Câu 1: Trình bày tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? (Bài 4)
Câu 2: Những chính sách xã hội đã và đang giải quyết những vấn đề cấp bách trong xã hội. Trong những vấn đề cấp bách đó theo anh, chị vấn đề nào cầu ưu tiên giải quyết nhất? Vì sao? (Bài 6)
Câu 3: Cơ sở lý luận và thực tiễn đường lối chính sách của dân tộc của Đảng và Nhà nước? (Bài 7)
Câu 4: Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt nam về vấn đề dân tôc và giải quyết vấn đề dân tộc. Trong những quan điểm đó theo anh, chị quan điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? (Bài 7)
Câu 5: Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người. Trong những quan điểm đó theo anh, chị quan điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? (Bài 8)
Câu 6: Trình bày những nhiệm vụ cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN trong giai đoạn hiện nay. Theo anh, chị trong những nhiệm vụ trên là quan trọng nhất? Vì sao? (Bài 10)
Câu 7: Tại sao nói kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh là tất yếu? (Bài 11)
19 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Môn: Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội – Đinh Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Trình bày tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? (Bài 4)
Câu 2: Những chính sách xã hội đã và đang giải quyết những vấn đề cấp bách trong xã hội. Trong những vấn đề cấp bách đó theo anh, chị vấn đề nào cầu ưu tiên giải quyết nhất? Vì sao? (Bài 6)
Câu 3: Cơ sở lý luận và thực tiễn đường lối chính sách của dân tộc của Đảng và Nhà nước? (Bài 7)
Câu 4: Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt nam về vấn đề dân tôc và giải quyết vấn đề dân tộc. Trong những quan điểm đó theo anh, chị quan điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? (Bài 7)
Câu 5: Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người. Trong những quan điểm đó theo anh, chị quan điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? (Bài 8)
Câu 6: Trình bày những nhiệm vụ cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN trong giai đoạn hiện nay. Theo anh, chị trong những nhiệm vụ trên là quan trọng nhất? Vì sao? (Bài 10)
Câu 7: Tại sao nói kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh là tất yếu? (Bài 11)
Câu 1: Trình bày tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? (Bài 4)
Đảng ta luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò, vị trí của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới là một nhiệm vụ quan trọng. Để hiểu rõ nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trước hiểu ta tìm hiểu: Văn hóa là gì? Tính chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam là gì?
- Văn hóa là tất cả giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.
- Tính chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam là một sự vật hiện tượng luôn luôn đi trước và biểu hiện trình độ cao về văn minh, vật chất lẫn tinh thần. Là sự hòa huyện giữa giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại đáp ứng yêu cầu xã hội đem lại hạnh phúc cho con người.
Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã xác định nền văn hóa mà chúng ta tiến tới là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa không mâu thuẫn với bản sắc văn hóa dân tộc, ngược lại, hai đặc tính thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại và quy định lẫn nhau. Ở đây, chúng ta tách thành 2 nội dung đặc trưng “tiên tiến” và “bản sắc dân tộc” để nghiên cứu sâu sắc hon và đầy đủ hơn theo phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
- Tính chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện như sau:
Thứ nhất, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ.
Đặc trưng tiên tiến của nền văn hóa hiện đại dựa trên các giá trị văn hóa cao đẹp và tiến bộ của dân tộc và thời đại. Đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - cơ sở chỉ đạo đời sống tinh thần dân tộc và là thành tố quan trọng của văn hóa.
Dưới ánh sáng của hệ tư tưởng tiến bộ trên, tính “tiên tiến” của nền văn hóa Việt Nam thể hiện ở mục tiêu mà nền văn hóa hướng tới là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay là một quá trình thống nhất không thể tách rời. Chế độ xã hội tiên tiến quy định tính tiên tiến của nền văn hóa, đồng thời nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là iộng lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triên kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghị quyêt Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Thứ hai, nền văn hóa tiên tiến phải thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng.
Xây dựng nền văn hóa nhân văn là hướng tới con người, giải phóng con người, phát triển và hoàn thiện con người. Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng duy nhất lấy việc giải phóng con người làm mục tiêu cao cả của mình. Giải phóng con người không chỉ là làm cho con người thoát khỏi mọi hình thức bóc lột, áp bức bất công về thể xác mà còn là giải phóng con người về mặt tinh thần, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo, mở ra những điều kiện xã hội tốt đẹp cho con người phát triển toàn diện về nhân cách. Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa nhân văn “trực tiếp nhằm vào hành động” đê giải phóng con người theo ý nghĩa cách mạng cao quý đó. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tinh thần giải phóng con người như là mục đích tối thượng của chủ nghĩa Mác-Lênin “muốn chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”.
Thứ ba, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mang tinh thần dân chủ.
