Đánh giá một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Chính sách cổ tức là một trong những nội dung rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp và đây cũng là vấn đề mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 39 công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 2013 đến 2017. Nhóm tác giả đưa ra 10 biến độc lập và tiến hành đánh giá sơ bộ bằng hệ số tự tương quan Pearson, sau đó phân tích hồi quy tuyến tính và đưa ra kết quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng kiểm soát; hình thức chi trả cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu; sở hữu nhà nước là các nhân tố có tác động sâu sắc đến chính sách cổ tức của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết. Ngoài ra, các công ty cần chú ý xây dựng quy trình chi trả cổ tức dựa trên hai nhân tố chính là kết quả kinh doanh và chi phí lãi vay.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 215 - 220 215 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Đàm Thị Phương Thảo*, Nguyễn Tiến Mạnh Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chính sách cổ tức là một trong những nội dung rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp và đây cũng là vấn đề mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 39 công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 2013 đến 2017. Nhóm tác giả đưa ra 10 biến độc lập và tiến hành đánh giá sơ bộ bằng hệ số tự tương quan Pearson, sau đó phân tích hồi quy tuyến tính và đưa ra kết quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng kiểm soát; hình thức chi trả cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu; sở hữu nhà nước là các nhân tố có tác động sâu sắc đến chính sách cổ tức của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết. Ngoài ra, các công ty cần chú ý xây dựng quy trình chi trả cổ tức dựa trên hai nhân tố chính là kết quả kinh doanh và chi phí lãi vay. Từ khóa: chính sách cổ tức, công ty cổ phần xây dựng, thị trường, chứng khoán, hồi quy ĐẶT VẤN ĐỀ* Do khủng hoảng kinh tế trên thế giới dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, khiến cho thị trường chứng khoán gặp nhiều biến động, đặc biệt là giá cổ phiếu lên xuống thất thường. Các doanh nghiệp và các cổ đông rất chú trọng đến lợi ích của họ khi đầu tư cổ phiếu vào một mã chứng khoán. Thêm vào đó, chính sách cổ tức là một thước đo thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó ảnh hưởng lớn đến cấu trúc vốn và lợi nhuận của công ty. Ngành xây dựng là ngành có những đặc thù riêng, đòi hỏi cơ cấu vốn và tỷ trọng vốn cao bởi sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài và giá trị lớn. Theo mặt bằng chung, công ty nào có khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế hơn sẽ ưu tiên nhiều hơn cho việc giữ lại lợi nhuận tái đầu tư đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Theo thống kê của nhóm tác giả ở bảng 2, trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, tỷ lệ các công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt giảm từ 83,3% trong năm 2013 xuống còn 51,9% trong năm 2016 và đến năm 2017 thì tăng nhẹ lên 76,7%; Hình thức chi trả cổ tức bằng cổ * Tel: 0983 498333, Email: dtpthao@ictu.edu.vn phiếu tăng dần từ 11,1% trong năm 2013 lên vọt 22,2% trong năm 2016 và giảm mạnh xuống 6,6% trong năm 2017. Hình thức chi trả bằng cả tiền mặt và cổ phiếu ngày càng được nhiều công ty áp dụng. Cụ thể từ 5,6% trong năm 2013 lên 16,7% trong năm 2017. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về chính sách cổ tức của các DN niêm yết trên thị trường [1][3]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu sử dụng giá cổ phiếu để đo lường giá trị doanh nghiệp, trong khi giá cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Do vậy, nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động trực tiếp đến chính sách cổ tức các công ty trong ngành xây dựng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ các công ty có được chính sách cổ tức tối ưu nhất. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu của về chính sách cổ tức và tác động của các nhân tố đến chính sách của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo Al-Kuwari (2009), diễn biến lợi nhuận trong tương lai và số lượng cổ phiếu thường lưu hành sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách cổ tức của công ty. Thước đo ảnh hưởng của lợi nhuận hoạt động là Thu nhập trên mỗi cổ phần (X1). [5] Đàm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 215 - 220 216 Ho. H (2003) cho rằng một công ty có Cơ hội tăng doanh thu (X2) cao sẽ cần nhiều nguồn vốn bên ngoài để mở rộng tái đầu tư, vì vậy cơ hội tăng trưởng có cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. Cơ hội tăng doanh thu được đo lường bằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm. [8] Tỷ số nợ (X3) được một số các nghiên cứu của Jensen cùng cộng sự (1992), Al-Malkawi (2008) chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều với chính sách cổ tức. Một công ty có tỷ số nợ cao sẽ chi trả cổ tức thấp để tránh các chi phí giao dịch bên ngoài.