Khách thể thẩm mỹ là một trong ba thành tố tạo nên đời sống thẩm mỹ. Khách thể thẩm mỹ là một hệ thống bao gồm năm phạm trù khái quát toàn bộ những hiện tượng, những quy luật thẩm mỹ trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Năm phạm trù tạo nên khách thể thẩm mỹ bao gồm: phạm trù cái đẹp, phạm trù cái xấu, phạm trù cái bi, phạm trù cái hài và phạm trù cái trác tuyệt. Trong năm phạm trù hợp thành khách thể thẩm mỹ thì phạm trù cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học.
Cái đẹp là đại diện cho thẩm mỹ, cái đẹp trong cuộc sống của con người, của nhân loại như là không khí và nước uống và ánh sáng. Thiếu nó con người không thể tồn tại, không thể có niềm tin vào cuộc sống, xa rời nó con người trở nên cô đơn, chống lại nó con người trở nên thấp hèn. Cái đẹp giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống của con người, cái đẹp làm phong phú đời cống con người và xã hội. Thực tiễn của toàn bộ lịch sử nhân loại cho thấy ở đâu có cái đẹp, ở đâu cái đẹp xuất hiện thì ở đó con người có tình yêu và hạnh phúc, ở đâu khát vọng nhập vào tình cảm con người thì xã hội không ngừng hoàn thiện, quan hệ giữa con người và con người ngày càng vui tươi và hạnh phúc. Không phải vô cớ mà nhà văn người Nga Đôstôiepxki đã nói một câu nói rất nổi tiếng rằng: “Cái đẹp đã cứu rỗi nhân loại”.
Cái đẹp mang trong mình một giá trị, nhưng giá trị mà nõ mang không tồn tại vĩnh hằng trường cửu, mà nó vừa mang vẻ đẹp thời sự, vưa mang tính muôn thủa.
Cái đẹp thời sự là hôm nay đẹp, nhưng ngày mai nó sẽ không còn đẹp nữa. Ví dụ như mốt quần cáo, có thể là hôm nay cái áo này là đẹp là hợp mốt nhưng ngày mai cái áo trở nên lỗi mốt và không còn được coi là đẹp nữa. Tuy nhiên, cũng có cái đẹp mang tính trường cửu, đó là những cái đẹp đã đạt đến mức trác tuyệt, cái đẹp đó sẽ tồn tại mãi mãi, ví dụ như: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nói đến cái đẹp chúng ta sẽ nhìn nhận đánh giá cái đẹp ở hai hệ tiêu chí, tính chân thiện mĩ, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại.
Nói đến cái đẹp ai cũng muốn vươn tới đến cái đẹp làm sao để đạt được cái đẹp. Vươn tới với đến cái đẹp tức là vươn đến với cái chân - thiện - mĩ. Cái đẹp mang tính nhân dân - tính dân tộc và tính nhân loại, vì cái đệp phải phục vụ đa số nhân dân lao động. Như chèo ở miền Bắc, tuồng ở miền Trung và cải lương ở miền Nam nước ta Không những vậy cái đẹp còn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc để cho nhân loại biết đến ta là ai, là dân tộc nào? Bản sắc văn hoá của dân tộc là diện mạo, là hồn vía của dân tộc, là bàn thờ của cha ông .
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hãy chứng minh cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãy chứng minh cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học Liên hệ bản thân là một chủ thể nhà báo đẹp, trác tuyệt
BÀI LÀM
Khách thể thẩm mỹ là một trong ba thành tố tạo nên đời sống thẩm mỹ. Khách thể thẩm mỹ là một hệ thống bao gồm năm phạm trù khái quát toàn bộ những hiện tượng, những quy luật thẩm mỹ trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Năm phạm trù tạo nên khách thể thẩm mỹ bao gồm: phạm trù cái đẹp, phạm trù cái xấu, phạm trù cái bi, phạm trù cái hài và phạm trù cái trác tuyệt. Trong năm phạm trù hợp thành khách thể thẩm mỹ thì phạm trù cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học.
