệnh nhân: Chụp phim hệ
tiết niệu không chuẩn bị trước và sau mỗi lần
tán sỏi, qua đó đánh giá kích thước, số lượng
sỏi, phân mức độ cản quang so với mỏm ngang
đốt sống thắt lưng (hơn, bằng và kém). Siêu âm
hệ tiết niệu: đánh giá mức độ ứ nước của thận
(chia 3 độ I, II và III).
Phương tiện
Máy tán sỏi ngoài cơ thể : máy tán sỏi ngoài
cơ thể HK - ESWL V do hãng Shen Hui Kang
Medical Appatus của Trung Quốc sản xuất năm
2001, máy tán theo nguyên tắc điện từ.
Tán sỏi
Tiến hành tán sỏi với tần suất xung 67- 70
lần/phút. Công suất 14W. Tổng số cho mỗi lần
tán sỏi là 3000 sóng xung động. Trong quá trình
phát sóng xung động tán sỏi, khoảng từ 200 đến
300 sóng xung chiếu X- quang để kiểm tra mức
độ vỡ, định vị và điều chỉnh lại viên sỏi vào
đúng vùng hội tụ của sóng.
Đánh giá kết quả điều trị
Theo dõi bệnh nhân ngày sau tán sỏi. Sau
tán sỏi chúng tôi theo dõi sát, ghi nhận các
biểu hiện ở bệnh nhân, đánh giá kết quả tán
sỏi sau tái khám.
Khoảng cách giữa 2 lần tán sỏi là 3 tuần,
bệnh nhân tái khám chúng tôi theo dõi các
triệu chứng lâm sàng trong thời gian điều trị
ngoại trú: như đau ngực, khó thở, đái máu đại
thể, sốt hoặc rét run sau tán sỏi, bầm tím ở da,
đái ra sỏi
Chúng tôi cho chụp X-quang hệ tiết niệu
không chuẩn bị để kiểm tra và đánh gía lại đặc
tính của sỏi sau lần tán sỏi trước xem còn sỏi
hay hết sỏi. Nếu trên X-quang, bệnh nhân còn
sỏi >4mm chúng tôi tiếp tục tán sỏi cho bệnh
nhân.
Đánh giá kết quả thành công: Đánh giá
thành công khi trên phim X-quang hệ tiết niệu
không chuẩn bị hết sỏi hoặc chỉ còn các mảnh
sỏi có kích thước theo chiều lớn nhất ≤ 4 mm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 271
Đánh giá tỉ lệ thành công liên quan đến vị
trí sỏi, kích thước viên sỏi, mật độ cản quang
của sỏi.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Giới tính của bệnh nhân
Giới tính Số lượng Tỷ lệ
Nam 306 54,1%
Nữ 260 45,9%
Tổng 566 100%
Bảng 2: Tuổi của bệnh nhân được tán thành công
Tuổi Số lượng Tỷ lệ
0-20 8 1,7%
21-40 118 24,6%
Tuổi Số lượng Tỷ lệ
41-60 244 50,7%
Trên 60 111 23,0%
Tổng 481 100%
Tuổi trung bình 42±18 tuổi. Bệnh nhân chủ
yếu trong độ tuổi lao động
Bảng 3: Kết quả chung sau 8 lần tán
Kết quả Số lượng Tỷ lệ
Thành công 481 85%
Thất bại 85 15%
Tổng 566 100%
Tỉ lệ thành công chung sau 8 lần tán là 85%.
Bảng 4: Thành công theo kích thước sỏi
KT sỏi Thành công lần 1
Thành
công lần
2
Thành
công lần
3
Thành
công lần 4
Thành
công lần
5
Thành
công lần
6
Thành
công lần
7
Thành
công lần
8
Thành
công
chung
Thất bại
chung
5-10mm 216 32 8 9 3 2 0 0
270
(98%)
5 (2%)
10-15mm 50 77 15 12 9 2 0 1 166 (82,5%) 35 (17,5%)
15-20mm 4 8 21 4 3 4 1 0
45
(50%)
45 (50%)
Tổng
270
(47,8%)
117
(20,7%
44
(7,8%)
25
(4,4%)
15
(2,7%)
8
(1,4%)
1
(0,2%)
1
(0,2%)
481
(85%)
85 (15%)
Đối với sỏi kích thước <10mm, sau 6 lần tán
cho tỉ lệ thành công cao 98%. Đối với kích thước
lớn >15mm thì sau 7 lần tán chỉ cho kết quả
thành công 50%.
