Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với thông báo chia tách cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bài báo này nhằm mục tiêu nghiên cứu phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) thông qua khối lượng giao dịch cổ phiếu xung quanh ngày thông báo chia tách cổ phiếu. Bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện, với dữ liệu nghiên cứu là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) có thông báo chia tách cổ phiếu trong giai đoạn từ 2012 - 2015, kết quả nghiên cứu cho thấy NĐTNN có quan tâm đến thông báo chia tách và thực hiện các giao dịch mua, bán bất thường xung quanh ngày sự kiện. Thêm vào đó, giao dịch mua, bán của NĐTNN được thực hiện với quy mô khối lượng lớn hơn ở các ngày sau ngày thông báo so với trước ngày thông báo.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với thông báo chia tách cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với thông báo chia tách cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Võ Xuân Vinh Đặng Bửu Kiếm Ngày nhận: 18/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 18/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019 Bài báo này nhằm mục tiêu nghiên cứu phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) thông qua khối lượng giao dịch cổ phiếu xung quanh ngày thông báo chia tách cổ phiếu. Bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện, với dữ liệu nghiên cứu là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) có thông báo chia tách cổ phiếu trong giai đoạn từ 2012 - 2015, kết quả nghiên cứu cho thấy NĐTNN có quan tâm đến thông báo chia tách và thực hiện các giao dịch mua, bán bất thường xung quanh ngày sự kiện. Thêm vào đó, giao dịch mua, bán của NĐTNN được thực hiện với quy mô khối lượng lớn hơn ở các ngày sau ngày thông báo so với trước ngày thông báo. Từ khóa: giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, thông báo chia tách cổ phiếu, nghiên cứu sự kiện. 1. Giới thiệu hà đầu tư nước ngoài và giao dịch của NĐTNN trên thị trường chứng khoán (TTCK) ở các nước mới nổi luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính. Đối với nhà đầu tư quốc tế, các thị trường mới nổi được xem là điểm đến có nhiều cơ hội đầu tư hơn trong khi tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển ngày càng thấp. Thêm vào đó, các nước mới nổi ngày càng hấp dẫn và thể hiện những lợi thế về tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các chuẩn mực trong kinh tế và tài chính được cải thiện dựa trên những chính sách cải tổ kinh tế. Hơn nữa, các nhà đầu tư quốc tế cũng chịu áp lực ngày càng cao về việc tìm kiếm cơ hội đầu tư để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Việt Nam là một trong những quốc gia nổi bậc thuộc nhóm thị trường biên, mới nổi. Sự phát triển của TTCK Việt Nam dường như có vai trò đóng góp tích cực quan trọng của các NĐTNN. Vai trò to lớn này thể hiện qua sự đóng góp của QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 57Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 các NĐTNN cho sự phát triển của các công ty mà họ nắm giữ cổ phiếu (Batten & Vo, 2015). Sự tham gia ngày càng sâu rộng của NĐTNN được xem như là động lực cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, NĐTNN cũng có ảnh hưởng lớn đến thị trường khi mà thông tin về giao dịch của các NĐTNN được coi như là một nguồn thông tin tham khảo quan trọng cho các nhà đầu tư khác trong các quyết định giao dịch. Do vậy, các chính sách gần đây của Chính phủ hướng sự quan tâm đến NĐTNN và từng bước cải cách chính sách, hoàn thiện thể chế để phù hợp hơn trong bối cảnh hội nhập1. Về mặt học thuật, giao dịch của các NĐTNN là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Trên thế giới, trong kho tàng học thuật đã có rất nhiều nghiên cứu quan tâm xem xét về chủ đề đầu tư của các NĐTNN được xuất bản ở các tạp chí khoa học có uy tín. Trong những năm gần đây, các chủ đề liên quan đến NĐTNN đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh hơn (Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm, 2016, 2017a, 2017b). Tuy