Đặt vấn đề: Esomeprazole đã được sản xuất tại Việt nam bởi nhiều công ty dược, trong đó có công ty
Savipharm nhưng hiệu quả điều trị trên bệnh nhân chưa được đánh giá đầy đủ. Vì vậy chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này với Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của Savi Esomeprazole 40 trong việc giảm triệu chứng
ợ nóng và trào ngược acide ở bệnh nhân có bệnh TNDDTQ có so sánh với Nexium.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân có hội chứng
TNDDTQ được ngẫu nhiên điều trị với nexium hoặc Savi Esomeprazole 40mg 1 lần/ ngày vào buổi sáng. Sự
thay đổi các triệu chứng ợ nóng và trào ngược acide trong 7 ngày đầu tiên sẽ được đánh giá.
Kết quả: Điểm ợ nóng ở nhóm sử dụng nexium giảm nhanh hơn so với savi esomeprazole có ý nghĩa thống
kê từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 với (p = 0,005, 0,004, 0,035). Từ ngày thứ 6 sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê. Điểm trào ngược acide cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 2, ngày thứ 4 và ngày thứ 5
(với p= 0,003; 0,005; 0,043). Từ ngày thứ 6 sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Nexium có thể giảm triệu chứng nhanh hơn so với saviesomeprazole nhưng mức độ giảm triệu
chứng sau 7 ngày điều trị không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tương đương điều trị giữa Savi Esomeprazole 40 và Nexium trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 63
ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG ĐIỀU TRỊ GIỮA SAVI ESOMEPRAZOLE 40
VÀ NEXIUM TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
THỰC QUẢN
Nguyễn Đức Công*, Nguyễn Thị Lan Hương*, Ngô Thị Thanh Quýt*, Thái Thị Phương Liên*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Esomeprazole đã được sản xuất tại Việt nam bởi nhiều công ty dược, trong đó có công ty
Savipharm nhưng hiệu quả điều trị trên bệnh nhân chưa được đánh giá đầy đủ. Vì vậy chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này với Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của Savi Esomeprazole 40 trong việc giảm triệu chứng
ợ nóng và trào ngược acide ở bệnh nhân có bệnh TNDDTQ có so sánh với Nexium.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân có hội chứng
TNDDTQ được ngẫu nhiên điều trị với nexium hoặc Savi Esomeprazole 40mg 1 lần/ ngày vào buổi sáng. Sự
thay đổi các triệu chứng ợ nóng và trào ngược acide trong 7 ngày đầu tiên sẽ được đánh giá.
Kết quả: Điểm ợ nóng ở nhóm sử dụng nexium giảm nhanh hơn so với savi esomeprazole có ý nghĩa thống
kê từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 với (p = 0,005, 0,004, 0,035). Từ ngày thứ 6 sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê. Điểm trào ngược acide cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 2, ngày thứ 4 và ngày thứ 5
(với p= 0,003; 0,005; 0,043). Từ ngày thứ 6 sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Nexium có thể giảm triệu chứng nhanh hơn so với saviesomeprazole nhưng mức độ giảm triệu
chứng sau 7 ngày điều trị không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
Từ khóa: nexium, saviesomeprazole, viêm TQTN, ợ nóng, trào ngược acide.
ABSTRACT
EVALUATE THE EQUIVALENT TREATMENT BETWEEN ESOMEPRAZOLE 40 AND NEXIUM IN
TREATMENT PATIENTS WITH GASTROESOPHAGEAL REFLUX DISEASE.
Nguyen Đuc Cong, Nguyen Thi Lan Huong, Ngo Thi Thanh Quyt, Thai Thi Phuong Lien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 63 - 69
Background: Esomeprazole has been produced in Vietnam by many pharmaceutical companies, including
Savipharm company but effects in treatment of patients have not been fully evaluated. We performed this study
with Objective: To assess the effectiveness treatment of Savi Esomeprazole in reducing symptoms of heartburn
and acid reflux compared with Nexium
Subjects and Methods: This study was done 60 patients with reflux esophagitis were randomized to receive
7 day nexium 40mg (n=30), saviesomeprazole 40mg (n=30) once a day in the morning. Daily changes in
heartburn and acid relux symptoms in the first 7 d of administration were assessed using a six-point scale (0:
none; 1: mild; 2:mild-moderate; 3: moderate; 4: moderate-severe; 5:severe).