Bảng 5: Thành công theo độ cản quang của sỏi
Độ cản quang Thành công lần 1
Thành
công lần 2
Thành
công lần
3
Thành
công lần
4
Thành
công lần
5
Thành
công lần
6
Thành
công lần
7
Thành
công lần
8
Thành
công
chung
Thất bại
chung
Hơn 34 10 2 1 2 0 0 0 49 (62%) 30 (38%)
Bằng 229 97 25 17 8 6 1 1 384 (89,5%)
45
(10,5%)
Kém 7 10 17 7 5 2 0 0 48 (83%) 10 (17%)
Tổng
270
(47,8%)
117
(20,7%)
44
(7,8%)
25
(4,4%)
15
(2,7%)
8
(1,4%)
1
(0,2%)
1
(0,2%)
481 (85%) 85
(15%)
Sỏi có độ cản quang kém và bằng xương có
tỉ lệ thành công cao hơn sỏi có độ cản quang lớn
hơn xương (p<0,05)
Bảng 6: Thành công theo vị trí sỏi
Lần tán
Vị trí sỏi
Thành
công lần
1
Thành
công lần
2
Thành
công lần
3
Thành
công lần
4
Thành
công
lần 5
Thành
công lần
6
Thành
công lần
7
Thành
công lần
8
Thành công
chung Thất bại chung
Bể thận 73 32 13 8 5 4 0 0 135 (91,3%) 9 (8,7%)
Đài thận 128 65 19 12 10 4 1 1 240 (83,4%) 53 (17,6%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 272
Lần tán
Vị trí sỏi
Thành
công lần
1
Thành
công lần
2
Thành
công lần
3
Thành
công lần
4
Thành
công
lần 5
Thành
công lần
6
Thành
công lần
7
Thành
công lần
8
Thành công
chung Thất bại chung
Niệu quản 69 20 12 5 0 0 0 0 106 (76,1%) 23 (23,9%)
Tổng
270
(47,8%)
117
(20,7%)
44
(7,8%)
25
(4,4%)
15
(2,7%)
8
(1,4%)
1
(0,2%)
1
(0,2%)
481 (85%) 85
(15%)
Bảng 7: Thành công theo độ ứ nước thận
Lần tán
Độ ứ nước
Thành
công lần 1
Thành
công lần 2
Thành
công lần
3
Thành
công lần
4
Thành
công lần
5
Thành
công lần
6
Thành
công lần
7
Thành
công lần
8
Thành
công
chung
Thất bại
chung
Không ứ nước 140 54 23 11 7 3 1 1 240 (84,8%)
13
(16,2%)
Độ I 61 41 12 7 3 2 0 0 126 (76,4%) 28 (23,6%)
Độ II 69 22 9 7 5 3 0 0 115 (63,5%) 44 (36,5%)
Tổng
270
(47,8%)
117
(20,7%)
44
(7,8%)
25
(4,4%)
15
(2,7%)
8
(1,4%)
1
(0,2%)
1
(0,2%)
481 (85%) 85
(15%)
Tỉ lệ thành công đối với thận có độ ứ nước I,
II và không ứ nước không có sự khác biệt có ý
nghĩa.
Bảng 8: Các trường hợp thất bại
Nguyên nhân Số lượng (n=566) Tỷ lệ
Bệnh nhân bỏ điều trị 50 8,8%
chuyển Mổ mở 15 2,7%
Chuyển khám tuyến trên 20 3,5%
Tổng 85 15%
Hơn ½ số bệnh nhân được xếp vào nhóm
thất bại là do bỏ điều trị nữa chừng.
BÀN LUẬN
Tán sỏi ngoài cơ thể là một chỉ định thích
hợp trong khuynh hướng chung của thế giới là
điều trị can thiệp tối thiểu(1,2,5,6,7). Dùng máy tán
sỏi HK ESWL V với định vị bằng X-quang cho
kết quả khả quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực
Bắc Quảng Bình. So với kết quả thành công của
tán sỏi ngoài cơ thể ở một số bệnh viện lớn
trong nước tỷ lệ thành công của chúng tôi là
tương đương.Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tán sỏi
cho những chỉ định hạn hẹp như sỏi nhỏ hơn
20mm, mức độ ứ nước nhỏ hơn hoặc độ II.
Một trong những điều không thuận lợi của
bệnh viện chúng tôi là tâm lý bệnh nhân luôn
muốn được đi khám và điều trị ở bệnh viện
tuyến trên, cho nên chúng tôi có một số bệnh
nhân mặc dù đang được theo dõi và điều trị,
tiến triển tốt nhưng bệnh nhân tự ý bỏ để lên
tuyến trên cũng như yêu cầu chuyển viện.
Chúng tôi không có trường hợp nào có biến
chứng trầm trọng, đa số các bệnh nhân có đái
máu sau tán sau đó tự khỏi không cần xử trí.
