Đề tài Năm thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới

Cách đây khoảng 250 năm, Wall Street chỉ là một con đường mòn bụi bặm trải dài từ đỉnh đồi nhà thờ Trinity xuống đến bến cảng Manhattan’s East River. Tại đây, “thị trường chứng khoán” đầu tiên của Hoa Kỳ được hình thành trên những cầu tầu. Thời kỳ phôi thai đó, những chứng khoán (securities) đơn thuần là những mảnh giấy xác nhận sở hữu chủ hoặc những tờ hoá đơn giao hàng hoá từ những chuyến tàu cặp bến từ bên kia Đại Tây Dương đến. Lúc đó tiền giấy còn mới mẻ nên chẳng ai tin tưởng mà sử dụng cả. Đơn vị quốc tế để giao dịch là những thỏi bạc, có lẽ vàng khá hiếm hoi vào lúc đó. Khi cần thiết, thỏi bạc được cắt ra thành một nửa, một phần tư, hoặc 1/8 gọi là “doubloons” để mua hàng. Đó là lý do tại sao thông lệ buôn bán chứng khoán theo lối lẻ 1/2, 1/4, 1/8, 1/16 v.v. được lưu truyền mãi cho đến tận năm 2001 mới được chính thức đổi theo hệ thống thập phân như bây giờ. Mùa xuân năm 1792, 24 nhân vật “đầu nậu” tại bến cảng ngồi lại với nhau để ký kết một bản thoả ước đầu tiên làm nền tảng cho New York Stock Exchange (NYSE) sau này. Bản thoả ước này được hình thành dưới một gốc cây bồ đào tại địa chỉ sau này là số 68 Wall Street. Để tránh xáo trộn và đôi khi tranh chấp có thể bùng nổ làm nguy hại cho hoạt động làm ăn chung, họ đồng ý ấn định một hình thức giá cả lệ phí trao đổi chung và cố định, một chính sách đã được áp dụng mãi tận 1975, khi lệ phí trở nên có thể uyển chuyển hơn và các nhà buôn chứng khoán có thể thương lượng riêng với nhau được. Năm 1800, nhóm NYSE này dọn vào địa chỉ số 40 Wall Street, cho đến năm 1963 thì dọn về địa điểm hiện nay tại số 11 đường Wall Street, New York. Khi nói đến TTCK New York, người ta thường hình dung trụ sở của New York Stock Exchange NYSE - Sở Giao dịch chứng khoán New York. Ở đó có ba khu mua bán chứng khoán, gọi là các sàn giao dịch mà cái sàn lớn nhất du khách thường được dẫn đến xem là một khu gần như vuông khoảng 40 m mỗi chiều và cao khoảng 25 m, trong đó có 14 quầy hình móng ngựa trading posts bán các loại chứng khoán khác nhau tùy theo công ty và loại hàng. NYSE là một trong những nơi mua bán chứng khoán nhiều nhất thế giới.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năm thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐỀ TÀI : NĂM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LỚN NHẤT THẾ GIỚI GIẢNG VIÊN: THẦY: TRẦN HẢI BẰNG LỚP : CDKT13D SINH VIÊN: 1,NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG 2,MAI THỊ PHƯƠNG TRANG 3,VÕ THỊ KIỀU TRÂM 4,LÝ SƠN BẢO TRÂM 5,LÊ THỊ TÂM 6,VŨ THỊ NGA I,THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NEW YORK - NYSE EURONEXT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NEW YORK Cách đây khoảng 250 năm, Wall Street chỉ là một con đường mòn bụi bặm trải dài từ đỉnh đồi nhà thờ Trinity xuống đến bến cảng Manhattan’s East River. Tại đây, “thị trường chứng khoán” đầu tiên của Hoa Kỳ được hình thành trên những cầu tầu. Thời kỳ phôi thai đó, những chứng khoán (securities) đơn thuần là những mảnh giấy xác nhận sở hữu chủ hoặc những tờ hoá đơn giao hàng hoá từ những chuyến tàu cặp bến từ bên kia Đại Tây Dương đến. Lúc đó tiền giấy còn mới mẻ nên chẳng ai tin tưởng mà sử dụng cả. Đơn vị quốc tế