Tràn khí màng phổi tự phát biến chứngbao gồm những trường hợp TKMPTP tái phát
và những trường hợp TKMPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với điều trị đặt
ống dẫn lưu màng phổi (ODLMP) (thời gian đặt ống dẫn lưu kéo dài quá 7 –10
ngày
(5,10)
. Trong y văn, làm dính màng phổi (LDMP) bằng talc là một trong số các
phương pháp LDMP bằng hóa chất, đã được ứng dụng ở nhiều nước như Mỹ, Anh và
các nơi khác trên thế giới
(1- 3,5,8,10)
. Tại Việt nam, chưa có nhiều nghiên cứu LDMP
bằng bơm talc qua ODLMP trong điều trị TKMPTP. Chính vì v ậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu phân tích các biến chứng xảy ra sau khi LDMP bằng bơm dung dịch
talc qua ODLMP trong điều trị TKMPTP biến chứng.
15 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biến chứng và tỉ lệ tái phát tràn khí màng phổi sau làm dính màng phổi bằng talc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN CHỨNG VÀ TỈ LỆ TÁI PHÁT TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI SAU LÀM
DÍNH MÀNG PHỔI BẰNG TALC
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích các biến chứng sau làm dính màng phổi bằng bơm talc qua ống
dẫn lưu ngực trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát (TKMPTP) biến chứng.
Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm can thiệp điều trị lâm sàng
Kết quả: Từ 01/2002 đến 12/2006, có 197 trường hợp TKMPTP biến chứng (gồm 74
TKMPTP nguyên phát và 123 TKMPTP thứ phát). Có 174 trường hợp nam và 23
trường hợp nữ. Tuổi trung bình là 51,83 (từ 17 – 85 tuổi). Phần lớn TKMPTP nguyên
phát xảy ra ở lứa tuổi dưới 40 tuổi và ngược lại, TKMPTP thứ phát xảy ra ở lứa tuổi
trên 40 tuổi. TKMPTP tái phát gặp nhiều hơn TKMPTP lần đầu tiên nhưng không
đáp ứng với đặt ODLMP (thời gian đặt ODLMP kéo dài quá 7 – 10 ngày) (81,73% so
với 18,27%). Tỉ lệ thành công của LDMP bằng talc qua ODLMP (tính đến thời điểm
xuất viện) là 95,94% với thời gian trung bình lưu ODLMP là 3,34 ngày (giới hạn từ 1
– 21 ngày). Ba biến chứng sớm là đau ngực (53,81%), sốt (26,9%) (xảy ra ngay trong
vòng 4 giờ đầu tiên) và ho khan (29,95%) (xảy ra trong khoảng 4 – 12 giờ) sau bơm
talc màng phổi. Ngoài ra, có 3 trường hợp mủ màng phổi nhưng đáp ứng tốt với điều
trị kháng sinh. Sau thời gian theo dõi từ 1 – 4 năm, tỉ lệ TKMP tái phát là 9,09% và
biến chứng muộn là đau ngực nhẹ (42,61%) và khó thở nhẹ (chỉ xảy ra khi gắng sức
nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày). Không trường hợp tử
vong nào có liên quan đến nguyên nhân gây ra do talc. Đồng thời, không có xảy ra
những biến chứng trầm trọng (suy hô hấp cấp, tụt huyết áp,…) trong thời gian theo
dõi sau LDMP bằng talc.
Kết luận: Làm dày dính màng phổi bằng talc qua ODLMP có hiệu quả, an toàn và ít
biến chứng trong điều trị TKMPTP biến chứng.
ABSTRACT
ANALYSIS OF COMPLICATIONS AFTER PLEURODESIS BY TALC
THROUGH CHEST TUBE
IN THE TREATMENT OF COMPLICATED SPONTANEOUS
PNEUMOTHORAX
Ngo Thanh Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008:
146 - 151
Objective: to analyse complications after pleurodesis by talc through chest tube in the
treatment of complicated spontaneous pneumothorax (CSP).
Method: Clinical experimental study.
