Đề tài Phân tích tác động của các nhân tố đến lợi suất cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày nay thị trường chứng khoán phát triển hết sức mạnh mẽ ở mức có thể nói là không thể thiếu trong đời sống kinh tế của các nước theo cơ chế thị trường và nhất là các nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. Điều này đã dần được chứng minh ở nước ta, với gần 7 năm hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho đầu tư phát triển tạo ra một bước phát triển mới cho thị trường tài chính nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng. Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt và lợi suất chứng khoán là con số mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Bởi lẽ đó là kết quả cuối cùng của cả quá trình đầu tư, nên việc phân tích các nhân tố cả phía cung và phía cầu tác động đến lợi suất cổ phiếu là một vấn đề hết sức quan trọng để có thể có những kết luận đánh giá về cổ phiếu cũng như tình hình thị trường chứng khoán nước ta từ đó hỗ trợ ra quyết định cho nhà đầu tư.

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của các nhân tố đến lợi suất cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n KHOA TO¸N KINH TÕ -----( ( (-----  CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP §Ò tµi: ph©n tÝch t¸c ®éng cña c¸c nh©n tè ®Õn lîi suÊt cæ phiÕu trªn thÞ tr­êng chøng kho¸n viÖt nam Sinh viªn thùc hiÖn : lª thÞ ngäc anh Chuyªn ngµnh : to¸n kinh tÕ Líp : to¸n tµi chÝnh Kho¸ : 45 HÖ : ChÝnh quy Gi¸o viªn h­íng dÉn : ng« v¨n thø Hµ Néi - 5/2007 LỜI GIỚI THIỆU Tính cần thiết của đề tài Ngày nay thị trường chứng khoán phát triển hết sức mạnh mẽ ở mức có thể nói là không thể thiếu trong đời sống kinh tế của các nước theo cơ chế thị trường và nhất là các nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. Điều này đã dần được chứng minh ở nước ta, với gần 7 năm hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho đầu tư phát triển tạo ra một bước phát triển mới cho thị trường tài chính nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng. Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt và lợi suất chứng khoán là con số mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Bởi lẽ đó là kết quả cuối cùng của cả quá trình đầu tư, nên việc phân tích các nhân tố cả phía cung và phía cầu tác động đến lợi suất cổ phiếu là một vấn đề hết sức quan trọng để có thể có những kết luận đánh giá về cổ phiếu cũng như tình hình thị trường chứng khoán nước ta từ đó hỗ trợ ra quyết định cho nhà đầu tư. Xuất phát từ đó nên em chọn đề tài: "PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN LỢI SUẤT CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM" Mục tiêu nghiên cứu Phân tích các yếu tố tác động đến lợi suất cổ phiếu nhằm đánh giá mức độ phản ánh của các yếu tố sản xuất và yếu tố thị trường trong lợi suất cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê Phương pháp mô hình hoá từ hai phía cung và cầu. Kết cấu chuyên đề Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Ứng dụng phân tích tác động của các nhân tố tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt nam, được sự giúp đỡ hết sức tận tình của thầy cô và của công ty nói chung, phòng phân tích nói riêng đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy Ngô văn Thứ đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI I/TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1/Thị trường chứng khoán 1.1/Thị trường chứng khoán và lịch sử hình thành và phát triển Trong nền kinh tế phát sinh tình huống: người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, đồng thời người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư từ đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư, cơ chế này được thực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn. Hoạt động trên thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới sự giàu có của các cá nhân, tới hành vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng và tới động thái chung của toàn bộ nền kinh tế. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch buôn bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Có thể nói thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Trong đó chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó. Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và sơ khai, xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XV tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây. Sự phát triển của thị trường ngày càng mạnh cả về lượng và chất, với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán…Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ khu ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch. Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên lúc xuống. Vào những năm 1875- 1913, thị trường chứng khoán thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhưng rồi lại trải qua ngày 29/10/1929 – ngày “thứ năm đen tối” thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản đã khủng hoảng. Mãi cho đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường mới dần phục hồi và phát triển mạnh và cho tới năm 1987, một lần nữa các thị trường thế giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán mạnh, gây mất lòng tin và phản ứng dây truyền dẫn đến hậu quả nặng nề. Tuy nhiên cho tới nay thị trường chứng khoán đã chứng tỏ được vai trò hết sức quan trọng đối với hầu hết các nền kinh tế. Thị trường khoán có hai hình thức tổ chức thị trường đó là thị trường tập trung và thị truờng phi tập trung. 1.2/Chức năng Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng, tín dụng không thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán ở nhiều nước lo được khoảng 50% nhu cầu vốn cho toàn xã hội. Khi các nhà đầu tư mua các chứng khoán do công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Chính vì vậy đây là chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh và các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu vào sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. Đồng thời tạo tính linh hoạt cho các loại chứng khoán, nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. Phản ánh hoạt động của doanh nghiệp Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua hoạt động phân phối và phân phối lại các nguồn vốn đầu tư. Thúc đẩy hội nhập thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới nói chung. 