để giao dịch là những thỏi bạc, có lẽ vàng khá hiếm hoi vào lúc đó. Khi cần thiết, thỏi bạc được cắt ra thành một nửa, một phần tư, hoặc 1/8 gọi là “doubloons” để mua hàng. Đó là lý do tại sao thông lệ buôn bán chứng khoán theo lối lẻ 1/2, 1/4, 1/8, 1/16 v.v... được lưu truyền mãi cho đến tận năm 2001 mới được chính thức đổi theo hệ thống thập phân như bây giờ. Mùa xuân năm 1792, 24 nhân vật “đầu nậu” tại bến cảng ngồi lại với nhau để ký kết một bản thoả ước đầu tiên làm nền tảng cho New York Stock Exchange (NYSE) sau này. Bản thoả ước này được hình thành dưới một gốc cây bồ đào tại địa chỉ sau này là số 68 Wall Street. Để tránh xáo trộn và đôi khi tranh chấp có thể bùng nổ làm nguy hại cho hoạt động làm ăn chung, họ đồng ý ấn định một hình thức giá cả lệ phí trao đổi chung và cố định, một chính sách đã được áp dụng mãi tận 1975, khi lệ phí trở nên có thể uyển chuyển hơn và các nhà buôn chứng khoán có thể thương lượng riêng với nhau được. Năm 1800, nhóm NYSE này dọn vào địa chỉ số 40 Wall Street, cho đến năm 1963 thì dọn về địa điểm hiện nay tại số 11 đường Wall Street, New York. Khi nói đến TTCK New York, người ta thường hình dung trụ sở của New York Stock Exchange NYSE - Sở Giao dịch chứng khoán New York. Ở đó có ba khu mua bán chứng khoán, gọi là các sàn giao dịch mà cái sàn lớn nhất du khách thường được dẫn đến xem là một khu gần như vuông khoảng 40 m mỗi chiều và cao khoảng 25 m, trong đó có 14 quầy hình móng ngựa trading posts bán các loại chứng khoán khác nhau tùy theo công ty và loại hàng. NYSE là một trong những nơi mua bán chứng khoán nhiều nhất thế giới. Năm 1900, khi trụ sở hiện thời được xây xong, thì  ở vỉ ruồi nằm trên sáu cột trụ kiểu Côrin Corinthian mặt trước trụ sở phần tam giác giống đầu hồi căn nhà, người ta đắp một bức phù điêu trong đó có các mô hình tượng trưng cho nông nghiệp, hầm mỏ, khoa học, công nghiệp và phát minh là những nguồn gốc tạo nên sự giàu có của nước Mỹ. Điều đáng chú ý là tượng cao nhất đứng ở giữa bức phù điêu là tượng của một người đàn bà tượng trưng cho sự liêm chính, bên cạnh bà là hai người đàn ông nhỏ hơn, một người nhận và một người ghi sổ các sản phẩm được người khác đưa cho bà ta. Sự liêm chính là luật pháp chi phối các quy định của TTCK New York làm cho những điều tốt đẹp sẽ đến với thị trường này. Đó là quan niệm của những người chủ xướng bức phù điêu. TTCK và Sở Giao dịch New York có một lịch sử dài trải qua những thời kỳ chính như sau.   Thuở ban đầu 1790-1792 Từ năm 1790, chính quyền Liên bang Mỹ đã phát hành trái phiếu chính phủ công trái - public stock lên đến 80 triệu USD để tài trợ cho các dự án của nhà nước. Công trái khi bán cho những  người mua đầu tiên đãtạo nên thị trường sơ cấp primary market ; lúc những người này bán lại cho nhiều người khác thì sự mua bán ấy tạo nên thị trường thứ cấp secondary market. Cùng lúc với chính phủ bán công trái, các công ty bảo hiểm và ngân hàng cũng bán cổ phiếu. Việc buôn bán diễn ra ở nhiều nơi nhưng ở New York là nhộn nhịp nhất. Vì bên bán không ra mặt nên việc bán cho công chúng do các người môi giới broker thực hiện. Từ ĩbrokerô được dùng từ khoảng năm 1622, lúc đầu nó chỉ những người bán rượu nho lẻ, người phải phá break cái đai thùng gỗ để chiết rượu.   