Result: From 01/2002 to 12/2006, there were 179 cases of CSP (included 74 primary
SP and 123 secondary SP). There were 174 male and 23 female patients. The average
age was 51.83 (range, 21 to 85). Primary SP often occurred in age group under 40,
and on the contrary, secondary SP occurred in age group over 40. Recurrent SP
occurred more than first SP (which didn’t response with chest drainage; time for chest
drainage lasted over 7 – 10 days) (81.73% % versus 18.27%). Rate of success of talc
pleurodesis at discharged time was 95.94%, with an average duration of drainage
chest tube was 3.34 days (range, 1 to 21). Three early complicated signs were chest
pain (53.81%), fever (26.9%) (occurred in the first four- hour time) and cough
(29.95%) (occurred in a 4 – 12 hour time) after talc pleurodesis. Besides, there were 3
cases of empyema but they had good responses to antibiotic therapies. After
monitoring in 1-4 year period, rate of recurrent pneumothorax was 9.09% and lately
complication was light chest pain (42.61%) and light dyspnea (only occurred after
excessive actions but they didn’t influence patient’s activities significantly). The
causes of death were unrelated to the pleurodesis. Simultaneously, we haven’t
detected orther severe complications (acute respiratory failure, hypotension,…) in the
follow-up after talc pleurodesis.
Conclusion: Pleurodesis by talc through chest drainage tube was high effective, safe
and low complicative in the treatment of CSP.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tràn khí màng phổi tự phát biến chứng bao gồm những trường hợp TKMPTP tái phát
và những trường hợp TKMPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với điều trị đặt
ống dẫn lưu màng phổi (ODLMP) (thời gian đặt ống dẫn lưu kéo dài quá 7 – 10
ngày(5,10). Trong y văn, làm dính màng phổi (LDMP) bằng talc là một trong số các
phương pháp LDMP bằng hóa chất, đã được ứng dụng ở nhiều nước như Mỹ, Anh và
các nơi khác trên thế giới(1-3,5,8,10). Tại Việt nam, chưa có nhiều nghiên cứu LDMP
bằng bơm talc qua ODLMP trong điều trị TKMPTP. Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu phân tích các biến chứng xảy ra sau khi LDMP bằng bơm dung dịch
talc qua ODLMP trong điều trị TKMPTP biến chứng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân TKMPTP tái phát và những trường hợp TKMPTP lần đầu tiên
nhưng không đáp ứng với điều trị đặt ODLMP (thời gian đặt ống dẫn lưu kéo dài quá
7 – 10 ngày) sẽ được bơm dung dịch talc qua ODLMP để LDMP từ 01/2002 đến
12/2006 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và được theo dõi tiếp về hiệu quả điều trị,
biến chứng và tỉ lệ tái phát trong vòng từ 1 đến 4 năm theo kiểu cuốn chiếu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý nặng sau: nhồi máu cơ tim, rối
loạn nhịp tim; suy thận, suy gan cấp và mạn; rối loạn thăng bằng kiềm toan; rối
loạn đông máu; nhiễm HIV/AIDS; tiền sử dị ứng với thuốc tê, hóa chất….
Loại hình nghiên cứu
Thực nghiệm điều trị can thiệp lâm sàng
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Chuẩn bị bệnh nhân và dung dịch talc trước khi tiến hành bơm vào khoang
màng phổi
Tất cả bệnh nhân đều đã được đặt ODLMP để giải thoát hết khí trong khoang màng
phổi (KMP) và có đủ điều kiện trước khi được điều trị LDMP bằng talc như cải thiện
triệu chứng lâm sàng (hết đau ngực, hết khó thở) và hết TKMP trên X-quang phổi
thẳng.
Giải thích cho bệnh nhân rõ ràng về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Đo
dấu hiệu sinh tồn. Chụp X-quang phổi thẳng kiểm tra và lấy khí máu động mạch.
Tiền mê (tiêm dưới da 0,25 – 0,5 mg Atropin; và uống 5 – 10 mg Diazepam) 30
phút trước khi thực hiện thủ thuật.
Bột talc được sử dụng có nguồn gốc sản xuất từ Pháp có độ tinh khiết cao, không
chứa amiăng, được dùng trong ngành y tế. Liều bột talc dùng để LDMP là 2g, được
tiệt trùng ở nhiệt độ cao 1360C trong 6 – 8 giờ. Sau đó, pha loãng bột talc với 50 ml
nước muối sinh lý thành dung dịch talc, được đựng trong ống tiêm loại 50 ml, và
được lắc cho thật đều trước khi bơm vào KMP.
Các bước tiến hành bơm dung dịch talc vào khoang màng phổi
Sau khi nhu mô phổi nở hoàn toàn, bệnh nhân được bơm 100 mg lidocaine2% qua
ODLMP.
