Nguồn vốn cho đầu tưcông bắt nguồn từcác khoản thu của ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nướclà hệthống quan hệkinh tếphát sinh trong quá trình phân
phối các nguồng tài chính của xã hội đểtạo lập và sửdụng quỹtiền tệcủa nhà nước
nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước
Tín dụng nhà nước: là khoản nợphát sinh từcác khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủhoặc các
khoản vay khác do BộTài chính ký kết, phát hành, uỷquyền phát hành theo quy
định của pháp luật.
ODAlà nguồn vốn hổtrợchính thức từbên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ
và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước
đang và kém phát triển được các cơquan chính thức và cơquan thừa hành của chính
phủhoặc các tổchức liên chính phủ, các tổchức phi chính phủtài trợ.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tái cấu trúc đầu tư công và nợ công ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI:
TÁI CẤU TRÚC ĐẦU TƯ CÔNG
VÀ NỢ CÔNG Ở VN
2
MỤC LỤC
I. TÁI CẤU TRÚC ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG Ở VN ..............................................................4
1. Nguồn vốn, đối tượng và vai trò của đầu tư công ............................................................................4
1.1. Nguồn vốn cho đầu tư công: .........................................................................................................4
1.2. Đối tượng của đầu tư công: ...........................................................................................................5
1.3. Vai trò của đầu tư công: ................................................................................................................5
2. Hạn chế của đầu tư công và những nguyên nhân gây kém hiệu quả: ..............................................6
2.1. Hạn chế của đầu tư công: ..............................................................................................................6
. Nguyên nhân của những hạn chế: ......................................................................................................9
3. Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam ....................................................................... 11
3.1. Tình hình nợ công ở Việt Nam ................................................................................................... 11
Quy mô nợ công ................................................................................................................................. 11
Cơ cấu nợ công .................................................................................................................................. 12
Tình hình nợ công .............................................................................................................................. 12
3.2. Một số đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả nợ công ở Việt Nam ................................................. 13
4. Khó khăn khi cắt giảm đầu tư công: .............................................................................................. 16
5. Các biện pháp tái cấu trúc đầu tư công và nợ công: ....................................................................... 17
II. Khủng hoảng nợ công của khu vực sử dụng đồng Euro ................................................................ 19
1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu ................................................................... 19
- 27/11/2010: EU, IMF đồng thuận về gói giải cứu 85 tỷ euro dành cho Ireland. ......................... 20
- 25/07/2011: Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody đã hạ 3 bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp
xuống mức Ca trong ngày thứ Hai, xếp hạng mới chỉ cao hơn 1 bậc so với mức vỡ nợ và khẳng
định khả năng nước này vỡ nợ lên tới 100%.................................................................................. 21
3
- 01/11/2011: số lượng người thất nghiệp tại Châu Âu đạt mức cao kỷ lục, khoảng 16,37 triệu
người thất nghiệp ........................................................................................................................... 22
2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công ................................................................................ 22
2.1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................................................ 22
2.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................................................................ 25
3. Các biện pháp đã và đang được thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu
............................................................................................................................................................ 27
4. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng ............................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 32
4
I. TÁI CẤU TRÚC ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG Ở VN
1. Nguồn vốn, đối tượng và vai trò của đầu tư công
1.1. Nguồn vốn cho đầu tư công:
Nguồn vốn cho đầu tư công bắt nguồn từ các khoản thu của ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân
phối các nguồng tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước
nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước
Tín dụng nhà nước: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy
định của pháp luật.
ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ
và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước
đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức và cơ quan thừa hành của chính
phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ.
5
Thu thuế: Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại hầu hết các quốc gia
trên thế giới , không phân biệt chế độ chính trị. Khoản thu này được xây dựng trên
cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân với nhà nước.
Phí và lệ phí là một nguồn thu thường được đề cập đầu tiên trong các nguồn thu
vốn có của NSNN vì nó trực tiếp gắn với chức năng cung cấp hàng hóa công.
1.2. Đối tượng của đầu tư công:
Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội,
môi trường, quốc phòng, an ninh;
Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa
chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp.
Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp
được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ.