Results: From day 3 to day 5, the heartburn score in patients using nexium decreased faster than patients
with saviesomeprazole treatment statistically significant (p = 0.005, 0.004, 0.035 <0.05). From day 6 this
difference is not statistically significant. Acid reflux score differences were also statistically significant at day 2,
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS.Ngô Thị Thanh Quýt ĐT: 090741114 Email: ngthquyt@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 64
day 4 and day 5 (p = 0.003; 0.005; 0.043 <0.05). From day 6 this difference is not statistically significant.
Conclusion: Nexium may reduce symptoms faster than saviesomeprazole but the level of symptom relief
after 7 days of treatment did not differ between the two groups. Using saviesomeprazole has more economic
effective than using Nexium because the cost is lower.
Key words: nexium, saviesomeprazole; Relux esophagitis; Symptom relief, heartburn, acid relux.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày thực quản
(TNDDTQ) là một trong những bệnh thường
gặp với tỷ lệ mắc cao. Ở phương Tây 10% -38%
dân số bị ợ nóng ít nhất một lần trong tuần(2,17).
Ở Việt nam, chưa có thống kê cụ thể, tuy nhiên
bệnh thường gặp ở bệnh nhân có các triệu
chứng dyspepsia (đầy hơi, đầy bụng, ăn không
tiêu, đau thượng vị, ợ nóng, trớ) với tần suất
là 15,4% cao hơn tần suất của loét dạ dày (8,2%)
và loét tá tràng (6,7%)(2). Bệnh có xu hướng ngày
càng tăng(8,15), và trong nhiều trường hợp, triệu
chứng trào ngược điển hình có thể không phải
là than phiền chính của bệnh nhân nên bệnh dễ
bị bỏ sót. Nếu không điều trị kịp thời và đúng
cách, bệnh TNDDTQ mạn tính có thể gây biến
chứng như viêm, loét thực quản, thậm chí là
ung thư thực quản(17). Trong số các thuốc được
sử dụng để điều trị bệnh TNDDTQ, các thuốc
nhóm ức chế bơm proton thường được dùng để
giảm sự bài tiết acide của dạ dày(12,16).
Esomeprazole là dạng đồng phân S của
omeprazole cho hiệu quả lâm sàng tốt hơn dạng
hỗn hợp racemic omeprazole(5,17) Sản phẩm hiện
có trên thị trường là Nexium (chứa 40mg
Esomeprazole là dạng muối Magnesium) của
hãng Astra Zeneca. Esomeprazole đã hết thời
hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ trong năm 2009. Nhằm
đưa ra thị trường các sản phẩm có chứa
Esomeprazole chất lượng cao và giá cả hợp lý,
Savipharm đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm
Savi Esomeprazole 40 và đã được Bộ Y Tế cấp số
đăng ký QLĐB-126-09. Công ty Savipharm phối
hợp với Bệnh viện Thống Nhất thực hiện nghiên
cứu này nhằm mục đích đánh giá tương đương
điều trị giữa Savi Esomeprazole 40 với sản
phẩm đối chứng là Nexium 40 của công ty Astra
Zeneca đang được nhập khẩu và lưu hành trên
thị trường.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả điều trị của Savi
Esomeprazole 40 trong việc giảm triệu chứng ợ
nóng và trào ngược acide có so sánh với
Nexium.
- Đánh giá tác dụng phụ của 2 thuốc.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa Savi
Esomeprazole 40 (công ty Savipharm) và sản
phẩm Nexium (Astrazeneca) trong điều trị hội
chứng trào ngược dạ dày thực quản.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh nhóm.
Khoảng 60 bệnh nhân có bằng chứng TNDTQ
lâm sàng và nội soi, có chỉ định điều trị
Esomeprazole 40mg được chia làm 2 nhóm điều
trị ngẫu nhiên bằng Savi Esomeprazole 40mg (30
b/nhân) hoặc Nexium (30 bệnh nhân).
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân nội và ngoại trú tuổi từ 16 - 80
đến khám và điều trị tại bệnh viện Thống nhất
có chẩn đoán hội chứng TNDDTQ (dựa trên lâm
sàng và kết quả nội soi thực quản dạ dày tá
tràng) và có chỉ định dùng Esomeprazole hàm
lượng 40mg.
Tiêu chuẩn loại trừ
Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Có tiền sử nghiện rượu trong vòng 12
tháng trước khi tham gia nghiên cứu.