Cái đẹp là đại diện cho thẩm mỹ, cái đẹp trong cuộc sống của con người, của nhân loại như là không khí và nước uống và ánh sáng. Thiếu nó con người không thể tồn tại, không thể có niềm tin vào cuộc sống, xa rời nó con người trở nên cô đơn, chống lại nó con người trở nên thấp hèn. Cái đẹp giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống của con người, cái đẹp làm phong phú đời cống con người và xã hội. Thực tiễn của toàn bộ lịch sử nhân loại cho thấy ở đâu có cái đẹp, ở đâu cái đẹp xuất hiện thì ở đó con người có tình yêu và hạnh phúc, ở đâu khát vọng nhập vào tình cảm con người thì xã hội không ngừng hoàn thiện, quan hệ giữa con người và con người ngày càng vui tươi và hạnh phúc. Không phải vô cớ mà nhà văn người Nga Đôstôiepxki đã nói một câu nói rất nổi tiếng rằng: “Cái đẹp đã cứu rỗi nhân loại”.
Cái đẹp mang trong mình một giá trị, nhưng giá trị mà nõ mang không tồn tại vĩnh hằng trường cửu, mà nó vừa mang vẻ đẹp thời sự, vưa mang tính muôn thủa.
Cái đẹp thời sự là hôm nay đẹp, nhưng ngày mai nó sẽ không còn đẹp nữa. Ví dụ như mốt quần cáo, có thể là hôm nay cái áo này là đẹp là hợp mốt nhưng ngày mai cái áo trở nên lỗi mốt và không còn được coi là đẹp nữa. Tuy nhiên, cũng có cái đẹp mang tính trường cửu, đó là những cái đẹp đã đạt đến mức trác tuyệt, cái đẹp đó sẽ tồn tại mãi mãi, ví dụ như: Truyện Kiều của Nguyễn Du…
Nói đến cái đẹp chúng ta sẽ nhìn nhận đánh giá cái đẹp ở hai hệ tiêu chí, tính chân thiện mĩ, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại.
Nói đến cái đẹp ai cũng muốn vươn tới đến cái đẹp làm sao để đạt được cái đẹp. Vươn tới với đến cái đẹp tức là vươn đến với cái chân - thiện - mĩ. Cái đẹp mang tính nhân dân - tính dân tộc và tính nhân loại, vì cái đệp phải phục vụ đa số nhân dân lao động. Như chèo ở miền Bắc, tuồng ở miền Trung và cải lương ở miền Nam nước ta… Không những vậy cái đẹp còn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc để cho nhân loại biết đến ta là ai, là dân tộc nào? Bản sắc văn hoá của dân tộc là diện mạo, là hồn vía của dân tộc, là bàn thờ của cha ông….
I. BẢN CHẤT CÁI ĐẸP
Cái đẹp có mặt kháp nơi trong cuộc sống quanh ta, được biểu hiện qua muôn vàn những sự vật hiện tượng với những kích thước, màu sắc, hình dáng, phẩm chất khác nhau. Từ những cái đẹp của thế giới tự nhiên do tạo hoá sinh ra như sông, núi, biển… cho đến những thành phố, làng mạc, nhà cửa… do bàn tay con người làm ra, và ngay cả bản thân con người với những hành động, cử chỉ, ánh mắt, lời nói và hình thể đều chứa đựng trong đó những yếu tố của cái đẹp. Đặc biệt trong nghệ thuật, chúng ta có thể tìm thấy vô số cái đẹp trong những bức tranh, pho tượng, bộ phim hay cuốn sách.
Cái đẹp gần gũi và thân thiết với mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cái đẹp là phạm trù phức tạp, từ xưa tới nay con người luôn gặp phải trở ngại trong việc đưa ra một chân lý khái quát, phổ biến về cái đẹp. Không dễ gì nhận diện được bản chất mang tính khái quát của nó và khó khăn hơn nữa là cái đẹp không hoàn toàn mang tính khách quan. Trong việc đánh giá về cái đẹp có một phần rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định, ở phía chủ quan. Mà nói đến chủ quan là nói đến những tiêu chuẩn đánh giá rất khác biệt nhau do những thước đo thực tiễn xã hội và cá nhân không giống nhau. Đó là lý do giải thích vì sao nhân loại đã mất hàng ngàn năm đi tìm kiếm một khái niệm phổ biến về cái đẹp mà vẫn chưa thể minh định được rõ ràng.
