Mở đầu: phẫu thuật điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng (UTĐT) trái vẫn là thách thức đối với các phẫu
thuật viên. Nghiên cứu này đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật một thì điều trị tắc ruột do UTĐT trái tại bệnh
viện Nhân dân Gia định trong gần 10 năm từ 1.1999 – 6.2008.
Thiết kế nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu đánh giá kết quả sớm 27 BN, gồm 12nam, 15 nữ, có
tuổi trung bình 54.5 ± 14.6; 15 (55.6%). 17 (55.6%) BN được đánh giá trước mổ theo ASA I, II; 12 (44.4%) có
ASA III.
Kết quả: 17(66.5%) TH tắc ở đại tràng chậu hông, 6 TH (18.5%) u gây tắc ở đại tràng xuống, 4 TH(15%)
tắc ở đại tràng góc lách. Rửa đại tràng trong mổ được thực hiện ở 21 BN, 6 TH chỉ xả phân trước khi cắt nối. Tỷ
lệ tử vong 0%, xì dò 0%, thời gian nằm viện trung bình 9 ± 3 ngày
Kết luận: phẫu thuật một thì điều trị tắc ruột do UTĐT trái cho kết quả tốt ở những BN có ASA từ I – III.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật một thì trong điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng trái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 113
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT MỘT THÌ
TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT DO UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRÁI
Vũ Hoàng Hà*
TÓM TẮT
Mở đầu: phẫu thuật điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng (UTĐT) trái vẫn là thách thức đối với các phẫu
thuật viên. Nghiên cứu này đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật một thì điều trị tắc ruột do UTĐT trái tại bệnh
viện Nhân dân Gia định trong gần 10 năm từ 1.1999 – 6.2008.
Thiết kế nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu đánh giá kết quả sớm 27 BN, gồm 12nam, 15 nữ, có
tuổi trung bình 54.5 ± 14.6; 15 (55.6%). 17 (55.6%) BN được đánh giá trước mổ theo ASA I, II; 12 (44.4%) có
ASA III.
Kết quả: 17(66.5%) TH tắc ở đại tràng chậu hông, 6 TH (18.5%) u gây tắc ở đại tràng xuống, 4 TH(15%)
tắc ở đại tràng góc lách. Rửa đại tràng trong mổ được thực hiện ở 21 BN, 6 TH chỉ xả phân trước khi cắt nối. Tỷ
lệ tử vong 0%, xì dò 0%, thời gian nằm viện trung bình 9 ± 3 ngày
Kết luận: phẫu thuật một thì điều trị tắc ruột do UTĐT trái cho kết quả tốt ở những BN có ASA từ I – III.
Từ khóa: ung thư đại tràng, tắc ruột.
ABSTRACT
THE RESULT OF ONE STAGE SURGERY MANAGEMENT OF LEFT‐SIDED COLONIC
OBSTRUCTION
Vu Hoang Ha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 113 ‐ 120
Background: Surgical management of left‐sided colonic obstruction is a surgical challenge. This study was
performed to review our management of patients with left colon obstruction by one stage surgery presenting to
the Nhân dân Gia định Hospitals approximate a 10‐year period, 1.1999 to 6.2008.
Study Design: We did a retrospective chart review early outcome of 27 patients who had one stage surgery
management (12 male and 19 female; mean age 54.5 years). 100% had obstructing colorectal cancer.
Results: Sites of obstruction were sigmoid colon,17 (66.5%); descending colon, 6 (18.5%); and splenic
flexure, 4 (15%). Seventeen patients had ASA score before surgery I, II; twelve had III. Intraoperative colonic
lavage was undertaken in 21 cases, 6 patients had single stage only with bowel decompression before anastomosis.
Morbidity after surgery was 19%, anastomotic leak was 0%, none die during post – operation. Average time after
surgery was 9 days.
Conclusion: single stage surgery treatment left colonic obstruction would have good result in patients who
have ASA score I – III.
