Đặt vấn đề: Thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động là 1 trong 3 phương pháp điều trị thay thế thận cho
bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối hiện nay. Trải qua nhiều cải tiến kỹ thuật ngoại khoa nhằm cải thiện
chức năng của catheter trong đó có cắt mạc nối ngay trong mổ đặt catheter làm giảm các biến chứng liên quan
đến catheter giúp kéo dài tuổi thọ bệnh nhân làm CAPD.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mãn giai đoạn cuối có
chỉ định làm CAPD tại bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011. Cắt mạc nối bán
phần một cách hệ thống khi thấy hiện diện tại vị trí mở khoang phúc mạc. Phương pháp tiền cứu mô tả từng
trường hợp lâm sàng.
Kết quả và bàn luận: Chúng tôi thu thập 84 bệnh nhân làm CAPD. Tuổi trung bình là 53,20 tuổi (18- 81
tuổi). Bao gồm 48 nam (57,14%) và 36 nữ (42,86%). Cắt mạc nối ngay trong mổ đặt catheter 48/84 bệnh nhân
(57,1%). Thời gian mổ trung bình nhóm có cắt mạc nối: 68,96 (45-160 phút) so với nhóm không cắt mạc nối
57,64 (30-90 phút) p> 0,05. Chức năng catheter tốt ngay khi vô dịch lần đầu tiên: 78/84 BN (92,9%), sau 1
tháng vô dịch: 83/84 BN (98,8%).
Kết luận: Kỹ thuật cắt mạc nối bán phần ngay trong mổ đặt catheter CAPD là an toàn, dễ thực hiện, cải
thiện chức năng catheter.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá vai trò của cắt mạc nối trong phẫu thuật đặt Catheter thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhân dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 472
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CẮT MẠC NỐI TRONG PHẪU THUẬT
ĐẶT CATHETER THẨM PHÂN PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Trương Hoàng Minh*,Lê Hoàng Thịnh*, Lê Thị Nghĩa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động là 1 trong 3 phương pháp điều trị thay thế thận cho
bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối hiện nay. Trải qua nhiều cải tiến kỹ thuật ngoại khoa nhằm cải thiện
chức năng của catheter trong đó có cắt mạc nối ngay trong mổ đặt catheter làm giảm các biến chứng liên quan
đến catheter giúp kéo dài tuổi thọ bệnh nhân làm CAPD.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mãn giai đoạn cuối có
chỉ định làm CAPD tại bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011. Cắt mạc nối bán
phần một cách hệ thống khi thấy hiện diện tại vị trí mở khoang phúc mạc. Phương pháp tiền cứu mô tả từng
trường hợp lâm sàng.
Kết quả và bàn luận: Chúng tôi thu thập 84 bệnh nhân làm CAPD. Tuổi trung bình là 53,20 tuổi (18- 81
tuổi). Bao gồm 48 nam (57,14%) và 36 nữ (42,86%). Cắt mạc nối ngay trong mổ đặt catheter 48/84 bệnh nhân
(57,1%). Thời gian mổ trung bình nhóm có cắt mạc nối: 68,96 (45-160 phút) so với nhóm không cắt mạc nối
57,64 (30-90 phút) p> 0,05. Chức năng catheter tốt ngay khi vô dịch lần đầu tiên: 78/84 BN (92,9%), sau 1
tháng vô dịch: 83/84 BN (98,8%).
Kết luận: Kỹ thuật cắt mạc nối bán phần ngay trong mổ đặt catheter CAPD là an toàn, dễ thực hiện, cải
thiện chức năng catheter.
Từ khóa: Cắt mạc nối, thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động
ABSTRACT
THE ROLE OF OMENTECTOMY IN THE INSERTION OF THE CATHETER CAPD AT HOSPITAL
POPULAR 115
Truong Hoang Minh, Le Hoang Thinh, Le Thi Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 472 - 476
Background: Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis is one of the three renal replacement modalities
used to treat the patients with end stage renal disease (ESRD) now. Undergone many of improvement surgical to
improve the function of catheter with technique omentectomy in the insertion of the catether to decrease
complications relate to catheter, to increase age of the patient with ESRD.