1.3. Vai trò của đầu tư công:
Vai trò đầu tư công ở Việt Nam gắn liền với quan niệm về vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước nói chung và vai trò bà đỡ của bàn tay nhà nước nói riêng trong
quá trình CNH-HĐH theo yêu cầu phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.
Thúc đẩy quá trình CNH-HĐH, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội:
Đầu tư công vốn rất quan trọng do đóng góp lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm; Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì
đầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì động lực tăng trưởng kinh tế và góp phần
bảo đảm việc làm và an sinh xã hội thông qua các gói kích cầu của Chính phủ.
Định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia
6
Gia tăng tổng cầu của xã hội: Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của
đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng.
Gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế: Đầu tư công làm tăng năng lực sản
xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống cho phép tiêu dùng tăng.
Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất phát triển và làm kinh tế- xã hội phát triển.
Đầu tư mồi, tạo cú huých và duy trì động lực tăng trưởng: Đầu tư công định vị
và củng cố nền kinh tế của VN trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế. Tạo niềm
tin và động lực cho các nguồn đầu tư khác vào VN góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tạo việc làm cho xã hội
2. Hạn chế của đầu tư công và những nguyên nhân gây kém hiệu quả:
2.1. Hạn chế của đầu tư công:
Điểm lại từ ngày triển khai công cuộc đổi mới tới nay, nền kinh tế nước ta đã trải
qua nhiều đợt đầu tư "theo phong trào", nhiều "hội chứng đầu tư" đã xuất hiện. Nào
là đua nhau đầu tư xây dựng nhà máy bia, thuốc lá, tiếp đến là xi măng lò đứng, mía
đường, lắp ráp xe máy, sản xuất bột sắn, đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng biển, khu
công nghiệp và khu kinh tế, kể cả kinh tế cửa khẩu. Kế đến là bột giấy, cán thép,
thủy điện nhỏ và vừa, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị, "tận thu" khoáng sản, trường đại
học, sân golf rồi sân bay...
2.1.1. Hiệu quả đầu tư thấp
Với hệ số hiệu quả vốn đầu tư (ICOR) cho khu vực nhà nước giai đoạn 2000-
2007 lên tới 7,8 - cao hơn nhiều so với mức trung bình 5,2 của nền kinh tế, đầu tư
7
công chẳng những chưa hoàn thành được vai trò “bã đỡ “ cho nền kinh tế mà còn trở
thành “gánh nặng” khiến nợ công gia tăng và kéo theo lạm phát.
Nghiên cứu thực nghiệm của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho
thấy, chỉ số ICOR khu vực Nhà nước cao gấp đôi so với khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước. Một ví dụ rõ nét là năm 2007, để tạo thêm một đồng GDP, khu vực kinh tế
Nhà nước, trong đó có đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước phải mất
tới 8,1 đồng vốn trong khi khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chỉ tốn 3,7 đồng vốn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) công bố, 6 tháng đầu năm 2011 cả nước
đã có thêm 6.731 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được khởi công, tăng gần
1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số dự án hoàn tất và đưa vào
khai thác chỉ là 4.693. Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực
hiện từ nguồn ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2011 là 131.364 tỉ đồng,
tăng gần 24% so với cùng kỳ năm trước. Những con số này cho thấy: Mặc dù Chính
phủ quyết tâm thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công để chống lạm phát, nhưng
số dự án đầu tư công mới được triển khai thực hiện trong những tháng đầu năm nay
vẫn tăng mạnh.
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong 10 năm qua, đầu tư của
Nhà nước chiếm gần 46% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Cơ cấu đó cho thấy, vốn đầu
tư của Nhà nước là quan trọng nhất. Tài trợ cho đầu tư công là ngân sách. Theo
thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tính cả trái phiếu Chính phủ thì bội chi ngân
sách lên tới 9,7% GDP và 8,7% GDP trong hai năm 2009 và 2010, cao hơn rất nhiều
so với con số chính thức khoảng 5% GDP. Trong khi đó, hiệu quả đầu tư nhà nước
lại không cao so với các loại hình đầu tư khác.
