Đánh giá tác dụng phụ của cycloferon trong điều trị viêm gan virut mạn tính

Mục tiêu: đánh giá các tác dụng phụ của cycloferon, một chất kích thích sinh interferon, trong điều trị viêm gan mạn tính do virut. Phương pháp: hồi cứu các bệnh án từ tháng 6/2008- 6/2010 của bệnh nhân nhập viện để được điều trị viêm gan mạn tính do virut B và C. Phác đồ được dùng là cycloferon phối hợp với lamivudine hay ribaverin. Ghi nhận số lượng copy HBV DNA/HCV RNA trước và sau khi điều trị được 03 đợt và các chỉ số xét nghiệm về men gan, biliburin, tiểu cầu, urê huyết, creatinin huyết và các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị. Kết quả: tám mươi bệnh nhân được chẩn đoán HCV mạn và HBV mạn theo APSLD 2009. Các bệnh nhân này đều có số lượng men gan và copy HBV DNA/HCV RNA cao khi nhập viện, điều trị HBV bằng Cycloferon và Lamivudin, điều trị điều trị HCV bằng Cycloferon và Ribaverin. Qua 03 đợt điều trị số lượng copy HBV DNA/HCV RNA giảm đáng kể (99%). Lượng men gan AST và ALT cũng được cải thiện (giảm 60-70% so với lúc đầu ). Các tác dụng phụ gặp chủ yếu là cảm giác mệt mỏi, ngứa, chậm tiêu và khó ngủ. Vài trường hợp đau mỏi cơ, chóng mặt, ho cũng được ghi nhận. Các triệu chứng này xảy ra với tỷ lệ thấp và giảm dần qua các đợt điều trị mà không cần phải can thiệp bằng thuốc hay thay đổi phác đồ điều trị. Kết luận: cycloferon có hiệu quả góp phần vào điều trị viêm gan mạn tính do virut với tỷ lệ tác dụng phụ ít, giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn. Do đó có thể sử dụng cyrcloferon trong các phác đồ phối hợp để điều trị viêm gan mạn tính do virut.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác dụng phụ của cycloferon trong điều trị viêm gan virut mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 260 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ CỦA CYCLOFERON TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT MẠN TÍNH Trần Thị Ánh Loan*, Đỗ Thị Hồng Hà*, Lê Thị Kim Nhung* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá các tác dụng phụ của cycloferon, một chất kích thích sinh interferon, trong điều trị viêm gan mạn tính do virut. Phương pháp: hồi cứu các bệnh án từ tháng 6/2008- 6/2010 của bệnh nhân nhập viện để được điều trị viêm gan mạn tính do virut B và C. Phác đồ được dùng là cycloferon phối hợp với lamivudine hay ribaverin. Ghi nhận số lượng copy HBV DNA/HCV RNA trước và sau khi điều trị được 03 đợt và các chỉ số xét nghiệm về men gan, biliburin, tiểu cầu, urê huyết, creatinin huyếtvà các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị. Kết quả: tám mươi bệnh nhân được chẩn đoán HCV mạn và HBV mạn theo APSLD 2009. Các bệnh nhân này đều có số lượng men gan và copy HBV DNA/HCV RNA cao khi nhập viện, điều trị HBV bằng Cycloferon và Lamivudin, điều trị điều trị HCV bằng Cycloferon và Ribaverin. Qua 03 đợt điều trị số lượng copy HBV DNA/HCV RNA giảm đáng kể (99%). Lượng men gan AST và ALT cũng được cải thiện (giảm 60-70% so với lúc đầu ). Các tác dụng phụ gặp chủ yếu là cảm giác mệt mỏi, ngứa, chậm tiêu và khó ngủ. Vài trường hợp đau mỏi cơ, chóng mặt, ho cũng được ghi nhận. Các triệu chứng này xảy ra với tỷ lệ thấp và giảm dần qua các đợt điều trị mà không cần phải can thiệp bằng thuốc hay thay đổi phác đồ điều trị. Kết luận: cycloferon có hiệu quả góp phần vào điều trị viêm gan mạn tính do virut với tỷ lệ tác dụng phụ ít, giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn. Do đó có thể sử dụng