- Tiền sử quá mẫn với Esomeprazole hay bất
kỳ chất nào thuộc nhóm ức chế bơm proton
hoặc các thành phần khác của thuốc.
- Có tiền sử phẫu thuật thực quản, dạ dày và
ruột.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 65
- Có dấu hiệu rõ ràng của xuất huyết tiêu
hóa (nôn máu, tiêu phân đen).
- Có bệnh loét dạ dày tá tràng, ung thư
đường tiêu hóa, bệnh ác tính ở cơ quan khác.
- Có bệnh nội khoa nặng.
Dân số chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân khám và điều trị tại
bệnh viện Thống nhất thỏa mãn tiêu chuẩn chọn
bệnh và không có tiêu chuẩn loại trừ. Sau khi ký
vào bảng cam kết tham gia nghiên cứu sẽ sẽ
được chia làm 2 nhóm: chọn ngẫu nhiên bằng
cách bắt số.
- Nhóm 1: 30 bệnh nhân mang số lẽ.
- Nhóm 2: 30 bệnh nhân mang số chẵn.
Thuốc được bỏ vào trong bì thư, dán kín và
đánh số thứ tự.
Trước khi tham gia nghiên cứu, bệnh nhân
ngưng sử dụng các thuốc thuộc nhóm ức chế
bơm proton trong khoảng 5 ngày.
Bệnh nhân uống 1 viên/ngày vào buổi sáng
trước khi ăn sáng 30 phút, sử dụng liên tục
trong vòng 7 ngày
Đánh giá lâm sàng
Hiệu quả lâm sàng được đánh giá bằng
So sánh hiệu quả trong điều trị làm giảm các
triệu chứng chính của bệnh TNDDTQ: chứng ợ
nóng, trào ngược acide.
Các tác dụng phụ ghi nhận được của
esomeprazole trong quá trình dùng thuốc.
Thời gian thực hiện.
Từ ngày 1.7.2011 đến 30. 10. 2011 (7 ngày sử
dụng thuốc/ bệnh nhân).
(Kể từ lần thăm khám đối tượng đầu tiên
đến lần thăm khám của đối tượng cuối).
Các bước tiến hành
- Bước 1: khám bệnh và chọn lựa bệnh nhân
thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh.
- Bước 2: cho bệnh nhân bốc thăm theo số,
phân bệnh nhân theo nhóm.
- Bước 3: đánh giá lại bệnh nhân sau 7 ngày
sử dụng thuốc.
- Bước 4: thống kê và phân tích kết quả.
- Nội soi chẩn đoán và phân loại VTQTN
dựa trên phân độ Los Angeles (LA)(9). Độ A:
có > 1 tổn thương dài không quá 5mm và
không liên tục giữa đỉnh của 2 nếp niêm mạc.
Độ B: có > 1 tổn thương dài > 5mm và không
liên tục giữa đỉnh của 2 nếp niêm mạc. Độ C:
có > 1 tổn thương lan rộng và liên tục giữa
đỉnh của 2 nếp niêm mạc nhưng <75% chu vi
của TQ. Độ D: có > 1 tổn thương dài không
quá và không liên tục giữa đỉnh của 2 nếp
niêm mạc và >75% chu vi của TQ.
- Tất cả bệnh nhân được yêu cầu ghi nhận
các triệu chứng, trong đó ghi lại mức độ nghiêm
trọng của triệu chứng (chứng ợ nóng và trào
ngược acid) trước, trong và sau 7 ngày điều trị
PPI. Các mức độ nghiêm trọng của các triệu
chứng được chấm điểm theo mức sau: (0: không
có; 1: nhẹ; 2: trung bình nhẹ; 3: trung bình; 4:
trung bình- nặng; 5: nặng và /hoặc không thể
chấp nhận).
- riệu chứng nhẹ: là chứng ợ nóng/ trào
ngược axit mà không làm xáo trộn hoạt động
hàng ngày bình thường của bệnh nhân.
- Triệu chứng vừa được xác định là những
người bị ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày,
trong khi các bệnh nhân khác vẫn tiếp tục làm
việc hiệu quả.
Triệu chứng nặng là các triệu chứng cấp tính
ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
- Các bệnh nhân được hướng dẫn để ghi lại
mức độ của các triệu chứng như toàn bộ điểm số
của ngày trước đó vào buổi sáng hôm sau.