Trải qua hàng ngàn năm với các trường phái Mỹ học khác nhau. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mỹ học Mác-Lênin khẳng định rằng Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa 2 nhân tố khách quan và chủ quan.
Cái đẹp gắn liền với ý thức chủ quan, với sự đánh giá của con người, nhưng đó không phải là những ý niệm được mang từ bên ngoài vào sự vật mà nó phải xuất phát từ cơ sở khách quan, từ chính những phẩm chất thẩm mỹ tồn tại bên trong bản thân sự vật. Cơ sở của những quan niệm chủ quan về cái đẹp bắt nguồn từ chính cái đẹp khách quan tức là từ những thuộc tính của sự vật có khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mĩ tích cực. Đó là kích thước, đường nét, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu v.v. Được kết hợp với nhau theo một trật tự và tỉ lệ hài hoà toàn vẹn và cân đối. Hài hoà là sự kết hợp thống nhất giữa yếu tố theo những tỉ lệ nhất định hết sức uyển chuyển giữa các bộ phận, các mảng khối v.v… Sự toàn vẹn biểu hiện sự cân đối, tỷ lệ hoà hợp cả cái bên ngoài và yếu tố bên trong giữa chất và lượng giữa hình thức và nội dung. Cấu trúc hài hoà, toàn vẹn và cân đối là những phẩm chất quan trọng tạo nên cái đẹp. Tuy nhiên, bản chất của cái đẹp không chỉ gắn liền với phẩm chất khách quan của sự vật; hài hoà, cân đối, mực thước, toàn vẹn mà còn bao hàm trong đó cả quan niệm chủ quan của con người. Một cái đẹp là có tính khách quan, hàm chứa yếu tố hài hoà - toàn vẹn. Song vấn đề là ở chỗ cái gì qui định và thừa nhận tính hài hoà - toàn vẹn đối với các sự vật và hiện tượng của con người. Tại sao con người lại cho rằng như thế này là hài hoá, như thế kia là toàn vẹn. Giải quyết vấn đề này gắn liền với lịch sử hình thành ý thức thẩm mĩ, chuẩn mực đánh giá cái đẹp.
Đánh giá cái đẹp trong quan hệ khách thể, chủ thể trước hết là một sự đánh giá phức tạp, nó đạt tới cái chung thông qua cái riêng. Cái đẹp được đánh giá mang tính chủ thể và bộc lộ qua cá nhân. Rộng hơn cái đẹp được bộc lộ qua nhóm người. Theo nguyên tắc này, quan niệm về cái đẹp được qui định bởi tính dân tộc. Mỗi dân tộc có lãnh thổ riêng, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống riêng… Những sự vật, hiện tượng, lý tưởng, hành vi, nếp sống, nếp nghĩ… được xem là đẹp phụ thuộc rất lớn vào bản sắc riêng đó.
Ngoài tính dân tộc, tính giai cấp, cái đẹp còn mang tính nhân loại. Thể hiện những qui chuẩn chung cho mọi nhóm người, mọi dân tộc, mọi giai cấp. Cái đẹp mang tính nhân loại còn được thể hiện khi chủ thể tiếp xúc với khách thể đã vượt qua mọi đặc tính riêng, có tính bộ phận để cùng qui tụ và vươn tới những chuẩn mực chung có tính chung của toàn thể con người.
Tính thời đại của cái đẹp liên quan đến tính vĩnh hằng qui chuẩn đẹp, chúng nằm trong mối liên hệ biện chứng. Dù là thời đại nào cũng có những quy chuẩn cái đẹp riêng. Song cái qui chuẩn có tính thời đại đó lại cần những yếu tố của cái chung mà mọi thời đại đều có thể chấp nhận. Thực tế, đó là cái qui chuẩn có tính vĩnh hằng mà mọi người, mọi thời đại đều chấp nhận. Trước hết chính là cái yếu tố hài hoà - toàn vẹn của cái đẹp khách quan qui định. Sau đó được qui định bởi các tiêu chuẩn lý tưởng mà loài người chân chính muốn vươn tới - cái tiêu chuẩn mang tính nhân văn cao cả - sự tiến bộ, sự hoàn thiện, hoàn mĩ.
Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao có những cái đẹp chỉ trong chốc lát hôm nay đẹp, nhưng ngày mai rất có thể bị coi là xấu của một kiểu tóc, một mốt quần áo, mốt nhà cửa, thậm chí cả mốt chọn chồng. Tuy nhiên bên cạnh đó là những tác phẩm kinh điển, trác tuyệt như truyện Kiều của Nguyễn Du, những vở kịch nổi tiếng của Sechxpia (Ôtenlô, Macbét…), những tác phẩm văn học của Victohuygo, những kiệt tác của Moza Bettoven thì sẽ tồn tại mãi mãi trường cửu với thời gian.
Như vậy, cơ sở để đánh giá một sự vật, hiện tượng là đẹp căn cứ theo hai hệ tiêu chí:
-Chân - Thiện - Mỹ:
Trong đó:
Chân - Sự đúng đắn, tính chân thực của cuộc sống.
Thiện - Tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp.
Mỹ - Sự hoàn thiện, hoàn mỹ.
Và tính nhân dân - dân tộc - tính nhân loại.
Trong đó:
- Tính nhân dân: cái đẹp phải phục vụ đại đa số nhân dân lao động: VD: Chèo - Miền Bắc; Tuồng - miền Trung; Cải lương - Miền Nam; nhạc thính phòng, giao hưởng - Đô thị, thành phố lớn..
- Tính dân tộc: Cái đẹp mang đậm bản sắc dân tộc - đa nhân loại có thể phân biệt anh là ai, thuộc dân tộc nào. Cái đẹp mang đậm chân dung diện mạo dân tộc. VD: Bản sắc dân tộc Việt Nam là tuồng, chèo, ca trù.
- Tính nhân loại: Cái đẹp của từng dân tộc cộng lại - cái đẹp của nhân loại.
Như vậy: Một sự vật, hiện tượng chưa thể gọi là đẹp khi nó mới chỉ đáp ứng một mặt nào đó hoặc chỉ là tính đúng đắn, chân thực của cuộc sống hay mới chỉ đáp ứng mặt tốt đẹp của các yêu cầu nhân sinh như những hành vi đạo đức… mà là một sự đánh giá thẩm định tổng hợp có ý nghĩa toàn vẹn: chân - thiện - mỹ.
II. CÁC LĨNH VỰC BIỂU HIỆN CÁI ĐẸP
1. Cái đẹp trong tự nhiên
Nói tới cái đẹp trong tự nhiên là nói tới những cái đẹp do tạo hoá sinh ra. Đó là những cái đẹp thuộc về thế giới vô sinh như sông, núi, biển… Nó cũng bao gồm cả những cái đẹp của thế giới hữu sinh: cỏ cây, hoa lá, chim muông… Trong đó, cái đẹp tự nhiên của hình thể con người là một ân huệ mà tạo hoá đã ban tặng cho con người.
Đặc trưng thẩm mỹ của cái đẹp trong lĩnh vực này được biểu hiện qua những thuộc tính vật chất của sự vật, hiện tượng như hình dáng, màu sắc, đường nét, âm thanh… được cấu tạo một cách cân đối, hài hoà với một mức độ và tỉ lệ hợp lý, có khả năng tác động trực tiếp đến giác quan của con người và gây nên những cảm xúc thẩm mĩ.
Cái đẹp trong tự nhiên rời rạc, lẻ tẻ. Nhưng nhờ có thế giới tự nhiên mà con người mới hình thành cảm xúc và ý niệm về cái đẹp. Đây chính là nguồn cảm xúc bất tận là đề tài muôn thở cho các nghệ sĩ sáng tạo nên các tác phẩm thi ca, nhạc, hoạ.
2. Cái đẹp trong xã hội
Được thể hiện qua văn hoá ứng xử - Chính là lối sống, lối suy nghĩ, lối hoạt động. Là triết lý sống của con người với tự nhiên và xã hội trong một phạm vi nhỏ gia đình (vi mô) tới phạm vi lớn - xã hội, cơ quan, đoàn thể (vĩ mô). Văn hoá ứng xử trong cuộc sống. Bản chất là chữ tâm và chữ nhẫn.