cyrcloferon trong các phác đồ phối hợp để điều trị viêm gan mạn tính do virut. Từ khóa: HBV,HCV, chất kích thích sinh interferon, viêm gan mạn tính do virut, tác dụng phụ. ABSTRACT SIDE-EFFECTS OF CYCLOFERON IN THE TREATMENT OF CHRONIC VIRAL HEPATITIS Tran Thi Anh Loan, Do Thi Hong Ha, Le Thi Kim Nhung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 260 - 263 Objectives: to assess side-effects of cycloferon, an interferon inducer, in the treatment of chronic viral hepatitis. Methods: records of patients from June 2008 to June 2010 admitted with chronic viral hepatitis B and C were reviewed. Treatment regimens consisted of cycloferon combined with lamivudine or ribazole. Number of HBV DNA/HCV RNA copies on admission and after 03 rounds of treatment were recorded, as well as concentration of liver enzymes, bilirubin, platelets, BUN, creatininemia and side-effects encountered during therapy were also reported. Results: There were eighty patients with chronic viral hepatitis B and C according to APSLD 2009 classification. Their number of HBV DNA/HCV RNA copies as well as liver enzyme concentrations were high on admission. Treatment regimens were Cycloferon plus Lamivudin (for HBV) and Cycloferon plus Ribaverin (for HCV). After 03 rounds of treatment the number of HBV DNA/HCV RNA copies were reduced by 99% and liver * Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. CKI. Trần Thị Ánh Loan ĐT: 0983100771 Email: bsanhloan@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 261 enzymes decreased by 60-70%. Side-effects encountered were mainly malaise sensation, pruritus, indigestion and sleep disturbances. Some cases of muscular aches, dizziness, cough were also reported. These side-effects were mild and of low incidence and do not require intervention or modification of the treatment regimen. Conclusion: cycloferon contributed to the outcome of treatment of chronic viral hepatitis with low incidence of side-effects, enhancing the patients’ compliance to the treatment. Application of cycloferon in the treatment of chronic viral hepatitis is sound. Key words: Hepatitis B virus, Hepatitis C virus, cycloferon, interferon inducer, chronic viral hepatitis, side- effects. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan virut mạn tính là một vấn đề lớn về y tế do số người mắc nhiều và việc điều trị còn rất khó khăn. Tại Việt Nam nhiễm virút viêm gan B chiếm 10% đến 20% tổng dân số và là nguyên nhân gây ra tới hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan trong nước(6). Mối quan tâm về viêm gan C ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Đặc biệt những người tiêm chích ma túy có tỷ lệ nhiễm viêm gan C rất cao có thể tới 98,5%(6). Các phác đồ điều trị dùng đơn thuần hay phối hợp các thuốc interferon, peginterferon, adefovir, lamivudine, ribaravine, telbivudine đều có các tác dụng phụ gây trở ngại cho việc bệnh nhân tuân thủ điều trị(3,1,4). Từ những năm sau 1966, các nhà khoa học CHLB Nga đã khám phá ra nhiều chất có vai trò kích thích sinh interferon (interferonogen) như Hepon, Cycloferon, Amyxin, Arbidol, Amizon, đã được ứng dụng trong điều trị các bệnh nhiễm virut(5). Cycloferon, với tác dụnag kích thích các tế bào B, đại thực bào và các tế bào và mô khác để sản xuất ra các interferon alpha và bêta, đã được áp dụng vào trị liệu một số bệnh do vi khuẩn và virut trong đó có các bệnh viêm gan mạn tính do siêu vi B và C(2). Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác dụng phụ của cycloferon trong điều trị viêm gan virut mạn tính qua hồi cứu các bệnh án nhập viện tại Bệnh viện Thống Nhất các năm gần đây. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Từ tháng 6/2008- 6/2010 gồm có 80 bệnh nhân Chẩn đoán viêm gan mạn theo tiêu chuẩn APASL 2008 Điều trị theo phác đồ + HBV: Cycloferon với Lamivudine + HCV: Cycloferon với Ribaverin Bệnh án của các bệnh nhân nhập viện để điều trị viêm gan mạn tính do virut B và C được hồi cứu. Các thông tin về số lượng copy HBV DNA/HCV RNA khi nhập viện và sau 3 đợt điều trị được thu thập, cũng như các chỉ số về men gan AST, ALT, bilirubin toàn phần và trực tiếp, tiểu cầu, urê huyết, creatinin máu, đường huyết, alpha-FP và ferritin của các đợt điều trị cùng với các triệu chứng lâm sàng được ghi nhận. Các số liệu được xử lý với phần mềm SPSS 11. 5 để tính trung bình và độ lệch chuẩn. Các triệu chứng nghi ngờ là tác dụng phụ được thống kê. Tác dụng phụ được định nghĩa là một tác dụng bất lợi và không mong muốn của một dược phẩm khi được dùng để điều trị bệnh và có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua 80 bệnh án viêm gan virut mạn tính Bảng 1: Phân bố và tuổi trung bình của bệnh nhân theo nhóm bệnh Nhóm bệnh Viêm gan siêu vi B mạn Viêm gan siêu vi C mạn Số bệnh nhân 53 (nam: 39, nữ: 14) 27 (nam: 16, nữ: 11) Tuổi trung bình 53,8 ± 2,0 65,2 ± 1,7 (tối thiểu – tối đa) (25 – 77) (48 – 84) Bảng 2: Các kết quả xét nghiệm trước khi được điều trị Nhóm bệnh nhân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 262 Viêm gan siêu vi B mạn Viêm gan siêu vi C mạn Trung bình (tối thiểu – tối đa) Trung bình (tối thiểu – tối đa) HBV DNA 1,54 x10 7 ± 3,66 x106 3,78 x107 ± 2,73 x107 HCV RNA copies /ml trước điều trị (3,9 x104 – 12 x107) (3,2 x104 – 73,4 x107) AST (U/L) 100,4 ± 6,9 (38 – 270) 110,8 ± 7,0 (64 – 196) ALT (U/L) 93,3 ± 11,4 (40 – 600) 104,7 ± 9,2 (42 – 227) Bilirubin toàn phần (µmol/L) 15,7 ± 0,5 (8,5 – 32,9) 14,7 ± 0,7 (8,7 – 22) Bilirubin trực tiếp (µmol/L) 4,4 ± 1,8 (1,2 – 97) 3,2 ± 0,2 (1,6 – 6,7) Tiểu cầu (x 109/L) 199,0 ± 8,9 (76 – 315) 176,2 ± 11,6 (93 – 290) Urê huyết (mmol/L) 5,1 ± 0,1 (2,3 – 9,0) 4,9 ± 0,2 (2,7 – 7,6) Creatinin máu (mol/L) 93,9 ± 1,8 (62 – 124) 92,3 ± 4,6 (9,3 – 120) Đường huyết (mmol/L) 5,4 ± 0,1 (4,0 – 8,2) 5,5 ± 0,1 (4,3 – 7,3) αFP (g/L) 3,5 ± 0,5 (1,2 – 18,3) 6,7 ± 1,2 (1,2 – 26,6) Ferritin (g/L) 368,8 ± 38,5 (77,9 – 1119) 754,0 ± 107,9 (150,9 – 2000) Các bệnh nhân đều có lượng men gan AST, ALT và số copy HBV DNA/HCV RNA cao khi nhập viện. Bảng 3: Định lượng copy DNA/RNA sau khi được điều trị 03 đợt Nhóm bệnh nhân Viêm gan siêu vi B mạn Viêm gan siêu vi C mạn Trung bình (tối thiểu – tối đa) Trung bình (tối thiểu – tối đa) HBV DNA 10,7 x103 ± 2 x103 22,1 x104 ± 21,4 x104 HCV RNA copies /ml (0 – 7,3 x104) (110 – 58 x105) Kết quả định lượng cho thấy số lượng copy HBV DNA/HCV RNA giảm đáng kể sau 03 đợt điều trị (trung bình giảm được hơn 99% so với lúc bắt đầu điều trị). Có 03 trường hợp định lượng HBV DNA cho kết quả âm tính sau 03 đợt điều trị. Bảng 4: Các trị số men gan sau khi được điều trị 03 đợt Nhóm bệnh nhân Viêm gan siêu vi B mạn Viêm gan siêu vi C mạn Trung bình (tối thiểu – tối đa) Trung bình (tối thiểu – tối đa) AST (U/L) 37,0 ± 1,4 (25 – 74) 44,5 ± 3,2 (25 – 80) ALT (U/L) 28,4 ± 0,6 (20 – 43) 35,9 ± 3,1 (20 – 97) Sau khi được điều trị 03 đợt, trị số AST giảm 60% so với lúc nhập viện. Trị số ALT cũng giảm