Viêm mũi xoang là một thử thách thường gặp của các bác sĩ Tai Mũi Họng.
Nó chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh lý Tai Mũi Họng và tỉ lệ này không
ngừng tăng cao ở mỗi quốc gia. Chỉ riêng tại Mỹ, tỉ lệ này là 14,1% trong
dân số trưởng thành và tiêu tốn 3,4 tỉ đô mỗi năm(1). Riêng tại Việt Nam, số
liệu thống kê viêm mũi xoang ở mỗi vùng và tại mỗi thời điểm có khác nhau
song số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý mũi xoang tại các
bệnh viện chuyên khoa luôn dẫn đầu. Những vi khuẩn chủ yếugây viêm mũi
xoang cấp gồm: H. influenza, S. pneumoniae và Moraxella catarhalis. Trong
viêm mũi xoang mạn, vi khuẩn thường là: những dòng Staphylococcus, vi
khuẩn gram âm, vi khuẩn kỵ khí và ngay cả nấm(4). Một số yếu tố thuận lợi
gây viêm mũi xoang, bao gồm yếu tố thuộc về đối tượng như viêm mũi dị
ứng, nhiễm siêu vi, trào ngược dạ dày thực quản, tắc nghẽn do giải phẫu, suy
giảm miễn dịch, di truyền và bệnh bẩm sinh. Ngoài ra cũng có các yếu tố
môi trường như tác nhân kích ứng (khói thuốc lá), vi sinh vật(siêu vi, vi
nấm, vi khuẩn) và thậm chí là do thuốc như tình trạng viêm mũi do thuốc(8).
Miễn dịch liệu pháp là một phần trong điều trị nội khoa viêm mũi xoang và
ngày càng đươc quan tâm nghiên cứu phát triển sâu hơn. Nhiều nghiên cứu
cho thấy sự thay đổinồng độ các kháng thể trong máu và dịch tiết liên quan
mật thiết đến một số dạng viêm mũi xoang. IgG3 huyết thanh thấp, có liên
quan với tình trạng nhiễm khuẩn tái phát. Shapiro và cộng sự8 đã xác định,
nồng độ IgG3 trong huyết thanh thấp, liên quan với bệnh nhân viêm mũi
xoang mạn bất trị bằng thuốc. Đối với bệnh nhân có tăng IgE trong máu, có
chiều hướng dễ bị nhiễm khuẩn và gần đây người ta đã xác định có hiện
tượng ức chế trực tiếp ảnh hưởng trên chức năng neutrophil bởi IgE(1). Ở
bệnh nhân với viêm mũi dị ứng bội nhiễm và viêm mũi xoang mạn, liệu
pháp giải mẫn cảm có thể mang lại hiệu quả có lợi. Liệu pháp miễn dịch đặc
hiệu phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, hiện vẫn còn giới hạn ở
một số loại vắc-xin (Influenza, Pneumococcus, Haemophilus) và thường chỉ
dùng trên một số bệnh nhân chọn lọc như bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay
người lớn tuổi.20 Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu nhằm phòng ngừa
nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát bằng tác nhân kích thích miễn dịch đã
thu hút sự chú ý của các nhà khoahọc suốt 20 năm qua, không ngừng phát
triển và được ứng dụng điều trị trong những bệnh lý lâm sàng khác nhau(2)
Tác nhân kích thích miễn dịch bao gồm một nhóm có nhiều loại thuốc khác
nhau: các loại vắc-xin, interferon, các hợp chất hóa học và thuốc chiếtxuất
từ vi khuẩn. Một loại thuốc được chiết xuất từ vi khuẩn đã được làm giảm
độc tính thế hệ mới nhất là OM-85, có tên thương mại là Broncho-Vaxom do
công ty OMPharma của Thuỵ Sĩ sản xuất. Broncho-Vaxom được chiết xuất
từ 8 loại vi khuẩn thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là:
Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Klebsiella ozaenae,
Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes,
Streptococcus viridans, Moraxella catarrhalis. Loại thuốc này không những
