Mục tiêu: Đánh giá quá phát cuốn mũi dưới ở bệnh nhân vẹo vách ngăn qua nội soi và CTScan.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích.
Phương pháp: Khảo sát cuốn mũi dưới quá phát ở bệnh nhân vẹo vách ngăn dựa trên lâm sàng, nội soi mũi
xoang và CT-scan.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 320 bệnh nhân tại BV ĐHYD TpHCM từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 6
năm 2010 gồm 141 (44,06%) nam và 179 nữ (55,94%). Độ tuổi từ 18 đến 70 (trung bình là 38 tuổi). Trong
nghiên cứu này có 54 (16,87%) bệnh nhân không bị vẹo vách ngăn và 266 (83,13%) bị vẹo vách ngăn. Trong
nhóm vẹo vách ngăn có 129 (48,49%) bệnh nhân bị vẹo vách ngăn sang phải và 137 (51,51%) bị vẹo vách ngăn
sang trái. Chúng tôi tiến hành khảo sát kích thước chiều ngang cuốn mũi dưới nhóm vẹo vách ngăn phải theo
từng đoạn: đoạn trước bên trái (12,39mm); đoạn giữa bên trái (13,95mm); đoạn sau bên trái (11,94mm); đoạn
trước bên phải (10,08mm); đoạn giữa bên phải (11,17mm) và đoạn sau bên phải (11,81mm). Tương tự như vậy
ở nhóm vẹo vách ngăn trái do được đoạn trước bên trái (8,64mm); đoạn giữa bên trái (11,37mm); đoạn sau bên
trái (11,85mm); đoạn trước bên phải (12,29mm); đoạn giữa bên phải (13,47mm) và đoạn sau bên phải
(12,08mm). Có mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và quá phát đoạn giữa của cuốn mũi dưới đối bên với vách
ngăn bị vẹo.
Kết luận: Cuốn mũi dưới quá phát nhiều nhất ở 1/3 giữa. Niêm mạc mặt trong cuốn mũi quá phát nhiều
hơn so với phần xương và niêm mạc mặt ngoài. Không chỉ có phần niêm mạc quá phát mà phần xương cũng quá
phát làm tăng trở kháng mũi ở 1/3 trước. Chụp cắt lớp điện toán là kỹ thuật không xâm lấn hữu ích trong việc
đánh giá các thành phần giải phẫu của cuốn mũi dưới. CTscan có ích cho phẫu thuật viên trong việc xác định
thành phần nào quá phát trước khi phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá quá phát cuốn mũi dưới ở bệnh nhân vẹo vách ngăn qua nội soi và CTScan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 183
ĐÁNH GIÁ QUÁ PHÁT CUỐN MŨI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN VẸO VÁCH NGĂN
QUA NỘI SOI VÀ CTSCAN
Lương Trọng Nghĩa*, Lâm Huyền Trân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá quá phát cuốn mũi dưới ở bệnh nhân vẹo vách ngăn qua nội soi và CTScan.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích.
Phương pháp: Khảo sát cuốn mũi dưới quá phát ở bệnh nhân vẹo vách ngăn dựa trên lâm sàng, nội soi mũi
xoang và CT-scan.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 320 bệnh nhân tại BV ĐHYD TpHCM từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 6
năm 2010 gồm 141 (44,06%) nam và 179 nữ (55,94%). Độ tuổi từ 18 đến 70 (trung bình là 38 tuổi). Trong
nghiên cứu này có 54 (16,87%) bệnh nhân không bị vẹo vách ngăn và 266 (83,13%) bị vẹo vách ngăn. Trong
nhóm vẹo vách ngăn có 129 (48,49%) bệnh nhân bị vẹo vách ngăn sang phải và 137 (51,51%) bị vẹo vách ngăn
sang trái. Chúng tôi tiến hành khảo sát kích thước chiều ngang cuốn mũi dưới nhóm vẹo vách ngăn phải theo
từng đoạn: đoạn trước bên trái (12,39mm); đoạn giữa bên trái (13,95mm); đoạn sau bên trái (11,94mm); đoạn
trước bên phải (10,08mm); đoạn giữa bên phải (11,17mm) và đoạn sau bên phải (11,81mm). Tương tự như vậy
ở nhóm vẹo vách ngăn trái do được đoạn trước bên trái (8,64mm); đoạn giữa bên trái (11,37mm); đoạn sau bên
trái (11,85mm); đoạn trước bên phải (12,29mm); đoạn giữa bên phải (13,47mm) và đoạn sau bên phải
(12,08mm). Có mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và quá phát đoạn giữa của cuốn mũi dưới đối bên với vách
ngăn bị vẹo.
