Đánh giá kết quả sớm điều trị u bàng quang nông bằng cắt đốt nội soi kết hợp doxorubicin một liều duy nhất sau mổ

Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư bàng quang nông bằng cắt đốt nội soi u bàng quang kết hợp bơm vào bàng quang Doxorubicin liều duy nhất sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Đối tượng: 33 trường hợp u bàng quang nông tại bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 12/2010 đến 06/2012. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đốt u bàng quang nông nội soi sau đó được bơm Doxorubicin liều 50mg vào bàng quang sau sau phẫu thuật 6-24 giờ. Đánh giá kết quả sớm và tái khám sau mỗi 3 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình 55,2 ± 17,7 tuổi. Tuổi gặp nhiều từ 41-60 tuổi (54,4%). Tỉ lệ nam/nữ: 3,71/1. Số lượng < 2u chiếm phần lớn 81,9%. Thời gian tái phát trung bình 14, 0 ± 0,64 tháng. Tỉ lệ tái phát theo dõi sau 12 tháng là 6,1%. Kết luận: Bơm Doxorubicin 1 liều duy nhất 50mg vào bàng quang sau mổ 6-24 giờ để hỗ trợ điều trị u bàng quang nông cho thấy an toàn, dễ thực hiện, không có tai biến, biến chứng nặng, tỉ lệ tái phát u thấp

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sớm điều trị u bàng quang nông bằng cắt đốt nội soi kết hợp doxorubicin một liều duy nhất sau mổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 283 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ U BÀNG QUANG NÔNG BẰNG CẮT ĐỐT NỘI SOI KẾT HỢP DOXORUBICIN MỘT LIỀU DUY NHẤT SAU MỔ Lê Đình Khánh*, Hoàng Văn Tùng*, Đoàn Quốc Huy*, Phạm Ngọc Hùng**, Nguyễn Văn Thuận**, Nguyễn Khoa Hùng** TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư bàng quang nông bằng cắt đốt nội soi u bàng quang kết hợp bơm vào bàng quang Doxorubicin liều duy nhất sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Đối tượng: 33 trường hợp u bàng quang nông tại bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 12/2010 đến 06/2012. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đốt u bàng quang nông nội soi sau đó được bơm Doxorubicin liều 50mg vào bàng quang sau sau phẫu thuật 6-24 giờ. Đánh giá kết quả sớm và tái khám sau mỗi 3 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình 55,2 ± 17,7 tuổi. Tuổi gặp nhiều từ 41-60 tuổi (54,4%). Tỉ lệ nam/nữ: 3,71/1. Số lượng < 2u chiếm phần lớn 81,9%. Thời gian tái phát trung bình 14, 0 ± 0,64 tháng. Tỉ lệ tái phát theo dõi sau 12 tháng là 6,1%. Kết luận: Bơm Doxorubicin 1 liều duy nhất 50mg vào bàng quang sau mổ 6-24 giờ để hỗ trợ điều trị u bàng quang nông cho thấy an toàn, dễ thực hiện, không có tai biến, biến chứng nặng, tỉ lệ tái phát u thấp. Từ khóa: U bàng quang nông, doxorubicin. ABSTRACT INTRAVESICAL SINGLE DOSE OF DOXORUBICIN AFTER TRANSURETHRAL RESECTION OF SUPERFICIAL BLADDER CANCER Le Dinh Khanh, Hoang Van Tung, Doan Quoc Huy, Pham Ngoc Hung, Nguyen Van Thuan, Nguyen Khoa Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 283 - 288 Introduction and objective: To evaluate early results of treatment of superficial bladder cancer by transurethral resection bladder tumor