nhiên, sự đa dạng chủ đề cần quan tâm nghiên cứu liên quan đến các NĐTNN cũng như vai trò quan trọng của các NĐTNN trên TTCK Việt Nam đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau để tạo ra sự hiểu biết tổng thể. Các NĐTNN từ các nước phát triển đến các nước mới nổi thông thường là những nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm và có quy mô vốn lớn nên các giao dịch của họ thường được coi là mang nhiều thông tin và có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Ở Việt Nam, thông tin giao dịch của các NĐTNN cũng như thông tin về chia tách cổ phiếu của các công ty niêm yết là những chủ đề quan trọng trong thực tiễn. Phản ứng của thị trường đối với thông báo chia tách cổ phiếu đã được nhiều học giả nghiên cứu và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản về chủ đề này ở các tạp chí có uy tín. Ở Việt Nam, phản ứng của thị trường khi doanh nghiệp công bố thông tin chia tách cổ phiếu đã được xem xét trong nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Phan Thị Anh Thư (2014). Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc xem xét phản ứng 1 Có thể kể đến như chính sách nới “room” cho NĐTNN: Nghị định 60/2015 thay thế Nghị định 58/2012 hướng dẫn Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/9/2015. của thị trường nói chung thông qua thanh khoản cổ phiếu và chưa phân tích đến hành vi giao dịch của NĐTNN. Để làm phong phú hơn chủ đề nghiên cứu và lấp lỗ hổng trong kho tàng học thuật, bài báo này bổ sung cho nghiên cứu trước bằng việc xem xét cụ thể hơn phản ứng của các NĐTNN đối với việc doanh nghiệp công bố thông tin chia tách cổ phiếu. Nói cách khác, bài báo này xem xét giao dịch của các NĐTNN đối với thông báo chia tách cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Phần tiếp theo của bài báo sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề chia tách cổ phiếu và các cơ sở lý thuyết giải thích cho sự thay đổi của khối lượng giao dịch nói chung, hành vi giao dịch của nhà đầu tư xung quanh thông báo chia tách cổ phiếu. Thêm vào đó, phần tiếp theo cũng sẽ lược khảo một số nghiên cứu trước liên quan đến ảnh hưởng thông báo chia tách cổ phiếu đến khối lượng giao dịch. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Lý thuyết về chia tách cổ phiếu Về mặt lý thuyết, việc chia tách cổ phiếu được coi là một kỹ thuật thông thường của các nhà quản trị doanh nghiệp mà không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp vì khi công ty chia tách cổ phiếu thì giá cổ phiếu cũng được điều chỉnh theo tương ứng. Tuy vậy, chia tách cổ phiếu làm cho số lượng cổ phiếu nhiều hơn và thị giá của cổ phiếu sẽ thấp hơn nên thường được kỳ vọng là giao dịch cổ phiếu sẽ sôi động hơn (Elfakhani & Lung, 2003; Muscarella & Vetsuypens, 1996). 2.2. Lý thuyết về khối lượng giao dịch Trong nghiên cứu trước Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2017a) đã trình bày chi tiết lý thuyết về khối lượng giao dịch được phát triển bởi Karpoff (1986). Lý thuyết này giải thích cho sự thay đổi của khối lượng (phản ứng của khối lượng giao dịch) khi thông tin công bố. Khối lượng giao dịch có sự thay đổi là bởi các QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019 nhà tạo lập thị trường hoặc những tác nhân đại diện thị trường thường đưa ra các nhu cầu về mức giá và ngẫu nhiên gặp những giao dịch tiềm năng (Karpoff, 1986). Đồng thời, thông tin ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch dựa trên các khác biệt trong cách đánh giá thông tin và sự kỳ vọng thông tin là khác nhau giữa các nhà đầu tư. Do vậy, khối lượng giao dịch luôn có những biến động xung quanh ngày công bố thông tin (Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm 2017a). 2.3. Một số các nghiên cứu trước Copeland (1979) là một trong số những nghiên cứu đầu tiên về tác động của chia tách cổ phiếu đến khả năng thanh khoản của chứng khoán ở trước và sau sự kiện. Kết quả nghiên cứu tìm thấy bằng chứng khối lượng giao dịch suy giảm sau ngày công bố nhưng chênh lệch giữa giá hỏi mua và bán gia tăng. Sau đó, nhiều nghiên cứu khác cũng được thực hiện để nghiên cứu tác động của chia tách cổ phiếu đến giá và khối lượng giao dịch. Chẳng hạn, Easley, O’hara, and Saar (2001) nghiên cứu chia tách cổ phiếu có tác động như thế nào đến hành vi giao dịch của các nhà đầu tư với mẫu dữ liệu là các công ty niêm yết trên sàn NYSE. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chia tách cổ phiếu thu hút các nhà đầu tư và gia tăng lượng giao dịch trên thị trường. Elfakhani and Lung (2003) nghiên cứu hành vi của thị trường xung quanh thông tin chia tách cổ phiếu tại thị trường Canada giai đoạn 1977- 1993. Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện và họ tìm thấy chỉ số lợi nhuận bất thường tồn tại xung quanh ngày sự kiện. Đặc biết khối lượng giao dịch và số lượng các giao dịch gia tăng đáng kể, nói cách khác thanh khoản cổ phiếu tăng tại ngày sự kiện. Dhar, Goetzmann, and Zhu (2004) phân tích hành vi giao dịch của các nhà đầu tư các nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp xung quanh sự kiện thông báo chia tách cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn 1991- 1996. Nghiên cứu cho thấy sau sự kiện thông báo chia tách, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân tăng đáng kể và điều này không xảy ra đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí là giảm giao dịch. Tác giả cũng kết luận rằng, chia tách cổ phiếu giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới và cải thiện thanh khoản cổ phiếu. Với mẫu dữ liệu bao gồm 3.721 sự kiện tách cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn NYSE và NASDAQ trong suốt 30 năm từ 1975- 2004, Lin, Singh, and Yu (2009) cho thấy rằng việc chia tách cổ phiếu có thể cải thiện tính thanh khoản cổ phiếu với mức chi phí thấp thông qua việc kích thích và gia tăng các giao dịch của nhà đầu tư, đặc biệt đối với những cổ phiếu có tính thanh khoản kém. Việc chia tách cổ phiếu như là một giải pháp hữu hiệu để cải thiện khả năng thanh khoản. Huang, Liano, and Pan (2009) nghiên cứu thông tin hàm chứa trong chia tách cổ phiếu với mẫu dữ liệu bao gồm 2.148 sự kiện chia tách của các công ty niêm yết trên NYSE, AMEX và NASDAQ giai đoạn 1963- 1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chia tách cổ phiếu không giúp cải thiện hiệu năng hoạt động của công ty trong dài hạn, nhưng có tác động tích cực đến thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, Chen, Nguyen, and Singal (2011) chỉ ra rằng chia tách cổ phiếu không những cải thiện tính thanh khoản cổ phiếu mà còn hàm chứa thông tin tương lai. Huang, Liano, and Pan (2015) phân tích tác động của chia tách cổ phiếu đến thanh khoản của chứng khoán trên thị trường. Mẫu dữ liệu bao gồm 6.463 thông báo chia tách trong suốt 40 năm từ 1960- 2010 của các công ty niêm yết trên sàn NYSE, AMEX và NASDAQ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản cổ phiếu tăng đáng kể xung quanh thời điểm thông báo. Sau ngày thông báo, thanh khoản cổ phiếu mặc dù giảm nhưng vẫn cao hơn trước thời điểm thông báo. Đồng thời, các hiệu ứng của thông tin làm thay đổi thanh khoản cổ phiếu chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Ở Việt Nam, Võ Xuân Vinh và Phan Thị Anh Thư (2014) cũng thực hiện phân tích những ảnh hưởng của thông báo chia tách cổ phiếu đến giá và khối lượng giao dịch thông qua việc xem xét lợi nhuận bất thường và tính thanh khoản cổ phiếu xung quanh ngày thông báo. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy giá cổ phiếu có sự thay đổi bất thường ở các ngày xung quanh sự kiện và thanh khoản cổ phiếu được cải thiện rõ sau QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 59Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 thông báo chia tách. Tóm lại, xem xét ở góc thanh khoản, các kết quả của đa số nghiên cứu trước đều cho thấy chia tách cổ phiếu giúp cải thiện tính thanh khoản cổ phiếu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích đến hành vi giao dịch của các thành phần tham gia trên thị trường đối với sự kiện chia tách cổ phiếu. Nghiên cứu này bổ sung cho nghiên cứu trước bằng việc xem xét cụ thể hơn phản ứng của NĐTNN- một thành phần quan trọng trên thị trường Việt Nam, đối với thông tin chia tách cổ phiếu. 