Đi vào tổ chức 1792-1817 Khi công trái được mua bán trên đường phố thì có nhiều người, nhiều giới tham gia nhưng mỗi giới làm một cách khác nhau theo sáng kiến của họ nên rất lộn xộn. Vì thế, ngày 17-5-1792, 24 người môi giới mua bán nhiều nhất ở New York cùng nhau ký một hợp đồng cam kết ngăn chặn sự độc quyền mua bán công trái của những người bán đấu giá. Họ đồng ý không tranh nhau để đấu giá, lấy hoa hồng ít khi mua bán, và tôn trọng quyền lợi của nhau. Sau khi người Anh thua trong cuộc chiến duy trì thuộc địa, New York trở thành trung tâm thương mại và cảng quốc tế. Nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm được lập ở đó nên TTCK ngày càng nhộn nhịp. Nhiều loại chứng khoán được hai, ba tổ chức khác nhau bán. Đến ngày 8-3-1817 các người môi giới họp nhau lại, định ra kỳ hạn gặp nhau và lập nên Sở Chứng khoán và Giao dịch New York New York Stock & Exchange Board - NYS&EB, đặt ở 40 phố Wall Street và hoạt động theo những tập tục như ở Paris, London và Amsterdam. NYS&EB là một hội tư nhân, cung cấp các phương tiện và đặt ra nội quy cho việc mua bán chứng khoán. Hội đề ra những quy định chi tiết về việc mua bán, mức hoa hồng và sự cam kết giao hàng. Hội cấm ký kết các hợp đồng ma để không làm thương tổn sự liêm chính của mình và của thị trường. Muốn thành hội viên, ứng viên phải được hội viên cũ giới thiệu và phải qua bỏ phiếu chấp nhận. Để giữ gìn uy tín, hoạt động của hội viên, từ lời nói đến trang phục đều được quy định chặt chẽ và có hình phạt.   Phát triển hoạt động 1817-1884 Sau cuộc nội chiến, cuộc chiến tranh với Mexico, việc tìm thấy vàng ở California và phát minh ra điện tín trong những năm từ 1842-1853 ; hoạt động thương mại ở New York ngày càng phát triển. TTCK cũng mở rộng theo. NYS&EB chính thức hóa việc niêm yết listing chứng khoán như là một thủ tục để các công ty chứng tỏ cổ phiếu của họ có đủ điều kiện mua bán. Trước khi có những thủ tục này, những công ty nào có sổ chuyển nhượng chứng khoán để  ở New York thì chứng khoán của họ có thể được hội viên của NYS&EB đặt mua hay bán tùy theo ý thích của những người này. Thư ký giữ sổ sẽ ghi việc chuyển nhượng của người cũ và viết cổ phiếu cho người mới. Năm 1853, NYS&EB buộc các công ty muốn cho cổ phiếu được niêm yết phải công bố số vốn, số cổ phiếu và ngân quỹ đã được xác nhận. Nước Mỹ tiếp tục phát triển, đường xe lửa được nối từ đông sang tây, TTCK New York là nơi làm trung gian cung cấp tài chính cho những công trình ấy, và bản thân nó cũng mở rộng theo. Số hội viên từ 533 tăng lên 1.060 vào năm 1868. Ít lâu sau, NYS&EB nhập chung với một tổ chức khác chuyên bán công trái, nó đổi tên thành New York Stock Exchange NYSE, là cái tên tồn tại cho đến ngày nay. Việc điều hành NYSE do một ủy ban phụ trách. Nhiều tập tục, tiếng lóng sử dụng giữa các hội viên ở sàn bán chứng khoán được lập và trở thành truyền thống. Thí dụ, đơn vị lẻ của một đô-la được chia làm tám khấc hay phân, thay vì 10 đơn vị, mỗi khấc là 0,125 thay vì 0,100 ; cách phân chia này là do tập tục trong việc chia cắt bạc mà ra. Trong tiếng Anh người ta viết là 1/8 ; thí dụ 301/8, tức là 30,125 ở đây, để cho gọn, chúng ta dùng hai số lẻ cho nên số trên là 30,12. Hay từ "ball" để chỉ giá cả lên, từ "bear" chỉ giá cả xuống. Văn phòng của các người môi giới tuy mở rộng cho công chúng, nhưng họ chỉ nhận lệnh đặt mua bán chứng khoán của những ai quen thuộc, hay được giới thiệu cẩn thận ; và được biết chắc về tài khoản ở ngân hàng cùng tinh thần trách nhiệm đối với tiền bạc của những người này. Vào thời đó chính uy tín của người mua bán quyết định việc họ được tham gia TTCK hay không. Mãi sau này, sau khi dân chúng có trình độ học vấn cao, lợi tức nhiều và biết nhiều hơn về chứng khoán, việc mua bán chứng khoán mới trở nên rộng rãi.   