Keywords: colonic cancer, colonic obstruction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường
gặp. Nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, phương
pháp điều trị khác nhau giữa tắc ruột non và tắc
đại tràng. Trong số tắc đại tràng, ung thư là
nguyên nhân thường gặp nhất(11,12,14). Ở các nước
Âu – Mỹ, ung thư đại trực tràng (UTĐTT) đứng
hàng đầu trong ung thư của đường tiêu hóa,
đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi ở nam và
* Bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BSCKII. Vũ Hoàng Hà Email: bs.vuhoangha115@yahoo.com.vn ĐT: 0917114941
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 114
sau ung thư vú ở nữ giới(1,2). Ở Việt nam và các
nước Đông nam Á, UTĐTT đứng hàng thứ hai
(sau ung thư dạ dày) trong ung thư đường tiêu
hóa và hàng thứ tư trong các loại ung thư (sau
ung thư phổi, vú và dạ dày theo thứ tự). Số liệu
trong và ngoài nước cho thấy khoảng 9 – 29% số
trường hợp UTĐTT đến bệnh viện vì tắc ruột(8,29).
Phẫu thuật (PT) điều trị tắc ruột do UTĐTT
thường phức tap, do vừa phải giải quyết biến
chứng tắc ruột vừa phải điều trị bệnh ung thư
mà thường đã ở giai đoạn tiến triển. Tỷ lệ tử
vong trong phẫu thuật tắc ruột do UTĐTT của
những năm 50, 60 của thế kỷ XX thường trên
20% (8,9), chủ yếu do biến chứng nhiễm trùng.
Phẫu thuật một thì điều trị tắc ruột do UTĐT
trái được chấp nhận rộng rãi với rửa đại tràng
trong mổ. Trong 10 năm gần đây, với sự phát
triển của chuyên ngành gây mê hồi sức, sự phát
hiện những thuốc kháng sinh mới, cùng với
những thành tựu trong nghiên cứu về sinh lý
đại tràng và thực nghiệm phẫu thuật đại tràng
trên động vật, một số tác giả đã thực hiện cắt đại
tràng trái nối ngay trong cấp cứu sau khi xả
phân mà không phải rửa đại tràng trong mổ.
Ở Việt nam, phẫu thuật điều trị tắc ruột do
UTĐT trái trước đây chủ yếu được thực hiện
qua hai, ba thì mổ nếu u còn cắt được. Trong
mười năm gần đây một số trung tâm lớn bắt
đầu thực hiện phẫu thuật một thì, tuy nhiên,
nhìn chung lựa chọn phương pháp phẫu thuật
vẫn còn khác nhau ở các phẫu thuật viên.
Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
với những mục tiêu sau:
Xác định tỷ lệ biến chứng liên quan đến
phẫu thuật
‐ Bục miệng nối gây viêm phúc mạc.
‐ Rò miệng nối ra ngoài (không viêm phúc
mạc), Áp xe tồn lưu, bung thàng bụng, nhiễm
trùng vết mổ, nhiễm trùng khác.
ĐỐI TƯỢNG ‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu, cắt ngang, mô tả.
Thời gian nghiên cứu
Từ 01/1/1999 đến 30/6/2008.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Nhân dân Gia định.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhân tắc ruột do UTĐT trái
được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Nhân dân
Gia định trong thời gian nghiên cứu, có chẩn
đoán xác định sau mổ, hồ sơ – bệnh án cất giữ
tại phòng lưu trữ của bệnh viện.
Đại tràng trái trong nghiên cứu được tính từ
đại tràng góc lách đến chỗ nối đại tràng chậu
hông – trực tràng.
Các bệnh nhân được phẫu thuật một thì có
các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến phẫu thuật ở
mức độ vừa phải (ASA I, II, III).
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Tất cả các bệnh nhân tắc ruột do ung thư
di căn từ nơi khác đến gây tắc ở ĐT trái.
‐ BN được PT tắc ruột do UTĐT trái ở cơ sở
khác, sau đó chuyển đến bệnh viện Nhân dân
Gia định để mổ thì hai, hay vì biến chứng của thì
mổ đầu.
‐ Bệnh nhân bị thất lạc hồ sơ – bệnh án.
‐ BN tắc ruột do UTĐT trái không còn khả
năng cắt bỏ hoặc có các yếu tố nguy cơ theo ASA
từ IV
Thu thập số liệu
Tất cả hồ sơ bệnh án tắc ruột do UTĐT từ
góc lách đến đại tràng chậu hông được thu thập
dữ liệu theo một mẫu biểu thống nhất về các chi
tiết:
‐Giới, tuổi, địa chỉ; ngày vào viện, ngày ra
viện.
‐ Lý do vào viện.
‐ Chẩn đoán của phòng khám, chẩn đoán
trước mổ, chẩn đoán sau mổ.