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study) để xem xét phản ứng của NĐTNN thể hiện qua khối lượng giao dịch mua và bán bất thường với thông tin chia tách cổ phiếu. Một số bước triển khai được thực hiện bao gồm: (1) Xác định sự kiện nghiên cứu. Sự kiện dùng trong nghiên cứu này là thời điểm thông báo chia tách cổ phiếu, nói cách khác là thời điểm thông báo cổ tức bằng cổ phiếu của các công ty niêm yết trên HOSE. (2) Xác định các khung thời gian, bao gồm: khung ước lượng là 60 ngày [-65; -6]; khung sự kiện là 5 ngày [-5;5]. (3) Tính khối lượng giao dịch bất thường, tham khảo các nghiên cứu của Gupta & Misra (1988); Harris & Gurel (1986) và Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2017), tác giả tính toán khối lượng mua và khối lượng bán bất thường của NĐTNN như sau: Khối lượng mua bất thường của NĐTNN được xác định như sau: trong đó, MFV bi là khối lượng giao dịch mua bình thường của NĐTNN đối với cổ phiếu i; V fbit là khối lượng giao dịch mua của NĐTNN đối với cổ phiếu i vào ngày t; V mfbt là tổng khối lượng giao dịch mua toàn thị trường của NĐTNN tại ngày t; AV fbit là chỉ số khối lượng giao dịch mua bất thường của NĐTNN đối với cổ phiếu i vào ngày t; AAV fbt là chỉ số khối lượng giao dịch mua bất thường trung bình của NĐTNN vào ngày t cho toàn bộ sự kiện trong mẫu. Khối lượng bán bất thường của NĐTNN được xác định hoàn toàn tương tự như khối lượng mua bất thường của NĐTNN. (4) Kiểm định, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định t test để kiểm tra các bất thường trong khối lượng giao dịch. 3.2. Dữ liệu thu thập Tác giả thu thập thông tin mua cổ phiếu quỹ thông qua trang công bố thông tin của HOSE tại www.hsx.vn giai đoạn từ 2012- 2015. Thời điểm công bố thông tin chia tách là thời điểm mà trên trang web của HOSE hiển thị thông tin thông báo của doanh nghiệp. Nếu thời điểm thông báo chia tách rơi vào các ngày nghỉ hoặc thứ 7, chủ nhật hoặc sau 3 giờ chiều thì ngày sự kiện được tính là ngày giao dịch tiếp theo. Đồng thời, các sự kiện nếu không đáp ứng đủ số ngày trong các khung dự báo thì sẽ bị loại khỏi mẫu nghiên cứu. Sau khi thu thập các sự kiện thỏa các tiêu chuẩn, mẫu gồm có 194 sự kiện chia tách cổ phiếu từ 2012- 2015, cụ thể được thống kê ở Bảng 1. Ngoài ra, các số liệu thị trường về khối lượng giao dịch mua và bán Bảng 1. Tổng hợp các sự kiện trong mẫu nghiên cứu Năm Số sự kiện 2012 40 2013 42 2014 46 2015 66 Tổng 194 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 60 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019 của NĐTNN cũng được tác giả thu thập trên www.hsx.vn. 4. Kết quả và thảo luận kết quả Bảng 2 trình bày các kết quả về phản ứng của NĐTNN với thông báo chia tách cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (sàn HOSE). Hành vi giao dịch của NĐTNN được xem xét dựa trên các giao dịch mua và bán xung quanh ngày sự kiện. Các kết quả ở Bảng 2 cho thấy cơ bản NĐTNN có thực hiện các giao dịch mua và bán bất thường xung quanh sự kiện chia tách cổ phiếu. Cụ thể, tồn tại khối lượng giao dịch mua bất thường dương kể từ ngày thông báo đến ngày thứ 4 sau ngày sự kiện và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (AAV_fb[0]: 1,746; AAV_fb[1]: 1.26; AAV_fb[2]: 1.854; AAV_fb[3]: 0,436; AAV_fb[4]: 1,684). Tồn tại khối lượng giao dịch bán bất thường dương ở các ngày trước (trừ ngày -3), trong và sau sự kiện và tất cả đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (AAV_fs[-5]: 2,538; AAV_fs[4]: 0,503; AAV_fs[-2]: 0,616; AAV_fs[-1]: 0,839; AAV_ fs[0]: 1,665; AAV_fs[1]: 2,320; AAV_fs[2]: 2,777; AAV_fs[3]: 0,920; AAV_fs[4]: 3,873 và AAV_fs[5]: 1,300). Thêm vào đó, kết quả ở Bảng 2 cũng cho thấy chỉ số khối lượng giao dịch mua và bán bất thường của NĐTNN ở giai đoạn sau ngày sự kiện đều lớn hơn so với giai đoạn trước khi sự kiện công bố. Dựa vào các kết quả phân tích trên có thể thấy rằng, NĐTNN có sự quan tâm đến thông tin chia tách cổ phiếu của doanh nghiệp, đồng thời họ cũng thực hiện các giao dịch với quy mô khối lượng lớn hơn kể từ sau ngày thông báo. Nói cách khác, thông tin chia tách giúp cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu và thu hút các giao dịch của NĐTNN. Nếu Võ Xuân Vinh và Phan Thị Anh Thư (2014) tìm thấy bằng chứng thanh khoản cổ phiếu được cải thiện sau ngày thông báo chia tách thì nghiên cứu này cho thấy NĐTNN là một trong những tác nhân góp phần cải thiện tính thanh khoản cổ phiếu. 