kích thích miễn dịch tại chỗ, thông qua kích hoạt các mô lympho ở niêm
mạc hô hấp, mà còn kích thích miễn dịch toàn cơ thể, thông qua việc kích
hoạt hoạt động của các đại thực bào và hiện tượng thực bào, quá trình thanh
lọc tế bào, cũng như làm gia tăng nồngđộ IgA trong nước bọt & huyết
tương, IgG trong máu. Broncho –Vaxom có tác dụng làm tăng nồng độ
Interferon gamma, Interleukin (IL-2, IL-6, IL-8 và cả IL-11, IL-12), kích
thích T-helper & T-killer và kích thích hoạt động của Lympho B(3,10). Loại
thuốc này đã được chứng minh là hiệu quả không những trong phòng ngừa
& làm giảm tần suất đợt nhiễm khuẩn hô hấp trên ở bệnh nhân suyễn mà còn
có hiệu quả làm giảm và phòng ngừa những đợt tái phát của viêm mũi
xoang(5) Với mong muốn tìm hiểu về hiệu quả và an toàn của một loại
thuốc mới có thể hỗ trợ trong điều trị và phòng ngừa viêm mũi xoang, giảm
thời gian dùng kháng sinh và số lần dùng kháng sinh, lâu dài giúp giảm tình
trạng đề kháng kháng sinh, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên một số
bệnh nhân viêm mũi xoang tại bệnh viện Tai mũi Họng TP HCM.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả và an toàn của thuốc kích thích miễn dịch trong điều trị và phòng ngừa viêm mũi xoang ở người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN
CỦA THUỐC KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH TRONG ĐIỀU TRỊ
VÀ PHÒNG NGỪA VIÊM MŨI XOANG Ở NGƯỜI LỚN
TÓM TẮT
Mục tiêu: Viêm xoang là bệnh lý thường gặp và hay tái phát. Mục đích
nghiên cứu là đánh giá tính hiệu quả và an toàn của thuốc Broncho-Vaxom
trong điều trị và phòng ngừa viêm xoang mạn hoặc viêm xoang tái phát.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đay là một nghiên cứu ngẫu nhiên,
mù đôi, có so sánh nhóm chứng với thuốc Broncho-Vaxom trên 440 bệnh
nhân tuổi từ 18-50 bị viêm mũi xoang mạn hay hồi viêm cấp tại bệnh viện
Tai Mũi Họng TP HCM từ tháng 6/2005 đến tháng 8/2006. Bệnh nhân được
ngẫu nhiên chia vào hai nhóm điều trị với Broncho-Vaxom (một viên mỗi
ngày trong 10 ngày, lặp lại trong 3 tháng) + Augmentin hoặc chỉ dùng
Augmentin.
Kết quả Độ an toàn và dung nạp của thuốc thử nghiệm là tốt.
Kết luận Với những kết quả điều trị trên đợt cấp của viêm mũi xoang mạn và
hồi viêm cấp cho thấy hiệu quả điều trị và phòng ngừa của Broncho-Vaxom.
ABSTRACT
TO DETERMINE THE SAFETY AND EFFICACY OF BRONCHO-
VAXOM IN TREATMENT AND PROPHYLAXIS WITH THE CHRONIC
OR RECURRENT SINUSITIS
Nguyen Thi Thanh Thuy, Vo Quang Phuc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 267 -
274
Objectives: Sinusitis is the common and recurrent disease. The purpose of
this study was to determine the safety and efficacy of Broncho-Vaxom in
treatment and prophylaxis with the chronic or recurrent sinusitis.
Methods This is a randomized, double-blind, placebo-controlled with
Broncho-Vaxom in 440 patients aged 18-50 with chronic or recurrent acute
sinusitis, at ENT Hospital – HCMC, from June 2005 to August 2006.
Patients were randomized devided in 2 groups and treated with Broncho-
Vaxom (1 capsule daily for a period of 10 days per month during 3
consecutive months) + Augmentin or Augmentin only.
Results:Safety and tolerance of test medication were good.