combined with intravescal single dose of doxorubicin after operation. Materials and methods: Study was realized on 33 cases of superficial bladder tumors treated at Hue Central Hospital and Hue University Hospital from 12/2010 to 06/2012. Patients were resected endoscopically bladder tumors, then injected intravesical single dose of doxorubicin 50 mg 6-24 hours after operation. We evaluate early results and follow-up the patients every 3 months. Results: Mean age 55.2 ± 17.7 years old. The rate of male / female: 3.71 / 1. The average time of recurrence 14. 0 ± 0.64 months. Recurrence rates after 12 months is 6.1%. Conclusion: A intravesical single dose of 50 mg doxorubicin after 6-24 hours of TURBT for treament of superficial bladder cancer is safe methode, easy of implementation, no severe complications, low recurrence rates. Key words: Superficial bladder cancer, doxorubicin. * Trường Đại Học Y Dược Huế ** Bệnh viện Trung Ương Huế Tác giả liên lạc: PGS TS Lê Đình Khánh ĐT: 0913453945 Email: ledinhkhanh@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 284 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư bàng quang là một loại ung thư thường gặp trong các loại ung thư đường tiết niệu. Ngày nay, nhờ sự phát triển của siêu âm và nội soi niệu, ung thư bàng quang nông ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Điều trị cắt u có tỉ lệ tái phát còn cao do các tế bào ung thư rơi ra từ khối ung thư bám vào niêm mạc bàng quang trở thành tế bào mầm ung thư. Chính sự gieo mầm này là nguyên nhân chủ yếu làm cho các ung thư bàng quang nông có tỷ lệ tái phát cao sau điều trị cắt bỏ khối u(1,11). Cho đến nay, điều trị u bàng quang nông bằng cắt đốt u nội soi kết hợp với điều trị tại chỗ sau phẫu thuật bằng bơm vào bàng quang BCG hay các hóa chất chống ung thư như Mytomycin C, Doxorubicinđược xem là phác đồ được chọn lựa(6,10). Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn cho thấy chưa có loại thuốc nào là có ưu điểm tuyệt đối trong điều trị hỗ trợ tại bàng quang sau phẫu thuật. Liên quan đến điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật u bàng quang nông, một số công trình ở Việt Nam đã được công bố. Qua đó cũng cho thấy việc sử dụng thuốc điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật cũng đa dạng. Với mong muốn góp phần thêm vào các đánh giá lâm sàng của một phác đồ điều trị u bàng quang nông, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư bàng quang nông bằng cắt đốt nội soi u bàng quang kết hợp bơm vào bàng quang Doxorubicin liều duy nhất sau mổ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư bàng quang nông được điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2012 bằng phẫu thuật cắt đốt nội soi u bàng quang kết hợp bơm vào bàng quang Doxorubicin liều duy nhất sau mổ. -Tiêu chuẩn chọn lựa Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư bàng quang nông bằng giải phẫu bệnh lý theo tiêu chuẩn của UICC-1997 (update 2011)(4,9). Bệnh nhân được điều trị ung thư bàng quang lần đầu Bệnh nhân được chẩn đoán tế bào học thuộc ung thư tế bào chuyển tiếp. Được điều trị đúng qui trình của nghiên cứu -Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc đang được điều trị với thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh nhân bị nhễm trùng hệ tiết niệu. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu -Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý Khám và ghi nhận các đặc điểm chung (giới, tuổi). Đồng thời ghi nhận các triệu chứng lâm sàng (đái máu) và cận lâm sàng (siêu âm, soi bàng quang). Đánh giá kết quả điều trị Cắt đốt u bàng quang nội soi qua niệu đạo: Cắt đốt u bàng quang, ghi nhận tính chất đại thể của u qua nội soiCác bệnh phẩm được gửi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Phương pháp bơm Doxorubicin vào bàng quang: -Được tiến hành sau 6 -48 giờ sau phẫu thuật một liều duy nhất. Tất cả bệnh nhân đều được giải thích về mục đích điều trị, tác dụng của thuốc và các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bệnh nhân hạn chế uống nước cũng như các loại dịch khác 2 giờ trước khi bơm thuốc. Đặt thông tiểu để lấy hết nước tiểu (đối với bệnh nhân không có thông tiểu). -Kỹ thuật bơm Doxorubicin vào bàng quang: Hòa lọ 25ml (chứa 50mg Doxorubicin) trong 25ml nước cất hoặc nước muối sinh lý để có 50mg/50 ml (1 mg/ml). Bơm dung dịch được pha Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 285 vào bàng quang qua thông tiểu. Dung dịch được giữ tối thiểu 2 giờ trong bàng quang, trong thời gian đó hướng dẫn người bệnh cứ 15 phút lại thay đổi tư thế (nằm nghiêng bên phải, bên trái) và cuối cùng cho bệnh nhân đi tiểu. Theo dõi các triệu chứng sau khi bơm thuốc: đau rát, đái máu -Đánh giá kết quả quả sớm sau mổ(5) Kết quả tốt: phẩu thuật an toàn, cắt hết toàn bộ khối u, không có biến chứng, không có nhiễm trùng sau mổ. Kết quả khá: cắt hết toàn bộ khối u, có biến chứng nhẹ nhưng điều trị được, bệnh nhân xuất viện an toàn, có nhiễm trùng sau mổ, được điều trị khỏi. Kết quả xấu: không cắt hết tổ chức ung thư, phải chuyển từ mổ nội soi sang mổ đường trên xương mu, có biến chứng lớn trong phẫu thuật như chảy máu, hội chứng nội soi, thủng bàng quangcần phải can thiệp phẫu thuật, tử vong. -Tái khám bệnh nhân: bệnh nhân được hẹn tái khám định kỳ 3 tháng sau phẫu thuật. Các chỉ tiêu theo dõi lúc tái khám bao gồm triệu chứng lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu. Qua đó ghi nhận tái phát u bàng quang. KẾT QUẢ Bảng 1: Tuổi của bệnh nhân Tuổi Số BN Tỷ lệ (%) 20-30 4 12,1 31-40 2 6,1 41-50 7 21,2 51-60 11 33,3 61-70 2 6,1 >70 7 21,2 Tổng 33 100,0 Độ tuổi trung bình là 55,18 ± 17,7. Thấp nhất 23, cao nhất 91 tuổi. Bảng 2: Giới của bệnh nhân Giới Số BN Tỷ lệ (%) Nam 26 78,8 Nữ 7 21,2 Tổng 33 100 Tỉ lệ nam giới là 26/33cas. Nam/nữ : 3,71/1 Bảng 3: Lý do vào viện Lý do vào viện Số BN Tỷ lệ (%) Đái máu 19 57,6 Lý do khác 14 42,4 Tổng 33 100 Bệnh nhân đến khám vì đái máu là 19/33 cas, chiếm 57,6% Bảng 4: Thời gian nghi ngờ mắc bệnh Thời gian(tháng) Số BN Tỷ lệ (%) < 3 30 90,9 3-9 1 3,0 10-15 2 6,1 Tổng 33 100,0 Xác định tương đối từ khi có triệu chứng đái máu, phát