15 phút sau, bơm từ từ 50 ml dung dịch talc qua ODL vào KMP. Kẹp ODL khoảng 1
– 2 giờ, chỉ dẫn bệnh nhân xoay đổi tư thế mỗi 15 phút để dung dịch talc tráng đều
khắp bề mặt màng phổi. Sau đó mở ODLMP trong 24 giờ.
Các bước theo dõi sau bơm dung dịch talc LDMP
Ghi nhận các dấu hiệu của biến chứng sớm (sốt, đau ngực, ho, khó thở…). Theo dõi
dấu hiệu sinh tồn ngay sau khi thực hiện thủ thuật và tại các thời điểm 4 giờ, 12 giờ,
24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và trên 72 giờ (nếu thấy cần). Đồng thời xử trí kịp thời các biến
chứng sớm xảy ra (nếu có).
Theo dõi tình trạng hoạt động của ODLMP, chụp X-quang phổi và đo khí máu
kiểm tra 24 giờ sau. Nếu nhu mô phổi nở hoàn toàn, ODLMP ngưng hoạt động
thì rút ODLMP. Tiếp tục theo dõi thêm 24 giờ sau đó, kiểm tra lâm sàng, X-
quang phổi, nếu tiến triển thuận lợi thì cho bệnh nhân xuất viện. Nếu sau 48-72
giờ sau LDMP bằng talc lần thứ nhất, mà ODLMP vẫn còn hoạt động, thì tiến
hành LDMP lần thứ hai, nếu vẫn thất bại thì chuyển sang phương pháp khác.
Nếu 7 – 14 ngày sau khi LDMP bằng talc, ODLMP vẫn còn thoát khí thì xem như
phương pháp này thất bại cần chuyển sang dùng phương pháp điều trị khác. Tuy
nhiên, kéo dài thời gian lưu ODLMP sau bơm talc còn tùy thuộc vào tổng trạng bệnh
nhân.
Sau khi xuất viện, tất cả bệnh nhân đều được theo dõi định kỳ sau mỗi 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm, và 4 năm qua tái khám sức khỏe định kỳ, hoặc
qua liên lạc thư từ, điện thoại (trong trường hợp bệnh nhân không tái khám định kỳ)
được nhằm đánh giá hiệu quả điều trị, biến chứng và tỉ lệ tái phát trong vòng từ 1 cho
đến 4 năm theo kiểu cuốn chiếu.
Thống kê và xử lý số liệu
Dùng phần mềm EXCEL 2006, STATA phiên bản 6.0 để nhập, quản lý và xử lý số
liệu. Các biến số được phân tích bằng các test thống kê thích hợp, giá trị P < 0,05
được đánh giá là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2002 đến 12/2006, chúng tôi thu nhận 197
trường hợp TKMPTP biến chứng nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và được
điều trị bơm dung dịch talc qua ống dẫn lưu màng phổi để làm dính màng phổi. Trong
đó, có 74 trường hợp TKMPTP nguyên phát (37,56%) và 123 trường hợp TKMPTP
thứ phát (62,44%).
Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Trong 197 trường hợp TKMPTP biến chứng, có 174 trường hợp (88,3%) là nam giới
và 23 trường hợp (11,7%) là nữ giới. Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 7,6:1. Tuổi trung bình
là 51,83 (từ 17 – 85 tuổi). Mặt khác, có 62/68 trường hợp dưới 40 tuổi là TKMPTP
nguyên phát và ngược lại, có 117/129 trường hợp trên 40 tuổi là TKMPTP thứ phát.
Ngoài ra, các trường hợp TKMPTP biến chứng có đặc tính như sau:
Bảng 1: Tính chất của TKMPTP biến chứng
Tính chất của TKMPTP biến
chứng
n (%)
TKMPTP tái phát 161
(81,73%)
TKMPTP lần đầu tiên nhưng
không đáp ứng với điều trị đặt
ODLMP
36
(18,27%)
Kết quả điều trị và biến chứng sớm ngay sau LDMP bằng talc
Kết quả điều trị sau LDMP bằng talc: Tính đến thời điểm xuất viện, tỉ lệ thành
công của phương pháp LDMP bằng talc qua ODLMP là 189 trường hợp
(95,94%) và có 8 trường hợp (4,06%) thất bại phải chuyển sang điều trị khác.
Thời gian trung bình lưu ODLMP sau LDMP bằng talc là 3,34 ngày (giới hạn từ
1 – 21 ngày), trong đó 147 trường hợp (77,78%) có thời gian lưu ODLMP 3
ngày và 42 trường hợp (22,22%) trên 3 ngày.