Phát triển luật lệ 1844-1934 NYSE càng có nhiều người tham dự hơn khi điện tín do Morse phát minh được đưa vào sàn giao dịch năm 1844, liên lạc liên lục địa được nối năm 1866, điện thoại được đặt năm 1878 và băng báo giá cả chứng khoán stock ticker được phát minh vào năm 1867. Dù vậy, cho đến năm 1890, hoạt động của thị trường vẫn chỉ do một nhóm nhỏ tài phiệt chi phối. Họ làm mưa làm gió trên thị trường. Luật công ty lúc đó chưa chặt chẽ lắm nên đã xảy ra những chuyện lừa đảo, như tài sản công ty chẳng có bao nhiêu mà bán cổ phiếu với giá cao. Vào năm 1867, có vài tay nổi tiếng như James Fisk Jr., Jay Gould đã làm việc này. Để ngăn chặn, NYSE buộc các chứng khoán đã được niêm yết phải được đăng ký ở một cơ quan như ngân hàng. Trách nhiệm của người đăng ký là bảo đảm chứng khoán đã chuyển nhượng được ghi vào sổ, và số chứng khoán giao cho người mua phải ngang với số bị hủy vì đã bán ; và số chứng khoán lần đầu phải nằm trong phạm vi số vốn công ty được phép gọi authorized capital. Ngoài ra, đơn xin niêm yết cũng được một ban riêng kiểm tra chặt chẽ trước khi Ủy ban điều hành chấp nhận.   Hoàn chỉnh từ 1934 trở đi Với những quy định nội bộ như thế nhằm bảo đảm uy tín của mình, NYSE đã trải qua những giai đoạn thăng trầm của chủ nghĩa tư bản nói chung và của nước Mỹ nói riêng vào cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, rồi thế chiến thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 1929-1933 và thế chiến thứ hai. Từ từ, hoạt động của NYSE được chính quyền hỗ trợ và được củng cố. Hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang được lập năm 1914, rồi Ủy ban Giao dịch chứng khoán ra đời năm 1934 phụ trách đăng ký chứng khoán. Đồng thời NYSE từ một "hội tư nhân mang trên mình quá nhiều lợi ích chung" trở thành một tổ chức hoạt động quy củ có chủ tịch hưởng lương, một hội đồng điều hành bao gồm nhiều đại diện những người môi giới, và một bộ phận nhân viên hành chính hưởng lương quản lý hoạt động của sàn giao dịch như thấy ngày nay. Vậy, chúng ta phân biệt ở đây hai tổ chức nhưng có ba cấp bậc khác nhau. Một là Securities and Exchange Commission SEC, gọi là Ủy ban Giao dịch chứng khoán là một cơ quan chính phủ quản lý việc phát hành, mua bán chứng khoán. Thứ hai, New York Stock Exchange NYSE gọi là Sở Giao dịch chứng khoán, là một hội tư nhân mà vai trò của nó đã nêu ở trên. Thứ ba, NYSE quản lý một sàn giao dịch trading floor, và đó chính là cái chợ. Dự thảo pháp lệnh về chứng khoán của ta cũng dự trù hai tổ chức : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CHÂU ÂU (EURONEXT) Thị trường chứng khoán Châu Âu (EURONEXT) co tầm ảnh hưởng bao trùm lên mọi lĩnh vực đầu tư và mọi thị trường chứng khoán ở mọi quốc gia. EURONEXT mới hình thành từ năm 2000 do sự sáp nhập của 3 thị