Dân chủ là đặc trưng cơ bản của nền văn hóa tiên tiên (tiến bộ), dân chủ là yếu tố làm thay đổi nhiều mặt đời sống văn hóa dân tộc. Dân chủ là nguồn sữa nuôi dưỡng nền văn hóa, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển văn hóa. Dân chủ là động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc để phục vụ cho con người. Dân chủ gắn liền với tự do sáng tạo, tôn trọng cá tính sáng tạo, ý kiến cá nhân, giá trị cá nhân trong văn hóa và mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Thứ tư, nền văn hóa tiên tiến bao gồm tính hiện đại.
Ngoài yếu tố hệ tư tưởng - thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến thì các yếu tố khác của nó cũng đòi hỏi phải có trình độ hiện đại: trình độ giáo dục, khoa học - công nghệ, v.v... Phải dẩn dần tiến kịp và hòa nhập với trình độ hiện đại của thế giới, phải hướng tới cuộc cách mạng khoa học và công nghệ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo và làm chủ các tri thức khoa học và công nghệ để xây dựng đất nước. Nâng cao trình độ tư duy khoa học, duy lý trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, giải quyết các vân đê dân tộc đặt ra trên tâm thời đại. Nen văn hóa mới phải tạo ra những phẩm chất, đạo đức, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam hiện đại ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước.
Thứ năm, nền văn hóa tiên tiến thể hiện ở hình thức biểu hiện, phương tiện chuỵển tải nội dung.
Sử dụng các hình thức sáng tạo mới bằng các công nghệ hiện đại làm sâu sắc, phong phú và đa dạng các sản phẩm văn hóa dân tộc. Có cách thức và phương pháp tiên tiến để chuyển đổi nội dung và làm mới các giá trị văn hóa cổ truyền cho phù hợp với thời đại. Đồng thời phải xây dựng kết cấu hạ tầng của xã hội và văn hóa từng bước hiện đại hóa. Đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất kỳ thuật, trang thiết bị cho hoạt động văn hóa tiến kịp trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Có như vậy mới giúp cho sự sáng tạo tốt hơn, sự truyền bá nhanh hon, rộng rãi hơn đáp ứng được nhu cầu văn hóa ngày càng tăng và càng cao của nhân dân.
- Bản sắc dân tộc của nền văn hóa mới
Trong văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”.
Nền văn hóa tiên tiến phải có sắc thái riêng, cái độc đáo của truyền thống, tâm hồn, cốt cách, lối sống, v.v... của một dân tộc chứa đựng những tinh hoa của quá khứ kết hợp với những cái tốt đẹp của hiện đại. Nền văn hóa đó phải phát triển trên nền những sắc thái riêng đã trở thành bản sắc của chính nó. Nếu không, trước xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng áp đặt văn hóa được truyền bá bởi sức mạnh vật chất và phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ biến văn hóa của các quốc gia dân tộc thành “bản sao” của nền văn hóa khác.
Để xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần:
+ Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đổi mới bản sắc dân tộc phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
+ Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu đẹp thêm văn hóa Việt Nam. Ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa, phản giá trị, chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của các thế lực phản động hiện nay.
Văn hóa là nền tảng, là động lực mục tiêu, là cái gốc của dân tộc, gốc của con người. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải quyết tâm xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đứng trước những khó khăn và thách thức mới, mỗi người dân Việt Nam chúng càng phải nhận thức được vai trò của bản thân trong xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng đã đề ra. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt để mỗi người đều trở thành một bông hoa đẹp có ích, qua đó thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc trong từng lời nói, hành động. Làm được điều đó có nghĩa là chúng ta đã góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và đẹp đẽ trong mắt bạn bè quốc tế.
Với riêng bản thân tôi, để góp phần sức lực nhỏ bé của mình, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyen môn, trình độ chính trị, hoàn thành xuất ắc các nhiệm vụ được giao; gương mẫu đi đàu trong các hoạt động địa phương, từ đó tuyên truyền, vận động người thân, gia đình tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới như các phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, củng cố tình làng nghĩa xóm, nêu cao tinh thần doàn kết tương trợ lẫn nhau; tích cực tham gia cùng mặt trận, hội đoàn thể địa phương tổ chức vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, kịp thời góp ý phản biện để Đảng, Nhà nước có những sửa đổi cho phù hợp, góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng vào cuộc sống.
Bonus: Cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
Giữ gìn, phát huy, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc càng ngày càng trở thành nhu cầu, nhiệm vụ của văn hóa và của tất cả mọi người. Để làm tốt nhu cầu và nhiệm vụ nặng nề này, cần phải thấm nhuần quan điểm: chỉ có phát triển mạnh mẽ văn hóa các dân tộc với bản sắc riêng của chúng, văn hóa nhân loại mới trở nên phong phú, đa dạng. Nếu văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới đều bị mất đi bản sắc riêng hoặc bị đồng hóa bởi một nền văn hóa... thì chắc chắn kho tàng văn hóa nhân loại sẽ nghèo nàn, đơn điệu. Cho nên cái chung của văn hóa nhân loại chỉ phong phú khi cái riêng của văn hóa từng dân tộc được coi trọng.