‐ Bệnh nội khoa ảnh hưởng đến cuộc mổ,
đánh ‐ giá bệnh nhân trước mổ theo ASA
(American Society of Anesthesiologist grade):
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 115
ASA I: bệnh nhân khỏe mạnh, không mắc
bệnh kèm theo.
ASA II: bệnh nhân mắc một bệnh nhẹ,
không ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan
trong cơ thể.
ASA III: bệnh nhân mắc một bệnh nặng, gây
ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan trong cơ
thể.
ASA IV: bệnh nhân mắc một bệnh nặng,
thường xuyên đe dọa đến tính mạng bệnh nhân
và gây suy sụp chức năng các cơ quan trong cơ
thể.
ASA V: bệnh nhân đang hấp hối, có thể tử
vong trong vòng 24 giờ dù mổ hay không mổ.
ASA VI: bệnh nhân đã chết não, có thể lấy cơ
quan để ghép.
‐ Biên bản phẫu thuật: đánh giá tình trạng
bụng, vị trí u, xâm lấn, di căn, phương pháp mổ,
thời gian tính từ lúc rạch da đến khi đóng bụng
xong, tai biến trong mổ.
‐ Biến chứng trong thời kỳ hậu phẫu,
nguyên nhân tử vong.
‐ Thời gian hậu phẫu.
‐ Kết quả giải phẫu bệnh lý
Riêng bệnh nhân tắc ruột do UTĐT ở vị
trí khác, chúng tôi chỉ tôi chỉ thu thập một số dữ
liệu để tham khảo như tuổi, giới, địa chỉ, lý do
vào viện, chẩn đoán, phương pháp mổ, nguyên
nhân tử vong hậu phẫu.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được mã hóa, xử lý trên
phần mềm SPSS.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Giới
12 nam, 15 nữ, tỷ lệ nam / nữ: 0.8
Tuổi
Trong 66 TH tắc ruột do UTĐT trái được
điều trị, tuổi nhỏ nhất là 22 có 1 TH, lớn nhất là
90 có 1 TH, tuổi trung bình 60,2 15. Tập trung
nhiều ở lứa tuổi từ 40 ‐ 80 có 54 TH (81,8%), từ
65 trở lên có 24 TH (36,36%). Một TH 80 tuổi (lớn
tuổi nhất) được phẫu thuật một thì
Tuổi trung bình của BN phẫu thuật một thì:
54,5 ± 14,6.
Đánh giá BN trước mổ theo ASA
Bảng 1: Tương quan giữa phương pháp PT và đánh
giá BN trước mổ theo ASA:
Vị Trí Tắc
4 TH (15%) tắc ở đại tràng góc lách, 5 TH
(18.5%) u gây tắc ở đại tràng xuống, còn lại 17
TH (66.5%) tắc ở đại tràng chậu hông.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật:
Trong 66 trường hợp tắc ruột do UTĐT trái
có 50 TH u còn cắt bỏ được chiếm 75,75%. Trong
số 50 TH này, 27 TH được làm PT một thì và 23
TH được PT dự tính theo kiểu hai thì. Cả 23 TH
đều được PT thì một, sau đó chỉ có 6/23 TH
(26%) được hoàn tất PT thì hai tại bệnh viện
Nhân dân Gia định.
Trong số 27 TH phẫu thuật một thì, 19 TH
chúng tôi rửa đại tràng trong khi mổ qua gốc
ruột thừa sau khi cắt ruột thừa, 1 TH mở hồi
tràng để rửa (do bệnh nhân đã mổ viêm ruột
thừa trước đó). Có 6 TH xả phân sau khi đã cắt
đại tràng, phục hồi lưu thông tiêu hóa không
rửa ĐT; một TH cắt gần toàn bộ đại tràng trên
BN tắc ở ĐT chậu hông và đã có dấu hiệu hoại
tử ở ĐT phải. Không có TH nào chúng tôi mở
hồi tràng hoặc dẫn lưu manh tràng ra da để
bảo vệ miệng nối.
Tất cả 9 TH nối đại tràng‐trực tràng, miệng
nối nằm trong phúc mạc và được nối bằng
tay.Chúng tôi khâu nối hai lớp, lớp trong bằng
chỉ vicryl 3/0, lớp ngoài bằng chỉ soie 3/0 cho 27
miệng nối.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 116
Trong phẫu thuật một thì với rửa xuôi chiều,
lượng nước rửa chúng tôi ghi nhận được thấp
nhất 3 l, nhiều nhất 27 l.
