Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ổ cặn màng phổi ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu hồi cứu trên tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán và mổ nội soi ổ cặn màng phổi từ giai đoạn tháng 1/2011 đến tháng 4/2013. Các thông số nghiên cứu bao gồm tuổi mổ, thời gian mổ, thời gian đặt dẫn lưu, thời gian nằm viện sau mổ. Kết quả: Có 41 bệnh nhân trong nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1. Tuổi trung vị của nhóm nghiên cứu là 30 tháng (nhỏ nhất là 2 tháng, lớn nhất là 172 tháng). Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi mổ trung bình là 14 ± 6 (ngày). Số bệnh nhân được dẫn lưu trước mổ: 15 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 32,6 %. Thời gian mổ trung bình: 64,9 ± 18,3 (phút), 5 bệnh nhân phải chuyển mổ mở chiếm tỷ lệ 12,2%, thời gian đặt dẫn lưu trung bình sau mổ: 4,4 ± 2,4 (ngày); thời gian nằm viện sau mổ trung vị là 13 ngày, số bệnh nhân phải mổ lại: 3/45 chiếm tỷ lệ 6,7%, không có bệnh nhân nào tử vong. Kết luận: Phẫu thuật nội soi bóc ổ cặn màng phổi là một phẫu thuật hiệu quả, an toàn ở trẻ em.
3 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong bệnh ổ cặn màng phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 184
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG BỆNH Ổ CẶN
MÀNG PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Văn Linh*, Tô Mạnh Tuân*, Đỗ Mạnh Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ổ cặn màng phổi ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu hồi cứu trên tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán và mổ nội
soi ổ cặn màng phổi từ giai đoạn tháng 1/2011 đến tháng 4/2013. Các thông số nghiên cứu bao gồm tuổi mổ, thời
gian mổ, thời gian đặt dẫn lưu, thời gian nằm viện sau mổ.
Kết quả: Có 41 bệnh nhân trong nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1. Tuổi trung vị của nhóm nghiên cứu là
30 tháng (nhỏ nhất là 2 tháng, lớn nhất là 172 tháng). Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi mổ trung bình là
14 ± 6 (ngày). Số bệnh nhân được dẫn lưu trước mổ: 15 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 32,6 %. Thời gian mổ trung
bình: 64,9 ± 18,3 (phút), 5 bệnh nhân phải chuyển mổ mở chiếm tỷ lệ 12,2%, thời gian đặt dẫn lưu trung bình
sau mổ: 4,4 ± 2,4 (ngày); thời gian nằm viện sau mổ trung vị là 13 ngày, số bệnh nhân phải mổ lại: 3/45 chiếm tỷ
lệ 6,7%, không có bệnh nhân nào tử vong.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi bóc ổ cặn màng phổi là một phẫu thuật hiệu quả, an toàn ở trẻ em.
Từ khóa: Ổ cặn màng phổi, nội soi, trẻ em.
ABSTRACT
EARLY RESULTS OF VIDEO‐ASSISTED THORACOSCOPIC SURGERY IN MANAGEMENT OF
EMPYEMA IN CHILDREN IN NATIONAL HOSPITAL IF PEADIATRICS
Nguyen Van Linh, To Manh Tuan, Do Manh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 184 ‐ 186
Objectives: The aim of study is to determine the outcome of video assisted thoracoscopic surgery (VATS) in
management of empyema in children.
Methods: A retrospective study of all children with empyema from January/ 2011 to April/ 2013 was
undertaken. Recorded details included demographic data, mode of presentation, preoperative investigations,
operative details, antibiotic usage, postoperative course, follow up data and complications.
Results: 41 childrens (M/F: 2.2/1) had VATS for empyema. Their median age was 30 months. The time of
preoperation was 14±6 (days). Pre operation drainage was 15 (32.6%). The mean time of operation was 64.9 ±
18.3 (mins), 5 patients conversions to thoracotomy and 3 recurrent empyema. Postoperative median time was 13
days. No patient died.
Conclusions: VATS for empyema is a safe technique in children.
Key words: Epyema, thoracoscopy, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mủ màng phổi là tình trạng mủ trong màng
phổi với nguyên nhân thường do viêm phổi gây
nên. Bệnh này thường gặp với tỷ lệ 3,3 –
5/100000, là một bệnh lý rất khó khăn trong điều
trị và thường có diễn biến phức tạp(3). Ở trẻ em,
có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng
chọc hút mủ màng phổi, dẫn lưu mủ, dẫn lưu
mủ kết hợp dùng thuốc tiêu fibrin, mổ mở và
* Bệnh viện nhi Trung Ương
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Linh ĐT: 0928981198 Email: nhpsurlinh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 185
phẫu thuật nội soi(11,10). Phương pháp truyền
thống là dẫn lưu mủ bằng ống dẫn lưu lồng
ngưc, tuy nhiên hiệu quả của điều trị không cao,
thường hay thất bại do tắc dẫn lưu hoặc không
lấy hết được mủ khi tạo thành ổ cặn màng phổi.