So sánh với các kết quả trong và ngoài nước
kết quả chúng tồi gần như tương đương với
thông số sạch sỏi là 85% tỷ lệ thất bại chỉ 15%(4,5).
Kết quả tán sỏi của chúng tôi trong giai đoạn
đầu thấp hơn giai đoạn sau này do kinh nghiệm
tốt hơn và chỉ định chặc chẽ hơn.
Với sỏi có kích thước càng lớn thì số lần tán
càng tăng, tỷ lệ thất bại cũng tăng theo và sỏi
càng cản quang thì số lần tán càng tăng và tỷ lệ
thất bại cũng nhiều hơn, điều này cũng phù hợp
với nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài
nước,và chúng tôi cũng đồng ý như một số tác
giả cho rằng độ cản quang ngang bằng với
xương thì kết quả nhiều nhất(4). Tuy nhiên ở
nghiên cứu này chúng tôi thấy số bệnh nhân có
sỏi cản quang yếu và hơn đậm độ xương tương
đối ít nên chúng tôi sẽ xem lại vấn đề này.
Đối với sỏi thận gồm sỏi đài thận và bể thận
có tỷ lệ thành công cao hơn đối với sỏi nằm ở
niệu quản. Sỏi gây ứ nước thận càng lớn càng
lớn thì tỷ lệ tán thành công càng thấp. Điều này
cũng phù hợp với nhiều tác giả trong và ngoài
nước, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi thì số
sỏi niệu quản được điều trị ít hơn sỏi thận và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 273
sau 2 đến 3 lần tán nếu thất bại chúng tôi
chuyển phương pháp điều trị vì không thể kéo
dài số lần điều trị sỏi niệu quản và sỏi thận có ứ
nước độ II thêm nữa.
Khu vực Bắc Quảng Bình là một phần của
miền Trung, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn,
trình độ dân trí thấp. Triển khai được kỹ thuật
tán sỏi ngoài cơ thể ở đây đã mang lại khả năng
tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế kỹ thuật cao.
Các kết quả bước đầu thiết nghĩ là đáng khích
lệ. Tuy nhiên để thay đổi quan niệm của người
dân, tin tưởng vào điều trị chúng tôi cần thiết
phải thực hiện tốt hơn nữa cũng như tự nâng
cao hơn nữa kinh nghiệm và kiến thức của
mình.
KẾT LUẬN
Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp
điều trị hiệu quả, an toàn trong điều trị sỏi tiết
niệu. Kết quả thành công cao (85%) sau 6 lần
tán.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chung là
kích thước sỏi, độ cản quang của sỏi, vị trí sỏi,
độ ứ nước của thận có sỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eisenberger F., Miller K., and Rass WJ: Extra Corporaeal
Shockwave Lithotripsy (ESWL) (1991). Stone therapy in
Urology.Thieme Med.Pub. NewYork: 29- 77.
2. Fetner C.D., Preminger G.M., Seger. J. and Lea T.A (1998).
Treatment Of ureteal calculi by extra corporeal Shockwave
lithotripsy.J. Urol; 139: 513-517.
3. Kiều Đức Vinh, Trần Đức (2010). Vai trò của Sonde JJ trong điều
trị sỏi thận kích thước > 2cm bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ
thể, Y học Việt Nam, Tháng 11, Số 2/2010: tr. 71-75.
4. Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Nhật Minh, Lê Đình
Khánh,Trương Văn Cẩn,Phạm Ngọc Hùng,Nguyễn Kim
Tuấn,Hoàng Văn Tùng,Trần Thị Hương Thủy. Đánh giá kết
quả điều trị sỏi tiết niệu bằng máy tán sỏi ngoài cơ thể thủy điện
lực Copact XL. Y học thực hành số 769+ 770: tr.133-136.
5. Phạm Văn Lình, Lê Đình Khánh, Nguyễn Khoa Hùng, Hoàng
Văn Tùng, Nguyễn Trường An, Hồ Sa Duy (2004). Đánh giá kết
quả điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy MZ-
ESWL.VI tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế, Hội thảo
khoa học Việt Trung chuyên đề tán sỏi ngoài cơ thể, Huế tháng
5: tr.1-5
6. Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Thành Tâm (2002). Nhận xét tán sỏi
ngoài cơ thể tại Bệnh viện Bình Dân, Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, Tập 1(6): tr.123-127.
7. Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Tiến Đệ (2010). Tổng kết kinh nghiệm
tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) sỏi niệu tại Bệnh viện Bình Dân. Y
học Thành phố Hồ Chí Minh; tập 2(1): tr. 87-91.