Patients and methods: The patients with ESRD indicated CAPD at Hospital Popular 115 from January
2011 to December 2011. Omentectomy partial systematical when to present in the position of operation. This was
a prospective and case series study.
Results: 84 patients undergoing CAPD, mean age of the patients: 53.20 years (18- 81 years) with 48
patients (57.14%) were malee, 36 patients (42.86%) were female. 48/84 patients (57.1%) with omentectomy
partial. The mean times of group with omentectomy partial: 68.96 minutes (45-160 minutes) compare the group
don’t omentectomy partial: 57.64 minutes (30-90 minutes) p> 0.05. 78/84 patients (92.9%) were good function of
the catheter in the first time and 83/84 patients (98.8%) were good function after one month.
* Bệnh viện Nhân Dân 115
Tác giả liên lạc: ThsBS Trương Hoàng Minh Email: truonghminh2000@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 473
Conclusions: Technique of omentectomy partial in the insertion of catheter CAPD was safety, realizable and
ameliorated the function of catheter.
Keywords: Omentectomy, continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động
(Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis)
gọi tắt là CAPD là 1 trong 3 phương pháp điều
trị thay thế thận ngày nay, được Robert
Popovich áp dụng để điều trị suy thận mãn giai
đoạn cuối từ những năm 1975(7,5). Tại Việt nam,
CAPD được bắt đầu áp dụng tại bệnh viện
Nhân dân 115, với hệ thống túi thẳng (2000) tuy
nhiên gặp phải nhiều biến chứng như viêm
phúc mạc. Năm 2004, với cải tiến bằng hệ thống
túi đôi của công ty Baxter, CAPD đã phát triển
nhanh, tỷ lệ nhiễm trùng thấp và là một phương
pháp được nhiều bệnh nhân suy thận mãn giai
đoạn cuối lựa chọn. Cho tới nay, cả nước có trên
30 đơn vị sử dụng phương pháp này.
Trải qua nhiều cải tiến kỹ thuật ngoại khoa
nhằm giảm tỷ lệ biến chứng ngoại khoa như tắc,
di trú Catheter (15,15%)(2). Để cải thiện thời gian
sống của catheter mang lại chất lượng sống cho
bệnh nhân suy thận mãn mà trong đó nguyên
nhân do mạc nối lớn chiếm tỷ lệ khá cao (38%)(2).
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Vai
trò của cắt mạc nối lớn trong phẫu thuật đặt
catheter CAPD điều trị suy thận mãn giai đoạn
cuối tại bệnh viện nhân dân 115 ” với mục tiêu:
Đánh giá vai trò của cắt mạc nối lớn ngay
trong phẫu thuật đặt catheter CAPD thông qua
các yếu tố:
-Tỷ lệ thành công
-Tỷ lệ các tai biến-biến chứng ngoại khoa
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được điều trị đặt Catheter
CAPD(mổ mở) tại khoa ngoại niệu-ghép thận
bệnh viện Nhân Dân 115 từ ngày 1 tháng 1 năm
2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.
Các bệnh nhân có hồ sơ đầy đủ, đồng ý
phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả
các trường hợp lâm sàng.
+ Phương tiện nghiên cứu:
Lập hồ sơ bệnh án nghiên cứu đầy đủ.
Ghi nhận các thông tin phẫu thuật (Thực
hiện theo protocol)(1,7) bao gồm:
Vô cảm: Tê tại chỗ
Sử dụng Catheter Tenckhoff loại 2 cuff
Rạch da khoảng 3cm đường dọc cạnh rốn
trái sao cho vị trí mở phúc mạc chính là vị trí cố
định của cuff trong (được đo khoảng cách từ vị
trí trên của vòng cong catheter là bờ trên xương
mu đến cuff trong)
Qua cân trắng bụng vào tách giữa cơ thẳng
bụng bên trái bộc lộ mạc ngang và phúc mạc.