[9] [6] Nghiên cứu của T.Đ.Lộc và cộng sự (2015) có đưa ra: Khả năng thanh toán (X4) tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty. [3] Kết quả nghiên cứu của Al- Malkawi (2007) cho rằng Quy mô công ty (X5), Thời gian niêm yết (X6) và lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách cổ tức của các công ty. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người bên trong công ty và Sở hữu nhà nước (X7) cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức. [7] T.Đ.Lộc cùng cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng Khả năng kiểm soát (X8) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết. Cụ thể là, các công ty có chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc/giám đốc có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn các công ty khác. [2] Nghiên cứu thực nghiệm tại một số thị trường chứng khoán mới nổi của tác giả Adaoglu (2000) chỉ ra: các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Istanbul sử dụng chính sách cổ tức bằng tiền không ổn định. Các nhà đầu tư thích được chia cổ tức bằng tiền hơn là những kỳ vọng lãi trên vốn trong tương lai do lo ngại yếu tố rủi ro. [4] Ngoài ra, theo dữ liệu thu thập trực tiếp tại sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, các công ty niêm yết tiến hành chi trả cổ tức theo 3 hình thức: Chi trả cổ tức bằng tiền (X9); bằng cổ phiếu; vừa bằng tiền vừa bằng cổ phiếu (X10). DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập chủ yếu từ báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán và các thông tin có liên quan của 39 công ty trong lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Các dữ liệu trên được thu thập cho khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2017 trên trang web “Cophieu68.vn”. Dữ liệu này được chia làm hai phần, một phần để đánh giá thống kê mô tả đưa ra một số nhận định từ dữ liệu; và một phần dữ liệu chỉ lấy của năm 2017 để đánh giá tác động của một số yếu tố đến chính sách cổ tức của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. [10] Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu của nghiên cứu có dạng bảng nên để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các Công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết. Nhóm tác giả xây dựng các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức dựa trên các nghiên cứu trước đó. Sau đó tiến hành đánh giá dữ liệu sơ bộ (thực hiện một số kiểm định như đa cộng tuyến; tự tương quan; phương sai sai số thay đổi; hệ số tự tương quan Pearson); cuối cùng là phân tích hồi quy tuyến tính để xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau, và đưa ra kết quả. [3] Mô hình cụ thể có dạng: Yit = α + Trong đó: Biến phụ thuộc (Yit) là tỷ lệ (%) chi trả cổ tức trên mệnh giá của công ty i (i = ) ở năm t (t = 2017); Xk ((k = ) là các biến độc lập và được diễn giải chi tiết ở bảng 1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hình thức chi trả cổ tức Sau khi thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp, nhóm tác giả thống kê về hình thức chi trả cổ tức tại các công ty xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kết quả cho thấy các công ty trên áp dụng ba hình thức chi trả cổ tức như trong bảng 2, đó là: Chia cổ tức bằng tiền mặt; chia cổ tức bằng cổ phiếu; bằng cả tiền mặt và cổ phiếu. Đàm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 215 - 220 217 Bảng 1. Diễn giải cho các biến độc lập được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Tên Biến Diễn giải Kỳ vọng Thu nhập trên mỗi cổ phần (X1) (LNST – Cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi) / Số cổ phần thường lưu hành + Tốc độ tăng doanh thu (X2) [(DT2017 – DT2016)/DT2016]*100% - Tỷ số nợ (X3) (Tổng nợ/ Tổng nguồn vốn)*100% - Khả năng thanh toán (X4) TSNH/ Nợ ngắn hạn + Quy mô công ty (X5) Log(Tổng tài sản) + Thời gian niêm yết (X6) 2018 – năm công ty bắt đầu niêm yết trên TTCK + Sở hữu nhà nước (X7) Biến giả, bằng 1 nếu nhà nước chiếm từ 50% trở lên trong vốn của công ty, bằng 0 nếu ngược lại - Khả năng kiểm soát (X8) Biến giả, bằng 