Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sựsinh tồn của nhân loại. Biển là
kho nước vô tận, là kho tài nguyên, là kho thực phẩm vô cùng quý giá, là môi
trường nuôi sống con người trong quá khứ, ởhiện tại và cảtương lai. Biển là tài sản
quý giá của mỗi quốc gia. Nhiều nhà kinh tếhọc đã nói đến “lục địa xanh” này và
họcho rằng “nền kinh tếtương lai của loài người trước hết là nền kinh tếgắn với
biển”, bởi vì đất liền đang mòn mỏi dần vì bịkhai thác kiệt quệtài nguyên, biển có
thểmởlối thoát khỏi tình trạng bếtắc vềnguyên liệu, nhiên liệu cho sựphát triển.
Chính vì thếmà ngày nay, hầu nhưtất cảcác quốc gia có biển (kểcảnhững quốc
gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từbiển
trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Có diện tích hơn 3,4 triệu km
2
, Biển Đông là một bộphận nhỏcủa Thái Bình
Dương nhưng lại có vịtrí chiến lược quan trọng, là nơi qua lại của những đường
giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, nối liền khu vực Đông Bắc Á với Tây
Thái Bình Dương, Ấn ĐộDương và vùng Vịnh qua eo Malacca. Biển Đông là nơi
có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú vềsốlượng và chủng loại.
Việt Nam nằm ởrìa biển Đông, là mặt tiền quan trọng của đất nước đểthông
ra Thái Bình Dương và mởcửa ra nước ngoài. Nước ta là một quốc gia biển, với
diện tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền (vùng biển rộng khoảng 1 triệu
km
2
), đường bờbiển dài 3260km bao lấy lãnh thổcả3 hướng: Bắc, Đông, Nam;
trung bình khoảng 100km
2
đất liền có 1km bờbiển và không một nơi nào trên đất
nước ta lại cách xa biển hơn 500km. Từbao đời nay, biển đã gắn bó chặt chẽ, mật
thiết với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta, ảnh hưởng lớn đến mọi
miền của TổQuốc, trởthành động lực quan trọng thúc đẩy sựphát triển kinh tế đất
nước.
Với 32kmbờbiển, Tiền Giang có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tếbiển.
Trong đó, Huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thếlớn. Tình
hình kinh tế- xã hội vùng biển của Huyện trong thời gian qua đã có bước phát triển,
vừa đóng góp đáng kểtrong việc phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh, vừa kết
hợp chặt chẽvới bảo vệmôi trường sinh thái. Nhận thức được tầm quan trọng của
nền kinh tếbiển trong tương lai, tôi chọn đềtài : “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và
định hướng phát triển kinh tếbiển Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Gian
145 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Hoàng Dung
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG
(TỈNH TIỀN GIANG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Hoàng Dung
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG
(TỈNH TIỀN GIANG)
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng KHCN & Sau Đại
học Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với Khoa địa lý
và thư viện trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập đến khi hoàn thành luận văn này.
Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy – TS. Trần Văn
Thông, người đã rất tận tình hướng dẫn tôi từ những ngày đầu viết đề cương
luận văn. Thầy đã dành nhiều thời gian sửa chữa, hướng dẫn tôi trong từng nội
dung và nhắc nhở tôi từng chi tiết nhỏ đến khi luận văn được hoàn chỉnh. Một
lần nữa, tôi xin cảm ơn Thầy.
Kế đến, tôi cũng xin cảm ơn những đơn vị: Uỷ ban nhân dân, Phòng
thống kê, Phòng kế hoạch đầu tư, Phòng nông nghiệp huyện Gò Công Đông
và Sở tài nguyên môi trường, Sở thủy sản Tỉnh Tiền Giang đã rất nhiệt tình
cung cấp tài liệu một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng giúp tôi có thể làm
tốt luận văn này.
