Nhiều khi, những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao cho các
nhà đầu tư lại thường không được đánh giá đúng mức. Để có thể
tìm ra những cổ phiếu triển vọng, bạn cần phải phân tích các số
chỉ số của công ty phát hành cổ phiếu.
Đôi khi, các nhà đầu tư cần phải thận trọng với những cổ phiếu
đang có chiều hướng tăng giá. Nhưng điều này cũng không có
nghĩa là những cổ phiếu đắt giá sẽ không mang lại lợi nhuận. Để
có thể đánh giá đúng, bạn cần phải so sánh giá cổ phiếu với lợi
nhuận và triển vọng kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu.
Chúng tôi nói điều này chỉ với hàm ý rằng những cổ phiếu đang
tăng giá nhanh chóng chưa chắc đã phải là mục tiêu tốt để đầu
tư.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách chọn những cổ phiếu triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách chọn những cổ phiếu
triển vọng
Nhiều khi, những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao cho các
nhà đầu tư lại thường không được đánh giá đúng mức. Để có thể
tìm ra những cổ phiếu triển vọng, bạn cần phải phân tích các số
chỉ số của công ty phát hành cổ phiếu.
Đôi khi, các nhà đầu tư cần phải thận trọng với những cổ phiếu
đang có chiều hướng tăng giá. Nhưng điều này cũng không có
nghĩa là những cổ phiếu đắt giá sẽ không mang lại lợi nhuận. Để
có thể đánh giá đúng, bạn cần phải so sánh giá cổ phiếu với lợi
nhuận và triển vọng kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu.
Chúng tôi nói điều này chỉ với hàm ý rằng những cổ phiếu đang
tăng giá nhanh chóng chưa chắc đã phải là mục tiêu tốt để đầu
tư.
Những người chơi chứng khoán thường sử dụng những chỉ số
cơ bản về hoạt động kinh doanh của những công ty phát hành cổ
phiếu để xác định cổ phiếu được đánh giá đúng mức hay quá
mức. Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu bạn chỉ xem xét một chỉ số
nào đó, bạn cần phải đánh giá tổng thể tất cả các chỉ số mới có
thể đưa ra được kết luận gần đúng rằng: loại cổ phiếu này có
đáng mua hay không.
Chỉ số P/E
P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá (giá trị công ty
theo thị giá hay giá trị vốn hóa của công ty) trên thu nhập. Đây là
một trong những chỉ số thông dụng nhất mà các nhà đầu tư
thường xem xét trước khi mua cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu
cũng là những đồng sở hữu của công ty, vì vậy, giá trị cổ phiếu
quan hệ mật thiết với lợi nhuận công ty. Chỉ số P/E cao thì cổ
phiếu có nguy cơ bị đánh giá quá mức so với lợi nhuận thật và
ngược lại.
Bạn cần so sánh chỉ số P/E của những công ty hoạt động trong
cùng một lĩnh vực kinh doanh. Nếu P/E của một công ty nào đó
cao hơn mức trung bình, thì điều đó có nghĩa những nhà đầu tư
đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của công ty phát hành cổ phiếu
và cũng như sự tăng trưởng những chỉ số tài chính của nó. Trong
trường hợp, lòng mong mỏi của các nhà đầu tư không sát với
thực tế, thì giá cổ phiếu sẽ hạ.
Bạn cần nhớ rằng, đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì
chỉ số P/E trung bình cũng khác nhau. Thông thường, những
công ty công nghệ thường có chỉ số P/E cao (ví dụ, P/E của
Google là 46,3) những công ty kinh doanh trong lĩnh vực nguyên
liệu có chỉ số này thấp hơn (P/E của tập đoàn dầu lửa
ExxonMobil là 11,4, mặc dù năm 2006, tập đoàn này thu được lợi
nhuận kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ là 39,5 tỷ USD. P/E của tập
đoàn dầu lửa Lukoil là 8,4). Đối với các công ty thuộc các nước
đang phát triển chỉ số này thường thấp hơn ở những nước phát
triển cao.
Theo các các nhà nghiên cứu về thị trường chứng khoán của Mỹ
và cả từ kinh nghiệm thực tế cho thấy: việc mua những cổ phiếu
có chỉ số P/E thấp thường dễ thành công hơn. Vài năm trước,
Warren Edward Buffett, một nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng
trên thế giới, đã mua cổ phiếu của một số công ty Hàn Quốc có
chỉ số P/E từ 2-4, từ bấy đến nay những công ty này đã tăng
trưởng vượt bậc.