1 nếu công ty có chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc hoặc giám đốc, bằng 0 nếu ngược lại - Cổ tức bằng tiền (X9) Biến giả, bằng 1 nếu công ty chia cổ tức bằng tiền, bằng 0 nếu ngược lại + Cổ tức bằng tiền và cổ phiếu (X10) Biến giả, bằng 1 nếu công ty chia trả cổ tức vừa bằng tiền, vừa bằng cổ phiếu, bằng 0 nếu ngược lại + Bảng 2. Hình thức chi trả cổ tức của các công ty Loại công ty 2013 2014 2015 2016 2017 Bằng tiền mặt 83.3% 71.4% 67.8% 51.9% 76.7% Bằng cổ phiếu 11,1% 14.3% 17.9% 22.2% 6.6% Bằng tiền mặt và cổ phiếu 5.6% 14.3% 14.3% 25.9% 16.7% Tỷ trọng chi trả cổ tức Bảng 3. Tỷ trọng các công ty xây dựng chi trả cổ tức Loại công ty 2013 2014 2015 2016 2017 Không trả cổ tức 53.8% 46.2% 28.2% 30.8% 23.1% Có trả cổ tức 46.2% 53.8% 71.8% 69.2% 76.9% Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, tỷ trọng các công ty xây dựng trả cổ tức tăng đều, từ 42,6% lên 71,8%. Sau đó giảm nhẹ vào năm 2016 còn 69,2% và tăng mạnh trở lại, lên 76,9% vào năm 2017. Có thể nói, điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế và tỷ suất sinh lời trung bình của các công ty trong ngành xây dựng giai đoạn 2013 – 2017 được tái phục hồi. Đánh giá một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -0,220 3,139 -0,070 0,945 X1 0,000 0,000 -0,168 -0,887 0,382 X2 -9,356E-006 0,000 -0,079 -0,408 0,686 X3 0,032 0,027 0,239 1,169 0,252 X4 -0,001 0,003 -0,041 -0,220 0,827 X5 0,161 0,433 0,068 0,371 0,713 X6 -0,022 0,189 -0,022 -0,116 0,908 X7 -0,263 1,946 -0,027 -0,135 0,893 X8 0,427 1,763 0,052 0,242 0,810 X10 0,466 1,434 0,060 0,325 0,747 a. Biến phụ thuộc: PCS b. Square: 0,131 c. Adjusted R Square: - 0,139 d. Số quan sát: 39 Đàm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 215 - 220 218 Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách cổ tức của các Công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, trong nghiên cứu này trước tiên nhóm tác giả đánh giá sơ bộ về mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập; và giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc bằng tương quan Pearson. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá tác động của các nhân tố lên tỷ lệ % chi trả cổ tức của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết. Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình bằng Pearson cho thấy kết quả mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành chạy hồi quy cho kết quả như bảng 4. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4 trên cho thấy có các biến Thu nhập trên mỗi cổ phần (X1); Tốc độ tăng doanh thu (X2); Khả năng thanh toán (X4); Thời gian niêm yết (X6) có tác động không lớn đến chính sách cổ tức của các Công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết. Một số biến như Tỷ số nợ (X3); Quy mô công ty (X5); Khả năng kiểm soát (X8); Cổ tức bằng tiền và cổ phiếu (X10) có tác động cùng chiều; và Sở hữu nhà nước (X7) có tác động ngược chiều tới chính sách cổ tức. Khả năng kiểm soát (X8). Biến khả năng kiểm soát được sử dụng trong nghiên cứu này là biến giả (bằng 1 nếu công ty có chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc hoặc giám đốc, bằng 0 nếu ngược lại) nhằm đo lường ảnh hưởng của việc quản trị công ty đến chính sách cổ tức của Công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty có chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc/ giám đốc cao hơn các công ty khác 0,427%. Sự khác biệt về tỷ lệ cổ tức của hai nhóm công ty này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Các công ty nên chú ý đến vấn đề này, ảnh hưởng đến việc ra quyết định nhanh hay chậm và nó dấn đến sự thành bại của các công ty trong lĩnh vực xây dựng. Cổ tức bằng tiền và cổ phiếu (X10). Tương tự như biến khả năng kiểm soát, biến cổ tức bằng tiền cũng là biến giả (bằng 1 nếu công ty chi trả cổ tức bằng tiền, bằng 0 nếu ngược lại) nhằm đo lường ảnh hưởng của hình thức chi trả cổ tức đến tỷ lệ cổ tức. Kết quả phân tích cho thấy các ảnh hưởng cố định chỉ ra rằng hình thức chi trả cổ tức của các công ty (trả bằng tiền hay cổ phiếu) có ảnh hưởng đến tỷ lệ cổ tức. Cụ thể là, các công ty thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền có tỷ lệ cổ tức cao hơn các công ty khác là 0,466%. Về mặt thống kê, mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ tức và hình thức chi trả cổ tức có ý nghĩa thống kê. Hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu sẽ thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt là hình thức trả bằng tiền mặt, khả năng kiếm lời từ giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư. Vì