Những thay đổi hàng ngày về mức độ của hai
triệu chứng (ợ nóng và trào ngược axit) được
phân tích một cách riêng biệt.
Phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 19.0
Mô tả đặc điểm bệnh nhân
Dùng toán học thống kê tổng hợp thông
tin chung (tuổi, giới tính) dữ liệu trước khi bắt
đầu nghiên cứu. Với các biến số quan trọng
ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, so sánh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 66
giữa nhóm I và nhóm II bằng cách sử dụng
Student test đối với các dữ liệu có tính liên tục
và chi bình phương hoặc Wilcoxon test đối
với các dữ liệu đại số trong đó p < 0,05 được
xem có ý nghĩa thống kê.
Hiệu quả lâm sàng
Mục tiêu của nghiên cứu là chứng minh
hiệu quả làm giảm các triệu chứng của bệnh
TNDDTQ của sản phẩm Savi
ESOMEPRAZOLE 40 có tương đương với sản
phẩm Nexium đang có trên thị trường. Hiệu
quả lâm sàng được đánh giá thông qua.
- So sánh khả năng làm giảm sự xuất hiện
các triệu chứng ợ nóng và trào ngược acide
trong quá trình dùng thuốc bằng phép kiểm
2 với khoảng tin cậy 95% và Mann-Whitney
test. Các giá trị xác suất p 0,05 được coi là có
ý nghĩa thống kê.
- So sánh tỉ lệ mắc tác dụng phụ giữa hai
nhóm, ta dùng phép kiểm 2 với khoảng tin
cậy 95%.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong khoảng thời gian từ ngày 1.7.2011
đến 30.10.2011 có 60 bệnh nhân thỏa tiêu
chuẩn chọn bệnh, có bằng chứng nội soi viêm
thực quản trào ngược đến khám và điều trị tại
bệnh viện Thống Nhất. Trong đó có 36 nam
và 24. Tuổi trung bình 41,87 ± 12,05. nhỏ nhất
20 tuổi và lớn nhất 78 tuổi.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Nexium (n=30) Savi Esomeprazole
(n=30)
p
Giới (nam/nữ) 20/10
(66,7%/33,3%)
16/14 (53,3%/46,7%) >0,05
Tuổi 41,37±12,30 42,17 ±11,85
A 7 5
B 15 14
C 7 9
Phân
độ NS
D 1 2
>0,05
Nhiễm Hp 13 (43,3%) 14 (46,7%)
Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về giới tính, tuổi, phân độ nội soi cũng
như tình trạng nhiễm H.pylori giữa 2 nhóm.
Bảng 2: Mức độ triệu chứng trước khi dùng thuốc
Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng ợ nóng
và trào ngược acide không có sự khác biệt có
ý nghĩa giữa 2 nhóm. (p>0,05).
So sánh sự thay đổi hàng ngày điểm ợ
nóng giữa hai nhóm thuốc (Mann-Whitney
test)
Bảng 3: So sánh điểm ợ nóng giữa hai nhóm thuốc
Nexium
(n=30)
Savi Esomeprazole
(n=30)
Ngày Trung vị Khoảng
giá trị
Trung
vị
Khoảng giá
trị
Gía
trị U
p
1 3 2 – 5 3 2 – 5 410 0,55
2 2 1 – 5 3 1 – 5 365 0,20
3 1 1 – 3 2 1 – 4 260 0,01
4 1 0 – 2 1 0 – 4 255 0,01
5 0 0 – 1 1 0 – 2 307 0,04
6 0 0 – 1 0 0 – 1 360 0,18
7 0 0 – 1 0 0 – 1 405 0,51
Có sự thay đổi hàng ngày về điểm ợ nóng
giữa 2 nhóm. Nhóm sử dụng nexium giảm
triệu chứng nhanh hơn so với nhóm sử dụng
Savi Esomeprazole.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê từ
ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 với (p = 0,005,
0,004, 0,035 < 0,05). Từ ngày thứ 6 sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.