Dòng tiền rỗi
Việc xem xét chỉ số thị giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của
công ty sau khi thanh toán hết các chi phí) P/CF cũng không kém
phần quan trọng. Nhiều nhà phân tích khi đánh giá một cổ phiếu
nào đó, họ không quá chú trọng đến lợi nhuận của công ty phát
hành cổ phiếu mà tập trung vào dòng tiền rỗi của công ty đó. Nếu
P/CE thấp có nghĩa hoạt động kinh doanh của công ty phát hành
cổ phiếu đang trong trạng thái lành mạnh và còn nhiều tiền để trả
lợi tức cổ phần hoặc mua cổ phiếu, điều này có nghĩa thu nhập
của cổ đông sẽ tăng. Venant Sandar, thày giáo dạy môn phân
tích thị trường chứng khoán của trường Tuck School of Business,
nói: giá trị của một doanh nghiệp nằm chính ở dòng tiền rỗi.
Tuy nhiên, chỉ số P/CF thấp có thể là một cái bẫy khi công ty dự
trữ quá nhiều tiền mặt mà không đầu tư thích đáng để phát triển
kinh doanh. “Cổ phiếu có P/CF thấp hoàn toàn có thể chẳng đáng
để mua, Swot Damodaran từ trường Stern School of Business
thuộc Đại học tổng hợp News York, nói. Có thể công ty này chưa
đầu tư đúng mực và đang cần phải đầu tư rất nhiều”.
Khấu trừ nợ
Hệ số P/BV = thị giá trên giá trị của công ty theo tính toán sổ sách
(tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ và các khoản mà công ty
phải chi trả) là một chỉ số quan trọng nữa. Ví dụ, nếu giá trị của
công ty theo thị giá là 2 tỷ USD và giá trị của công ty theo tính
toán sổ sách là 1 tỷ đô, thì P/BV =2.
Nếu chỉ số P/BV không lớn lắm, thì đây là tín hiệu an toàn cho sự
đầu tư của bạn. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi thị
trường chứng khoán của Mỹ như quả bóng căng khí, chỉ số P/BV
trung bình của S&P 500 (500 công ty thuộc Standard & Poor) rất
cao và bằng 4,5. Giá trị của cổ phiếu được đánh giá cao quá
mức, BV thì thấp vì những khoản nợ lớn. Khi quả bóng xì hơi,
nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, cổ phiếu giảm giá, nhiều
công ty phải cải tổ lại và tích cực hoàn trả những món nợ. Trong
những năm gần đây P/BV của S&P 500 xấp xỉ 3,1.
“Phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ số P/BV
có thể rất có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa mấy trong việc đánh
giá cổ phiếu do công ty đó phát hành. BV rất quan trọng khi đánh
giá những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính nhưng
hầu như không có ý nghĩa gì đối với những hãng sản xuất phần
mền. Trong BV không tính đến giá trị của các bằng sáng chế,
thương hiệu cũng như không phản ánh những thành tựu của
công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như kinh
nghiệm thiết kế và khả năng sáng tạo của các nhân viên có nghĩa
tất cả những yếu tố đóng vai trò sống còn đối với các hãng công
nghệ và dược phẩm. Đối với những công ty này, thông thường
BV rất thấp còn P/BV lại rất cao”, Terri O’Connor, người lãnh đạo
Quỹ Cedar Creek, nói.
Ngoài lĩnh vực tài chính, chỉ số P/BV còn quan trọng khi bạn đánh
giá các công ty hoạt động trong một số lĩnh vực khác, ví dụ như
xây dựng.
Chỉ số thị giá công ty chia cho doanh số bán hàng của công ty đó
(Price/Sales) cũng hay được sử dụng khi đánh giá triển vọng của
cổ phiếu. Một số nhà phân tích thị trường chứng khoán thường
thích những công ty có doanh số bán hàng cao. Nếu một công ty
có thị giá là 500 triệu USD và doanh số bán hàng là 1 tỷ USD thì
chỉ số này sẽ bằng 0,5.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý, doanh số lớn chưa chắc đã đồng
hành với lợi nhuận cao. Vì vậy, những công ty có chỉ số P/S thấp
cần phải có kế hoạch tăng lợi nhuận, còn bằng không cổ phiếu
của công ty đó sẽ hạ.