3. Cái đẹp trong nghệ thuật
Là cái đẹp tồn tại trong các tác phẩm nghệ thuật của 7 loại hình do người nghệ sĩ sáng tạo ra. Nét đặc trưng của cái đẹp trong nghệ thuật là tính điển hình. Cái đẹp trong nghệ thuật chứa đựng những nét chủ yếu và đặc sắc của cái đẹp khách quan ngoài cuộc sống, bao quát được tính thời gian, tính không gian… cái đẹp trong nghệ thuật cũng là cái gắn liền với mọi chiều sâu thẩm mĩ chưa được ý thức rõ ràng; vốn mang tính khát vọng căng thẳng được yêu cầu giải đáp.
Nhờ tính điển hình mà cái đẹp trong nghệ thuật có thể sống mãi cùng thời gian, có khả năng đem lại niềm vui, sự thích thú cho muôn người. Trong khi cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội không chỉ là cái đẹp nhất thời, sẽ thay đổi và tàn phai theo năm tháng. Những tác phẩm nghệ thuật bất hủ của nhân loại như bức tượng nữ thần Venus của Velatxke. David của Michelangelo, bức tranh Jomde của Leonardo Davinci, Mùa thu vàng của Lêvitan. Những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời của Morazt, Beethoven, Chaikorski… Những tác phẩm văn học của Shakespeare, V.Huygo, Pushkin, L.tolstoi, Balzac… là những minh chứng hùng hồn cho lời khẳng định của nghệ sĩ Xêrop… “Thời gian đành phải bất lực trước cái đẹp chân chính trong nghệ thuật”.
Một đặc điểm khác làm cho cái đẹp trong nghệ thuật không đồng nhất với cái đẹp trong tự nhiên và cũng khác cái đẹp trong sản phẩm do con người làm ra - đó là tính biểu cảm của cái đẹp trong nghệ thuật.
Nhờ tính biểu cảm đó, chỉ một đôi câu Kiều của Nguyễn Du, ta cảm nhận cả một mùa xuân đang bừng dậy:
Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Ngay cả khi miêu tả cái đẹp của tự nhiên, người nghệ sĩ cũng khong thể không lồng vào đó tâm hồn, tình cảm của mình. Nói cách khác, nghệ sĩ đã thổi hồn mình vào đối tượng, làm cho cái đẹp khi được mô tả, tái hiện thì cũng gắn liền với nó là một thái độ, một cảm xúc tình cảm của người nghệ sĩ.
Cũng viết về đề tài tình yêu, nhưng lời tỏ tình của nhờ thơ Thế Hùng đối với người yêu trong bài Biển động mang một sắc thái đặc biệt và ấn tượng so với Xuân Diệu và một số nhà thơ tình trước đó.
Biển động.
Không em chiều nay.
Cơn bão say lay thành phố.
Cơn nóng giận làm bao cây đổ.
Có cây ngả ngang đường chắn lối tới nhà em.
Anh đã quen.
Dẫu biết rằng em không còn đó.
Chỉ lá sấu âm thầm rơi trong gió.
Ngóng em về.
Biển mênh mông.
Biển quyến rũ say mê.
Em mang cả gia tài Anh ra biển.
Anh trắng tay.
Biển động.
Bão dông.
Nơi này.
Mặt khác nữa, cái đẹp trong nghệ thuật là sự thống nhất giữa hai mặt nội dung và hình thức. Nội dung đẹp là nội dung của lý tưởng sống phải được chiếu sáng một cách sâu sắc và lấp lánh, có thể xâm nhập đến tận cùng của tâm hồn con người, góp phần định hướng hành động của con người. Còn hình thức đẹp là hình thái tổ hợp cấu trúc và vật chất cái bản chất bên trong của nội dung bằng một ngoại hình có sức cuốn hút mỹ cảm. Do vậy, bất cứ một yếu tố nào của hình thức cũng đều liên quan đến nội dung, đều nhằm biểu hiện một mặt nội dung nào đó. Một gam màu trong hội hoạ, một âm thanh trong âm nhạc, một từ ngữ trong văn học v.v… Đều gắn liền với chức năng biểu hiện một nội dung nhất định. Vì vậy, không thể thay đổi dù chỉ là một yếu tố của hình thức mà lại không làm ảnh hưởng đến nội dung của nó.