Lời sau cùng, tôi xin gởi lời tri ân đến gia đình, cùng tập thể Thầy cô
nơi tôi đang công tác và các anh chị thành viên lớp cao học K17. Họ là những
người luôn sát cánh cùng tôi, ủng hộ, động viên và tạo cho tôi thêm niềm tin
và động lực trong cuộc sống, trong học tập và nhất là khi thực hiện luận văn.
Tác giả
Phạm Thị Hoàng Dung
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại. Biển là
kho nước vô tận, là kho tài nguyên, là kho thực phẩm vô cùng quý giá, là môi
trường nuôi sống con người trong quá khứ, ở hiện tại và cả tương lai. Biển là tài sản
quý giá của mỗi quốc gia. Nhiều nhà kinh tế học đã nói đến “lục địa xanh” này và
họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền kinh tế gắn với
biển”, bởi vì đất liền đang mòn mỏi dần vì bị khai thác kiệt quệ tài nguyên, biển có
thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc về nguyên liệu, nhiên liệu cho sự phát triển.
Chính vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc
gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển
trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Có diện tích hơn 3,4 triệu km2, Biển Đông là một bộ phận nhỏ của Thái Bình
Dương nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi qua lại của những đường
giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, nối liền khu vực Đông Bắc Á với Tây
Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh qua eo Malacca. Biển Đông là nơi
có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú về số lượng và chủng loại.
Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, là mặt tiền quan trọng của đất nước để thông
ra Thái Bình Dương và mở cửa ra nước ngoài. Nước ta là một quốc gia biển, với
diện tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền (vùng biển rộng khoảng 1 triệu
km2), đường bờ biển dài 3260km bao lấy lãnh thổ cả 3 hướng: Bắc, Đông, Nam;
trung bình khoảng 100km2 đất liền có 1km bờ biển và không một nơi nào trên đất
nước ta lại cách xa biển hơn 500km. Từ bao đời nay, biển đã gắn bó chặt chẽ, mật
thiết với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta, ảnh hưởng lớn đến mọi
miền của Tổ Quốc, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất
nước.
Với 32km bờ biển, Tiền Giang có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển.
Trong đó, Huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn. Tình
hình kinh tế - xã hội vùng biển của Huyện trong thời gian qua đã có bước phát triển,
vừa đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vừa kết
hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhận thức được tầm quan trọng của
nền kinh tế biển trong tương lai, tôi chọn đề tài : “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và
định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang”.
2. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trong những năm qua, kinh tế biển đã bước đầu khẳng định được vai trò của
mình trong công cuộc phát triển kinh tế huyện Gò Công Đông. Cùng với chương
trình hành động thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung
ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh Tiền Giang
nói chung và Huyện Gò Công Đông nói riêng đã đề ra chương trình thực hiện mục
tiêu “vươn ra biển lớn” nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò
Công Đông tỉnh Tiền Giang” với những mục đích sau:
+ Khảo sát và đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế biển của huyện.
+ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông giai đoạn
2000 – 2007.
+ Xác định các phương hướng phát triển và các giải pháp phát triển kinh tế
biển đến năm 2020.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cở sở lý luận về kinh tế biển
- Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông.
- Căn cứ vào vào hiện trạng phát triển biển của huyện để đưa ra những định
hướng nhằm phát triển kinh tế biển của huyện trong tương lai đồng thời đưa ra
những giải pháp phát triển kinh tế biển một cách bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ 30/04/2008, Tỉnh Tiền Giang chính
thức công bố Huyện mới với tên gọi là Huyện Tân Phú Đông là phần đất được tách
ra từ Huyện Gò Công Đông, Huyện Gò Công Tây. Trong phạm vi luận văn này, tôi
chỉ nghiên cứu Huyện Gò Công Đông giai đoạn 2000 – 2007.
- Về nội dung nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu chính của đề tài là những
vấn đề xoay quanh ngành kinh tế biển thật sự là thế mạnh của Huyện (những bộ
phận của kinh tế biển: ngành thủy hải sản, du lịch biển, vấn đề môi trường biển).
