Đề tài Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu (Techsimex)

Trước xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng sẽ là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống kinh tế thế giới. Những mắt xích này kết nối với nhau tạo ra hiệu quả chung trong quá trình phát triển chính nhờ con đường ngoại thương. Có thể nói ngoại thương đã, đang và sẽ trở thành lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật,. với nhiều nước trên thế giới. Thông qua hoạt động XNK, chóng ta có thể tiếp thu những công nghệ tiên tiến, khắc phục những yếu kém lạc hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tạo sức mạnh cho xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cũng thông qua hoạt động XNK chóng ta có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế và tạo uy tín trong kinh doanh, phục vụ công cuộc CNH-HĐH đất nước. Để quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK thì hạch toán kế toán là công cụ không thể thiếu. Trên góc độ vĩ mô, kế toán là công cụ phục vụ cho công tác kiểm tra và quản lý các doanh nghiệp XNK của Nhà nước. Trên góc độ vi mô, kế toán là cơ sở cho việc ra quyết định quản lý kinh doanh. Kế toán cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình mua sắm, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp cho các nhà quản lý. Thông qua công tác kiểm tra luân chuyển hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp biết được mặt hàng nào, thị trường nào, lĩnh vực nào mình đang kinh doanh là có hiệu quả. Từ đó có những biện pháp phù hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Điều này không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn cho phép doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động XNK và sự cần thiết của hạch toán luân chuyển hàng hoá nhập khẩu, qua quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và XNK, em chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu (Techsimex)” Bài viết này bao gồm ba phần chính sau: Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán LCHH nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá NK. Phần 2: Thực trạng kế toán LCHH và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu. Phần 3: Hoàn thiện kế toán LCHH nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu. Bài viết tập trung làm rõ lý luận về kinh doanh NK, kế toán LCHH nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng NK, đánh giá tình hình chung tại đơn vị về quản lý và kế toán, phân tích qui trình kế toán NK và xác định kết quả tiêu thụ hàng NK, đồng thời bài viết cũng đề xuất một số biện pháp giải quyết tồn tại trong công tác kế toán tại Công ty Techsimex

doc87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu (Techsimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục các từ viết tắt trong luận văn GTGT: giá trị gia tăng; CNH-HĐH: công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công ty Techsimex: Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu; XNK: xuất nhập khẩu; NK: nhập khẩu; L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng; TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt; CPBH: Chi phí bán hàng; CPQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp; PS: phát sinh; TSCĐ: Tài sản cố định; TNHH: Trách nhiệm hữu hạn; XK: Xuất khẩu; KT: Kế toán; BHXH: Bảo hiểm xã hội; BHYT: Bảo hiểm y tế; LCHH: Lưu chuyển hàng hoá; DT: Doanh thu; KC: Kết chuyển; CL: Chênh lệch; KKTX: Kê khai thường xuyên; KKĐK: Kiểm kê định kỳ. Lời nói đầu Trước xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng sẽ là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống kinh tế thế giới. Những mắt xích này kết nối với nhau tạo ra hiệu quả chung trong quá trình phát triển chính nhờ con đường ngoại thương. Có thể nói ngoại thương đã, đang và sẽ trở thành lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật,... với nhiều nước trên thế giới. Thông qua hoạt động XNK, chóng ta có thể tiếp thu những công nghệ tiên tiến, khắc phục những yếu kém lạc hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tạo sức mạnh cho xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cũng thông qua hoạt động XNK chóng ta có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế và tạo uy tín trong kinh doanh, phục vụ công cuộc CNH-HĐH đất nước. Để quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK thì