Mở phúc mạc ghi nhận có hiện diện mạc nối
lớn tại vị trí mở hay không. Nếu có mạc nối sẽ
lôi ra ngoài qua lỗ mở phúc mạc và cắt một cách
hệ thống.
Đặt catheter xuống túi cùng Douglas dưới
sự trợ giúp của nòng cứng bên trong Catheter
sau đó rút bỏ nòng.
Khâu cố định cuff trong vào mạc ngang và
phúc mạc bằng mối chỉ Prolen 2/0 vòng quanh
cuff trong. Tạo đường hầm dưới da sao cho cuff
ngoài nằm ở dưới da. Vị trí lỗ ra cách cuff ngoài
2-3cm.
May phục hồi thành bụng, kiểm tra chức năng
catheter bằng cách cho 500 ml nước muối 0,9% vô
và ra, nước vô và ra tốt, chảy thành dòng, không
chảy máu, băng vô trùng và kết thúc.
Bắt đầu cho vô dịch thẩm phân vào ngày 10-
14 sau mổ và ghi nhận các biến chứng, ghi nhận
sau 1 tháng.
Thành công: khi vô và ra dịch tốt, chảy
thành dòng, không chảy máu. Thất bại: vô dịch
tốt nhưng không ra được hoặc ra không đủ.
Không vô được dịch.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 474
+ Các số liệu được mã hóa và sử lý thống kê
theo phần mềm SPSS 11.5. Kết quả nghiên cứu
được sử lý dựa trên 2 phần: thống kê mô tả và
thống kê phân tích. P < 0,05 được xem là có ý
nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ 1 tháng 1 năm 2011 đến 31 tháng 12 năm
2011, chúng tôi thực hiện được 84 bệnh nhân với
chẩn đoán suy thận mãn giai đoạn cuối, được
mổ đặt catheter CAPD. Tuổi trung bình là 53,20
tuổi (18- 81 tuổi). Bao gồm 48 nam (57,14%) và
36 nữ (42,86%). So với nghiên cứu của Huỳnh
Trinh Trí và Cs thì tuổi trung bình là 40,1 tuổi
(19-85 tuổi), Nam (53,2%) và nữ (46,8%)(3). Với
tác giả Michael L. Nicholson et al: tuổi trung
bình 52,1 tuổi (16-79 tuổi), nam (54,5%) và nữ
(45,5%)(2,7)
Bảng 1: Các bệnh kết hợp gồm
Bệnh kết hợp Số BN %
Không có bệnh kêt hợp 2 2.4
Lupus 2 2.4
Tăng huyêt áp 45 53.6
Nhồi máu não 5 6.0
THA + Suy tim 8 9.5
THA + TD 11 13.1
THA + Bệnh mạch vành đặt Stent 4 4.8
THA + TD + Nhôi máu não 1 1.2
THA+TD+ ST 3 3.6
THA + GOUT 3 3.6
Tổng sô 84 100.0
Chúng tôi nhận thấy hầu như đai đa số các
bệnh nhân suy thận mãn chỉ định làm thẩm
phân đều có bệnh kết hợp, và chủ yếu là cao
huyết áp, tiểu đường, suy tim, các bệnh mạch
vànhNghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với các tác giả khác(1,3,7)
Bảng 2: Các xét nghiệm trước mổ
Xét nghiệm Trị số trung bình Tối thiểu-Tối đa
HC 3,5 1,8- 5,1
Hgb 9,97 5,56g- 13,8
BUN 69,55 15,30- 161
Creatinin 8,11 2,53- 36
Glucose 106,58 54- 327
Triglyceride 166,85 56-489
LDL 110,98 51-231
HDL 41,72 22-75
Xét nghiệm Trị số trung bình Tối thiểu-Tối đa
Cholesterol 185,82 71- 357
Hầu hết các bệnh nhân chỉ định làm CAPD
có chỉ số BUN và Creatinin cao và có rối loạn
chuyển hóa lipid.