trường lớn nhất ở châu Âu, Amsterdam, Brussels và Paris. Ngay từ khi mới thành lập EURONEXT đã được đánh giá là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn thứ hai thế giới chỉ sau NYSE. Quy mô cơ chế hoạt động của EURONEXT Đến năm 2002 EURONEXT tiếp tục sáp nhập với thị trường chứng khoán phái sinh London và thị trường chứng khoán Bồ Đào Nha. Hiện nay EURONEXT là thị trường chứng khoán xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới, cung cấp mọi dịch vụ về giao dịch chứng khoán nhằm hỗ trợ đắc lực cho thị trường tiền mặt và chứng khoán phái sinh ở Bỉ, Pháp, Anh, Hà Lan và Bồ Đào Nha. EURONEXT luôn hoạt động vì mục tiêu củng cố thị trường tài chính Châu Âu bằng cách hòa nhập các thị trường quốc gia tạo thành một thị trường chung với tính thanh khoản và hiệu quả đạt mức cao tối đa. Mô hình thống nhất của EURONEXT là sự kết hợp sức mạnh và tài chính của mỗi thị trường địa phương và EURONEXT cũng minh chứng cho cách thành công nhất để sáp nhập các thị trường chứng khoán đơn lẻ đó là tầm nhìn toàn cầu với các thị trường địa phương. Mô hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp về công nghệ, tái cơ cấu các hoạt động trong phạm vi rộng lớn vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, hài hòa hóa các quy tắc thị trường và kiện toàn khung pháp luật. Trong suốt giai đoạn đầu củng cố thị trường và nâng cấp công nghệ, EURONEXT đã không ngừng đa dạng hóa nguồn doanh thu, từ đó tạo một thế đứng vững chắc cho Sàn châu Âu trước sự biến động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới. EURONEXT cung cấp một loạt các dịch vụ cao cấp cho khách hàng, bao gồm việc phát hành chứng khoán ra công chúng, phương tiện giao dịch bằng tiền mặt, tài sản phái sinh cho đến các thủ tục giao dịch như bù trừ chứng khoán thông qua LCH.Clearnet và thanh toán chứng khoán tại các Trung tâm lưu ký địa phương. Khách hàng của Sàn EURONEXT cũng rất đa dạng, gồm các thành viên và thể chế tài chính trực tiếp tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, các công ty phát hành chứng khoán được niêm yết trên Sàn, các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân tham gia mua bán trên thị trường, các tổ chức khác có sử dụng công nghệ, dịch vụ và thông tin tài chính của EURONEXT. Sàn EURONEXT nổi tiếng với giao dịch các công cụ phái sinh, trong đó phổ biến và được áp dụng nhiều hơn cả là hợp đồng tương lai. Với mục đích giảm thiểu rủi ro do biến động về giá của hàng hoá, giao dịch hợp đồng tương lai là một trong những phương thức hữu hiệu được các nhà kinh doanh nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng áp dụng phổ biến trên thế giới. Theo thống kê vào năm 2005, có 600 triệu hợp đồng tương lai được giao dịch qua Euronext, tăng 7% so với năm 2004. Với quy mô và uy tín của mình, Euronext là một sàn giao dịch hoàn toàn tin cậy cho các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam khi tham gia. Chỉ với 7 năm hoạt động, hiện nay EURONEXT đang chiếm vị trí đẫn đầu thế giới về khối lượng giao dịch thông qua Bảng đấu giá trung tâm và đứng thứ hai thế giới về tổng khối lượng giao dịch chứng khoán mỗi ngày và cũng xếp vị trí tương tự về giao dịch chứng khoán phái sinh. EURONEXT có tất cả 1.259 nhân viên làm việc, với 1250 công ty niêm