1.3/Cấu trúc thị trường chứng khoán 1.3.1/Cơ cấu thị trường Theo tính chất lưu thông của chứng khoán trên thị trường, thị trường chứng khoán có thể chia thành hai loại Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Và nguồn vốn thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội. Đây là thị trường quan trọng bởi thị trường này tạo ra hàng hoá để thị trường thứ cấp có thể tiến giao dịch. Có thể nói thị trường sơ cấp là tiền đề cho thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Hoạt động trên thị trường thứ cấp diễn ra trong phạm vi rộng hơn với tổng mức lưu chuyển vốn lớn hơn rất nhiều so với thị trường thứ cấp. Tuy nhiên việc mua bán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổ chức phát hành mà chỉ chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thị trường thứ cấp hoạt động làm cho các công cụ tài chính có tính lỏng hơn và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trên thị trường sơ cấp. Vì vậy có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp. 1.3.2/Các loại hàng hoá Xét theo tính chất của chứng khoán bao gồm: Chứng khoán nợ: điển hình là trái phiếu Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhân sự góp vốn, quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành. Đại diện cho chứng khoán vốn là: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Khi tham gia mua cổ phiếu, các nhà đầu tư trở thành các cổ đông của công ty cổ phần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị trường sơ cấp theo quy định của pháp luật. Chứng khoán phái sinh là loại hàng hoá có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với chứng khoán gốc, được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và phát triển tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định. Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định. Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước. Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai. 1.3.3/Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Nhà phát hành là tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán. Bao gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các chứng khoán: Trái phiếu chính phủ; Trái phiếu địa phương; Trái phiếu công trình; Tín phiếu kho bạc. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng…. phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc thù của họ theo Luật định. Nhà đầu tư là những người có tiền thực hiện mua và bán chứng khoán trên thị trường chúng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Các nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời. Các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Các nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán các loại chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường tài chính là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán Cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán được ra đời nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và đảm bảo sự thông suốt, ổn định và an toàn cho hoạt động thị trường chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường chứng khoán thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của Luật pháp và Uỷ ban Chứng khoán. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành thị trường chứng khoán được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán. Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vay tiền mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của mình đối với một đợt phát hành cụ thể. 1.3.4/Nguyên tắc hoạt động Nguyên tắc công khai: Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được như hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin liên quan vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan đến tổ chức phát hành, đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác. Công khai các thông tin về thị trường chứng khoán phải thoả mãn các yêu cầu: Chính xác, kịp thời, dễ tiếp cận. Nguyên tắc trung gian: Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua nghiệp vụ mô giới, kinh doanh các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán giúp khách hàng, hoặc kết nối khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. Nguyên tắc đấu giá: Mọi việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Khi thực hiện các nguyên tắc đấu giá bao giờ cũng tuân thủ theo các thứ tự ưu tiên về giá, về thời gian, về khách hàng, về quy mô lệnh. 1.4/Vai trò Nhà nước đối với thị trường chứng khoán Điều hành thị trường là các hoạt động được tiến hành nhằm duy trì sự vận hành bình thường của thị trường. Giám sát thị trường là việc tiến hành theo dõi kiểm tra các hoạt động diễn ra trên thị trường, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của thị trường. Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp của thị trường chứng khoán nên việc điều hành giám sát thị trường là vô cùng cần thiết. Các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường chứng khoán gồm 2 nhóm: Các cơ quan quản lý của chính phủ và các tổ chức tự quản. 2/Thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1/Lịch sử hình thành, chức năng của thị trường Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới Việt Nam đã thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán ở thành phố HCM và Hà nội. Ngày 20/7/2000 trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố HCM được đưa vào vận hành và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu đó là REE, SAM và ngày 08/03/2005 Trung tâm giao dịch Hà Nội chính thức khai trương hoạt động. Theo nghị định 75 CP ngày 28/11/1996 của Chính Phủ, Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập. Đây là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Sau gần 7 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt nam ngày càng phát triển, dần đi vào hoàn thiện và ổn định. Với sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư, hàng hoá ngày càng nhiều, cơ chế hoạt động dần hoàn chỉnh thị trường chứng khoán nước ta đã thực hiện được đầy đủ các chức năng của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách của chính phủ, các hoạt động của nền kinh tế nước ta. 2.2/Cơ cấu, quy mô các loại hàng hoá trên thị trường Đến nay thị trường chứng khoán chỉ có ba loại hàng hoá đó là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu. Quy mô và cơ cấu hàng hoá trên trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 25/3/2007 Bảng 1: Quy mô và cơ cấu hàng hóa trên trung tâm giao dịch thành phố HCM  Toàn thị trường  Cổ phiếu  Chứng chỉ  Trái phiếu  Khác   Số CKNY  509,00  107,00  2,00  400,00  0,00   Tỉ trọng(%)  100,00  21,02  0,39  78,59  0,00   KLNY(ngàn CK)  2.369.559,98  1.713.913,11  100.000,00  555.646,87  0,00