* Cắt mạc nối ngay trong mổ đặt Catheter
CAPD: 48/84 bệnh nhân (57,1%), Không cắt mạc
nối: 36/84 bệnh nhân (42,9%). Những trường
hợp không cắt mạc nối này là những trường
hợp khi chúng tôi mở phúc mạc, không thấy
mạc nối ở tại vị trí mở phúc mạc, mặc dù chúng
tôi đã cho bệnh nhân nằm tư thế đầu cao và
chân thấp nhằm để cho mạc nối lớn có thể trôi
xuống vị trí mổ. Những trường hợp này chúng
tôi cho rằng mạc nối lớn ngắn, không dài tới vị
trí đặt catheter nên không cần phải cắt mạc nối.
* Thời gian mổ trung bình: 64,11 phút (30-
160 phút) trong đó thời gian mổ trung bình của
nhóm có cắt mạc nối là:68,96 (45-160 phút) còn
thời gian mổ trung bình của nhóm không cắt
mạc nối là: 57,64 (30-90 phút). Nhóm không phải
cắt mạc nối có thời gian mổ ngắn hơn tuy nhiên
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Điều này có thể trong lô nghiên cứu này,
bệnh nhân được phẫu thuật bởi nhiều phẫu
thuật viên có trình độ khác nhau.
Bảng 3: Biến chứng trong và sau mổ
Biến chứng Số BN %
Không có biến chứng 71 84.5
Chảyy máu chân catheter 10 11.9
Nhiễm trùng vết mổ 2 2.4
Dò dich chân catheter 1 1.2
Tổng số 84 100.0
* Chức năng catheter khi vô dịch lần đầu:
Ngay sau khi vô dịch, chức năng của
Catheter tốt là 92,9%, có 6/84 trường hợp là chức
năng kém (trong đó 5/6 là vô dịch tốt nhưng
không ra được còn 1/6 là không vô dịch được).
So sánh chức năng catheter ngay khi vô dịch
lần đầu giữa nhóm có cắt mạc nối và nhóm
không cắt mạc nối:
Bảng 4: Chức năng catheter khi vô dịch lần đầu
Chức năng
catheter
Kết quả khi vô dịch lần
đầu TỔNG SỐ
TỐT XẤU
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 475
Cắt mạc
nối
có 46 (95,84%) 2 (4,16%) 48
không 32 (88,89%) 4 (11,11%) 36
TỔNG SỐ 78 (92,9%) 6 (7,1%) 84 (100%)
P= 0,226
Bảng 5: Nguyên nhân catheter hoạt động kém bao
gồm
Nguyên nhân Số BN %
Catheter gập góc 1 1.2
Di lệch catheter do mac nối bám 1 1.2
Fibrin 2 2.4
Hematome 1 1.2
Tắc do mạc nối 1 1.2
Tổng số 6/84 (7,1%) 100.0
Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào
chảy máu trong ổ bụng do cắt mạc nối gây ra.
Tác giả Michael L.Nicholson có ghi nhận 1
trường hợp, tuy nhiên sau khi xử trí mổ lại cầm
máu đã ổn và catheter sử dụng bình thường sau
đó(2). Vấn đề chảy máu khi cắt mạc nối là do
thao tác khi lôi mạc nối ra ngoài quá thô bạo và
do cột chỉ không chặt. Chúng tôi sử dụng
phương pháp cắt và cột từng phần mạc nối cho
tới khi không thể lôi mạc nối ra nữa thì dừng.