Chẳng hạn, câu thơ của Tú Xương trong bài “Thương vợ”.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nếu thay từ mom bằng từ ven thì giá trị thẩm mĩ của câu thơ cũng như ý nghĩa biểu đạt của nó đã không còn như cũ. Cũng như vậy với trường hợp ta thay từ nghé thành từ ngó ở một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.
Có thể nói rằng, không ở đâu, lý tưởng - khát vọng, ý chí vươn lên của con người lại được tập trung cao độ, độc đáo mà đầy sức sống như trong cái đẹp nghệ thuật. Với tư cách là thành quả sáng tạo có định hướng của người nghệ sĩ bao giờ cái đẹp nghệ thuật cũng là tín hiệu thẩm mĩ đặc biệt. Ở đó được tập trung cao độ đời sống tinh thần của loài người, nó được sử dụng và phản chiếu bởi muôn vàn màu sắc cuộc sống. Nó mang ước mơ, lý tưởng, ý chí loài người tiến bộ. Cho nên nó có sức mạnh to lớn, trong nhận thức cải tạo thế giới, vươn tới sự hoàn thiện thế giới vô cùng sinh động đó của con người.
III. VỊ TRÍ CỦA CÁI ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG THẨM MỸ
Như trên đã khẳng định: Mỹ học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu sự vận động của cái đẹp và các hình thức tồn tại khác nhau của cái đẹp. Marx đã khẳng định rằng trong bất cứ một ngành sản xuất vật chất nào, con người cũng đều sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Ở đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp. Cái đẹp đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, nâng đỡ con người trong mọi khó khăn, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua thử thách. Nhờ có cái đẹp mà con người không mất niềm tin vào vào cuộc sống, vào chân lý, vào ngày mai. Cái đẹp luôn là khát khao vươn tới của con người. Mặc dù những quan niệm cụ thể về nó rất khác nhau, thậm chí là đối lập nhau đối với những trường phái mỹ học khác nhau. Song có một điều chúng ta không thể phủ nhận là: Bao giờ cái đẹp cũng được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, là điểm tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ. Mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực, xét đến cùng là mối quan hệ được khởi nguồn từ cái đẹp. Chỉ có điều, cái đẹp được thể hiện ở dạng trực tiếp hay tiềm ẩn mà thôi.
Với tư cách là chủ thể thẩm mỹ con người luôn đi tìm cái đẹp, khám phá cái đẹp và cao hơn là sáng tạo ra cái đẹp . Bởi vậy, con người cũng đánh giá các sự vật và hiện tượng xung quanh mình theo tiêu chí Đẹp hoặc không đẹp… Đánh giá một con người tốt hay xấu, một hành động cao cả hoặc đớn hèn. Người ta cũng dựa vào cái đẹp và các tiêu chuẩn xã hội của nó. Đặc biệt, đối với một tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp chính là lý do sống còn của nó. Nhu cầu cái đẹp của con người là vô tận, khát khao vươn tới cái đẹp của con người là không cùng. Dù nhu cầu đó là chủ yếu hay thứ yếu, nhưng hầu như không thể thiếu.
Cũng trong quan hệ thẩm mĩ nhưng xét từ góc độ khách thể, các phạm trụ thẩm mĩ như cái bi, cái hài, cái trác tuyệt đều ẩn chứa trong đó mối quan hệ với cái đẹp, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Cái bi không thể không liên quan đến cái đẹp bởi cái bi chân chính chỉ gắn liền với sự bất hạnh, mất mát, tiêu vong của những nhân vật mang trong mình những lý tưởng đẹp đẽ, những khát vọng chân chính. Bởi vậy, thực chất của cái bi chính là sự mất mát, tiêu vong của cái đẹp, cái lý tưởng. Quan hệ giữa cái đẹp và cái hài tỏ ra gián tiếp hơn, nhưng từ trong bản chất của nó, cái hài không thể không liên quan đến cái đẹp. Cái hài đó chính là những cái xấu, nhưng lại đội lốt cái đẹp, được che đậy, giấu giếm, ngộ nhận bằng hình thức của cái đẹp, và khi bị lột tẩy, bị soi chiếu bởi chính cái đẹp thì nó trở thành cái hài.