Kết luận: Cuốn mũi dưới quá phát nhiều nhất ở 1/3 giữa. Niêm mạc mặt trong cuốn mũi quá phát nhiều
hơn so với phần xương và niêm mạc mặt ngoài. Không chỉ có phần niêm mạc quá phát mà phần xương cũng quá
phát làm tăng trở kháng mũi ở 1/3 trước. Chụp cắt lớp điện toán là kỹ thuật không xâm lấn hữu ích trong việc
đánh giá các thành phần giải phẫu của cuốn mũi dưới. CTscan có ích cho phẫu thuật viên trong việc xác định
thành phần nào quá phát trước khi phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới.
Từ khóa : quá phát cuốn mũi dưới.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF THE INFERIOR HYPERTROPHIC TURBINATE BY ENDOSCOPY AND
COMPUTED TOMOGRAPHY IN PATIENTS WITH DEVIATED NASAL SEPTUM
Luong Trong Nghia, Lam Huyen Tran
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 183 - 187
Purpose: The correlation between nasal septum deviation and hypertrophy of inferior turbinate.
Study design: cross-section and analysis.
Method: The correlation between nasal septum deviation and hypertrophy of inferior turbinate. base on the
endoscope and CT-scan.
Result: Our study have 320 cases between Nov.2009 and June.2010 at University of Medecin and
pharmacy’s Hospital with 141 (44.06%) males and 179 females (55.94%). The patients ranged in age from 18 to
70 years (mean age, 38 years). This study, 54 (16.87%) patients with no nasal deviation and 266 (83.13%)
* Bệnh viện đa khoa huyện Bình Chánh, ** Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc : BS Lương Trọng Nghĩa ĐT: 0908485051 Email :nghiabc@ymail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 184
patients with nasal deviation. Nasal deviation group have 129 (48.49%) on the right and 137 (51,51%) on the
left. Measuring of the inferior turbinate in the right deviation: left-anterior (12.39mm); left-middle (13.95mm);
left-posterior (11.94mm); right-anterior (10.08mm); right-middle (11.17mm) and right-posterior (11.81mm).The
same, measuring of the inferior turbinate in the right deviation: left-anterior (8.64mm); left-middle (11.37mm);
left-posterior (11.85mm); right-anterior (12.29mm); right-middle (13.47mm) and right-posterior (12.08mm).
There was statistical correlation between hypertrophy of anterior and middle segments of the contralateral inferior
turbinate and nasal septum deviation.
Conclusion: The inferior turbinate is hypertrophic at middle part. The medial mucosa undergoes maximum
hypertrophy as compared to the bone and the lateral mucosa. It is not only the mucosal component which gests
hypertrophied but also the bone which also undergoes hypertrophy and adds to increased nasal resistance in the
anterior part of the nose. Currently, Computed tomography is a non invasive technique in assessing the
anatomical composition of inferior nasal concha. Preoperative CTscan helps the surgeon in deciding the treatment
modality of turbinoplasty depending upon the type of hypertrophy.
Key word: hypertrophic inferior turbinate.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu các nhà khoa học đã mô tả cuốn mũi
dưới quá phát đối bên vẹo vách ngăn. Có nhiều
giả thuyết đưa ra giải thích hiện tương này. Một
trong những giả thuyết đó là: Khi vách ngăn vẹo
sang 1 bên, khoảng trống còn lại được lấp đầy
bằng hiện tượng quá phát cuốn mũi dưới bù trừ.
Nếu không có cơ chế này thì khoảng trống của
bên vách ngăn lõm sẽ có luồng không khí đi vào
nhiều quá mức làm cho mũi bị khô và đóng vẩy.
Trong số 3 cuốn mũi thì cuốn mũi dưới dễ bị phì
đại nhất(6).