Tác giả H.T.Trí ghi nhận 2 trường hợp (4,2%) tắc
catheter (có cắt mạc nối) so với tác giả Ng. Thi
Chải (12,9%)(5). Tác giả Stephen R. Ash et al ghi
nhận chức năng catheter kém là 17% chủ yếu do
di chú và mạc nối bám vào đầu catheter(5).
Sử trí các biến chứng: Khâu cầm máu chân
Catheter, lấy bỏ máu cục tại vị trí mổ, chỉnh sửa
lại vị trí Catheter có mạc nối, lấy bỏ Fibrin trong
lòng catheter.
Bảng 6: Kết quả chức năng catheter sau 1 tháng.
Phân tích tỉ lệ thành công sau 1 tháng vô dịch (bao
gồm các trường hợp sửa vi trí catheter sau khi phát
hiện ở thời điểm vô dịch lần đầu
KETQUA Tổng số
thành công thất bại
có 48 (100%) 0 (0%) 48 (100%) cắt mạc
nối không 35 (97,2%) 1 (2,8%) 36 (100%)
Tổng số 83 (98,8%) 1 (1,2%) 84 (100%)
P=0,32 (Test ANOVA)
Sau 1 tháng, chúng tôi không ghi nhận thêm
trường hợp nào có biến chứng ảnh hưởng đến
chức năng của catheter. Trong 6/84 bệnh nhân
có chức năng catheter kém thì sau khi phẫu
thuật lại đã cải thiện gần hoàn toàn, chỉ có 1/84
bệnh nhân dịch vô tốt nhưng dịch ra không đủ
phải chuyển sang chạy thận nhân tạo. Trường
hợp này mạc dù mở kiểm tra bụng không thấy
mạc nối bám dính ở đầu catheter và catheter ở
đúng vị trí nhưng dịch ra không đủ. Chúng tôi
nghĩ nhiều tới rối loạn tính thấm của màng
bụng.
Bảng 7: Tỉ lệ thành công ở nam và nữ
GIOI Tổng số
NAM NU
Kết quả Thành công 47
(97,9%) 36 (100%)
83
(98,8%)
Thất bại 1(2,1%) 0 (0%) 1 (1,2%)
Tổng số 48(100%) 36 (100%) 84 (100%)
P= 0,41 (Test ANOVA)
Tỉ lệ thành công giữa bệnh nhân nam và nữ
là 97,9% so với 100% với P= 0,39 và tỉ lệ các biến
chứng, thất bại cũng không có sự khác biệt với
p= 0,264
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ theo
dõi chức năng của Catheter 1 tháng sau khi vô
dịch lần đầu. Chức năng của catheter giữa 2
nhóm cắt và không cắt là gần tương đương
(100% ở nhóm cắt và 97,2% ở nhóm không cắt
với p=0,32). Đây cũng là 1 điểm yếu của đề tài.
Tác giả M. L. Nicholson ghi nhận 235 bệnh nhân
làm CAPD, có 113 trường hợp (38%) được cắt
mạc nối bán phần và theo dõi trong 2 năm làm
thẩm phân thấy rằng nhóm có cắt mạc nối bán
phần có chức năng catheter CAPD là cao hơn
nhóm không cắt với p=0,002(2)
* Vấn đề có nên cắt bán phần mạc nối một
cách hệ thống khi thấy hiện diện mạc nối tại vị
trí mở phúc mạc hay không?
- Vấn đề trao đổi dịch trong quá trình làm
thẩm phân chủ yếu xuất hiện ở lá phúc mạc
thành là chính, còn ở mạc nối là rất ít.
