Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai

Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển. Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nước là hệ thống Ngân hàng. Do đó muốn thu hút được nhiều vốn trước hết phải làm tốt công tác tín dụng. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó. Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo&PTNT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với HSX, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các HSX để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai. Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Nhai - Tỉnh Sơn La cùng với sự hướng dẫn của Giảng viên Nguyễn Ngọc Thuý, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai" nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn địa bàn huyện.

doc49 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: LỜI NÓI ĐẦU Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển. Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nước là hệ thống Ngân hàng. Do đó muốn thu hút được nhiều vốn trước hết phải làm tốt công tác tín dụng. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó. Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo&PTNT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với HSX, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các HSX để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai. Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Nhai - Tỉnh Sơn La cùng với sự hướng dẫn của Giảng viên Nguyễn Ngọc Thuý, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai" nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn địa bàn huyện. CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Với chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng tăng. Việc mở rộng cho vay là một yêu cầu cấp thiết nhưng phải đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro trên cơ sở hiệu quả đồng vốn đầu tư. Vì vậy kinh doanh một cách thận trọng là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động ngân hàng, nhất là trong môi trường kinh doanh đầy rủi ro như khu vực nông nghiệp nông thôn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Mặt khác với đặc thù của một huyện kinh tế nông nghiệp thuần nông, trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai”. 2. Giới hạn nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động cho vay đối với HSX tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi nội dung Phân tích & đánh giá tình hình hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai. 2.2.2. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai. 2.2.3. Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu đề tài là hơn 2 tháng: từ 07/3/2011 đến 14/5/2011. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống, kinh tế, xã hội, giảm nghèo của người dân trong khu vực nghiên cứu nói riêng và của tỉnh Sơn La nói chung thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay HSX. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích & đánh giá thực trạng về nhu cầu tín dụng đối với HSX và khả năng đáp ứng của Ngân hàng. Đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với HSX. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp: Tổng hợp phân tích số liệu, phương pháp trực quan, lý luận. Kết hợp nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn vận dụng vào NHNo& PTNT huyện Quỳnh Nhai. 5. Tóm tắt nội dung, kết cấu đề tài Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của huyện Quỳnh Nhai nói riêng và các huyện khác có điều kiện tương tự. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá được thực trạng của hoạt động cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2008-2010, sự tác động của tín dụng đến phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn tại địa phương, để từ đó có các chính sách sử dụng tín dụng một cách có hiệu quả. Kết cấu đề tài gồm 3 phần và 5 chương: Phần A : Lời nói đầu Chương I : Đặt vấn đề Phần B : Nội dung Chương II : Tổng quan về nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất Chương III : Phương pháp nghiên cứu Chương IV : Thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai Phần C : Kết luận Chương V : Kết luận và kiến nghị PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 1. Cơ sở khoa học: 1.1. Cơ sở lý luận của cho vay đối với hộ sản xuất 1.1.1 Khái niệm cho vay hộ sản xuất Cho vay đối với HSX chính là một hình thức mà Ngân hàng cấp vốn cho hộ sản xuất, để hộ sản xuất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định theo sự thoả thuận giữa Ngân hàng và hộ sản xuất, đồng thời thoả thuận phương thức trả nợ cho Ngân hàng. 1.1.2. Đặc điểm cho vay hộ sản xuất 1.1.2.1. Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật: Tính mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu nợ. 1.1.2.2. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng: Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy sản lượng nông sản thu được là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Mà sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn. 1.1.2.3. Chi phí tổ chức cho vay cao: Cho vay HSX đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do qui mô từng món vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ: Mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã. Hiện nay mạng lưới của NHNo&PTNT Việt Nam cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay của nông nghiệp. 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của HSX: 1.1.3.1. Đối với Ngân hàng: CLTD tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các sản phẩm, dịch vụ tạo ra một hình ảnh về biểu tượng, uy tín của Ngân hàng và sự trung thành của khách hàng. CLTD tốt giúp cho Ngân hàng củng cố các mối quan hệ xã hội bằng những điều kiện tốt nhất. Mặt khác, nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong cạnh tranh. CLTD tốt làm làm tăng khả năng sinh lời của sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay đã cho vay. 1.1.3.2. Đối với khách hàng: Được đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn với thời gian và lãi suất hợp lý sẽ giúp cho HSX thay đổi thay đổi cơ chế mới, mở rộng làm ăn, làm tăng doanh thu lợi nhuận cho HSX. 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế: Xét về phương diện kinh tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng sẽ tác động tốt tới một số lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội. Tín dụng Ngân hàng còn góp phần đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung lớn của nền kinh tế. Không những thế chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Ngoài ra, tín dụng HSX của Ngân hàng còn đóng góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và hạn chế các tệ nạn xã hội khác. 1.1.4. Các phương thức cho vay đối với hộ sản xuất Phương thức cho vay là hình thức cung ứng tiền vay của Ngân hàng cho khách hàng vay vốn. Phương thức cho vay do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận trên cơ sở phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng với khách hàng. 1.1.4.1. Phương thức cho vay theo HMTD: Là phương thức cho vay mà NHNo&PTNT Việt Nam và khách hàng xác định, thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian xác định. 1.1.4.2. Phương thức cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo&PTNT Việt Nam đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. 1.2. Chất lượng cho vay của NHTM 1.2.1. Quan niệm về chất lượng cho vay Chất lượng tín dụng là việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng ( người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính Đảm bảo các nguyên tắc cho vay, đảm bảo các chính sách xã hội của Nhà nước trong cho vay Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, thái độ phục vụ thủ tục thuận tiện Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để làm tốt công tác cho vay: Công chứng, quản lý nhà đất, tổ chức đoàn thể, trung tâm giao dịch đảm bảo… 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu 1 Doanh số cho vay hộ sản xuất Dư nợ bình quân HSX = Tổng số hộ sản xuất vay vốn Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay của mỗi lượt HSX. Số tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả cho vay tăng lên, thể hiện sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của HSX tăng lên. Chỉ tiêu 2 Dư nợ cho vay trung hạn hộ SX Tỷ lệ cho vay trung hạn HSX = Tổng dư nợ cho vay HSX Tỷ lệ này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung hạn của HSX để mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng dư nợ (mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam). Chỉ tiêu 3: Doanh số thu nợ hộ sản xuất Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất = Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng dư nợ đầu kỳ và dư nợ cuối kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng hoạt động tín dụng phản ánh tần suất sử dụng vốn. Vòng quay càng lớn với dư nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng. Chỉ tiêu 4: Nợ quá hạn hộ sản xuất Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất = Tổng dư nợ hộ sản xuất Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu trong đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ quá hạn luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được là thông tin giúp cho ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp những gia đoạn tiếp theo. Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao do các khoản cho vay có vấn đề. Ngoài những chỉ tiêu định lượng trên, chất lượng tín dụng còn được xem xét qua những yếu tố khác như: Doanh số cho vay HSX + Bình quân 1 lượt hộ được vay = x 100 % Tổng số lượt HSX vay vốn Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của HSX. Số tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả cũng như chất lượng cho vay tăng lên. 1.3. Quy trình hạch toán phương thức cho vay chủ yếu 1.3.1. Hạch toán phương thức cho vay từng lần 1.3.1.1 Kế toán giai đoạn vay: Căn cứ vào đơn xin vay và các tài liệu của khách hàng nộp vào, ngân hàng tiến hành xem xét nếu quyết định cho vay thì sẽ hạch toán như sau: Nợ: Tài khoản cho vay khách hàng Có: Tài khoản thích hợp. 1.3.1.2 Kế toán giai đoạn tính lãi cho vay. Ngân hàng có thể hạch toán theo phương pháp lãi cộng dồn dự thu hoặc theo phương pháp thực thu, thường thì theo phương pháp dự thu(hàng tháng) Dư nợ cho vay x Lãi suất cho vay x Số ngày vay Số lãi phải thu = 30 + Nếu áp dụng phương pháp dự thu thì hạch toán: Nợ:Tài khoản lãi cộng dồn dự thu đối với khoản vay đó Có:Thu lãi nợ cho vay Khi khách hàng trả lãi thì hạch toán: Nợ: Tài khoản thích hợp Có:Tài khoản lãi cộng dồn dự thu. Nếu đến thời hạn theo quy định mà khách hàng không trả nợ được thì phải thoái thu lãi cộng dồn và hạch toán ngoại bảng. Nợ: Tài khoản thu lãi cho vay Có: Tài khoản lãi cộng dồn dự thu. Khi khách hàng trả nợ thì ghi xuất tài khoản lãi chưa thu được. + Nếu áp dụng phương pháp thực thu. Căn cứ số lãi thu được nếu khách hàng trả đúng hạn thì ghi. Nợ: Tài khoản thích hợp Có:Tài khoản thu lãi cho vay. Nếu khách hàng không trả đúng hạn thì ghi nhập tài khoản lãi chưa thu được. Khi thu được thì ghi xuất tài khoản 941 và hạch toán: Nợ: Tài khoản thích hợp Có: Tài khoản lãi cho vay. 1.3.1.3 Kế toán giai đoạn thu nợ. Nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì hạch toán: Nợ: Tài khoản thích hợp Có: Tài khoản cho vay của khách hàng. Nếu khách hàng không trả đúng hạn đã cam kết thì hạch toán: Nợ: Tài khoản nợ quá hạn khách hàng Có: Tài khoản cho vay khách hàng. 1.3.2. Hạch toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 1.3.2.1 Kế toán giai đoạn cho vay: Căn cứ chứng từ giải ngân. Nợ:Tài khoản cho vay khách hàng. Có:Tài khoản thích hợp. 1.3.2.2 Kế toán giai đoạn thu lãi. Hàng tháng ngân hàng tính và thu lãi vào một ngày cố định nào đó, ta có công thức tính như sau: Tích số dư nợ x Lãi suất cho vay trong tháng theo tháng Số lãi phải thu trong tháng = 30 Nếu thu được lãi thì hạch toán: Nợ: Tài khoản tiền gửi của khách hàng. Có:Tài khoản thu lãi cho vay. Nếu khách hàng không trả đúng hạn thì hạch toán vào tài khoản ngoại bảng: Ghi nhập tài khoản lãi chưa thu được. 1.3.2.3 Kế toán giai đoạn thu nợ: Khi khách hàng trả nợ thì hạch toán: Nợ: Tài khoản thích hợp Có: Tài khoản cho vay khách hàng. 2. Sự thay đổi của hoạt động cho vay các hộ sản xuất nhỏ của NHTM trong thời buổi kinh tế thị trường: Trong những năm 1970 trở về trước hoạt động cho vay của NH chỉ có hình thức cho vay bằng tiền mặt. Sau thời kỳ đổi mới năm 1986 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã ra đời và được các NH ,các tổ chức tài chính khác cung cấp cho khách hàng. Trong thời gian từ 1994 đến 2007, tỉ lệ hộ gia đình nông thôn vay được tiền của các định chế tài chính đã tăng từ 9% lên đến 70%. Hoạt động tín dụng đã thực sự gắn với làng, bản, xóm thôn, gần gũi với bà con nông dân. Vốn cho vay đã tạo thêm nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, dịch vụ. Nhờ có mạng lưới kinh doanh trải rộng cùng với việc áp dụng hình thức cho vay theo nhóm, phối hợp với những tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính… đối tượng khách hàng được phục vụ cũng như các kênh dẫn vốn tới hộ sản xuất, doanh nghiệp cũng được mở rộng, phát triển khắp các vùng kinh tế của đất nước. 3.3. Nhận định cũ và mới về việc nâng cao chất lượng tín dụng 3.3.1. Tác phẩm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thanh Trì" Nguồn: thuvienluanvan.com, (Cập nhật ngày: 15/6/2005) 3.3.1.1. Tóm tắt tác phẩm Đối tượng: Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp Phạm vi: Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thanh Trì Kết luận: Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Huyện Thanh Trì đã có những bước phát triển đáng kể. Với xuất phát điểm là ngân hàng chỉ cho vay với các khách hàng là DN vừa và nhỏ, hiện nay hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Huyện Thanh Trì đã được mở rộng không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển ngày càng ra tăng của nền kinh tế. Cùng với đó, chất lượng cho vay không ngừng được cải thiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 3.3.1.2. Những đóng góp của tác phẩm Tác phẩm cho tôi hiểu thêm về hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp của NHTM, những quy trình cho vay của ngân hàng. Những chính sách mới của NHTM dành cho Doanh nghiệp. 