Biến chứng sớm xảy ra ngay sau LDMP bằng talc
53 trường hợp (26,9%) biểu hiện sốt xảy ra ngay trong vòng 4 giờ sau LDMP và đáp
ứng tốt với thuốc hạ sốt thông thường dưới 3 – 5 ngày.
106 trường hợp (53,81%) đau ngực xảy ra ngay trong vòng 4 giờ sau LDMP. Đa số
trường hợp đáp ứng tốt với thuốc giảm đau dưới 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, cũng có
13/106 trường hợp (12,26%) là đau ngực nhiều phải dùng kết hợp thuốc giảm đau
tiêm tĩnh mạch và thuốc an thần (5 – 10 mg diazepam) tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
59 trường hợp (29,95%) xuất hiện ho khan, xảy ra trong khoảng thời gian 4 – 12 giờ
sau bơm talc màng phổi và đều đáp ứng tốt với thuốc giảm ho trong 3 – 5 ngày.
3 trường hợp (1,52%) mủ màng phổi xảy ra ở những bệnh nhân đặt ODLMP trên 14
ngày sau LDMP nhưng các trường hợp này đáp ứng tốt với kháng sinh.
Không ghi nhận trường hợp nào suy hô hấp cấp, hạ huyết áp, hạ oxy máu,… xảy ra
ngay sau LDMP bằng talc.
Tỉ lệ tái phát và biến chứng muộn sau thời gian theo dõi từ 1 – 4 năm
Về tỉ lệ tái phát, chỉ có 176/189 trường hợp (93,12%) LDMP bằng talc được theo dõi
tiếp trong vòng 1 – 4 năm (theo kiểu cuốn chiếu). Trong đó, có 16 trường hợp
(9,09%) biểu hiện TKMP tái phát và 160 trường hợp (90,91%) không tái phát.
Về biến chứng muộn, trong 176 trường hợp được theo dõi từ 1 – 4 năm, các trường
hợp BPTNMT và/hoặc có kết hợp với lao phổi cũ xơ hang, thường có biểu hiện khó
thở khi gắng sức nên rất khó đánh giá dấu hiệu khó thở như là một biến chứng sau
LDMP bằng talc. Chúng tôi chỉ ghi nhận được15 trường hợp TKMPTP nguyên phát
có cảm giác khó thở khi gắng sức nhiều và hết cảm giác khó thở khi nghĩ ngơi. Ngoài
ra, 75 trường hợp (42,61%) có biểu hiện đau ngực nhẹ xảy ra khi gắng sức, khi làm
việc nặng nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của
bệnh nhân. Triệu chứng này cải thiện nhanh chóng khi dùng thuốc giảm đau thông
thường. Ngoài ra, có 16 trường hợp (15,7%) tử vong được tính cộng dồn trong thời
gian theo dõi từ 1 – 4 năm như sau: (bn: bệnh nhân; tr.hợp: trường hợp).
Bảng 5: Tỉ lệ tử vong sau thời gian theo dõi từ 1 – 4 năm
Thời
gian
theo
dõi
Số trường hợp tử vong
Số tử
vong
cộng dồn
1 năm
Có 3 tr.hợp tử vong: trong
đó 2 bn ung thư giai đoạn
cuối và 1 tr.hợp 86 tuổi
mắc bệnh BPTNMT/lao
phổi cũ xơ hang
3
2 năm
Có thêm 4 tr.hợp tử vong
(gồm 2 bn 85 tuổi, 1 bn 81
tuổi, và 1 bn 80 tuổi) đều
mắc BPTNMT/lao phổi
cũ
7
3 năm
Có thêm 5 tr.hợp tử vong
(gồm 1 bn 81 tuổi, 2 bn 80
tuổi, và 2 bn 79 tuổi) đều
12
mắc BPTNMT/lao phổi
cũ
4 năm
Có thêm 4 tr.hợp tử vong
(gồm 1 bn 80 tuổi, 2 bn 79
tuổi, và 1 bn 78 tuổi) đều
mắc BPTNMT/lao phổi
cũ
16
Tất cả các trường hợp này tử vong do bệnh lý phổi cơ bản (ung thư phổi, BPTNMT
và lao phổi cũ xơ hang) và có tuổi thọ cao (trên 78 tuổi). Các trường hợp tử vong này
không liên quan đến LDMP bằng talc. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận có biến
chứng muộn khác xảy ra trong suốt thời gian theo dõi 1 – 4 năm sau LDMP bằng talc.