hiện u đến khi vào viện. Bệnh nhân đến khám trước 3 tháng gặp nhiều nhất. Bảng 5: Đái máu vi thể Hồng cầu niệu Số BN Tỷ lệ (%) Có 24 72,7 không 9 27,3 Tổng 33 100 BN có đái máu vi thể là 24/33 ca chiếm 72,7%. Bảng 6: Triệu chứng kèm Triệu chứng khác kèm theo Số BN Tỷ lệ (%) Có 19 57,6 không 14 42,4 Tổng 33 100 Đa số BN có triệu chứng kèm theo như: tiểu buốt, rát, tiểu khó, đau hạ vịchiếm 57,6% Bảng 7: Siêu âm SA phát hiện u Số BN Tỷ lệ (%) Có 31 93,9 không 2 6,1 Tổng 33 100 SA phát hiện u chiếm tỉ lệ cao: 31/33 cas chiếm 93,9%. Bảng 8: Kích thước u trên siêu âm Kích thước u Số BN Tỷ lệ (%) < 1 cm 10 34,5 1 – 2 cm 15 45,5 >2 cm 6 18,2 Tổng 33 100,0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 286 Số bệnh nhân có u dưới 2 cm gặp nhiều nhất 27/33 trường hợp (81,9%) Bảng 9: Số lượng u qua soi bàng quang Số U Số BN Tỷ lệ (%) 1 u 20 60,6 2 u 5 15,2 3 u 8 24,2 Tổng 33 100 Với 33 bệnh nhân, chúng tôi phát hiện được 54 u, trong đó số trường hợp có 1 – 2 u chiếm phần lớn (25/33 bệnh nhân) Bảng 10: Vị trí u Vị trí u Số BN Tỷ lệ (%) Chóp BQ và hai mặt bên 27 81,8 Vùng tam giác và cổ BQ 4 12,1 Hai miệng niệu quản 2 6,1 Tổng 33 100 Vị trí u được tìm thấy nhiều ở hai mặt bên và chóp bàng quang 27/33 cas chiếm 81,8%. Bảng 11: Phân độ theo xâm lấn Giai đoạn Số BN Tỉ lệ (%) PTis 0 0 PTa 17 51,5 PT1 16 48,5 Tổng 33 100 Có 17/33 trường hợp là u nhú chưa lan tỏa. Bảng 12: Độ biệt hóa Độ biệt hóa Số BN Tỉ lệ (%) G1 18 54,5 G2 9 27,3 G3 6 18,2 Tổng 33 100 18/33 trường hợp có độ biệt hóa cao (G1) Bảng 13: Mức độ thương tổn Độ biệt hóa Số BN Tỉ lệ (%) TaG1 13 39,4 TaG2 4 12,1 TaG3 0 0 T1G1 5 15,2 T1G2 5 15,2 T1G3 6 18,2 Tổng 33 100 Gặp nhiều là TaG1 13/33 cas, 39,4%. Bảng 14: Kết quả sớm sau phẫu thuật cắt u nội soi Kết quả Số BN Tỉ lệ (%) Tốt 31 93,9 Khá 2 6,1 Xấu 0 0 Tổng 33 100 Có 2 trường hợp có kết quả khá là do khối u ngay miệng niệu quản, sau mổ bi kích thích bàng quang. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình 5,3 ± 1,8 ngày. Sớm nhất 1 ngày, lâu nhất 8 ngày. Thời gian phẫu thuật trung bình: 43,3 ±12,5 phút. Ngắn nhất 20ph, dài nhất 90ph. Bảng 15: Theo dõi và đánh giá kết quả sau bơm Doxorubicin Triệu chứng tồn tại Số BN Tỉ lệ (%) Còn 6 20,7 Không 23 79,3 Tổng 29 100 Theo dõi sau bơm Doxorubicin: không có trường hợp nào bị sốt hay đái máu hay kích thích bàng quang. Chúng tôi theo dõi tái khám được 29 trường hợp (87.9%), còn 4 trường hợp bị mất liên lạc do bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đổi số điện thoại. Có 6/29 trường hợp còn tồn tại triệu chứng sau xuât viện như: tiểu buốt, rát nhẹ, tiểu khó vừa, và thường khỏi sau 1 tuần. Kết quả tái khám Chúng tôi lập hồ sơ theo dõi 3 tháng một lần bằng siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, nếu có nghi ngờ thì cho soi bàng quang kiểm tra. Có 29/33 trường hợp được theo dõi đến hiện tại (chiếm 87.9%). Có 4 trường hợp mất liên lạc trong 3 tháng đầu. Thời gian theo dõi dài nhất là 15 tháng, ngắn nhất là 2 tháng. Có 2 /33 trường hợp tái phát (6,1%) vào tháng thứ 7, một trường hợp tái phát vị trí cũ, ngay