Conclusion The results of treatment of acute episodes of chronic and
recurrent acute sinusitis demonstrated the curative and prophylatic efficacy
of Broncho-Vaxom.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là một thử thách thường gặp của các bác sĩ Tai Mũi Họng.
Nó chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh lý Tai Mũi Họng và tỉ lệ này không
ngừng tăng cao ở mỗi quốc gia. Chỉ riêng tại Mỹ, tỉ lệ này là 14,1% trong
dân số trưởng thành và tiêu tốn 3,4 tỉ đô mỗi năm(1). Riêng tại Việt Nam, số
liệu thống kê viêm mũi xoang ở mỗi vùng và tại mỗi thời điểm có khác nhau
song số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý mũi xoang tại các
bệnh viện chuyên khoa luôn dẫn đầu. Những vi khuẩn chủ yếu gây viêm mũi
xoang cấp gồm: H. influenza, S. pneumoniae và Moraxella catarhalis. Trong
viêm mũi xoang mạn, vi khuẩn thường là: những dòng Staphylococcus, vi
khuẩn gram âm, vi khuẩn kỵ khí và ngay cả nấm(4). Một số yếu tố thuận lợi
gây viêm mũi xoang, bao gồm yếu tố thuộc về đối tượng như viêm mũi dị
ứng, nhiễm siêu vi, trào ngược dạ dày thực quản, tắc nghẽn do giải phẫu, suy
giảm miễn dịch, di truyền và bệnh bẩm sinh. Ngoài ra cũng có các yếu tố
môi trường như tác nhân kích ứng (khói thuốc lá), vi sinh vật (siêu vi, vi
nấm, vi khuẩn) và thậm chí là do thuốc như tình trạng viêm mũi do thuốc(8).
Miễn dịch liệu pháp là một phần trong điều trị nội khoa viêm mũi xoang và
ngày càng đươc quan tâm nghiên cứu phát triển sâu hơn. Nhiều nghiên cứu
cho thấy sự thay đổi nồng độ các kháng thể trong máu và dịch tiết liên quan
mật thiết đến một số dạng viêm mũi xoang. IgG3 huyết thanh thấp, có liên
quan với tình trạng nhiễm khuẩn tái phát. Shapiro và cộng sự8 đã xác định,
nồng độ IgG3 trong huyết thanh thấp, liên quan với bệnh nhân viêm mũi
xoang mạn bất trị bằng thuốc. Đối với bệnh nhân có tăng IgE trong máu, có
chiều hướng dễ bị nhiễm khuẩn và gần đây người ta đã xác định có hiện
tượng ức chế trực tiếp ảnh hưởng trên chức năng neutrophil bởi IgE(1). Ở
bệnh nhân với viêm mũi dị ứng bội nhiễm và viêm mũi xoang mạn, liệu
pháp giải mẫn cảm có thể mang lại hiệu quả có lợi. Liệu pháp miễn dịch đặc
hiệu phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, hiện vẫn còn giới hạn ở
một số loại vắc-xin (Influenza, Pneumococcus, Haemophilus) và thường chỉ
dùng trên một số bệnh nhân chọn lọc như bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay
người lớn tuổi.20 Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu nhằm phòng ngừa
nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát bằng tác nhân kích thích miễn dịch đã
thu hút sự chú ý của các nhà khoa học suốt 20 năm qua, không ngừng phát
triển và được ứng dụng điều trị trong những bệnh lý lâm sàng khác nhau(2)
Tác nhân kích thích miễn dịch bao gồm một nhóm có nhiều loại thuốc khác
nhau: các loại vắc-xin, interferon, các hợp chất hóa học và thuốc chiết xuất
từ vi khuẩn. Một loại thuốc được chiết xuất từ vi khuẩn đã được làm giảm
độc tính thế hệ mới nhất là OM-85, có tên thương mại là Broncho-Vaxom do
công ty OMPharma của Thuỵ Sĩ sản xuất. Broncho-Vaxom được chiết xuất
từ 8 loại vi khuẩn thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là:
Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Klebsiella ozaenae,
Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes,
Streptococcus viridans, Moraxella catarrhalis. Loại thuốc này không những
kích thích miễn dịch tại chỗ, thông qua kích hoạt các mô lympho ở niêm