BÀN LUẬN
Về một đặc điểm của mẫu nghiên cứu, trong 197 trường hợp TKMPTP biến chứng
nhập viện, nhóm TKMPTP thứ phát gặp nhiều hơn nhóm TKMPTP nguyên phát
(62,44% so với 37,56%). Các trường hợp TKMPTP biến chứng xảy ra chủ yếu ở
nam giới nhiều hơn nữ giới (88,3% so với 11,7%) và tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là
7,6:1. Tuổi trung bình là 51,83 (từ 17 – 85 tuổi). TKMPTP nguyên phát gặp chủ
yếu ở lứa tuổi dưới 40 tuổi và ngược lại, các trường hợp TKMPTP thứ phát xảy ra
ở lứa tuổi trên 40 tuổi (117/123 trường hợp). Điều này cũng phù hợp với trong y
văn(1,2,5). Ngoài ra, tính chất TKMPTP tái phát xảy ra nhiều hơn TKMPTP lần đầu
tiên nhưng không đáp ứng với điều trị đặt ODLMP (thời gian đặt ODLMP kéo dài
quá 7 – 10 ngày) (81,73% so với 18,27%).
Về kết quả điều trị ngay sau LDMP bằng talc: tỉ lệ thành công của phương pháp
LDMP bằng talc qua ODLMP là 95,94% (tính đến thời điểm xuất viện) và 8 trường
hợp (4,06%) thất bại phải chuyển sang điều trị khác. Thời gian trung bình lưu
ODLMP sau LDMP bằng talc là 3,34 ngày (giới hạn từ 1 – 21 ngày). Theo tác giả
Tschopp J. M. et al(10), tỉ lệ thành công khoảng 97% trường hợp TKMPTP biến chứng
được bơm bột talc màng phổi qua NSLN với thời gian trung bình lưu ODLMP sau
LDMP là 5 ngày (giới hạn từ 2 – 40 ngày). Theo Sahn S. A.(8), tỉ lệ bơm bột talc màng
phổi thành công 91%. Theo Henry T. et al(5), tỉ lệ thành công là 85% – 92%. Như vậy,
kết quả điều trị của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu khác.
Về biến chứng sớm xảy ra ngay sau LDMP bằng talc, đa số trường hợp các biến
chứng sớm xảy ra như đau ngực (53,81%), sốt (26,9%) (đều xảy ra trong vòng 4
giờ sau LDMP, và đáp ứng tốt với thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường trong vòng
dưới 3 – 5 ngày) và ho khan (29,95%) (xảy ra trong khoảng thời gian 4 – 12 giờ
sau bơm talc màng phổi và đều đáp ứng tốt với thuốc giảm ho trong 3 – 5 ngày).
Cũng tương tự như một số nghiên cứu khác như theo Sahn S. A.(8), 16 – 69%
trường hợp sốt xảy ra trong vòng 4 – 12 giờ sau bơm talc và kéo dài trong 3 ngày.
Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận có 12,26% trường hợp là đau ngực nhiều phải
dùng kết hợp thuốc giảm đau tiêm tĩnh mạch và thuốc an thần (5 – 10 mg
diazepam) tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Theo các tác giả khác(2,5,8), cho thấy tỉ lệ
đau ngực (từ ít đến nhiều) gây ra sau bơm bột talc màng phổi khoảng 7% thấp hơn
rất nhiều khi so sánh với tỉ lệ đau ngực gây ra do Bleomycin là 28% và
Doxycycline là 40%, chủ yếu là đau ngực nhiều. Mặt khác, chúng tôi ghi nhận có
3 trường hợp (2,44%) mủ màng phổi xảy ra ở những bệnh nhân đặt ODLMP trên
14 ngày sau LDMP nhưng các trường hợp này đáp ứng tốt với kháng sinh. Theo
Berk J.L.(2), ghi nhận có dưới 3% trường hợp mủ màng phổi. Ngoài ra, các biến
chứng khác cũng được ghi nhận trong y văn như Light R.W.(6) ghi nhận 7/29
trường hợp hạ oxy máu và tụt huyết áp xảy ra sau bơm bột talc màng phổi; Rehse
D. H. et al(7), có 33% suy hô hấp hoặc tử vong trong tổng số 78 bệnh nhân được
bơm talc màng phổi. Tuy nhiên, cơ chế suy hô hấp cấp xảy ra sau LDMP bằng talc
thì chưa được biết rõ(1,5,8). Trong khi, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có
suy hô hấp cấp, hạ huyết áp, hạ oxy máu,… xảy ra sau LDMP bằng talc.