So với cái bi và cái hài thì cái trác tuyệt là phạm trù liên quan trực tiếp và gần gũi nhất với cái đẹp. Cái trác tuyệt đó là cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh; là cái đẹp mang một tầm vóc lớn lao, phi thường là cái đẹp qúa mức bình thường. Như vậy, ở mức độ này hay mức độ khác thì cái đẹp đều liên quan, chi phối đến các phạm trù khác, nó được xem là tiêu chuẩn, là điểm tựa để khái qúat nên các phạm trù khác. Nếu không có cái đẹp thì nghĩa là không có các phạm trù kia. Bởi vậy, hoàn toàn xác đáng khi nói rằng: “Cái xấu chính là mặt đối lập của cái đẹp - Cái bi chính là cái đẹp bị thất bại tạm thời. Cái hài là cái xấu giả danh cái đẹp bị phát hiện đột ngột. Cái trác tuyệt là cái đẹp vượt lên bản thân nó để xác lập một giá trị mới”.
Như vậy, dù xét ở phương diện nào, khách thể hoặc chủ thể thì cái đẹp bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực. Hay với một cách ngắn gọn hơn, cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học.
IV. LIÊN HỆ BẢN THÂN VỚI TƯ CÁCH LÀ NHÀ BÁO ĐẸP, TRÁC TUYỆT
Trước hết nhà báo là chủ thể sáng tạo ra các tác phẩm báo chí. Nói theo ngôn ngữ báo chí thì người làm báo là một chiến sĩ trên mặt trận văn hoá- tư tưởng có nhiệm vụ tạo nên những thông tin có khả năng thuyết phục, phải trao đổi với công chúng về những vấn đề kinh tế, văn hoá và đạo đức. Nói cách khác, nhà báo có nhiệm vụ chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, phẩm chất con người, truyền bá chân thiện mỹ, xây dựng xã hội văn minh. Để thực hiện được công việc đó, đòi hỏi nhà báo phải có kiến thức sâu rộng giàu nghị lực, can đảm và giỏi nghiệp vụ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm báo chí cần được xem như một tác phẩm nghệ thuật, một công trình nghệ thuật do nhà báo sáng tạo ra. Xét trên góc độ tính thẩm mỹ, ngoài những yêu cầu về phẩm chất nghiệp vụ và đạo đức thì nhà báo còn cần đến những tốt chất của một người nghệ sĩ. Có như vậy mới đảm bảo được tính nghệ thuật của tác phẩm báo chí.
Nếu một hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ cần đến một tài năng, một khả năng thiên bẩm, thì nhà báo, với đặc thù nghề nghiệp trước khi sáng tạo nên những tác phẩm báo chí mang tính thẩm mĩ, thì trước hết nhà báo phải là người có quan điểm thẩm mỹ đúng đắn. Vậy nhà báo khi nào được coi là một nhà báo thẩm mỹ, nhà báo đẹp.
Như chúng ta đều biết, xuất phát điểm cho chủ thể sáng tạo được coi là có tính thẩm mỹ chính là tình cảm thẩm mỹ sâu sắc, một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, đúng đắn. Cao hơn, chủ thể đó phải có lý tưởng thẩm mỹ. Bởi đó là hình dung, là ước mơ về những gì hoàn thiện nhất, tốt đẹp nhất mà con người cho rằng cần phải phấn đấu để đạt tới. Ước mơ lý tưởng chính là những hình dung tốt đẹp về tương lai, là một động lực quan trọng không thể thiếu để thúc đẩy, nâng đỡ con người không ngừng vươn tới những hiện thực tươi sáng đẹp đẽ hơn.
Xét trên góc độ một chủ thể sáng tạo tác phẩm báo chí, cũng giống như một hoạ sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ phẩm chất đầu tiên cần có cho quá trình sáng tạo đó là lý tưởng thẩm mỹ. Đây chính là kim chỉ nam để nhà báo phát hiện và tôn vinh cái đẹp, cái tốt, cái chân thật, bản chất, đồng thờ