mạc hô hấp, mà còn kích thích miễn dịch toàn cơ thể, thông qua việc kích
hoạt hoạt động của các đại thực bào và hiện tượng thực bào, quá trình thanh
lọc tế bào, cũng như làm gia tăng nồng độ IgA trong nước bọt & huyết
tương, IgG trong máu. Broncho –Vaxom có tác dụng làm tăng nồng độ
Interferon gamma, Interleukin (IL-2, IL-6, IL-8 và cả IL-11, IL-12), kích
thích T-helper & T-killer và kích thích hoạt động của Lympho B(3,10). Loại
thuốc này đã được chứng minh là hiệu quả không những trong phòng ngừa
& làm giảm tần suất đợt nhiễm khuẩn hô hấp trên ở bệnh nhân suyễn mà còn
có hiệu quả làm giảm và phòng ngừa những đợt tái phát của viêm mũi
xoang(5) Với mong muốn tìm hiểu về hiệu quả và an toàn của một loại
thuốc mới có thể hỗ trợ trong điều trị và phòng ngừa viêm mũi xoang, giảm
thời gian dùng kháng sinh và số lần dùng kháng sinh, lâu dài giúp giảm tình
trạng đề kháng kháng sinh, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên một số
bệnh nhân viêm mũi xoang tại bệnh viện Tai mũi Họng TP HCM.
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả và an toàn của thuốc kích thích miễn dịch trong điều trị
và phòng ngừa viêm mũi xoang ở người lớn. (Trong nghiên cứu này chúng
tôi dùng: Broncho-Vaxom viên 7mg, do công ty OM Pharma-Thuỵ Sĩ sản
xuất).
Mục tiêu chuyên biệt
1. Đánh giá hiệu quả giảm thời gian sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân
viêm mũi xoang có điều trị với Broncho-Vaxom.
2. Đánh giá hiệu quả làm giảm đợt tái phát của Broncho-Vaxom.
3. Đánh giá độ dung nạp của Broncho-Vaxom.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
440 bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn hay hồi
viêm cấp tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM tuổi từ 18-50, trong thời gian
từ tháng 6/2005 đến tháng 8/2006. Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu
phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Hỏi bệnh sử, thăm khám, chụp x.quang(Blondeau, Hirtz) và nội soi mũi
xoang xác nhận đang bị viêm mũi xoang.
- Thời gian bị viêm mũi xoang ≥12 tuần (viêm mạn) hoặc có tiền sử viêm
mũi xoang ≥4 lần/năm (hồi viêm cấp)
- X.quang và nội soi mũi xoang không phát hiện bất thường cấu trúc hoặc
tình trạng bệnh lý mũi xoang nặng cần phải phẫu thuật ngay.
- Chưa từng phẫu thuật mũi xoang trước đó.
- Không bị các bệnh toàn thân như: suy giảm miễn dịch, tiểu đường,…
- Bệnh nhân nữ không trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú.
- Bệnh nhân không ở trong môi trường thường xuyên tiếp xúc hoá chất.
Thời gian tiến hành
Từ tháng 6-2005 đến tháng 8-2006
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, mù đôi, có so sánh nhóm chứng.
Phương pháp tiến hành
440 bệnh nhân viêm mũi xoang thoả các điều kiện chọn bệnh đến khám và
điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng trong thời gian từ 6-2005 đến 8-2006
được mời tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân bốc thăm và ngẫu nhiên được
chia vào hai nhóm điều trị:
- Nhóm 1: Augmentin (50mg/kg/ngày)
- Nhóm 2: Augmentin (50mg/kg/ngày + Broncho-Vaxom 1 viên/ngày/10
ngày x 3 tháng
Sau 3 tuần nếu không đáp ứng điều trị với Augmentin sẽ được chuyển sang
nhóm Quinolone (Tavanic 0,5mg, 1 viên/ngày)
Bệnh nhân được khám theo lịch sau:
- Lần 1: hỏi bệnh sử, chụp x.quang, nội soi mũi xoang, bốc thăm đưa vào
nhóm điều trị
- Lần 2: sau 1 tuần - đánh giá hiệu quả điều trị, cho chỉ định điều trị.