Dù có nhiều cải tiến về kỹ thuật phẫu thuật
chỉnh hình vách ngăn vẫn có những trường hợp
thất bại. Các tác giả ghi nhận rằng sau khi phẫu
thuật chỉnh hình vách ngăn, cuốn mũi dưới quá
phát này không có khả năng phục hồi một cách
tự nhiên, nếu như có phục hồi thì trong một thời
gian rất lâu(38,7). Vì vậy, cuốn mũi dưới quá phát
có thể đẩy vách ngăn vẹo trở lại. Ngay cả trong
những trường hợp vách ngăn được chỉnh về
đường giữa nhưng bệnh nhân vẫn có hiện tượng
nghẹt mũi do hẹp hốc mũi (nghẹt mũi thứ phát
do cuốn mũi dưới quá phát bù trừ). Vì vậy,
nhiều tác giả mạnh dạn đề nghị trong những
trường hợp có hiện tượng quá phát bù trừ thì
nên chỉnh hình cuốn mũi dưới cùng lúc với
phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn ngăn(1,9).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu
Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám
tai mũi họng của bệnh viện Đại Học Y Dược
TPHCM trong thời gian từ tháng 12/2009 đến
tháng 5/2010.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám
Tai Mũi Họng Bệnh Viện Đại Học Y Dược được
chỉ định chụp CTScan và nội soi mũi xoang.
- Không phân biệt: Nghề nghiệp, giới, nơi cư
trú
- Các bệnh nhân đến khám được nội soi và
CTScan chia làm 2 nhóm:
° Nhóm bệnh nhân có vách ngăn thẳng.
° Nhóm bệnh nhân có vách ngăn vẹo.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi.
- Các bệnh nhân có tiền sử đã phẫu thuật
chỉnh hình vách ngăn mũi.
- Các bệnh nhân có can thiệp vào cuốn mũi
dưới trước đó (đốt điện, chích thuốc, bẻ cuốn,
phẩu thuật cuốn mũi).
- Thủng vách ngăn do bệnh lý (U hạt, giang
mai,).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 185
- Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư vùng tai
mũi họng và đầu cổ.
- Bệnh nhân viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận
mạch.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiêu cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân
tích Chúng tôi chọn mẫu là 320 bệnh nhân
Cách tiến hành
Đánh giá vách ngăn và cuốn mũi dưới qua
nội soi mũi xoang và CTScan các xoang cạnh
mũi.
Xác định mốc và đo kích thước các thành
phần cuốn mũi dưới (mm)
Chúng tôi xác định mốc và đo kích thước
trên máy tính với phần mềm D-com của máy
GE.
Đo kích thước xương Đo kích thước mô mềm
Đo theo chiều ngang nơi cuốn mũi dưới lớn
nhất trên các lát cắt
- 1/3 đoạn trước cuốn mũi dưới : Đo ở các lát
cắt đoạn trước.
- 1/3 đoạn giữa cuốn mũi dưới : Đo ở các lát
cắt đoạn giữa.
- 1/3 đoạn sau cuốn mũi dưới : Đo ở các lát
cắt ở đoạn sau.
Đo kích thước xương tương tự
Tính kích thước trung bình
Sau khi đo chọn các kích thước lớn nhất các
thành phần cuốn mũi dưới ở mỗi đoạn và dựa
vào các kích thước này chúng tôi tính ra kích
thước trung bình:
° Xương cuốn mũi dưới 1/3 trước, giữa, sau
bên trái và bên phải.
° 1/3 Đoạn trước cuốn mũi dưới bên trái và
bên phải.
° 1/3 đoạn giữa cuốn mũi dưới bên trái và
bên phải.
° 1/3 đoạn sau cuốn mũi dưới bên trái và bên
phải.
Xử lí số liệu
Các số liệu được mã hóa vào phần mềm
SPSS 11.5 tính trung bình các kích thước này. So
sánh kích thước trung bình tương ứng ở nhóm
bệnh và nhóm chứng qua các phép kiểm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới
Bảng1: Phân phối giới tính ở nhóm vách ngăn không
vẹo
Nam Nữ Nhóm không vẹo
vách ngăn 25 người
46.3%
29 người
53.7%
Nhóm vẹo vách
ngăn
116 người
43.7%
150 người
57.3%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 186
Tuổi
Bảng 2:Phân phối tuổi ở nhóm chứng
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Tuổi nhóm vách ngăn
không vẹo
60 20 38.93 9.329
Tuổi nhóm vách ngăn
vẹo
70 18 38,97 11,27
Kích thước đoạn trước, giữa và đoạn sau
cuốn mũi dưới ở nhóm vách ngăn không
vẹo
KTTB đoạn trước cuốn mũi dưới bên trái
(TT): 8.86 ± 2.44.
KTTB đoạn giữa cuốn mũi dưới bên trái
(GT): 11.32 ± 3.58.
KTTB đoạn sau cuốn mũi dưới bên trái (ST):
11.54 ± 2.08.
KTTB đoạn trước cuốn mũi dưới bên phải
(TP): 9.21 ± 2.37.