Thời gian phẫu thuật
Thời gian trung bình của phẫu thuật một thì
nói chung: 195,9 ± 47,8 phút.Trong 27 BN phẫu
thuật một thì, thời gian trung bình của phẫu
thuật một thì, xả phân trước khi nối: 160,8 ±
18,5phút; thời gian trung bình của phẫu thuật
một thì, rửa đại tràng xuôi chiều: 198,18 ± 50,27,
tức là dài hơn so với không rửa đại tràng
khoảng 40 phút. Tuy nhiên, sự khác biệt này
chưa có ý nghĩa thống kê (kiểm định t, p = 0,209>
0,05).
Một trường hợp cắt gần toàn bộ đại tràng
nối hồi tràng – ĐT chậu hông mất hết 240 phút.
Tai biến, biến chứng, tử vong
Tai biến trong mổ
Chúng tôi không gặp tai biến trong mổ đáng
kể nào ở tất cả 27 bệnh nhân.
Biến chứng sau mổ, tử vong:
Có 7/27 BN trong nhóm PT một thì xuất hiện
tiêu chảy vào hậu phẫu ngày 3, 4 thường chỉ kéo
dài vài ba ngày, không cần phải xử trí gì nên
chúng tôi không xếp tiêu chảy vào biến chứng
sau mổ.
Chúng tôi đánh giá nhiễm trùng vết mổ
(NTVM) khi vết mổ phải mở từng phần hoặc
toàn bộ để dẫn lưu mủ. 5 TH (19.5%) có biến
chứng sau mổ, không TH nào xì miệng nối, tử
vong hậu phẫu 0%.
Bảng 2: Tỷ lệ biến chứng, tử vong hậu phẫu:
Thời gian hậu phẫu
Thời gian hậu phẫu trung bình của phẫu
thuật một thì: 9 ± 3 ngày.
BÀN LUẬN
Khoảng 70 – 95% trường hợp tắc ruột do
ung thư đại tràng (UTĐT) trái còn khả năng cắt
bỏ được đoạn đại tràng mang u (14,15,20,23). Do phải
phẫu thuật trong tình trạng đại tràng chưa được
chuẩn bị, điều trị kinh điển tắc ruột do UTĐTT
còn cắt được thường phải trải qua nhiều thì mổ
nhằm mục đích chuẩn bị đại tràng và nâng đỡ
tổng trạng bệnh nhân, giảm thiểu tỷ lệ xì dò
miệng nối. Phương pháp này tuy tương đối an
toàn, nhưng tai biến, biến chứng tích lũy qua
nhiều thì mổ tăng lên đáng kể, thời gian nằm
viện dài, chi phí điều trị tăng. Khối u không cắt
được thì đầu sẽ tăng nguy cơ phát tán tế bào
ung thư, làm giảm khả năng điều trị triệt căn
cho người bệnh. Ngay cả khi cắt được u, một số
bệnh nhân (BN) vì nhiều lý do phải mang hậu
môn nhân tạo (HMNT) vĩnh viễn với nhiều biến
chứng của HMNT ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống.
Năm 1968 Muir(17) mô tả kỹ thuật rửa đại
tràng trong khi mổ. Năm 1980 Dudley(11) thực
hiện rửa đại tràng trong khi mổ bằng cách cắt
ruột thừa và luồn thông Foley qua gốc ruột thừa.
Đến năm 1983, Dudley và Radcliffe(25) đã mô tả
và báo cáo kết quả khả quan của phương pháp
này. Từ đó rửa đại tràng trong khi mổ được
nhiều trung tâm áp dụng và được xem là kỹ
thuật cần thiết trong phẫu thuật một thì điều trị
tắc ruột do ung thư đại tràng trái với tỷ lệ xì dò
miệng nối được chấp nhận dưới 5%(28).
Kết quả phẫu thuật
Chúng tôi không gặp các tai biến lớn trong
mổ mà y văn nói đến như đứt niệu quản trái, vỡ
lách, tổn thương mạch máu lớn, chảy phân vào
ổ bụng có vài trường hợp có rỉ ít phân vào
bụng chỉ cần lau bằng gạc không cần rửa bụng,
theo dõi hậu phẫu đều không có biến chứng.