- Lần 3: sau 2 tuần - đánh giá hiệu quả điều trị, cho chỉ định điều trị.
- Lần 4: sau 3 tuần – nội soi mũi xoang, chụp lại x.quang hoặc CT scan +
đánh giá hiệu quả điều trị, cho chỉ định điều trị.
- Sau đó bệnh nhân sẽ được tái khám sau 1, 2, 3 và 6 tháng.
Điều kiện ngừng điều trị kháng sinh: các triệu chứng lâm sàng cải thiện hoàn
toàn + nội soi mũi xoang (hết xuất tiết đục) & X.quang (không còn hình ảnh
mờ xoang hàm trên phim Blondeau) cho kết quả tốt.
Trường hợp can thiệp phẫu thuật: bệnh nhân chỉ được can thiệp phẫu thuật
khi điều trị nội khoa thất bại. Trong nghiên cứu này, những bệnh nhân được
điều trị nội khoa với thời gian ≥ 3 tháng mà triệu chứng lâm sàng & cận lâm
sàng không cải thiện sẽ được cho chụp CT scan xác định thêm và hội chẩn
phẫu thuật nếu cần.
KẾT QUẢ
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu:
440 bệnh nhân lúc ban đầu tham gia nghiên cứu, sau 6 tháng theo dõi có 43
bệnh bị loại do các nguyên nhân sau ở cả 2 nhóm:
Bệnh nhân tham gia lúc đầu(n=440)
BV(n=220) Không dùng BV (n=220)
Bệnh nhân bị loại nhóm BV(n= 25)
Bệnh nhân bị loại nhóm không dùng BV(n=18)
Không tuân thủ điều trị 3
Không tái khám đúng hẹn 21
Có bệnh/ chấn thương khác 1
Không tuân thủ điều trị 1
Không tái khám đúng hẹn 15
Có bệnh/ chấn thương khác 2
Bệnh nhân tổng kết cuối nghiên cứu(n=397)
BV (n=195) Không dùng BV(n=202)
Kết quả nghiên cứu
Kết quả thống kê trên hai nhóm nghiên cứu
Từ 440 bệnh nhân tham gia nghiên cứu ban đầu, đến cuối cuộc nghiên cứu
có 397 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tổng kết: nhóm Broncho-Vaxom là 195
bệnh nhân, nhóm không dùng Broncho-Vaxom là 202 bệnh nhân.
Có 2 bệnh nhân nhóm Broncho-Vaxom và 3 bệnh nhân nhóm không dùng
Broncho-Vaxom có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang do không đáp ứng
điều trị nội khoa. Cả 5 trường hợp này cho kết quả phẫu thuật: thoái hoá
polyp nhiều xoang sàng 2 bên, các xoang khác có nhầy mủ nhiều. Sau phẫu
thuật, tình trạng viêm mũi xoang cải thiện rõ rệt. Không có sự khác biệt về
thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu trên số bệnh nhân phải can thiệp phẫu
thuật. Tỉ lệ chung thất bại điều trị nội khoa, phải can thiệp phẫu thuật là
1,25%.
Thời gian điều trị kháng sinh trung bình trên một bệnh nhân trong thời gian
6 tháng của nhóm Broncho-Vaxom là 37,14±13,02 ngày (trung bình là 33,5
ngày) so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom là 62,18±22,35 ngày (trung
bình là 56,5 ngày), khác biệt là -24,55 ngày(95%Cl, -35,05 đến -14,05 ngày)
với p<0.001, giảm 39,2%.