Về tỉ lệ tái phát sau thời gian theo dõi 1 – 4 năm, chúng tôi ghi nhận có 9,09% trường
hợp biểu hiện TKMP tái phát. Theo y văn(2,3,5,10), chúng tôi chỉ ghi nhận được tỉ lệ tái
phát của TKMPTP nói chung còn khá cao 38 – 43%. Theo Gyưrik S. et al(4), có 3
trường hợp (5%) TKMP tái phát trong số 56 trường hợp TKMPTP nguyên phát được
LDMP bằng talc qua NSLN được theo dõi tiếp trung bình 118 tháng. Ngoài ra, khi so
sánh với một số phương pháp LDMP khác cho kết quả TKMP tái phát khác nhau,
như Bauman M.H. et al(1) và Berk(2), tỉ lệ TKMP tái phát sau LDMP bằng tetracycline
là 25 – 28 %. Theo Henry T. et al(5), ghi nhận tỉ lệ TKMP tái phát ngay sau cắt màng
phổi là 0,4% (n=752); sau làm trầy xước màng phổi chủ động (n=301)là 2,3% và tỉ lệ
TKMP tái phát ngay sau sau phẫu thuật NSLN (VATS) là 5 – 10%. Như vậy, tỉ lệ
TKMP tái phát xảy ra trong nghiên cứu của chúng tôi có thể chấp nhận được.
Về biến chứng muộn xảy ra trong thời gian theo dõi từ 1 – 4 năm, trong 176 trường
hợp được theo dõi từ 1 – 4 năm, các trường hợp BPTNMT và/hoặc có kết hợp với lao
phổi cũ xơ hang, thường có biểu hiện khó thở khi gắng sức nên rất khó đánh giá dấu
hiệu khó thở như là một biến chứng sau LDMP bằng talc. Chúng tôi chỉ ghi nhận
được 15 trường hợp TKMPTP nguyên phát có cảm giác khó thở khi gắng sức nhiều
và hết cảm giác khó thở khi nghĩ ngơi. Ngoài ra, 75 trường hợp (42,61%) có biểu hiện
đau ngực nhẹ xảy ra khi gắng sức, khi làm việc nặng nhưng không ảnh hưởng đáng
kể đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của bệnh nhân. Triệu chứng này cải thiện
nhanh chóng khi dùng thuốc giảm đau thông thường. Ngoài ra, có 16 trường hợp
(15,7%) tử vong được tính cộng dồn trong thời gian theo dõi từ 1 – 4 năm. Đa số các
trường hợp này tử vong do bệnh lý phổi cơ bản (ung thư phổi, BPTNMT và lao phổi
cũ xơ hang) và do tuổi thọ cao (trên 78 tuổi) là chủ yếu. Nguyên nhân gây tử vong
không liên quan đến LDMP bằng talc. Theo y văn(1-5), tỉ lệ tử vong do TKMPTP là
15% – 20% ở bệnh nhân BPTNMT và TKMPTP xảy ra trên bệnh nhân BPTNMT
được xem là tiên lượng xấu. Mặt khác, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào biến
chứng muộn khác xảy ra trong suốt thời gian theo dõi 1 – 4 năm sau LDMP bằng talc.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy tỉ lệ thành công của LDMP bằng talc
bơm qua ODLMP (tính cho đến thời điểm xuất viện) là cao (95,94%) với thời gian
trung bình lưu ODLMP sau LDMP là 3,34 ngày (giới hạn từ 1 – 21 ngày). Các biến
chứng sau LDMP bằng talc thường nhẹ và đáp ứng tốt với thuốc giảm đau, hạ sốt và
giảm ho thông thường. Chỉ có 3 trường hợp mủ màng phổi nhưng đáp ứng tốt với
kháng sinh. Không trường hợp tử vong nào có liên quan đến nguyên nhân gây ra do
talc. Đồng thời, chúng tôi không ghi nhận xảy ra những biến chứng trầm trọng trong
thời gian theo dõi sau LDMP bằng talc. Cùng với nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu
của chúng tôi đã chứng tỏ phương pháp LDMP bằng talc dễ thực hiện, đơn giản, đạt
hiệu quả cao và an toàn.