- Chức năng chính của mạc nối lớn là bảo vệ,
khi có vật ngoại lai hiện diện trong khoang phúc
mạc, mạc nối lớn sẽ đến bám xung quanh
catheter, nó sẽ làm tắc các lỗ trên catheter gây
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 476
mất chức năng của catheter. Mặt khác, mạc nối
đến bám vào đầu catheter có xu hướng kéo lên
trên làm di lệch đầu catheter ra khỏi vị trí túi
cùng Douglas. Hai yếu tố trên cộng hưởng lại
làm mất chức năng của catheter. Một số tác giả
cũng đồng tình với lý luận này(2)
* Vấn đề có nên cắt mạc nối vào thời điểm
đặt catheter hay không? Có tác giả cho rằng
không cắt mạc nối vào thời điểm đặt catheter mà
để khi có biến chứng mất chức năng của catheter
rồi mới phẫu thuật cắt thì 2. Chúng tôi nhận
thấy rằng tiến hành cắt ngay trong mổ đặt
catheter là một phẫu thuật có thể thực hiện
được, với vô cảm tê tại chỗ và tiền mê. Kỹ thuật
cắt không quá khó, phẫu thuật viên được đào
tạo là có thể thực hiện được. Mặt khác, cắt vào
thời điểm mổ đặt catheter sẽ thuận lợi cho bệnh
nhân hơn, ít áp lực tâm lý hơn, tránh được 1
cuộc mổ sau đó. Tác giả M.L.Nicholson cũng
đồng thuận về vấn đề này(2).
* Trong nghiên cứu này, chúng tôi hoàn toàn
sử dụng phương pháp mổ mở để đặt catheter.
Tuy nhiên, đặt catheter bằng nội soi vẫn có thể
cắt mạc nối hay cố định mạc nối vào thành bụng
để tránh ảnh hưởng của mạc nối đến chức năng
của catheter.
KẾT LUẬN
Cắt mạc nối bán phần thực hiện ngay trong
mổ đặt catheter CAPD là một thủ thuật làm cải
thiện chức năng của catheter với tỉ lệ thành công
là 92,9% sau khi vô dịch lần đầu và 98,8% sau 1
tháng vô dịch. Tỉ lệ biến chứng không đáng kể
và các biến chứng này sau khi chỉnh sửa đã cải
thiện hoàn toàn.
Đây là kỹ thuật dễ thực hiện, có thể thực
hiện được ở các tuyến cơ sở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ash SR (2007). Peritoneal Access Devices Handbook of dialysis.
Ed4th ; 356-375
2. Hoàng Viết Thắng, Trần Thị Anh Thư (2011). Lọc màng bụng
liên tục ngoại trú trong điều trị suy thận mãn giai đoạn cuối Y
học thực hành, BYT xuất bản: 769 + 770; 545-554
3. Huỳnh Trinh Trí, Nguyễn Duy Tân, Lữ Công Trung, Mã Lan
Thanh, Trần Ngọc Giai, Nguyễn Chí Hiếu, Nguyễn Thị Tuyết
Ngọc, Nguyễn Thị Trương Nhãn (2010). Đánh giá kết quả điều
trị suy thận mãn giai đoạn cuối bằng phương pháp thẩm phân
phúc mạc tại khoa nội thận bệnh viện đa khoa trung tâm an
giang Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh Viện An Giang. 78-88
4. Louis M(1990). The role of omentectomy in continuos
ambulatory peritoneal dialysis. Peritoneal dialysis international.
Vol 11; 330-332
5. Nguyễn Thị Chải & Cs (2008). Thẩm phân phúc mạc lien tục
ngoại trú: kết quả sau 4 năm thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh viện Chợ Rẫy
6. Phạm Văn Bùi, Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa (2010). Khảo sát biến
đổi chức năng màng bụng ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc
liên tục ngoại trú Yhọc thành phố Hồ Chí Minh, 14;3. 101-106
7. Piraino B(2005). ISPD Giudelines recommendations in Canada,
25; 107-131
8. Sharma A(2008), Peritoneal Dialysis, The Kidney. Ed8th ; 2007-
2016
9. Stevinkel P, Chung SP et al (2001). Malnutrition, inflammation
and atherosclerosis in peritoneal dialysis patients Perit Dial Inter,
21(3): 157-162