Nexium
(n=30)
Savi Esomeprazole
(n=30)
p
TB nhẹ 8 (26,7%) 06 (20,0%)
Trung bình 11 (36,7%) 12 (40,0%)
TB nặng 9 (30,0%) 08 (26,7%)
Ợ
nóng
Nặng 2 (06,7%) 04 (13,3%)
0,82
TB nhẹ 11 (36,7%) 07 (23,3%)
TB 11 (36,7%) 13 (43,3%)
TB nặng 06 (20,0%) 07 (23,3%)
TN
acide
Nặng 02 (06,7%) 03 (10,0%)
0,89
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 67
So sánh sự thay đổi hàng ngày điểm trào ngược acide của bệnh nhân ở mỗi nhóm thuốc
(Mann-Whitney test)
Bảng 4: So sánh điểm trào ngược acide giữa hai nhóm thuốc
Nexium (n=30) Savi Esomeprazole (n=30)
Ngày Trung vị Khoảng giá trị Trung vị Khoảng giá trị
Gía trị U p
1 3 2 – 5 3 2 – 5 383 0,32
2 2 1 – 5 2 1 – 5 249 0,01
3 1 0 – 3 2 1 – 4 328 0,07
4 1 0 – 2 1 0 – 3 259 0,01
5 0 0 – 1 0 0 – 2 313 0,04
6 0 0 – 1 0 0 – 1 450 0,83
7 0 0 – 1 0 0 – 1 450 1
Có sự thay đổi hàng ngày về điểm trào
ngược acide của các bệnh nhân ở 2 nhóm. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 2,
ngày thứ 4 và ngày thứ 5 với (p= 0,003; 0,005;
0,043 < 0,05). Từ ngày thứ 6 sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
So sánh sự thay đổi hàng ngày điểm ợ nóng giữa 2 nhóm có và không có nhiễm HP.
Bảng 5: So sánh điểm ợ nóng giữa hai nhóm
HP (-) và HP (+)
Nhóm HP (-) (n=33) Nhóm HP (+) (n=27)
Ngày Trung vị Khoảng giá trị Trung vị Khoảng giá trị
Gía trị U p
1 3 2 - 5 3 2 – 5 392 0,57
2 3 1 - 5 2 1 – 5 418 0,68
3 1 1 - 3 2 1 – 4 401 0,51
4 1 0 - 3 1 0 – 4 415 0,65
5 0 0 - 2 1 0 – 2 370 0,26
6 0 0 - 1 0 0 – 1 433 0,85
7 0 0 - 1 0 0 – 1 459 0,84
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
trong mức độ giảm triệu chứng ợ nóng giữa 2
nhóm có hoặc không có nhiễm Hp.
So sánh sự thay đổi hàng ngày điểm ợ chua giữa 2 nhóm có và không có nhiễm Hp
Bảng 6: So sánh điểm ợ chua giữa hai nhóm có Hp (-) và Hp (+)
Nhóm Hp (-) (n=33) Nhóm Hp (+) (n=27)
Ngày Trung vị Khoảng giá trị Trung vị Khoảng giá trị
Gía trị U p
1 3 2 - 5 3 2 - 4 392 0,57
2 2 1 - 5 2 1 - 5 418 0,68
3 1 0 - 3 1 1 – 4 401 0,51
4 1 0 - 3 1 0 - 3 415 0,65
5 0 0 - 2 0 0 - 2 370 0,26
6 0 0 - 1 0 0 - 1 433 0,85
7 0 0 - 1 0 0 -1 459 0,84
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
trong mức độ giảm triệu chứng trào ngược acide
giữa 2 nhóm có hoặc không có nhiễm Hp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 68
So sánh tác dụng phụ giữa 2 nhóm thuốc
Bảng 7: So sánh tác dụng phụ giữa 2 nhóm thuốc
Nexium (n=30) Savi Esomeprazole
(n=30)
p
Có 0 0 > 0,05
Không 30 30
Không có tác dụng phụ có ý nghĩa được ghi
nhận ở tất cả bệnh nhân của 2 nhóm sau 7 ngày
dùng thuốc.
BÀN LUẬN
Về đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong nghiên cứu này không có sự khác biệt
so với các nghiên cứu của các tác giả khác(18).
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
là do trào ngược axit, có thể được điều trị bằng
cách dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày(3,11)Hiệu
quả của các thuốc kháng tiết trong điều trị viêm
TQTN phụ thuộc vào khả năng ức chế acide(6) và
PPI được xem là thuốc có hiệu quả nhất cho
viêm TQTN(14). Các triệu chứng của viêm TQTN,
như chứng ợ nóng, đã được chứng minh làm
giảm rõ rệt chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân(1). Vì vậy, việc giảm nhanh và hoàn toàn
các triệu chứng đóng vai trò quan trọng.