Đảng ta chỉ rõ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đặc đậm bàn sắc dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong giao lưu quốc tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
Giữ gìn bản sắc văn hóa không có nghĩa là loại bỏ các yếu tố văn hóa ngoại lai. Các yếu tố văn hóa bản địa trước đây đã từng dung hợp với các yếu tố văn hóa ngoại nhập nhưng vẫn tạo ra những nét văn hóa bản sắc. Vấn đề là phải dung hợp như thế nào và điều đó phải trở thành nhận thức, ý thức thường trực trong tiếp nhận và sử dụng. Thực tế cho thấy nhiều người có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam rất quan ngại khi các yếu tố văn hóa ngoại nhập đã làm xâm phạm và làm lu mờ những giá trị văn hóa truyền thống. Gần đây trang phục và diễn xuất của nhiều ca sĩ, diễn viên trên sân khấu đã tạo ra sự phản cảm, trở thành một vấn đề nhức nhối khiến cho một bộ phận không nhỏ khán giả quay lưng với nghệ thuật sân khấu.
Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Do đó, chúng ta cần phải:
- Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của tất cà các dân tộc trong nước, sự đa dạng, phong phú của văn hóa tộc người, vùng, miền, địa phưong. khẳng định giá trị, giữ' gìn tinh hoa di sàn văn hóa dân tộc.
- Phát triển văn hóa dân tộc đi liền với giao lưu văn hóa quốc tế; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu đẹp văn hóa dân tộc; đồng thời đề cao bản lĩnh văn hóa dân tộc, đấu tranh chống sự thâm nhập của văn hóa độc hại.
- Chuyển đổi, bổ sung những thiêu hụt cùa văn hóa cổ truyền trước yêu cầu mới của thời đại, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc càng giàu có, phong phú, có sự đồi mới phù hợp với thời đại tiên tiến, với việc đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phát huy thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như sự kết tinh tốt đẹp nhất của tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại thời hiện đại.
- Tạo một môi trường quốc gia về văn hóa thật sự lành mạnh và thuận lợi cho việc giữ gìn, phát huy bàn sắc văn hóa dân tộc. Môi trường này thể hiện ờ cấu trúc văn hóa (gia định, làng (phố, nước); những cơ quan làm văn hóa; ở không khí nhiệt tình sáng tạo của nhũng lực lượng sưu tầm, nghiên cứu, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhũng lực lượng tiếp nhận văn hóa nước ngoài và tính tích cực tham gia văn hóa ờ trình độ dân trí cao và sự am hiểu văn hóa dân tộc của toàn dân; đưa giáo dục văn hóa văn nghệ vào nhà trường, từ mẫu giáo.
- Tổ chức, vật chất hóa quá trình gìn giữ, phát huy các giá trí văn hóa cổ truyền và hiện đại bằng cách đầy mạnh phương châm xã hội hóa sự nghiệp văn hóa. kết họp sự tìm tòi, đóng góp. đầu tư của Nhà nước, nhân dân và các nguồn quí quốc tế
- Một mặt táng cường hoạt động giao lưu văn hóa với nước ngoài, trong giao lưu chú ý tiếp thu tinh hoa, ngăn chặn độc tố; mặt khác tăng cường phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần vào kho tàng văn hóa thế giới...
- Giữ gìn, phát huy, làm giàu bàn sắc văn hóa dân tộc trong giao lưu quốc tế là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, rất cần sự chung sức, chung lòng của Đàng, Nhà nước, nhân dân, mới có thể làm tốt được.
_____________________________________
Câu 2: Những chính sách xã hội đã và đang giải quyết những vấn đề cấp bách trong xã hội. Trong những vấn đề cấp bách đó theo anh, chị vấn đề nào cầu ưu tiên giải quyết nhất? Vì sao? (Bài 6)
Trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, vấn đề an sinh xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm an toàn cho đời sống các thành viên trong xã hội trước những biến động khó lường, như những rủi ro trong kinh tế thị trường, những rủi ro về xã hội, những tác động xấu của môi trường thiên nhiên.