được 66-70% so với ban đầu. Bảng 5: Các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị Tỷ lệ gặp (%) Ghi chú Mệt mỏi 11,2 – 28,7 Giảm dần và chỉ gặp trong 03 đợt điều trị đầu tiên Chậm tiêu 2,5 – 6,2 Giảm dần và chỉ gặp trong 03 đợt điều trị đầu tiên Kém ăn 1,2 – 5 Giảm dần và chỉ gặp trong 03 đợt điều trị đầu tiên Ngứa 7,5 – 11,2 Giảm dần và chỉ gặp trong 03 đợt điều trị đầu tiên Chóng mặt 1,2 Chỉ gặp trong 02 đợt điều trị đầu tiên Khó ngủ 1,2 – 7,5 Giảm dần và chỉ gặp trong 03 đợt điều trị đầu tiên Đau mỏi cơ 1,2 Chỉ gặp trong 03 đợt điều trị đầu tiên Ho 1,2 Chỉ gặp trong 03 đợt điều trị đầu tiên Các triệu chứng thường là nhẹ, giảm dần qua các đợt điều trị và không cần phải can thiệp bằng thuốc hay phải thay đổi phác đồ điều trị. Một số than phiền khác cũng được ghi nhận, nhưng có thể là do bệnh gây ra khi chưa được điều trị nên không được xét đến. BÀN LUẬN Số bệnh án được hồi cứu còn ít so với số lượng thực tế được điều trị tại bệnh viện Thống Nhất. Các bệnh nhân được đánh giá đều hội đủ tiêu chuẩn để được điều trị viêm gan mạn tính do virut. Các phác đồ cycloferon phối hợp với lamivudine hay ribazole đều hiệu quả trong việc làm giảm lượng copy HBV DNA và HVC RNA sau 03 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 263 đợt điều trị. Các trị số men gan cũng được cải thiện đáng kể dù liệu trình chưa kết thúc. Các tác dụng phụ được ghi nhận chủ yếu là cảm giác mệt mỏi, ngứa, chậm tiêu, khó ngủ. Vài trường hợp đau mỏi cơ, chóng mặt, ho cũng được ghi nhận. Các triệu chứng này xảy ra với tỷ lệ thấp và giảm dần qua các đợt điều trị mà không cần can thiệp bằng thuốc. Vì xảy ra trên nền tảng bệnh gan đang tiến triển và có phối hợp với các thuốc khác, nên khó phân biệt tác dụng nào là do bệnh, tác dụng nào là do thuốc phối hợp. Tuy nhiên việc dùng cycloferon trong điều trị viên gan mạn do virut cũng đã góp phần vào hiệu quả điều trị và sự tuân thủ phác đồ của bệnh nhân. KẾT LUẬN Cycloferon có góp phần vào hiệu quả điều trị viêm gan mạn tính do virut. Các tác dụng phụ của cycloferon xảy ra với tỷ lệ thấp, và nhẹ, không cần phải can thiệp bằng thuốc hay thay đổi phác đồ điều trị. Do đó có thể sử dụng cyrcloferon trong các phác đồ phối hợp để điều trị viêm gan mạn tính do virut. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lai CL, Gane E, Liaw YF et al. (2007), Telbivudine versus Lamivudine in patients with Chronic Hepatitis B. N Engl J Med 357;25, pp: 2576-2588. 2. Lê Ngọc Triều, Nguyễn Trọng Chính, Trịnh Tuấn Dũng, Nghiên cứu sự thay đổi mô bệnh học của gan ở bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động sau điều trị bằng cycloferon (2008). Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108 Tập 3 - Số 1/2008 tr: 46-50. 3. Marcellin P, Lau GKK, Bonino T et al. (2004), Peginterferon Alfa- 2a alone, Lamivudine alone, and the two in combination in patients with HbeAg-negative Chronic Hepatitis B. N Engl J Med 351;12, pp: 1206-1217. 4. Rosen HR (2011), Chronic Hepatitis C Infection. N Engl J Med 364;25, pp: 2429-2438, www. nejm. org June 23, 2011. 5. Silin DS., Lyubomska OV., Ershov (2009) et al., Synthetic and Natural Immunomodulators acting as Interferon inducers. Current Pharmaceutical Design, 2009, 15, pp: 1238-1247. 6. United Nations in Vietnam. WHO thề sẽ đánh gục viêm gan virút. http: //www. un. org. vn/vi/who-agencypresscenter2- 94/1900-who-vows-to-knock-down-hepatitis-infections. html. Truy cập ngày 25/11/2011.
Tài liệu liên quan