KTTB đoạn giữa cuốn mũi dưới bên phải
(GP) : 11.66 ± 3.42.
KTTB đoạn sau cuốn mũi dưới bên phải (SP)
: 11.88 ± 2.79.
So sánh kích thước các thành phần cuốn
mũi dưới nhóm vẹo vách ngăn với nhóm
không vẹo vách ngăn
Ở nhóm vẹo vách ngăn chúng tôi tính kích
thước trung bình các thành phần cuốn mũi dưới
và dùng phép kiểm định trung bình hai mẫu
độc lập (t-test) so sánh với nhóm chứng.
So sánh kích thước chiều ngang cuốn mũi dưới
nhóm vẹo vách ngăn phải với nhóm chứng
Bảng 3: So sánh kích thước chiều ngang cuốn mũi
dưới nhóm vẹo vách ngăn phải với nhóm chứng
TT GT ST TP GP SP
Nhóm chứng 8.86 11.32 11.54 9.21 11.66 11.88
Vẹo vách
ngăn phải
12.39 13.95 11.94 10.08 11.17 11.81
p 0.625 0.027 0.127 0.298 0.235 0.784
Nhận xét: Chúng tôi tiến hành khảo sát kích
thước chiều ngang cuốn mũi dưới nhóm vẹo
vách ngăn phải với nhóm chứng theo từng
đoạn : TT : đoạn trước bên trái ; GT : đoạn giữa
bên trái ; ST : đoạn sau bên trái ; TP : đoạn trước
bên phải ; GP : đoạn giữa bên phải và SP : đoạn
sau bên phải. qua số liệu trên chúng tôi nhận
thấy đoạn giữa bên trái (GT) quá phát có ý nghĩa
thống kê. Như vậy vẹo vách ngăn bên phải có
ảnh hưởng đến sự quá phát đoạn giữa cuốn mũi
dưới bên trái.
Bảng 4: So sánh phần xương của cuốn mũi dưới
nhóm vẹo vách ngăn phải với nhóm chứng
XƯƠNG
Đoạn trước Đoạn giữa Đoạn sau
Trái Phải Trái Phải Trái Phải
Nhóm chứng 2.82 2.75 3.53 3.61 1.35 1.36
Vẹo vách ngăn
phải
3.04 2.77 3.52 3.57 1.43 1.37
p 0.009 0.135 0.147 0.235 0.076 0.351
Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy rằng đoạn
trước của xương cuốn mũi dưới bên trái quá
phát có ý nghĩa thống kê.
So sánh kích thước các thành phần cuốn mũi
dưới nhóm vẹo vách ngăn trái với nhóm
chứng
Bảng 5: So sánh kích thước chiều ngang cuốn mũi
dưới nhóm vẹo vách ngăn trái với nhóm chứng
TT GT ST TP GP SP
Nhóm chứng 8.86 11.32 11.54 9.21 11.66 11.88
Vẹo vách ngăn trái 8.64 11.37 11.85 12.29 13.47 12.08
p 0.327 0.730 0.531 0.073 0.042 0.732
Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy rằng đoạn
giữa của cuốn mũi dưới bên phải quá phát có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 6: So sánh kích thước xương cuốn mũi dưới
nhóm vẹo vách ngăn trái với nhóm chứng
XƯƠNG
Đoạn trước Đoạn giữa Đoạn sau
Trái Phải Trái Phải Trái Phải
Nhóm chứng 2.82 2.75 3.53 3.61 1.35 1.36
Vẹo vách ngăn trái 2.78 3.13 2.49 2.65 1.37 1.37
p 0.149 0.325 0.147 0.256 0.076 0.341
Nhận xét: Sự khác biệt so với nhóm chứng
không có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu cuốn mũi dưới của 320
trường hợp đến khám tại phòng khám Tai Mũi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 187
Họng bệnh viện Đại Học Y Dược, chúng tôi
nhận thấy:
Cuốn mũi dưới ở người không vẹo vách
ngăn: Thường cân xứng hai bên. Khi khám qua
nội soi hoặc chụp CTScan cũng có thể phát hiện
cuốn mũi dưới to một bên điều này có thể là do
chu kỳ mũi(1).