Do đó, với các bệnh nhân này cần được tiến
hành mổ bóc ổ cặn màng phổi thì mới điều trị
được triệt để. Hiện nay, phương pháp mổ nội
soi bóc ổ cặn màng phổi ngày càng được ứng
dụng nhiều hơn bởi tính hiệu quả, an toàn, tuy
nhiên tỷ lệ thất bại còn cao từ 7 – 16,6%(6, 1).
Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có báo cáo nào
về vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị ổ cặn
màng phổi bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại
bệnh viện Nhi Trung Ương.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong
điều trị ổ cặn màng phổi ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả các
bệnh nhân được chẩn đoán ổ cặn màng phổi từ
1/1/2011 – 30/4/2013.
Nghiên cứu hồi cứu.
Các thông số được thu thập theo 1 bệnh án
mẫu.
Kết quả đươc xử lý theo thuật toán thống kê
y học SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/2011 đến hết tháng 4/2013 có 41
bệnh nhân được mổ bằng phương pháp nội soi
lồng ngực.
Tỷ lệ nam/nữ (28/13): 2,2/1
Tuổi trung vị của nhóm nghiên cứu là 30
tháng (nhỏ nhất là 2 tháng, lớn nhất là 172
tháng).
Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi mổ
trung bình là 14 ± 6 (ngày).
Số bệnh nhân được dẫn lưu trước mổ: 15
bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 32,6 %.
Bảng 1: Các biểu hiện lâm sàng trước mổ
Triệu Chứng Số bệnh nhân %
Sốt 39 95
Ho 35 85
Đau ngực 21 51
Thở nhanh 27 66
Nôn 10 25
Tho oxy 8 20
Thời gian điều trị kháng sinh trước mổ trung
bình là: 16 ± 6 ngày
Thời gian mổ trung bình: 64,9 ± 18,3 (phút),
thời gian mổ ngắn nhất 30 phút, dài nhất 120
phút.
Có 5 bệnh nhân phải chuyển mổ mở chiếm
tỷ lệ: 12,2%.
Thời gian đặt dẫn lưu trung bình sau mổ: 4,4
± 2,4 (ngày), ngắn nhất 2 ngày, lâu nhất 12 ngày.
Thời gian nằm viện sau mổ trung vị là 13
ngày, ngắn nhất là 4 ngày, dài nhất là 65 ngày.
Số bệnh nhân phải mổ lại: 3/45 chiếm tỷ lệ
6,7%, các bệnh nhân này đều do tắc dẫn lưu, tất
cả các bệnh nhân này đều bị tắc dẫn lưu màng
phổi được mổ nội soi thành công.
Không có bệnh nhân nào tử vong.
Bảng 2: So sánh kết quả điều trị với các tác giả khác
Nghiên
cứu N
Tử
vong
Mổ mở
(%)
Time Dẫn
lưu
(ngày)
Dtrisaumo
(ngày)
Linh và cs 41 0 12 4,3 16
Kang và cs 117 1 6 9 Không rõ
Sonnappa
và cs 30 0 16,6 6
Kalfa và cs 50 0 6 6,3 13,9
Girish
Jawaheer
và cs
114 0 7 4 7
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,
tuổi gặp bệnh nhân bị ổ cặn màng phổi là 30
tháng tuổi, với tỷ lệ nam gấp đôi số trẻ nữ bị
bệnh. Thời gian từ khi phát hiện đến khi mổ
thường kéo dài trung bình là 14 ngày. Như vậy,
với thời gian mổ muộn như vậy thì ổ cặn màng
phổi thường bị thành hóa, vỏ của ổ mủ thường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 186
rất dày, khó khăn trong quá trình bóc tách và
giải phóng toàn bộ phổi.