hạch toán kế toán là công cụ không thể thiếu. Trên góc độ vĩ mô, kế toán là công cụ phục vụ cho công tác kiểm tra và quản lý các doanh nghiệp XNK của Nhà nước. Trên góc độ vi mô, kế toán là cơ sở cho việc ra quyết định quản lý kinh doanh. Kế toán cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình mua sắm, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp cho các nhà quản lý. Thông qua công tác kiểm tra luân chuyển hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp biết được mặt hàng nào, thị trường nào, lĩnh vực nào mình đang kinh doanh là có hiệu quả. Từ đó có những biện pháp phù hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Điều này không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn cho phép doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động XNK và sự cần thiết của hạch toán luân chuyển hàng hoá nhập khẩu, qua quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và XNK, em chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu (Techsimex)” Bài viết này bao gồm ba phần chính sau: Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán LCHH nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá NK. Phần 2: Thực trạng kế toán LCHH và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu. Phần 3: Hoàn thiện kế toán LCHH nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất Nhập khẩu. Bài viết tập trung làm rõ lý luận về kinh doanh NK, kế toán LCHH nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng NK, đánh giá tình hình chung tại đơn vị về quản lý và kế toán, phân tích qui trình kế toán NK và xác định kết quả tiêu thụ hàng NK, đồng thời bài viết cũng đề xuất một số biện pháp giải quyết tồn tại trong công tác kế toán tại Công ty Techsimex. Phần 1: những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhập khẩu ảnh hưởng đến kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường Hoạt động NK là một mặt của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu là việc mua hàng hoá của nước ngoài rồi tiêu thụ trên thị trường trong nước hoặc nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu như hoạt động xuất khẩu thường hướng vào những mặt hàng thế mạnh thì hoạt động NK lại bổ sung vào những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc năng lực sản xuất còn thấp. Ngoài ra hoạt động NK còn để thay thế tức là NK những hàng hoá mà nó có lợi hơn nếu sản xuất trong nước. NK tạo nên sự đa dạng, phong phú về chủng loại sản phẩm, tạo sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm,... đưa sản xuất trong nước đi lên. Trước xu hướng hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, hoạt động NK đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật và trình độ quản lý còn yếu kém thì việc NK hợp lý sẽ tạo điều kiện vật chất thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tranh thủ khai thác tiềm năng, thế mạnh về hàng hoá, vốn, công nghệ của nước ngoài. Mặt khác, NK còn tạo điều kiện cho nước ta tăng cường giao lưu quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại. Trong điều kiện hiện nay, nhập khẩu có vai trò to lớn được thể hiện trên những khía cạnh sau: Thứ nhất, NK tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Thứ hai, NK sẽ bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển ổn định, khai thác tối đa tiềm năng của nền kinh tế. Thứ ba, hoạt động NK tranh thủ khai thác được tiềm năng thế mạnh về vốn, hàng hoá, kỹ thuật, trình độ quản lý của nước ngoài, đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Thứ tư, NK là một bộ phận của cán cân XNK, là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Và NK có tác động tích cực thúc đẩy XK, góp phần nâng cao chất lượng hàng XK, tạo môi trường thuận lợi cho XK hàng Việt Nam tới thị trường nước ngoài. Ngoài những vai trò như trên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, NK đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý cũng như công tác hạch toán kế toán. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu Do hoạt động NK là một hoạt động kinh doanh có thị trường rộng lớn, đa dạng về mặt hàng, phức tạp về phương tiện thanh toán nên hoạt động NK có rất nhiều đặc điểm nhưng tựu chung lại hoạt động NK có những đặc điểm nổi bật là: Thời gian lưu chuyển hàng hoá NK bao giờ cũng dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa. Hàng hoá trong kinh doanh NK bao gồm nhiều loại nhưng chủ yếu là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng và đại bộ phận hàng hoá nhập khẩu được đóng gói nguyên đai, nguyên kiện bên ngoài có ghi ký mã hiệu thuận tiện cho việc giao nhận và vận chuyển. Thời điểm giao nhận hàng NK và thời điểm thanh toán tiền hàng không trùng nhau mà có khoảng cách dài tuỳ hợp đồng đã ký giữa các bên. Phương thức thanh toán trong hoạt động NK rất phong phú và đa dạng nhưng phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các phương thức khác như phương thức ghi sổ hay mở tài khoản (open account), phương thức chuyển tiền (remittance), phương thức nhờ thu (collection of payment),... Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật pháp quốc tế có liên quan. - Hoạt động lưu chuyển hàng hoá NK không mang tính thời vụ như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khác. - Lưu chuyển hàng hoá NK cũng có thể theo mét trong hai phương thức là bán buôn và bán lẻ. - Hoạt động lưu chuyển hàng hoá NK không những phụ thuộc vào thị trường trong nước mà còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. 1.1.3. Các phương thức kinh doanh hàng nhập khẩu 1.1.3.1. Phương thức nhập khẩu theo Nghị định thư Đây là hình thức mà Nhà nước Việt Nam ký kết với nước ngoài về các Hiệp định hoặc Nghị định thư để trao đổi hoặc mua bán hàng hoá sau đó giao cho một hoặc một số đơn vị thực hiện, các đơn vị này sẽ mua hàng của nước ngoài. Tuỳ theo qui định, Nhà nước có thể trực tiếp thanh toán hoặc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp thanh toán với nước ngoài. 1.1.3.2. Phương thức nhập khẩu ngoài Nghị định thư Khác với phương thức NK theo Nghị định thư, phương thức NK ngoài Nghị định thư là phương thức NK phổ biến trong điều kiện kinh tế thị trường. Theo phương thức này thì các doanh nghiệp được chủ động về hàng hoá, giá cả, thị trường trong phạm vi chính sách cho phép và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Đối với số ngoại tệ thu được doanh nghiệp phải bán một phần hoặc không phải bán tuỳ theo qui định của từng thời kỳ. 1.1.4. Các hình thức nhập khẩu hàng hoá 1.1.4.1. Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu trực tiếp là hình thức NK diễn ra trong các doanh nghiệp có đầy đủ những điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện tài chính, am hiểu thị trường và bạn hàng nước ngoài để có thể thực hiện nghiệp vụ NK. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải trực tiếp giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá với nhà cung cấp và phải tự trang trải về mặt tài chính, tự tổ chức tiếp nhận hàng NK, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. 1.1.4.2. Nhập khẩu uỷ thác Nhập khẩu uỷ thác được áp dụng đối với những doanh nghiệp được cấp giấy phép NK nhưng chưa đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài. Do vậy, để NK đơn vị này phải uỷ thác cho đơn vị chuyên kinh doanh XNK thực hiện NK sản phẩm cho mình. Trong hình thức này, doanh nghiệp giao uỷ thác là doanh nghiệp được tính doanh số hàng nhập, còn doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ đóng vai trò đại lý trung gian và được hưởng phí NK theo thoả thuận của hai bên. 1.1.5. Các phương thức thanh toán hợp đồng ngoại trong kinh doanh nhập khẩu Các doanh nghiệp kinh doanh NK vừa có quan hệ mua bán hàng hóa nội địa, vừa có quan hệ mua bán hàng hoá với nước ngoài. Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán trong các doanh nghiệp này rất phức tạp. Hiện nay trong thanh toán quốc tế có rất nhiều phương thức, việc sử dụng phương thức nào cho thích hợp phải được các bên thảo luận thống nhất và ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương. Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh NK thường sử dụng các phương thức thanh toán chủ yếu sau: 1.1.5.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó người NK yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi theo một địa điểm và thời gian nhất định. Việc chuyển tiền của ngân hàng người NK có thể được tiến hành theo hai hình thức: Điện báo (T/T - Telegraphic Transfer): là hình thức ngân hàng chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Thư chuyển tiền (M/T - Mail Transfer): là hình thức ngân hàng chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Trong hai hình thức này thì hình thức T/T có lợi cho nhà NK hơn vì thời gian thực hiện nhanh hơn. Phương thức này có ưu điểm là thủ tục đơn giản, phí thanh toán không cao nên thường được sử dụng để thanh toán những lô hàng có giá trị nhỏ, hoặc các dịch vụ ngoại thương. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là đơn vị NK có thể gặp rủi ro do bộ chứng từ giả. Vì thế trong nhiều trường hợp khi nhận được hàng, đơn vị mới chuyển tiền trả cho người bán. 1.1.5.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment) Là phương thức thanh toán mà trong đó người XK sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền hàng trên cơ sở hối phiếu do người XK lập. Phương thức thanh toán này có hai hình thức: Nhờ thu trơn (Clean Collection): là hình thức thanh toán người XK giao hàng và bộ chứng từ cho người NK, sau đó lập hối phiếu uỷ quyền cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu tiền từ người NK. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): là hình thức thanh toán mà trong đó người XK giao hàng cho người NK, sau đó lập hối phiếu cùng bộ chứng từ giao hàng uỷ quyền cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu tiền. 1.1.5.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thực chất là một thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng: Issuing Bank) đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng: Applicant) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng phục vụ người XK) chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người XK theo đúng những điều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp. 1.1.6. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu Kế toán là công cụ ghi chép, phản ánh, giám đốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tổ chức hợp lý và đúng đắn công tác kế toán NK là tạo ra một hệ thống chứng từ, sổ sách để ghi chép và lưu chuyển cho phù hợp với đặc điểm NK của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, toàn diện cho quản lý và giám đốc mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động. Muốn vậy, kế toán NK phải thực hiện các yêu cầu sau: Lập ra các chứng từ để minh chứng tính hợp pháp, hợp lý trong việc hình thành và sử dụng vốn kinh doanh thông qua từng giai đoạn vận động của hàng hoá, tiến hành phân loại, xử lý và luân chuyển các chứng từ kịp thời, cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho công tác quản lý. Trên cơ sở các chứng từ, cần mở sổ ghi chép và tổng hợp quá trình mua, bán hàng NK, quá trình vận động của vốn qua các hình thái vận động khác nhau từ khâu mua vào ban đầu đến khâu tiêu thụ và thu tiền. Tập hợp và theo dõi các khoản chi phí chính xác, kịp thời cho từng chuyến hàng, lô hàng và từng mặt hàng. Lập các báo cáo kế toán, báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh và đặc trưng của hoạt động NK, kế toán LCHH NK và xác định kết quả tiêu thụ hàng NK phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Phản ánh và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các hợp đồng mua hàng, dự trữ hàng cho từng mặt hàng, nhóm hàng nhằm thúc đẩy tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thông qua ghi chép, phản ánh để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch NK, kiểm tra việc bảo quản, dự trữ hàng hoá và tổ chức tốt kế toán chi tiết hàng hoá, kế hoạch thu chi của đơn vị,… qua đó phát hiện và ngăn ngừa những vi phạm chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước, chống tham ô, lãng phí. Kiểm tra chi phí phát sinh trong quá trình NK và việc sử dụng tiết kiệm các loại vật tư, tiền vốn. Kế toán NK phải xác định đầy đủ và chính xác các chi phí NK, xác định chính xác doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu để từ đó xác định kết quả kinh doanh, đảm bảo có lãi. Cung cấp số liệu phục vụ kịp thời công tác quản lý và điều hành kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho công tác theo dõi và lập kế hoạch, công tác thống kê và thông tin kinh tế. 1.2. Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu 1.2.1. Kế toán quá trình nhập khẩu 1.2.1.1. Chứng từ và tài khoản kế toán Chứng từ sử dụng trong kế toán hàng nhập khẩu Chứng từ là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh và là thông tin chung về kết quả nghiệp vụ đó. Đối với doanh nghiệp kinh doanh NK, ngoài các chứng từ như trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa còn có những chứng từ đặc trưng khác liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Căn cứ vào chức năng, nội dung, các chứng từ liên quan đến hoạt động NK được chia thành nhiều loại bao gồm các loại sau: - Chứng từ hàng hoá: Là những chứng từ nêu rõ các đặc điểm của hàng hoá, chứng từ loại này do người bán lập và được trao cho người mua khi người mua trả tiền. Các chứng từ này gồm: + Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Là những chứng từ cơ bản trong thanh toán, ghi rõ số tiền người mua phải trả cho người bán và là cơ sở để theo dõi việc thực hiện hợp đồng, khai báo hải quan. + Bảng kê chi tiết (Specification): Là chứng từ chi tiết về hàng hoá trong kiện hàng, tạo điều kiện để kiểm tra hàng. + Phiếu đóng gói (Packing List): Là bảng kê khai hàng hoá trong kiện hàng, được lập khi đóng gói hàng. + Giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng. - Chứng từ vận tải: Là chứng từ xác nhận việc chuyên trở hàng hoá, chứng từ này do người chuyên trở hoặc người đại diện cấp cho người gửi hàng. Chứng từ loại này bao gồm: Vận đơn đường biển, Vận đơn đường bộ, Vận đơn đường hàng không. - Chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm gồm: Đơn bảo hiểm (Insurance Policy), Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate). - Chứng từ hàng tồn kho: Chứng từ hàng tồn kho bao gồm: Biên lai kho hàng, Chứng từ lưu kho - Chứng từ hải quan: Chứng từ hải quan bao gồm: Giấy phép XNK, Giấy chứng nhận xuất xứ, Tờ khai hải quan,... Các loại chứng từ trên không nhất thiết phải có đầy đủ khi nhập hàng mà nó tuỳ thuộc số lượng, chủng loại, chất lượng của hàng hoá. Ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh NK còn sử dụng các loại chứng từ thông thường khác như: Phiếu Nhập kho, Phiếu xuất kho, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Hoá đơn bán hàng,... Tài khoản sử dụng trong kế toán NK Các doanh nghiệp kinh doanh NK thường sử dụng các tài khoản sau: - TK 111 - Tiền mặt: Phản ánh số tiền mặt là tiền Việt Nam và ngoại tệ hiện có tại quỹ của doanh nghiệp; - TK 112 - Tiền gửi ngân hàng: Phản ánh số tiền bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng, thường sử dụng để mở thư tín dụng (L/C); - TK 144 - Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Dùng để theo dõi số tiền ký quỹ theo tỷ lệ nhất định khi doanh nghiệp nhập khẩu vay tiền ngân hàng để mở L/C; - TK 151 - Hàng mua đang đi đường: Phản ánh giá trị của các loại hàng hoá nhập khẩu nhưng cuối tháng chưa về nhập kho hoặc đã về nhưng chưa kiểm nhận nhập kho; - TK 156 - Hàng hoá: Phản ánh tình hình tăng giảm hàng hoá của doanh nghiệp trong kỳ: TK 1561 - Giá mua hàng hoá; TK 1562 - Chi phí thu mua hàng hoá; TK 153 - Bao bì luân chuyển (nếu hàng nhập có bao bì tính riêng); - TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ; - TK 138 - Phải thu khác: Phản ánh tình hình thanh toán với bên nhận uỷ thác nhập khẩu; - TK 331 - Phải trả người bán: Phản ánh tình hình thanh toán các khoản còn phải trả hoặc các khoản ứng trước cho người cung cấp; - TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách; TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu; TK 3333 - Thuế nhập khẩu; - TK 338 - Phải trả khác: Phản ánh tình hình thanh toán với bên giao uỷ thác; - TK 413 - Chênh lệch tỷ giá; - TK 007 - Ngoại tệ các loại (Nguyên tệ); - TK 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ. 1.2.1.2. Tính giá thực tế hàng hoá nhập khẩu Đối với doanh nghiệp NK, giá thực tế hàng hoá NK được xác định theo công thức sau: Giá thực tế = Giá mua hàng + Thuế NK, + Chi phí - Giảm giá hàng NK bằng ngoại tệ thuế TTĐB NK khác hàng mua Trong đó giá mua hàng NK có thể là giá FOB hoặc giá CIF, nếu mua theo giá FOB thì phải cộng cước I&F trong giá hàng nhập. Thuế nhập khẩu phải nộp: Thuế NK = Số lượng ´ Giá tính thuế ´ Thuế suất phải nép hàng hoá NK (giá CIF) thuế NK Thuế TTĐB (nếu có): Thuế TTĐB = Số lượng ´ Giá tính + Thuế ´ Thuế suất hàng NK hàng hoá NK thuế NK NK thuế TTĐB Thuế GTGT (nếu có): Thuế GTGT = Số lượng ´ Giá tính + Thuế ´ Thuế suất hàng NK hàng hoá NK thuế NK NK thuế GTGT (Hàng hoá NK chỉ chịu một trong hai loại thuế là thuế GTGT hoặc thuế TTĐB (khi đã chịu thuế NK)). 1.2.1.3. Kế toán nhập khẩu trực tiếp Theo qui định hiện nay, có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là hạch toán hàng tồn theo phương pháp KKTX và KKĐK, áp dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của bà
Tài liệu liên quan