Cuốn mũi dưới ở người vẹo vách ngăn: Ở
người vẹo vách ngăn có hiện tượng quá phát bù
trừ cuốn mũi dưới đối bên với vách ngăn bị vẹo
do cơ chế cân bằng đối trọng(4,5,7). Vị trí quá phát
cuốn mũi dưới quá phát thường gặp nhất là
phần giữa và phần trước. Thành phần quá phát
chủ yếu là mô mềm và xương. Mô mềm mặt
trong cuốn mũi dưới quá phát nhiều hơn mô
mềm mặt ngoài. Về hình dạng xương cuốn dưới
cũng gồm 3 dạng chính là dạng phiến, dạng đặc
và dạng hỗn hợp thường quá phát đoạn trước.
Trong bệnh lí vẹo vách ngăn đặc biệt lưu ý tình
trạng cuốn mũi dưới đối bên. Nếu có hiện tượng
quá phát nên can thiệp cùng lúc phẫu thuật
chỉnh hình vách ngăn nhất là ở đoạn giữa và
đoạn trước mô mềm hay ở xương nhằm đạt hiệu
quả cao nhất(1,9).
Nội soi giúp xác định vị trí khác biệt ở phần
trước, phần giữa hay phần sau của cuốn mũi
nhưng nội soi không thể cho biết được là quá
phát xương hay mô mềm. CTscan là phương
tiện khảo sát giúp đánh giá được tình trạng quá
phát cuốn mũi dưới một cách khách quan, có thể
định lượng được và là phương pháp không xâm
lấn có thể áp dụng rộng rãi(2).
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ quá phát cuốn mũi
dưới bên phải và trái ở bệnh nhân vẹo vách
ngăn có kết quả không khác nhau, với các đặc
điểm: Phần giữa là quá phát nhiều nhất, kế đến
là phần trước và phần sau thì rất ít. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu cuốn mũi dưới trên
phim CTscan của Uzun(9) và Buyukertan(3). Quá
phát xương đơn thuần ở phần trước có tỉ lệ cao
gấp nhiều lần so với vị trí khác. Tuy nhiên
không có sự tương quan giữa mức độ vẹo và
quá phát cuốn mũi dưới.
KẾT LUẬN
Cuốn mũi dưới ở người không vẹo vách
ngăn thường cân xứng hai bên.
Cuốn mũi dưới ở người vẹo vách ngăn có
hiện tượng quá phát bù trừ cuốn mũi dưới đối
bên với vách ngăn bị vẹo và vị trí quá phát
cuốn mũi dưới quá phát thường gặp nhất là
phần giữa.
Không có sự tương quan giữa mức độ vẹo
và quá phát cuốn mũi dưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akoglu E, Karazincir S, Balci A, Okuyucu S, Sumbas H, and
Dagli AS, (2007). “ Evaluation of the turbinate hypertrophy by
computed tomography in patients with Deviated Nasal
Septum ”, Otolaryngology – Head and Neck Surgery, page
136, 380 – 384.
2. Berger G, Hammel I, Berger R, Avraham S, Ophir D (2000),
Histopathology of the inferior nasal concha with
compensatory hypertrophy in patients with deviated na sal
septum. Laryngoscope, 111(12) : 2100-5.
3. Buyukertan M., N. Keklikoglu, G. Kokten (2002). “A
morphometric consideration of nasal septal deviations by
people with paranasal complaints; a computed tomography
study”, Rhinology, 41, 21 – 24, 2002.
4. Egeli E, Demirci L, Yazici B, et al (2004). Evaluation of the
inferior turbinate in patients with deviated nasal septum by
using computed tomography. Laryngoscope, 114 : 113-7.
5. Illum P. (1997). “Septoplasty and compensatory inferior
turbinate hypertrophy : long-term results after randomized
turbinoplasty”, Eur Arch Otorhinolaryngol (1997) 254
(Suppl.1) : S89-S92.
6. Nguyễn Đình Bảng (1993). “ Tập tranh giãi phẩu tai mũi
họng”. biên soạn lại từ nhiều tài liệu nước ngoài của F.legent,
L.perlemuter, CL.vandenbrouck. Cấu trúc vách ngăn mũi,Vụ
Khoa Học và Đào Tạo – Bộ Y Tế Hà Nội, trang 113
7. Trần Đình Khả (2006)“ Điều trị nghẹt mũi do quá phát niêm
mạc cuốn dưới bằng đốt điện lưỡng cực dưới niêm mạc ”
Luận văn bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược TPHCM.
8. Trần Việt Hồng (2002). “Ứng dụng Laser C02 điều trị viêm
phì đại cuốn mũi dưới ”. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y
dược Tp. Hồ Chí Minh
9. Uzun L, Ugur MB, Savranlar A, et al (2004). Classification of
the inferior turbinate bones : a computed tomography study.
Eur J Radiol, 51 : 241-5.