Tỷ lệ phẫu thuật một thì của chúng tôi là
41% thấp hơn nhiều so với Lee(15): 74,2%;
Deen(14): 85%; Poon(23): 81% nhưng cao hơn của
Hà Văn Quyết(10): 14,75% và Phạm Văn Tấn(22):
8,1%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 117
Thời gian mổ trung bình của PT một thì là
195,9 ± 47,8 phút, tuy nhiên thời gian mổ khác
nhau ở từng loại PT một thì.
Chúng tôi có một trường hợp (1,5%) cắt gần
toàn bộ đại tràng, nối hồi tràng‐ đại tràng chậu
hông, thời gian mổ hết 240 phút. Các tác giả
nước ngoài có tỷ lệ cắt gần toàn bộ ĐT trong
phẫu thuật một thì điều trị tắc ruột do UTĐT trái
khá cao, Poon(23): 13/116 TH (11,2%), Lee(15):
26/101 (25,7%), Hsu(12): 22/127 (17,3%). Các tác
giả này đều ghi nhận tỷ lệ xì dò miệng nối, tử
vong, thời gian nằm viện trong PT cắt toàn bộ
hay gần toàn bộ ĐT là tương đương với PT cắt
ĐT trái, nối ruột thì đầu. Có sự khác biệt ở tần
suất đi cầu, hồi tràng bị cắt càng dài số lần đi
cầu sẽ càng tăng, mặc dù hiếm khi có tiêu chảy
nặng. Theo Stephenson (28) 19% số BN này cần sử
dụng thuốc điều trị tiêu chảy. Tần suất đi cầu sẽ
cải thiện theo thời gian nhưng sau 4 tháng sự
khác biệt giữa hai nhóm (cắt toàn bộ ĐT và cắt
đoạn ĐT trái) vẫn có ý nghĩa thống kê(7). Do đó,
cần thận trọng khi chỉ định cắt gần toàn bộ ĐT ở
những BN có rối loạn cơ vòng hoặc có hội chứng
ruột ngắn.
Theo Hsu(12), lựa chọn cắt gần toàn bộ ĐT
còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và ưa chuộng
của phẫu thuật viên. Một số tác giả cho rằng cắt
toàn bộ ĐT sẽ loại bỏ nguy cơ ung thư tiềm tàng
ở các vị trí khác của ĐT và miệng nối hồi tràng –
đại tràng an toàn hơn nối đại – đại tràng. Chúng
tôi có 2 TH đã được cắt đoạn ĐT trái do ung thư,
sau đó ung thư tái phát gây tắc ruột (1 TH sau 1
năm, 1 TH sau 10 năm), cả 2 TH này đều không
cắt được u, phải làm HMNT ở ĐT ngang.
Finan(7) nghiên cứu đa trung tâm cho thấy
phần lớn các tác giả chọn cắt đoạn ĐT do e ngại
về biến chứng tiêu chảy sau mổ; việc lựa chọn
cắt đoạn ĐT trái hay cắt toàn bộ, gần toàn bộ ĐT
phụ thuộc các yếu tố:
‐ Rách thanh mạc manh tràng: Rách thanh
mạc manh tràng là do áp lực quá căng ở ĐT trên
chỗ tắc, khi có rách manh tràng nên chọn cắt gần
toàn bộ ĐT. Theo nghiên cứu của Poon(23), nhóm
BN trên 70 tuổi bị tắc ruột do UTĐT trái có tỷ lệ
cắt gần toàn bộ ĐT do tổn thương manh tràng
gấp hơn 3 lần nhóm dưới 70 tuổi, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p = 0,04).
‐ Ung thư nhiều vị trí, đa polip: Lựa chọn
thường là cắt toàn bộ ĐT.
‐ Đại tiện kém tự chủ: Cắt đoạn ĐT nếu
không có chống chỉ định nào khác.
‐ Gia đình nhiều người mắc ung thư đại
tràng: Nên cắt toàn bộ đại tràng.
‐Phẫu thuật viên quen với loại phẫu thuật
nào.