Điều trị mủ màng phổi thường bắt đầu bằng
dẫn lưu màng phổi, tuy nhiên, kết quả thường
không cao và có tỷ lệ phải tiến hành phẫu thuật
lớn do hai nguyên nhân: thứ nhất là do tính chất
đặc của mủ thường gây tắc dẫn lưu, thứ hai mủ
màng phổi thường tạo thành nhiều ổ khác nhau
trong khoang màng phổi nên việc dẫn lưu
không hiệu quả. Nhiều tác giả khác nhau trên
thế giới đã tiến hành sử dụng các chất tiêu firin
như streptokinase, urokinase bơm vào màng
phổi với mong muốn phá các lớp thành của ổ
mủ nhằm hạn chế phải phẫu thuật cho bệnh
nhân, tuy nhiên tỷ lệ thất bại của nhóm này còn
cao(8). Các nghiên cứu phân nhóm ngẫu nhiên đã
chỉ ra rằng, hiệu quả điều trị của việc đặt dẫn
lưu đơn thuần và kết hợp dùng thuốc tiêu fibrin
là không khác nhau, hơn nữa, các chất này còn
gây dị ứng trên một số bệnh nhân.
Phẫu thuật mở ngực bóc ổ cặn màng phổi đã
được ứng dụng từ lâu để điều trị. Hiện nay,
nhiều tác giả sử dụng phương pháp nội soi lồng
ngực để bóc ổ cặn màng phổi. Tuy nhiên, chưa
có một nghiên cứu phân nhóm ngẫu nhiên nào
đánh giá về hiệu quả điều trị của 2 phương
pháp này về thời gian mổ, thời gian đặt dẫn lưu
sau mổ, thời gian nằm viện sau mổ(9).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh
với các tác giả khác trên thế giới cho thấy tỷ lệ
chuyển mổ mở của chúng tôi còn cao, thời gian
điều trị sau mổ còn dài, tuy nhiên thời gian đặt
dẫn lưu sau mổ của chúng tôi ngắn hơn các tác
giả khác. Tỷ lệ chuyển mổ mở của chúng tôi còn
cao là 12% khi so sánh với các tác giả khác. Lý
do chính của việc điều trị kém hiệu quả này theo
chúng tôi là do nhóm bệnh nhân của chúng tối
93% nằm trong nhóm II ‐ III, và thời gian chẩn
đoán đến lúc mổ còn dài (14 ngày) mà theo các
tác giả khác thì tốt hơn nên mổ ở thời điểm 1
tuần sau chẩn đoán. Dù vậy thì kết quả điều trị
của chúng tôi cũng rất khả quan khi đây là một
phương pháp mới ứng dụng thành công đặc
biệt là ở trẻ nhỏ, không có bệnh nhân nào tử
vong.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi bóc ổ cặn màng phổi là
một phẫu thuật hiệu quả, an toàn ở trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bishay M, Short M, Shah K, Nagraj S, Arul S, Parikh D,
Jawaheer G (2009). Efficacy of video‐assisted thoracoscopic
surgery in managing childhood empyema: a large single‐
centre study. Journal of Pediatric Surgery. 44: pp 337–342.
2. Cheng G, Vintch JR (2005). A retrospective analysis of the
management of parapneumonic empyemas in a county
teaching facility from 1992 to 2004. Chest. 128: pp 3284–90.
3. Hardie W, Bokulic R, Garcia VF (1996). Pneumococcal pleural
empyemas in children. Clin Infect Dis.22: pp 1057‐63.
4. Hope WW, Bolton WD, Stephenson JE (2005). The utility and
timing of surgical intervention forparapneumonic empyema
in the era of video‐assisted thoracoscopy. Am Surg. 71: pp
512–4.
5. Kalfa N, Allal H, Lopez M (2006). Thoracoscopy in pediatric
pleural empyema: a prospective study of prognostic factors. J
Pediatr Surg. 41: pp 1732‐7.
6. Kang DW, Campos JR (2008). Thoracoscopy in the treatment
of pleural empyema in pediatric patients. J Bras Pneumol.
34(4): pp 205‐11.
7. Olgac G, Fazlioglu M, Kutlu CA (2005). VATS decortication in
patients with stage 3 empyema. ThoracCardiovasc Surg. 53:
pp 318–20.
8. Sonnappa S, Cohen G, Owens CM (2006). Comparison of
urokinase and video‐assisted thoracoscopic surgery for
treatment of childhood empyema. Am J Respir Crit Care Med
174: pp 221‐7.
9. Subramaniam R, Joseph VT, Tan GM (2001). Experience with
video‐assisted thorascopic surgery in the management of
complicated pneumonia in children. J Pediatr Surg. 36: pp
316‐9.
10. Tsao K, Peter ST, Sharp SW (2008). Current application of
thoracoscopy in children. J Laparoendosc Adv Surg Tech A.
18: pp 131–5.
11. Wurnig PN, Wittmer V, Pridun NS (2006). Video‐assisted
thoracic surgery for pleural empyema. Ann Thorac Surg. 81:
pp 309–13.
Ngày nhận bài 17/07/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 23/07/2013.
Ngày bài báo được đăng: 15–09‐2013