4. Lịch sử nghiên cứu
Kinh tế biển có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế
của đất nước và càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện tại. Chính tầm quan
trọng đó của kinh tế biển nên từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề
này nhưng tập trung nhất là các tỉnh có lợi thế lớn về biển như: Nha Trang, Bà Rịa
Vũng Tàu,….Vì vậy, các công trình nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệu tham
khảo để tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát
triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông” (Tỉnh Tiền Giang) được đầy đủ và hoàn
chỉnh hơn.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
là phương pháp luận khoa học. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và
thực tiễn phát triển kinh tế biển cần xem xét trong sự phát triển của khoa học này
với sự phát triển của các ngành khoa học có liên quan trong sự vận động, phát triển
của kinh tế - xã hội theo những quy luật khách quan và trong mối quan hệ biện
chứng qua lại chặt chẽ.
5.1.2 Quan điểm hệ thống
Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Kinh tế
biển là một bộ phận của nền kinh tế chung, nó có mối quan hệ với nhiều ngành khoa
học khác và trong nội bộ của nó cũng có sự liên kết và gắn bó với nhau. Vì thế, khi
nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại
của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, phải coi vấn đề kinh tế
biển và phát triển như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn
chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
5.1.3 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Trong thực tế, các sự vật - hiện tượng luôn có sự phân hóa theo không gian
làm cho chúng có sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Và việc nghiên cứu các
vấn đề về kinh tế biển huyện Gò Công Đông không thể tách rời vấn đề phát triển
kinh tế biển của tỉnh, vùng và cả nước.
5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự phát triển kinh tế biển và kinh tế - xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh
hưởng lớn đến kinh tế biển và kinh tế - xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn
đề kinh tế biển trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản
chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác
khi nghiên cứu.
5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề biển phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững. Phát triển kinh tế biển, kinh tế - xã hội phải đi đôi với sử dụng hợp lý kết hợp
với bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, có sự
kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích –
tổng hợp một cách thuần thục sẽ mang lại nhiều lợi ích. Vì việc dựa trên việc phân
tích tài liệu đã có cũng như thực tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề
nghiên cứu. Từ đó, chúng ta rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất
nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.
5.2.2 Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu
nói chung và đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế
- xã hội nói riêng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng
phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu
thập được.
Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú cần chọn lọc
chính xác. Đối với công tác nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, trước hết cần quan
tâm đến các dạng thông tin sau: trình bày bằng văn bản, số liệu thống kê, các bản
đồ, các dạng khác (trên mạng, những cuộc điều tra,…).
5.2.3 Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí, bởi vì
mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực địa lý kinh tế - xã hội đều mở đầu bằng bản đồ và
kết thúc bằng bản đồ. Ý nghĩa to lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội dung
nghiên cứu như đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo ngành và theo
lãnh thổ. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể,
trực quan và toàn diện hơn. Ngày nay, phương pháp bản đồ ngày càng được hoàn
thiện và đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu nhờ kỹ thuật viễn thám và hệ thông
tin địa lý (GIS).
Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng
số liệu và biểu đồ.
5.2.4 Phương pháp sưu tầm
Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số
liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm
về kinh tế biển huyện Gò Công Đông cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác mối
quan hệ giữa kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5.2.5 Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý
Trong hai thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão.
Việc sử dụng những thành tựu mới của nhân loại trong nghiên cứu địa lý kinh tế -
xã hội ngày càng được nhân rộng.
Hệ thông tin địa lý (GIS) là hệ thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lý, phân
tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép
lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. Có thể coi
đây là một công cụ hoặc là một phương pháp có hiệu quả trong nghiên cứu địa lý
kinh tế - xã hội. Nó cho phép chồng xếp các thông tin địa lý để xác định được
những đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu với độ tin cậy cao.
5.2.6 Phương pháp dự báo
Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã
thu thập được và sự phát triển có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
6. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Hiện trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông
Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế biển huyện Gò
Công Đông đến năm 2020.