yết, cung cấp dịch vụ 24/24h tại 5 châu lục trên toàn cầu. Thị trường chứng khoán EURONEXT ra đời với 3 mục tiêu lớn: tăng giá trị cho khách hàng bằng cách giảm thiểu chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả và an toàn thị trường; tăng giá trị cổ đông bằng cách tăng cường tạo lợi nhuận cho các công ty niêm yết; cuối cùng là nâng cao vị thế của thị trường tài chính châu Âu. Như vậy có thể xem như EURONEXT là một cuộc cách mạng thị trường tài chính của châu lục rất năng động này, và càng khẳng định vị thế không thể xoá nhoà của một trong ba trung tâm tài chính kinh tế lớn nhất thế giới. Việc sáp nhập của hai thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới Vào tháng 5 năm 2006, thị trường chứng khoán New York đã đưa ra đề nghị hợp nhất với công ty EURONEXT, hiện nay thị trường chứng khoán NYSE là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới và EURONEXT đứng thứ hai, nếu vụ “kết duyên” này thành công thì NYSE sẽ góp khoảng 10 tỉ đô la vào EURONEXT và là một phương cách hữu hiệu hơn để buôn bán cổ phiếu, tiết kiệm cho các nhà đầu tư và các công ty hàng trăm triệu đô la. Việc sáp nhập các thị trường chứng khoán NYSE và Euronext sẽ tạo ra một thị trường chứng khoán đầu tiên xuyên Đại Tây Dương với sàn giao dịch lớn nhất thế giới trị giá 21 tỷ USD, hoạt động liên tục suốt 24 giờ. Sau khi sáp nhập, trụ sở chính của Euronext sẽ chuyển từ Paris tới London và thị trường chứng khoán mới sau khi sáp nhập sẽ sử dụng công nghệ mới để thống nhất các giao dịch trên toàn cầu. Tại New York và Paris, ngày 1 tháng 6 năm 2006 trong buổi họp báo NYSE và Euronext thông báo với toàn thế giới đã hoàn thành văn bản kí kết sáp nhập theo thỏa thuận ngang bằng. Nếu được cổ đông hai bên đồng ý và hoàn thành các thủ tục pháp lý, tập đoàn mới với tên gọi NYSE Euronext sẽ ra đời, là tập đoàn toàn cầu cung cấp các dịch vụ giao dịch chứng khoán, tiền tệ, dịch vụ hàng hóa tài chính phái sinh,...mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, cổ đông và các công ty phát hành. Là sự hợp nhất giữa hai nhà khổng lồ, NYSE Euronext sẽ là thị trường tài chính toàn cầu đích thực và có tính thanh khoản cao nhất thế giới, nơi mang lại lợi ích tuyệt vời đồng thời cho cả các nhà đầu tư lẫn các nhà phát hành chứng khoán ở Mỹ, châu Âu và trên toàn cầu. Theo John A. Thain, Giám đốc của NYSE, đây là bước tiến quan trọng trong lịch sử của NYSE, Euronext cũng như thị trường tư bản toàn cầu. Việc đồng hành với Euronext giúp NYSE hoàn thiện hơn quan niệm rằng một thị trường toàn cầu thực sự hội tụ đầy đủ các yếu tố về sản phẩm và môi trường địa lý sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả các nhà đầu tư, các công ty phát hành cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu, và cổ đông. Còn theo bình luận của Jean-François Théodore, Giám đốc của Euronext, việc kết hợp NYSE- sàn giao dịch chứng khoán đi đầu trong giao dịch tiền tệ, chứng khoán nổi tiếng toàn cầu với Euronext- sàn giao dịch quốc tế, không có biên giới, kĩ thuật và công nghệ cao với nhiều sản phẩm đa dạng nên NYSE Euronext sẽ đóng vai trò là đầu tàu có tính toàn cầu cho sự phát triển sau này. Ngày nay NYSE-Euronext chiếm vị trí độc tôn lớn nhất thế giới với khoảng 3269 công ty vốn hóa thị trường là 15.970 