Gần đây, PPI cũng đã được sử dụng để chẩn
đoán TNDDTQ, không chỉ ở các bệnh nhân bị
bệnh trào ngược không viêm xướt (NERD)(4) mà
còn ở những bệnh nhân TNDDTQ có triệu
chứng không điển hình(4) Trong nghiên cứu này
gợi ý rằng cũng có thể sử dụng nexium hoặc
savi Esomeprazol trong chẩn đoán hội chứng
TNDDTQ do không có sự khác biệt về mức độ
giảm triệu chứng sau 7 ngày dùng thuốc.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
1 2 3 4 5 6 7
Đ
iể
m
tr
u
n
g
b
ìn
h
trước sau điều trị
Sự thay đổi điểm trung bình ợ nóng
giữa 2 nhóm sau khi dùng thuốc
nexium
savieso
Sự thay đổi điểm trung bình trào
ngược acide giữa 2 nhóm sau khi
dùng thuốc
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
1 2 3 4 5 6 7
trước sau điều trị
Đ
i ể
m
tr
un
g
bì
nh
nexium
savieso
Trong nghiên cứu này đã chứng minh rằng
cả 2 thuốc đều có hiệu quả để giảm triệu chứng
trong vòng 1 tuần ở những bệnh nhân có viêm
thực quản trào ngược, và mức độ giảm triệu
chứng trong 7 ngày đầu tiên cũng không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh
nhân có H pylori âm tính và dương tính. Kết quả
này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu
các tác giả trước đây(13,18)
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
1 2 3 4 5 6 7
Đ
iể
m
t
ru
ng
b
ìn
h
trước sau điều trị
Sự thay đổi điểm trung bình ợ
nóng giữa 2 nhóm HP (+) và HP (-)
sau khi dùng thuốc
HP(+)
HP (-)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 69
Có một số hạn chế trong việc so sánh tốc độ
giảm triệu chứng giữa Nexium và Savi
Esomeprazole do nghiên cứu này có cỡ mẫu
nhỏ (chỉ 30 bệnh nhân trong mỗi nhóm) và kết
quả căn cứ vào sự đánh giá chủ quan của người
bệnh. Vì vậy, có lẽ nên tiến hành một nghiên
cứu so sánh lớn hơn với cỡ mẫu lớn hơn và thời
gian theo dõi dài hơn cũng như đánh giá về sự
thay đổi hình ảnh viêm TNDDTQ dựa trên kết
quả nội soi.
Xét về hiệu quả kính tế: chúng tôi nhận thấy
rằng điều trị với savi esomeprazole có hiệu quả
hơn do giá thành thấp chỉ bằng ½ so với nexium
nhưng khả năng kiểm soát triệu chứng trong 7
ngày đầu tiên của điều trị thì tương đương nhau
giữa 2 nhóm.
KẾT LUẬN
Nexium có thể giảm triệu chứng nhanh hơn
so với saviesomeprazole có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.
Nhưng mức độ giảm triệu chứng sau 7 ngày
điều trị không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận ở
bệnh nhân cả 2 nhóm sau 7 ngày dùng thuốc.
Sử dụng saviesomeprazole có hiệu quả kinh
tế hơn do giá thành thấp hơn. (tham khảo bảng
giá tại khoa dược bệnh viện Thống Nhất).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dimenas E (1993). Methodological aspects of evaluation of
Quality of Life in upper gastrointestinal diseases. Scand J
Gastroenterol Suppl; 199: 18-21
2. Dược thư quốc gia Việt Nam 2004, Nhà xuất bản Y học.
3. Ghillebert G, Demeyere AM, Janssens J, Vantrappen G (1995).
How well can quantitative 24-hour intraesophageal pH
monitoring distinguish various degrees of reflux disease? Dig
Dis Sci; 40: 1317-1324
4. Johnsson F, Weywadt L, Solhaug JH, Hernqvist H, Bengtsson L
(1998). One-week omeprazole treatment in the diagnosis of
gastro-oesophageal reflux disease. Scand J Gastroenterol; 33: 15-
20.
5. Kalaitzakis E, Bjornsson E (2007): A review of esomeprazole in
the treatment of gastroesophageal reflux disease (GERD). Ther
Clin Risk Manag,3 (4): 653-63.
6. Kawano S, Murata H, Tsuji S, Ku