Kiến nghị
Kết luận
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Biển
1.1.1 Khái niệm về biển
Mặt nước bao la liền một dải của đại dương Thế giới chiếm 70,8% diện tích
bề mặt hành tinh của chúng ta. Tên gọi “đại dương” bắt nguồn từ tên riêng của con
sông thần thoại Okêan. Theo sự tưởng tượng của người Babylon và người Ai Cập
vào thời kỳ văn hóa sơ khai, con sông này bao quanh các đất nổi mà hình dạng như
một cái đĩa bằng phẳng. Sự phát triển của ngành hàng hải dần dần cho thấy rõ ràng
không phải là một con sông bao quanh các lục địa, nhưng tên riêng của con sông
thần thoại ấy vẫn còn lại.
Khi có sự thâm nhập của lục địa vào đại dương thì các đảo và bán đảo được
hình thành và ngược lại, khi có sự thâm nhập của đại dương vào lục địa thì các biển,
vịnh và eo biển được hình thành.
Biển là một bộ phận biệt lập của đại dương. Nó được phân biệt bởi những
đặc điểm tự nhiên, chủ yếu là bởi những đặc điểm thủy văn và khí hậu. Nó có thể
nằm giữa hai lục địa, ăn sâu vào lục địa hoặc tách ra khỏi đại dương bởi các bán
đảo, đảo và địa hình ngầm.
Tùy thuộc vào đặc tính của sự tiếp xúc giữa lục địa và đại dương, các biển
được phân chia thành ba nhóm:
- Các biển giữa các lục địa. Các biển này được bố trí giữa hai lục địa. Cần
chú ý rằng các biển giữa các lục địa nằm ở các vòng đai đứt gãy của vỏ Trái đất,
cho nên những nét đặt trưng của các biển này là sự chia cắt mạnh mẽ của đường bờ,
sự chênh lệch rõ rệt của độ sâu, hoạt động địa chấn và hoạt động núi lửa mạnh mẽ.
- Các biển trong lục địa. Các biển này ăn sâu vào trong lục địa, nằm ở thềm
lục địa và có độ sâu không lớn.
- Các biển rìa lục địa. Các biển này được tách ra khỏi đại dương bởi các quần
đảo hay bán đảo, được nối với các đại dương trên những tuyến rộng. Các biển này
được bố trí hoặc là ở thềm lục địa với độ sâu nhỏ, hoặc là ở sườn lục địa với sự tăng
nhanh đến độ sâu của đại dương..
Vị trí địa lý của biển quy định về nhiều mặt chế độ thủy văn của nó. Các biển
trong lục địa ít liên quan với đại dương, cho nên độ mặn của nước, chế độ của các
dòng biển và của thủy triều ở các biển này khác biệt rõ rệt so với đại dương.
1.1.2 Khái niệm về vùng ven biển
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về biển đã đưa
ra các định nghĩa khác nhau về vùng ven biển. Dưới đây là một số định nghĩa về
vùng ven biển đã được lựa chọn tùy theo từng quốc gia và từng lĩnh vực khoa học
cụ thể.
- Vùng ven biển (theo các nhà khoa học Nga) là dải ranh giới giữa đất liền và
biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại.
Định nghĩa này phù hợp với nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên,
nhưng hạn chế khi nghiên cứu về địa lý, nhân khẩu học và kinh tế học, không nêu
được những ảnh hưởng của biển đến các hoạt động kinh tế hướng tới biển.
- Vùng ven biển (theo Joe Baker – Viện khoa học biển Australia) là dải đất
rộng khoảng 3km dọc đường bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh giới
ảnh hưởng của thủy triều vào trong đất liền. Định nghĩa này đã đề cập đến tương tác
biển và lục địa nhưng vẫn còn hạn chế khi nghiên cứu về các tác động kinh tế - xã
hội trong quá trình khai thác lợi thế của biển.