Số bệnh nhân phải đổi kháng sinh của nhóm Broncho-Vaxom là 21 trường
hợp (chiếm tỉ lệ 10,76%) và của nhóm không dùng Broncho-Vaxom là 32
trường hợp (chiếm tỉ lệ 15,85%). Trong 53 trường hợp phải đổi kháng sinh
này thì 48 trường hợp sau đó đáp ứng điều trị tốt (tỉ lệ 90,56%), còn 5 trường
hợp không đáp ứng điều trị & phải can thiệp phẫu thuật (tỉ lệ 9,44%).
Số lần tái phát viêm mũi xoang trung bình trên một bệnh nhân trong thời
gian 6 tháng của nhóm Broncho-Vaxom là 0,58±0,13 lần (trung bình là 0,55
lần) so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom là 0,86±0,21 lần (trung bình
là 0,85 lần), khác biệt là -0,28 lần (95%Cl, -0,40 đến -0,17 lần) với p<0.005,
giảm 32,5%.
Nếu tính tích luỹ theo thời gian (tính đơn vị bằng tháng) trong thời gian 6
tháng về số bệnh nhân không bị tái phát viêm mũi xoang, chúng tôi có kết
qủa khác biệt giữa 2 nhóm như biểu đồ sau:
Thaùng
0.0%
Sau 6 tháng, có 63,57% bệnh nhân ở nhóm Broncho-Vaxom so với 42,05%
bệnh nhân ở nhóm không dùng Broncho-Vaxom không có đợt viêm xoang
tái phát.
Kết quả trên nhóm bệnh nhân có triệu chứng dị ứng
Số bệnh nhân có triệu chứng dị ứng (có những đợt ngứa, sổ mũi, nghẹt mũi
trước đó) ở cả hai nhóm là 132 bệnh nhân nhóm Broncho-Vaxom (chiếm tỉ
lệ 67,69%) và 131 bệnh nhân nhóm không dùng Broncho-Vaxom (chiếm tỉ
lệ 64,85%).
Chúng tôi tiến hành thống kê số đợt tái phát viêm mũi xoang trên số bệnh
nhân này ở cả hai nhóm nghiên cứu cho kết quả như sau:
Số lần tái phát viêm mũi xoang trung bình trên một bệnh nhân trong thời
gian 6 tháng ở nhóm Broncho-Vaxom là 0,45±0,14 lần (trung bình là 0,40
lần) so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom là 1,04±0,25 lần (trung bình
là 0,95 lần), khác biệt là -0,54 lần (95%Cl, -0,72 đến -0,35 lần) với p<0.001,
giảm 52,05%.
Nếu tính tích luỹ theo thời gian (tính đơn vị bằng tháng) trong thời gian 6
tháng về số bệnh nhân không bị tái phát viêm mũi xoang, chúng tôi có kết
qủa khác biệt giữa 2 nhóm như biểu đồ sau:
40.0%
20.0%
0.0%
100.0%
80.0%
60.0%
Sau 6 tháng, có 70,45% bệnh nhân ở nhóm Broncho-Vaxom so với 36,64%
bệnh nhân ở nhóm không dùng Broncho-Vaxom không có đợt viêm xoang
tái phát.
Hình ảnh nội soi mũi xoang trên bệnh nhân trước khi điều trị và sau khi điều
trị ổn định:
Trước điều trị Sau điều trị
Hình ảnh X.quang trên bệnh nhân trước khi điều trị và sau khi điều trị ổn
định:
Trước điều trị Sau điều trị
Trước điều trị Sau điều trị
Độ an toàn
Các tác dụng phụ chúng tôi ghi nhận được trên cả hai nhóm nghiên cứu
trong thời gian 6 tháng như sau:
Tác dụng phụ
nhóm Broncho-Vaxom
Nhóm không dùng Broncho-Vaxom
Tiêu chảy
6
10
Mệt mỏi
3
5
Đau bụng
2
3
Tiểu nhiều
3
1
Ban đỏ ngoài da
0
1
Tổng cộng
14(7,1%)
20 (9,9%)
Không có sự khác biệt thống kê về tác dụng phụ giữa 2 nhóm.