vậy, trong giai đoạn này cổ phiếu của các công ty nào có mức chi trả cổ tức cao thì sẽ có sức hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Khi cổ phiếu có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư thì sẽ làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu và giá cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tăng cao hơn so với mặt bằng chung, làm tăng giá trị của công ty. Công ty nào duy trì trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn cho các cổ đông, như vậy lợi ích hiện tại của các cổ đông được đảm bảo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến cổ phiếu của công ty. Sở hữu nhà nước (X7), kết quả phân tích thống kê cho thấy các công ty nào có vốn của nhà nước cao thì việc chi trả cổ tức càng thấp, cho thấy nếu không để các công ty tự chủ động và có trách nhiệm với chính đồng vốn của mình bỏ ra để kinh doanh mà dựa vào sự bao bọc của nhà nước thì hoạt động sẽ không hiệu quả. Tỷ số nợ (X3) chiếm trong nguồn vốn có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng chi trả cổ tức của các Công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết. Chứng tỏ các công ty lĩnh vực xây dựng còn chưa chú trọng nhiều đến việc cân đối dòng tiền để thực hiện nghĩa vụ với các khoản nợ vay, dòng tiền giữ lại để tái đầu tư và dòng tiền trả cổ tức cho các cổ đông Quy mô công ty (X5), biến này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ chi trả cổ tức ở các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết, cho thấy một điều rằng các công ty càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả và tỷ lệ chi trả cổ tức cũng càng cao. Chỉ tiêu này phản ánh tiềm lực tài chính và có tác động lớn đến khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ của công ty, đa số các Đàm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 215 - 220 219 công ty chưa chú ý xem xét đến yếu tố này, điều này có thể dẫn tới mức cổ tức được chi trả vượt quá khả năng của công ty, công ty không có nguồn tài trợ khác để bổ sung cho nhu cầu vốn tái đầu tư. KẾT LUẬN Nội dung chính của nghiên cứu này là mô tả thực trạng chính sách cổ tức và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết. Sử dụng số liệu báo cáo tài chính của 39 công ty niêm yết, kết quả cho thấy chính sách cổ tức hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay khi mà nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam khi nền kinh tế đang hội nhập. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy còn cho thấy khả năng kiểm soát; hình thức chi trả cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu; sở hữu nhà nước là các nhân tố có tác động sâu sắc đến chính sách cổ tức của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trái ngược với nhiều nghiên cứu đã được công bố, nghiên cứu này tại các công ty lĩnh vực xây dựng không thấy được mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phiếu, khả năng thanh toán, tốc độ tăng doanh thu, thời gian niêm yết. Các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết cần chú ý xây dựng quy trình chi trả cổ tức hợp lý dựa trên hai nhân tố chính là kết quả kinh doanh và chi phí lãi vay. Chính sách cổ tức phải gắn liền với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, điều này các công ty phải chú ý đến nhân tố khả năng kiểm soát và chi trả cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu. Nâng cao vai trò của ban kiểm soát, chú trọng vấn đề khả năng kiểm soát của mình, tránh tình trạng việc ra quyết định trong kinh doanh của công ty do nhiều người chi phối quá sẽ làm giảm đi tính hiệu quả của việc ra quyết định. Chính sách chi trả cổ tức cần được xây dựng dựa trên tỷ số nợ và quy mô của công ty để giảm rủi ro về nợ khó trả của các công ty lĩnh vực xây dựng niêm yết khi làm ăn không hiệu quả, nhưng vẫn thổi phồng làm tăng giá trị cổ phiếu của công ty. Bài báo là sản phẩm khoa học của đề tài: “Đánh giá một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của một số công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” có mã số T2018-07-21 được tài trợ bởi kinh phí của Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thị Quyên (2016), Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Trương Đông Lộc (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 38, tr. 67-74. 3. Trương Đông Lộc (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức vủa các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”, Tạp chí Khoa học đào tạo và Ngân hàng, Số 135, tr. 37-45. 4. Adaoglu, Cahut (2000), “Instability in the dividend policy of
Tài liệu liên quan