3.3.1.3. Những hạn chế về tác phẩm Những chính sách tín dụng chưa hoàn thiện, chưa có những định hướng cụ thể. Về quy mô và giới hạn tín dụng chưa có định mức rõ ràng. 3.3.2. Tác phẩm:“Tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển sau khi gia nhập WTO” Nguồn: Tạp chí ngân hàng (Cập nhật 04/3/2009) 3.3.2.1. Tóm tắt tác phẩm Đối tượng nghiên cứu: trực trạng và định hướng phát triển sau khi gia nhập WTO của NHNo&PTNT Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam Kết luận: Tiếp tục đổi mới trong hoạt động cho vay của các định chế tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và đặc điểm của nông thôn Việt Nam. Có chính sách thu hút và mở rộng qui mô hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong nước và quốc tế mở rộng cho vay HSX, hộ nghèo; tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Xác định hợp lý mức độ can thiệp của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn nhằm thực hiện các cam kết quốc tế. 3.3.2.2. Những đóng góp của tác phẩm Tác phẩm giúp tôi hiểu được hoạt động tín dụng ngân hàng như thế nào, tín dụng có vai trò như thế nào trong ngân hàng. Sau khi gia nhập WTO ngân hàng đã có giải pháp và định hướng phát triển giúp cho NHNo&PTNT Việt Nam có bước ngoạt mới. Tác phẩm đã giúp cho đề tài của tôi nghiên cứu về phần thực trạng của hoạt động tín dụng trong ngân hàng. 3.3.2.3. Những hạn chế về tác phẩm Công nghệ ngân hàng cũng như màng lưới viễn thông mới chỉ phát triển ở các vùng đô thị, đông dân, còn tại vùng sâu, vùng xa vẫn chưa phát triển, hạn chế cho việc tiếp cận tín dụng của người dân, cũng như các định chế tài chính khó có thể mở rộng màng lưới của mình. 3.3.3 Tác phẩm: "BIDV Yên Bái nâng cao chất lượng tín dụng" Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại online ( Cập nhật ngày 25/4/2011 ) 3.3.3.1. Tóm tắt tác phẩm Đối tượng nghiên cứu: nâng cao chất lượng tín dụng Phạm vi nghiên cứu: trong ngân hàng BIDV Yên Bái Kết luận: Đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư, sử dụng công cụ lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, đảm bảo hài hoà lợi ích của người gửi tiền và ngân hàng, tăng huy động vốn thông qua khuyến khích sử dụng các các phẩm, dịch vụ tiện ích của ngân hàng; Nâng cao kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên. 3.3.3.2. Những đóng góp của tác phẩm Phân tích hệ thống hoá những khái niệm, chính sách về việc nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV trong nền kinh tế thị trường. Thu thập phân tích và đánh giá thực trạng và tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian vừa qua. Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. 3.3.3.3. Những hạn chế về tác phẩm Chưa mở rộng được mạng lưới hoạt động tín dụng, đầu tư trang thiết bị vẫn còn hạn chế. Những hoạt động tham gia các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 1.1. Đối tượng Nghiên cứu hoạt động cho vay đối với HSX tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai. 1.2. Phạm vi 1.2.1. Phạm vi nội dung: Phân tích & đánh giá tình hình hoạt động cho vay HSX tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Quỳnh Nhai. 1.2.2. Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai. 1.2.3. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài qua 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010. Thời gian nghiên cứu đề tài là hơn 2 tháng: từ 07/3/2011 đến 14/5/2011. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp trực quan Trong nghiên cứu này tôi đã tiến hành những quan sát sau: Quan sát về tổng thể cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, các phòng ban làm việc của Chi nhánh. Quan sát nghiệp vụ cho vay đối với HSX tại phòng tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai. Quan sát và nhìn nhận tác phong làm việc của cán bộ Ngân hàng, khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh 1.3.2. Phương pháp phân tích thông kê số liệu Phân tích “ Báo cáo tài chính” nhằm đánh giá về mặt tài chính của Ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010: về khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động. Dựa trên nguồn “ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ” của Ngân hàng đã thống kê trong 3 năm qua, tôi phân tích nhữ
Tài liệu liên quan