Những tác dụng phụ này đều nhẹ, thoáng qua và không làm thay đổi phác đồ
điều trị.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm bệnh nhân có đặc điểm về tuổi,
giới, tình trạng bệnh khá tương đương. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là
trung niên, trung bình 46 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng dị ứng trên cả
hai nhóm khá cao: chiếm khoảng 62%. Triệu chứng thường gặp nhất là chảy
mũi đục, nhức đầu và ho. 100% bệnh nhân được nội soi mũi xoang và đều
có nhầy đục đọng ở khe mũi. Chỉ có khoảng 36% số bệnh nhân có kèm hình
ảnh mờ xoang hàm trên phim Blondeau, chứng tỏ sự giới hạn của phim
x.quang trong chẩn đoán viêm mũi xoang. Nếu được điều trị đúng cách và
đủ thời gian thì viêm mũi xoang mạn hay viêm mũi xoang hồi viêm cấp
cũng cho kết quả điều trị khá tốt, trong nghiên cứu này tỉ lệ phẫu thuật chỉ là
1,25%.
Có sự khác biệt đáng kể về thời gian sử dụng kháng sinh trung bình trên một
bệnh nhân trong thời gian 6 tháng giữa 2 nhóm nghiên cứu: 37,14±13,02
ngày (nhóm Broncho-Vaxom) so với 62,18±22,35 ngày (nhóm không dùng
Broncho-Vaxom), khác biệt là -24,55 ngày(95%Cl, -35,05 đến -14,05 ngày)
với p<0.001. Nhóm bệnh nhân trong nhóm Broncho-Vaxom có số ngày điều
trị kháng sinh giảm 39,2% so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom. Số
trường hợp không đáp ứng với kháng sinh ban đầu (Augmentin) và phải đổi
sang dùng nhóm Quinolone (Tavanic) chiếm tỉ lệ khoảng 13%. Điều này
chứng tỏ Amoxycillin + clavulanate (Augmentin) vẫn là kháng sinh đầu tay
và vẫn rất có hiệu quả không những trong điều trị viêm mũi xoang cấp mà
còn trong viêm mũi xoang mạn và viêm mũi xoang hồi viêm cấp.
Chúng tôi cũng thấy có sự khác biệt đáng kể về số lần tái phát viêm mũi
xoang trung bình trên một bệnh nhân trong thời gian 6 tháng của nhóm
Broncho-Vaxom là 0,58±0,13 lần (trung bình là 0,55 lần) so với nhóm
không dùng Broncho-Vaxom là 0,86±0,21 lần (trung bình là 0,85 lần), khác
biệt là -0,28 lần (95%Cl, -0,40 đến -0,17 lần) với p<0.005. Bệnh nhân trong
nhóm Broncho-Vaxom có số lần tái phát viêm mũi xoang trong 6 tháng giảm
32,5% so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom. Đặc biệt khi thống kê trên
nhóm bệnh nhân có triệu chứng dị ứng ở cả hai nhóm chúng tôi nhận thấy số
lần tái phát giảm đáng kể ở nhóm có điều trị với Broncho-Vaxom. Số lần tái
phát viêm mũi xoang trung bình trên một bệnh nhân có triệu chứng dị ứng
trong thời gian 6 tháng ở nhóm Broncho-Vaxom là 0,45 ± 0,14 lần (trung
bình là 0,40 lần) so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom là 1,04 ± 0,25
lần (trung bình là 0,95 lần), khác biệt là -0,54 lần (95%Cl, -0,72 đến -0,35
lần) với p<0,001. Điều này có nghĩa là bệnh nhân có triệu chứng dị ứng khi
điều trị với Broncho-Vaxom sẽ có số lần tái phát viêm mũi xoang trong 6
tháng giảm 52,05% so với không dùng Broncho-Vaxom. So sánh số liệu
thống kê của chúng tôi với các công trình nghiên cứu khác: có rất nhiều
nghiên cứu dùng Broncho-Vaxom trên bệnh nhân suyễn, COPD hay viêm