cổ bàng quang. Một trường hợp u tái phát ở thành bên phải. Sử dụng pp Kaplan Meier chúng tôi được biểu đồ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 287 Biểu đồ 1: Kết quả lâu dài bằng biểu đồ Kaplan Meier Chúng tôi được thời gian tái phát trung bình là 14, 0 ± 0,64 tháng (KTC: 95%). BÀN LUẬN Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 55,2 ± 17,7 tuổi (từ 23 đến 91 tuổi). Nhóm tuổi gặp nhiều nhất: 51-60 tuổi, trẻ hơn so với các kết quả nghiên cứu trước đó tại BV TW Huế của Phạm Ngọc Hùng(6), Phan Cảnh Hưng(7) (tuổi hay gặp: 61-70 chiếm 25,8% và 32%, tại BV Việt Đức của Nguyễn Kỳ(5) (tuổi hay gặp la 55- 70, chiếm 69,75%). Tỷ lệ nam/nữ là 3,71/1. Tỷ lệ này tương tự kết quả Vũ Văn Lại (3,27)(11). Điều này cũng tương tự như nhiều y văn đã công bố. Lý do vào viện của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi do đái máu chỉ chiếm 57,6% thấp hơn các nghiên cứu tương tự trước đó của Phạm Ngọc Hùng (96,77%), Phan Cảnh Hưng (88,24%), Vũ Văn Lại (91,49%). Những trường hợp vào viện vì lý do khác đa phần là phát hiện u qua khám sức khỏe định kỳ, người dân ngày càng có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe khi mà đời sống ngày một nâng cao. Siêu âm phất hiện khối u 31/33 cas, chiếm 93,9% phù hợp với các tác giả trước đó. Cho thấy siêu âm vẫn đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán u bàng quang. Tuy nhiên siêu âm vẫn có nhược điểm là khó phát hiện được u nếu như khối u nhỏ cũng như phụ thuộc vào kỹ năng của người đọc. Soi bàng quang cho phép phát hiện số lượng, vị trí, kích thước khối u. Đây là thủ thuật kinh điển để chẩn đoán u bàng quang. Bệnh nhân có đái máu vi thể 24/33 cas, 72,7%, là kết quả gián tiếp kết hợp với siêu âm để chẩn đoán dương tính và để định hướng soi bàng quang. Thời gian phẫu thuật trung bình 43.33 ± 12,5phút, thời gian nằm viện trung bình 5,3 ± 1,79 ngày. Kết quả sớm cho thấy 31/33 trường hợp tốt (93,9%), khá 2/33 (chiếm 6,1%) so với kết quả Phạm Ngọc Hùng: Tốt 87,1%, khá 12,9%. Trong 33 trường hợp của chúng tôi không có trường hợp nào có tai biến trong mổ. Cho thấy kỹ thuật nội soi ngày càng hoàn thiện hơn. Điều trị hỗ trợ bằng bơm hóa chất tại chỗ là phác đồ được phần lớn các tác giả trên thế giới áp dụng. Các thuốc được sử dụng có thể là BCG, hoặc các hóa chất chống ung thư như Doxorubicin, Thiothepa, Mytomicin C Qua nghiên cứu bằng bơm BCG 1 liều duy nhất sau phẫu thuật chúng tôi nhận thấy sau bơm Doxorubicin không có trường hợp nào sốt, đái máu, đái buốt. Có 2 trường hợp kích thích bàng quang có lẽ do cắt khối u ngày miệng niệu quản, vì triệu chứng kích thích này có ngay sau mổ chứ không phải xuất hiện sau bơm thuốc. Do chỉ bơm 1 lần duy nhất cho nên có ưu điểm hơn so với BCG do bệnh nhân phải không phải quay lại viện để bơm nhiều lần. Nếu tính về mặt kinh tế thì việc bơm 1 liều duy nhất Doxorubicin rẻ hơn nhiều so với bơm BCG cũng như các loại thuốc khác. Có 2/33 trường hợp tái phát (6,1%), một trường hợp vào tháng thứ 7, vị trí tái phát 5h cổ bàng quang 1 u (vị trí cũ là 3 u ở cổ bàng quang 2h, 5h, 11h), giai