- Vùng ven biển (theo định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế)
là vùng tính sâu vào nội địa tới điểm ảnh hưởng của thủy triều lên các con sông,
suối và các vùng đất ngập nước, hoặc tính sâu vào nội địa 10 km, tùy theo khoảng
cách nào lớn hơn. Định nghĩa này thiên về nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên. Các
tác giả theo quan điểm này cũng chưa chú ý đến các vấn đề về kinh tế - xã hội, dân
cư sinh sống và khai thác các nguồn lợi biển.
Khi phân tích các tác động kinh tế - xã hội và môi tường của phần lãnh thổ
sát biển với các vùng bị nhiễm mặn cho thấy các hoạt động kinh tế - xã hội của dân
cư mang những sắc thái đặc thù gắn với nguồn lợi ven biển. Quá trình khai phá
thềm lục địa, phát triển các lĩnh vực kinh tế hướng tới mở rộng kinh tế đối ngoại
qua đường hàng hải của dân cư các quốc gia có biển cho thấy các định nghĩa chung
về vùng ven biển phải đề cập không chỉ đến những tiêu chí khách quan về điều kiện
tự nhiên và tài nguyên vùng ven biển, mà còn phải phản ánh được các vấn đề về dân
cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời phải tuân thủ những điều luật Quốc
tế và Quốc gia về xác định chủ quyền, ranh giới và các vùng đặc quyền kinh tế của
một quốc gia trên biển. Như vậy, có thể phân định vùng ven biển là toàn bộ phần
đất liền ven biển và các hải đảo trên phần biển hải phận và vùng đặc quyền kinh tế
của một quốc gia. Đó là một không gian để bố trí các hoạt động kinh tế - xã hội
hướng biển.
1.2. Kinh tế biển
1.2.1 Khái niệm về kinh tế biển
Kinh tế biển là một ngành kinh tế có vai trò ngày càng quan trọng. Chính vì
thế định nghĩa cụ thể thế nào là kinh tế biển là việc làm rất có ý nghĩa.
Trước tiên, kinh tế biển phải được định nghĩa bằng cách tách ra giữa hoạt
động biển và phi biển.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Hường (Tạp chí hoạt động khoa học kỹ thuật – số
5 năm 1996) đã viết: “Kinh tế biển là một lĩnh vực bao trùm gồm nhiều ngành hoạt
động liên quan đến biển như: thủy sản, du lịch, giao thông vận tải, dầu khí,…nhằm
khai thác toàn bộ lợi ích mà biển có thể mang lại để phát triển đất nước”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: kinh tế biển là những hoạt
động kinh tế dựa trên việc khai thác các nguồn tài nguyên và môi trường biển.
Khi xem xét tới kinh tế biển, cũng cần đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở
một mức độ cần thiết. Để có một khái niệm mang tính quy ước khi phân tích, quan
niệm kinh tế biển bao gồm:
1) Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh tế
Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng
hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ
tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; 7. Kinh tế đảo. Có thể coi đây là quan niệm về kinh tế
biển theo nghĩa hẹp.
2) Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không
phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển
hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm:
1. Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực
kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp chế biến dầu, khí; 3. Công nghiệp chế biến thuỷ,
hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu khoa
học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ
bản về tài nguyên - môi trường biển. Có thể coi cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả
các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan
đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa
rộng.
Cách quan niệm về kinh tế biển như vậy về cơ bản cũng thống nhất với
thông lệ quốc tế. Ví dụ, trong thống kê hàng năm về kinh tế biển của Trung Quốc,
tập hợp trong khái niệm về kinh tế biển bao gồm: hải sản, khai thác dầu và khí tự
nhiên ngoài khơi, các bãi biển, công nghiệp muối, đóng tàu biển, viễn thông và vận
tải biển, du lịch biển, giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, dịch vụ
biển…
Hiện nay thế giới thống nhất kinh tế biển là nền kinh tế tổng thành của các
ngành công nghiệp do môi trường biển đem lại. Môi trường biển được định nghĩa là
những vùng biển Việt Nam có chủ quyền: mặt nước ven bờ, lãnh hải, vùng kinh tế