đường hô hấp trên tái phát, ngược lại có rất ít công trình nghiên cứu trên
bệnh nhân viêm mũi xoang. Có hai công trình nghiên cứu của Heintz10 trên
người lớn bị viêm mũi xoang mạn và Zagar trên trẻ em bị viêm mũi xoang
đều cho thấy có sự cải thiện triệu chứng nhanh chóng ở nhóm có điều trị với
Broncho-Vaxom so với nhóm chứng. Trong một nghiên cứu trên trẻ em19
cho thấy nhóm điều trị với Broncho-Vaxom có số đợt tái phát viêm đường
hô hấp trên là 5,04±1,99 so với nhóm chứng là 8,0±2,55 và số ngày điều trị
là 35,23±17,64 so với nhóm chứng là 60,75±25,44. Đặc biệt Broncho-
Vaxom làm giảm đáng kể tỉ lệ viêm đường hô hấp trên tái phát trên nhóm trẻ
có tiền sử viêm hô hấp trên nhiều lần (> 5 lần/năm trước đó)(5). Broncho-
vaxom cũng làm giảm triệu chứng cũng như tỉ lệ bội nhiễn đường hô hấp
trên ở bệnh nhân viêm phế quản mạn và viêm phổi tắc nghẽn mạn thể nhẹ:
giảm 25% và 29,1% so nhóm chứng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về các tác dụng phụ giữa hai nhóm dùng Broncho-Vaxom và không
dùng Broncho-Vaxom, chứng tỏ tính an toàn khá cao của Broncho-Vaxom
khi sử dụng điều trị trên bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Broncho-Vaxom giúp làm giảm thời gian sử dụng kháng sinh trung bình trên
một bệnh nhân trong thời gian 6 tháng: 37,14±13,02 ngày (nhóm Broncho-
Vaxom) so với 62,18±22,35 ngày (nhóm không dùng Broncho-Vaxom),
khác biệt là -24,55 ngày(95%Cl, -35,05 đến -14,05 ngày) với p<0.001.
Nhóm bệnh nhân trong nhóm Broncho-Vaxom có số ngày điều trị kháng
sinh giảm 39,2% so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom. Broncho-
Vaxom giúp làm giảm số lần tái phát viêm mũi xoang trung bình trên một
bệnh nhân trong thời gian 6 tháng: nhóm Broncho-Vaxom là 0,58±0,13 lần
(trung bình là 0,55 lần) so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom là
0,86±0,21 lần (trung bình là 0,85 lần), khác biệt là -0,28 lần (95%Cl, -0,40
đến -0,17 lần) với p<0.005. Bệnh nhân trong nhóm Broncho-Vaxom có số
lần tái phát viêm mũi xoang trong 6 tháng giảm 32,5% so với nhóm không
dùng Broncho-Vaxom. Đặc biệt, trên bệnh nhân có triệu chứng dị ứng,
Broncho-Vaxom làm giảm số lần tái phát đáng kể hơn: 0,45±0,14 lần (trung
bình là 0,40 lần) so với nhóm không dùng Broncho-Vaxom là 1,04±0,25 lần
(trung bình là 0,95 lần), khác biệt là -0,54 lần (95%Cl, -0,72 đến -0,35 lần)
với p<0.001. Bệnh nhân có triệu chứng dị ứng khi điều trị với Broncho-
Vaxom sẽ có số lần tái phát viêm mũi xoang trong 6 tháng giảm 52,05% so
với không dùng Broncho-Vaxom. Broncho-Vaxom là một loại thuốc kích
thích miễn dịch có tính an toàn cao. Tóm lại có thể kết luận Broncho-Vaxom
là một loại thuốc có thể hỗ trợ điều trị tốt những trường hợp viêm mũi xoang
mạn, viêm mũi xoang hồi viêm cấp và đặc biệt viêm mũi xoang có triệu
chứng dị ứng. Do đặc tính làm giảm số lần tái phát nên còn có thể sử dụng
thuốc này như một điều trị phòng ngừa trên những bệnh nhân viêm xoang tái
phát nhiều lần, viêm xoang sau phẫu thuật.