5. Kết luận Bài báo này nghiên cứu hành vi giao dịch của NĐTNN đối với thông báo chia tách cổ phiếu. Mẫu dữ liệu bao gồm 194 sự kiện chia tách cổ phiếu từ 2012- 2015 của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy NĐTNN có quan tâm đến thông báo chia tách và thực hiện các giao dịch mua, bán bất thường xung quanh ngày sự kiện. Thêm vào đó, giao dịch mua, bán của NĐTNN được thực hiện với quy mô khối lượng lớn hơn ở các ngày sau ngày thông báo so với trước ngày thông báo. ■ Bảng 2. Phản ứng khối lượng giao dịch của NĐTNN với thông báo chia tách T AAV_fb T stat AAV_ fs T stat -5 0,201 1,50 2,538 17,05*** -4 0,137 1,02 0,503 3,38*** -3 0,486 3,62*** 0,215 1,44 -2 0,202 1,50 0,616 4,14*** -1 0,111 0,82 0,839 5,63*** 0 1,746 13,01*** 1,665 11,18*** 1 1,260 9,38*** 2,320 15,58*** 2 1,854 13,81*** 2,777 18,65*** 3 0,436 3,25*** 0,920 6,18*** 4 1,684 12,55*** 3,873 26,02*** 5 0,031 0,23 1,300 8,73*** AAV_fb và AAV_fs là chỉ số khối lượng giao dịch mua bất thường trung bình và chỉ số khối lượng giao dịch bán bất thường trung bình của NĐTNN; *, ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Lời cám ơn/Ghi nhận: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.99-2015.27. Tài liệu tham khảo QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 61Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 1. Batten, J. A., & Vo, X. V. (2015). Foreign ownership in emerging stock markets. Journal of Multinational Financial Management, 32, 15-24. 2. Chen, H., Nguyen, H. H., & Singal, V. (2011). The information content of stock splits. Journal of Banking & Finance, 35(9), 2454-2467. 3. Copeland, T. E. (1979). Liquidity changes following stock splits. The Journal of Finance, 34(1), 115-141. 4. Dhar, R., Goetzmann, W. N., & Zhu, N. (2004). The impact of clientele changes: evidence from stock splits. 5. Easley, D., O’hara, M., & Saar, G. (2001). How stock splits affect trading: A microstructure approach. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 36(1), 25-51. 6. Elfakhani, S., & Lung, T. (2003). The effect of split announcements on Canadian stocks. Global Finance Journal, 14(2), 197- 216. 7. Huang, G.-C., Liano, K., & Pan, M.-S. (2009). The information content of stock splits. Journal of Empirical Finance, 16(4), 557-567. 8. Huang, G.-C., Liano, K., & Pan, M.-S. (2015). The effects of stock splits on stock liquidity. Journal of Economics and Finance, 39(1), 119-135. 9. Karpoff, J. M. (1986). A theory of trading volume. The Journal of Finance, 41(5), 1069-1087. 10. Lin, J.-C., Singh, A. K., & Yu, W. (2009). Stock splits, trading continuity, and the cost of equity capital. Journal of Financial Economics, 93(3), 474-489. 11. Muscarella, C. J., & Vetsuypens, M. R. (1996). Stock splits: Signaling or liquidity? The case of ADR ‘solo-splits’. Journal of Financial Economics, 42(1), 3-26. 12. Võ Xuân Vinh, & Đặng Bửu Kiếm. (2016). Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 121 (tháng 4. 2016), 11-17. 13. Võ Xuân Vinh, & Đặng Bửu Kiếm. (2017a). Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với thông báo mua cổ phiếu quỹ. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 185 (tháng 10. 2017), 9-15. 14. Võ Xuân Vinh, & Đặng Bửu Kiếm. (2017b). Tác động của thông báo phát hành thêm cổ phiếu đến khối lượng giao dịch- nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 187 (tháng 12. 2017), 41-48. 15. Võ Xuân Vinh, & Phan Thị Anh Thư. (2014). Lợi nhuận bất thường và tính thanh khoản của cổ phiếu đối với thông báo chia tách cổ phiếu: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 105, tháng 12/2014, 42-52. Thông tin tác giả Võ Xuân Vinh Emai
Tài liệu liên quan