đoạn TaG2. Một trường hợp vào tháng thứ 8: 1 u, mặt bên phải, GPBL: T1G3. Hai trường hợp này chúng tôi tiến hành cắt u nội soi lại và kết quả giải phẫu bệnh lý là chưa tiến triển. Theo nghiên cứu của Barghi và cộng sự(2) trên 43 trường hợp cắt u bàng quang nội soi, chia 2 nhóm: nhóm 1 gồm 22 trường hợp bơm 1 liều Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 288 Mytomycin C, và nhóm 2 bơm giả dược, theo dõi sau 12 tháng, kết quả nhóm 1có tỉ lệ tái phát 1/22 trường hợp (4,5%), nhóm 2 là 8/21 trường hợp (38,1%). Chúng tôi dùng pp Kaplan Meier để tính thời gian tái phát trung bình của ung thư bàng quang nông là: 14,043 ± 0,64 tháng. Kết quả gần tương đương nghiên cứu của Phạm Ngọc Hùng(6) với bơm BCG là 14,91 ± 0,72 tháng. Vũ Văn Lại cũng có 2 trường hợp tái phát sau 1 năm(11). KẾT LUẬN Phẫu thuật cắt đốt nội soi u bàng quang nông có kết quả sớm tốt chiếm 93,9%. Thời gian phẫu thuật trung bình 43,3 ±12,5 phút. Thời gian hậu phẫu trung bình 5,3 ± 1,8 ngày. Bơm Doxorubicin 1 liều duy nhất 50mg vào bàng quang sau mổ 6-24 giờ để hỗ trợ điều trị u bàng quang nông cho thấy an toàn, dễ thực hiện, không có tai biến, biến chứng nặng. Thời gian tái phát u trung bình là 14, 0 ± 0,64 tháng (KTC: 95%). Tỉ lệ tái phát sau 12 tháng là 6,1%. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Amira N. (2002), Non-invasive molecular detection of bladder cancer recurrence, International Journal of cancer, vol 101, (3), pp 293 - 297. 2. Barghi MR, Rahmani MR, Seyed M, Mehdi HM, Mehrnoosh J.(2006), Immediate Intravesical Instillation of Mitomycin C after Transurethral Resection of Bladder Tumor in Patients with Low- Risk Superficial Transitional Cell Carcinoma of Bladder: p.131- 139. 3. Dược thư quốc gia Việt Nam (2006), Doxorubicin: tr.469-411. 4. Levin R, Swierzewski SJ. (2011) Bladder Cancer Staging and Grading TNM system for staging bladder cancer was developed by the UICC in 1997: 72-75. 5. Nguyễn Kỳ (1991), Một số kết quả điều trị ung thư nông ở bàng quang bằng phương pháp cắt nội soi, Ngoại khoa, tập XXI, 6: tr 6 - 13. 6. Phạm Ngọc Hùng (2006) Đánh giá kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng cắt đốt nội soi kết hợp bơm BCG vào bàng quang, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Đại học Y Dược Huế. 7. Phan Cảnh Hưng (2000), Đánh giá kết quả điều trị ung thư bàng quang tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Đại học y khoa Huế. 8. Trần Văn Sáng, Nguyễn Tuấn Vinh (2009)Bướu bàng quang và hóa trị liệu Chuyên đề niệu khoa Hội tiết niệu thận học TP Hồ Chí Minh, tr 4-5. 9. UICC (Hiệp hội quốc tế chống ung thư) (1993) - Ung thư bàng quang, ung thu học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr 494 - 499. 10. Vũ Lê Chuyên (1994), Sơ kết bướu bọng đái mổ lại, Sinh hoạt khoa học kỹ thuật bệnh viện Bình Dân, (7), tr 238 – 254. 11. Vũ Văn Lại (2004), Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư bàng quang nông bằng cắt u nội soi kết hợp bơm BCG vào bàng quang, Y học thực hành - Hội nghi ngoại khoa toàn quốc, (4), tr 545-549.
Tài liệu liên quan