Vậy chính sách xã hội được hiểu như thế nào? Trước hết ta tìm hiểu:
Xã hội được hiểu theo nghĩa rộng là những cái liên quan đến con người, liên quan đến quan hệ giữa con người với con người, là những cái không thuộc của tự nhiên. Hay hiểu theo nghĩa hẹp, xã hội là những vấn đề xã hội liên quan đến: nghèo đói; phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo; Thất học, bất bình đẳng trong giáo dục; Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo sự bình đẳng trong hưởng thụ dịch vụ y tế; Giải quyết vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình, dân số phát triển; giải quyết việc làm, chống thất nghiệp; Tệ nạn xã hội, an toàn giao thông; Ô nhiễm môi trường tự nhiên; Sự phức tạp của môi trường xã hội; Trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động sớm và bị bốc lột, bất bình đẳng dân tộc,
Chính sách là những quy định, quyết định được nhà nước thể chế hóa nhằm điều chỉnh quan hệ kinh tế chính trị, xã hội của con người để giải quyết những vấn đề đang đặt ra, thực hiện mục tiêu đã được xác định trước.
Như vậy, chính sách xã hội là những quy định, quyết định được thể chế hóa bởi nhà nước, trở thành công cụ để tác động vào những quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người.
Chính sách xã hội nhằm chia sẻ trách nhiệm trong cộng đồng, hướng tới công bằng xã hội. Vì vậy, hiệu quả của chính sách an sinh xã hội đang trở thành một thước đo của sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, có một số vấn đề xã hội nổi lên rất gay gắt và bức xúc cần phải có chính sách giải quyết, nếu không sẽ dẫn đến quá trình phát triển kinh tế và chính sách mở cứa hội nhập quốc tế đã và đang có tác động sâu sắc làm thay đồi giá trị, chuẩn mực xâ hội và chuyển biển các phân hệ cơ cấu xã hội. Giải quyết các vấn đề xã hội ấy không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu vận động chung chung mà nó còn đòi hỏi phải áp dụng đồng thời nhiêu chính sách xã hội.
Xuất phát từ đó, Đảng, Nhà nước đã đưa ra một số chính sách xã hội nhằm giải quyết một số vấn đề xã hội cấp bách hiện nay như sau:
Một là, chính sách dân số
Mục tiêu tống quát của chính sách dân số là thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Mục tiêu cụ thể: là mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mồi cặp vợ chồng có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ XXI, nâng chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, giảm tỷ lệ viêm nhiễm, bệnh lây truyền qua đường sinh dục (HIV), v.v...
Hai là, chính sách xã hội nhằm giải quyết tệ nạn xã hội
Theo các cơ quan chức năng, hiện nay tình hình hoạt động mại dâm thường rất đa dạng với nhiều hình thức biến tướng và sử dụng các thủ đoạn mới, tinh vi. Trong đó, chủ yếu vẫn là lợi dụng các dịch vụ như ăn, nghỉ, vũ trường, karaoke, tẩm quất, v.v...
Đặc biệt, trong những năm gần đây tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Ma tủy đã vào trường học, rình rập từng nhà, từng ngõ ngách gây ra những cái chết dần, chết mòn không những cho người nghiện mà cả gia đình họ. Nghiện ma túy cũng là nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội khác. Đa số người nghiện ma túy, để có tiền mua ma túy đều phạm tội trộm cắp, cướp giật, lừa đảo. Theo một số nguồn tin, khoảng 75% các tội phạm hình sự có nguyên nhân bắt nguồn từ những người nghiện ma túy. Đa số những người bị nhiễm HIV/AIDS là những người nghiện ma túy.
Những tệ nạn này gia tăng đến mức lo ngại, cần huy động sức mạnh của toàn dân, tất cả các ngành, các cấp chính quyền để đẩy lùi, ngân chặn. Đồng thời phải sừ dụng dư luận xã hội để phòng chống, ngăn ngừa vá tăng cường giáo dục, tuyên truyền chống tệ nạn này trong toàn xâ hội, tang cường các biện pháp cưỡng bức hành chính, xử lý nghiêm minh những tên buôn bán ma tuý, tồ chức mại dâm tham nhũng.
Ba là, chính sách giải quyết việc làm
Những con số thống kê, Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến ngày 1-1-2014 là 53,65 triệu người, tăng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước; Lực lượng lao động trong độ tuổi lao dộng ước tính đến 1-1-2014 là 47,49 triệu người, tăng 409,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2013; Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013 ước tính 52,40 triệu người, tăng 1,36% so với năm 2012; Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 năm 2013 ước tính 6,36%, trong đó khu vực thành thị là 11,11%, tăng 1,94 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực nông thôn là 4,87%, tăng 0,62 điểm phần trăm; Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%, trong đó khu vực thành thị là 2,29%, tăng 0,19 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực nông thôn là 0,72%, tăng 0,06 điểm phần trăm... Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
Từ thực tiễn trên đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hồ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, tliôn bản đặc biệt khó khăn. Xây dựng và triển khai Luật Việc làm; khẩn trương nghiên cứu xây dựng Chương trình việc làm công. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 3%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%.
Bốn là, chính sách xã hội dành cho hệ thống