Rửa đại tràng trong mổ được chấp nhận
rộng rãi, được coi như biện pháp cần thiết của
phẫu thuật một thì điều trị các tổn ở ĐT trái
trong cấp cứu. Chúng tôi có 20 TH cắt đoạn ĐT
trái kết hợp rửa ĐT xuôi chiều trong mổ theo
phương pháp của Dudley và Radcliff mô tả,
trong đó 19 TH rửa qua gốc ruột thừa, 1 TH mở
hồi tràng để rửa do BN đã cắt ruột thừa viêm
trước đó; 3 TH ung thư gây tắc ở ĐT góc lách, 5
TH ở ĐT xuống, 12 TH ở ĐT chậu hông. Thời
gian mổ trung bình là 198,18 50,27 phút, thấp
hơn thời gian của cắt gần toàn bộ ĐT. Lim và
cs(16), thực hiện 24 ca mổ tương tự với thời gian
trung bình chỉ 145 phút. Lượng nước rửa mà
chúng tôi ghi nhận được thấp nhất là 3 l, nhiều
nhất là 27 l, trong những BN đầu tiên chúng tôi
thường sử dụng trên 10 l. Các tác giả khác khá
thống nhất về thời gian rửa khoảng 30 – 60
phút(6,14,16,19), nhưng lượng nước rửa khác nhau
tùy theo từng tác giả. Theo Nguyễn Hoàng
Bắc(19), thời gian rửa trung bình là 35 phút, lượng
nước rửa là 13,2 lít. Nhưng với Steel(26) lượng
nước rửa chỉ 3‐4 lít, Lim (16): 4 – 8 lít, Edino(6): 3 lít.
Trong 6 TH cắt ĐT trái xả phân trước khi nối
không rửa ĐT trong khi mổ có 1 TH ở ĐT góc
lách, 5 TH ở ĐT chậu hông. Tất cả chỉ PT một thì
đơn thuần, không kết hợp phẫu thuật nào khác.
Thời gian mổ trung bình: 160,8 ± 15 phút, thấp
hơn thời gian của PT một thì với rửa ĐT khoảng
40 phút (khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê).
Ngoại trừ biến chứng tiêu chảy hậu phẫu ngày 3
ở 1 BN hết sau 10 ngày, không có biến chứng
đáng kể nào khác kể cả NTVM.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 118
Phẫu thuật một thì điều trị tắc ruột do
UTĐT trái bằng cách cắt ĐT trái xả phân trước
khi nối dựa trên những căn cứ sau:
Các vết thương của ĐT trái trong những
hoàn cảnh nhất định (vết thương nhỏ, viêm
phúc mạc khu trú, không có sốc và tổn thương
nặng khác kết hợp) đã được chứng minh có
thể khâu kín mà không cần chuẩn bị ĐT có kết
quả tốt.
Vi khuẩn nội sinh đại tràng có vai trò sinh lý
quan trọng. Một số thực nghiệm trên chuột đã
cho thấy sự có mặt của một số loại vi khuẩn
cộng sinh ở ruột (Lactobacillus acidophilus La5
hoặc Escherichia coli X7) làm tăng khả năng liền
miệng nối ống tiêu hóa và vết thương da chuột.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phẫu thuật ĐT
trái theo chương trình không chuẩn bị đại
tràng, tỷ lệ xì dò miệng nối, biến chứng hậu
phẫu tương đương với phẫu thuật có làm sạch
ruột trước mổ(4,13). Rankinic (2007)(25) đã viết: Ở
Mỹ, nhiều phẫu thuật viên đã không sử dụng
kháng sinh đường uống trước khi mổ ĐT theo
chương trình, họ tin rằng chúng không mang
lại ích lợi gì hơn so với không sử dụng kháng
sinh đường ruột.
Chúng tôi thực hiện phẫu thuật xả phân
trước khi nối theo phương pháp tương tự của
Hsu(12): Trước tiên di động ĐT chậu hông, ĐT
xuống và ĐT góc lách; dùng 2 Kocher kẹp ĐT
trên u ít nhất 5 cm cách nhau 1 cm, cắt ĐT giữa 2
Kocher, bọc đầu dưới lại bằng gạc bụng, đưa
đầu trên ra khỏi xoang bụng và đặt vào bô chứa
phân, vuốt dọc ĐT và ruột non tháo phân đến
khi ruột xẹp hoàn toàn (ruột chứa phân lỏng và
khí nên tháo phân thường dễ dàng), tiến hành
cắt đoạn ĐT và nối. Naraynsingh(18) dùng một
ống dẫn lưu ngực cở 36 F, trong khi Lim(16) dùng
ống dẫn khí của máy thở luồn vào miệng nối
trên, khâu buộc ĐT có phần ống ở trong, đầu
còn lại của ống gắn vào túi chứa phân, rồi tiến
hành tháo phân như đã mô tả. Thời gian tháo
phân củ