tỷ USD ,giá trị giao dịch là 19.813 tỷ USD số liệu ngày 31 tháng 12 năm 2010 Theo thông tin mới nhất Sự kiện sáp nhập đình đám nhất trong giới chứng khoán quốc tế vừa kết thúc với việc Deutsche Boerse AG của Đức đồng ý chi 9,53 tỷ USD để mua lại Stock Exchange NYSE Euronext do Mỹ sở hữu vào ngày 15/2/2011. Dù chưa có tên chính thức, nhưng bản hợp đồng lịch sử này vừa được hai bên đặt bút ký trong tuần đã tạo ra một công ty điều hành sàn chứng khoán lớn nhất hành tinh với tổng giá trị thị trường đạt 25,6 tỷ USD, soán ngôi của Hong Kong Exchanges&Clearing hiện đang giữ vị trí này.   Thương vụ xuyên Đại Tây Dương lớn nhất trong lịch sử chứng khoán hiện đại dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2011, sau khi nhận được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng cả Mỹ và châu Âu. Trên cơ sở hợp nhất hoàn toàn mọi hoạt động, công ty mới sẽ đặt trụ sở tại New York và Frankfurt; đồng thời được niêm yết trên sàn giao dịch Frankfurt, New York và Paris. Với tổng doanh thu của hai doanh nghiệp trong năm 2010 là 5,4 tỷ USD và lợi nhuận đạt 2,7 tỷ USD, vụ mua bán được thị trường chứng khoán hai bờ Đại Tây Dương dõi theo đã hình thành một tập đoàn điều hành và giao dịch cổ phiếu lớn nhất thế giới về doanh thu và lợi nhuận. Thỏa thuận "cùng đi một con đường" giữa hai sàn giao dịch danh giá sẽ khiến tổng giá trị thị trường của nhóm các công ty niêm yết tại tập đoàn mới lên tới 15 nghìn tỷ USD, tương đương 28% tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán toàn thế giới. Để có được bản hợp đồng tạo ra nhiều kỷ lục, lãnh đạo hai bên đã phải vượt qua nhiều khác biệt. Do mức vốn hóa lớn hơn 15 tỷ USD, thỏa thuận cuối cùng là mỗi cổ phiếu của Deutsche Boerse AG đổi được một cổ phiếu của công ty mới trong khi tỷ lệ đối với NYSE Euronext là 0,47 cổ phiếu. Sau khi giao dịch kết thúc, các cổ đông của Deutsche sẽ nắm giữ 60% cổ phần trong khi các cổ đông của NYSE nắm sở hữu phần còn lại. Công ty chứng khoán lớn nhất thế giới này cũng hy vọng việc ông Duncan Niederauer, Giám đốc điều hành NYSE Euronext sẽ là giám đốc điều hành của công ty mới và Giám đốc điều hành của Deutsche Boerse AG Reto Francioni giữ chức Chủ tịch, sẽ tạo được sự hòa hợp giữa hai doanh nghiệp. Cuộc phân chia ngôi vị bao giờ cũng được xem là khó khăn lớn nhất mà các công ty hợp nhất luôn phải đối mặt. Vụ việc này đã ngay lập tức khiến cuộc chạy đua mua bán giữa các công ty quản lý sàn chứng khoán khắp thế giới diễn ra suốt một thập kỷ qua ngày càng trở nên khốc liệt. Từ năm 2000 đến nay, tổng giá trị các vụ thâu tóm đạt ít nhất 95,8 tỷ USD. Bản thân NYSE Euronext cũng là kết quả của một thương vụ ồn ào cách đây 5 năm với giá trị hợp đồng là 14,3 tỷ USD, mở đầu cho làn sóng hình thành thị trường giao dịch cổ phiếu giữa hai châu lục Âu - Mỹ. Xu thế vượt Đại Tây Dương của thị trường chứng khoán toàn cầu vừa một lần nữa cho thấy xu hướng của sáp nhập khi BATS Global Markets của Mỹ đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để mua lại "người bạn lớn" ở châu Âu, Chi-X Europe. Các sàn cổ phiếu châu Á xem ra cũng không muốn đứng ngoài "sân chơi" sáp nhập như một xu hướng toàn cầu tất yếu đang diễn ra. Hong Kong HKEX tuyên bố sẽ cân nhắc hợp danh và các quan hệ quốc tế khác t
Tài liệu liên quan