2.1.2. Đầu tư dàn trải
Thời gian vừa qua, do tình trạng đầu tư dàn trải, sai đối tượng hay cùng lúc triển
khai quá nhiều các dự án vượt quá khả năng cân đối của nền kinh tế... nên rất nhiều
8
công trình đầu tư dở dang, thời gian hoàn thành và đưa vào sử dụng bị kéo dài. Hệ
quả là nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong 4 năm tới phải ở mức
trên 500 ngàn tỷ đồng, trong khi Quốc hội chỉ cho phép mỗi năm phát hành 45 ngàn
tỷ đồng. Như vậy, sẽ có rất nhiều dự án bị “treo” lại trong những năm tới.
Tổng hợp số liệu từ 63 tỉnh thành cho thấy có tới 638 dự án có sử dụng vốn ngân
sách không thuộc đối tượng được khởi công mới trong năm 2011 nhưng vẫn được
bố trí 1.763 tỷ đồng để thực hiện. Ngoài ra, có đến 2000 dự án khác sử dụng vốn của
ngân sách địa phương không thuộc đối tượng được khởi công mới trong năm 2011
vẫn chưa được cắt giảm. Thậm chí, nhiều dự án đáng lẽ phải cắt giảm nhưng kho
bạc nhà nước tại tỉnh, thành đã tiến hành giải ngân sớm hoặc địa phương cố tình xin
không cắt giảm đối với các dự án đã khởi công.
Chính vì sự đầu tư dàn trải, cùng một lúc triển khai thực hiện quá nhiều dự án,
tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án đang triển khai xây dựng vượt quá khả năng
cấp vốn của nền kinh tế... dẫn đến tình trạng đầu tư công kém hiệu quả.
2.1.3. Chất lượng công trình thấp, tiến độ chậm, kéo dài
Qua kết quả giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2010 của Bộ KHĐT công
bố mới đây, thì tình trạng chậm tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn nhà nước còn
khá lớn, dù so với các năm trước đã giảm nhiều. Cụ thể, trong số 34.607 dự án đang
thực hiện đầu tư, thì có tới 3.386 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78% số dự án thực
hiện trong kỳ.
Điều đáng nói là trong số này có nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan
trọng, có xu hướng tăng dần trong các năm gần đây (tỉ lệ dự án chậm tiến độ năm
2009 là 16,9%, năm 2008 là 16,6% và 2007 là 14,8%).
2.1.4. Lợi ích nhóm, cục bộ, tư duy nhiệm kỳ
9
Do cơ chế và lợi ích cục bộ địa phương, tỉnh nào cũng muốn trở thành một thực
thể kinh tế "hoàn chỉnh" nông - công nghiệp - dịch vụ, kèm theo là trường đại học,
bến cảng, sân bay, khu kinh tế... mặc dầu không hội đủ điều kiện.
Công nghiệp hóa đất nước không có nghĩa là tỉnh nào, huyện nào cũng công
nghiệp hóa mà cần có sự phân công lao động hợp lý phù hợp với lợi thế của từng
vùng. Trong khi đó, sự liên kết và quy hoạch vùng còn xa mới đáp ứng yêu cầu làm
cho nguồn lực bị phân tán, trùng chéo, hiệu quả thấp, nền kinh tế nước nhà đã yếu
càng yếu thêm. Sở dĩ có tình trạng này một phần do sự lẫn lộn khái niệm, một phần
khác do tâm lý địa phương chủ nghĩa, căn bệnh nhiệm kỳ và nhất là cách đánh giá
thành tích, phân bổ ngân sách và vốn đầu tư từ trung ương đã thúc đẩy cuộc chạy
đua về dự án, công trình, tốc độ tăng trưởng "GDP tỉnh-thành".
. Nguyên nhân của những hạn chế:
2.2.1. Về cơ chế chính sách và thủ tục:
Việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm tạo cơ sở pháp lý trong điều hành và quản lý dự án.
Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa phù
hợp với tình hình thực tế, dẫn đến việc áp dụng rất khác nhau, gây khó khăn cho
việc hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự
án: Công tác chỉ định thầu đơn vị tư vấn thực hiện các bước (Giám sát thi công, lập
hồ sơ mời thầu, kiểm toán,...) phải thực hiện đúng quy trình quy định của Luật, mất
nhiều thời gian.
Việc phân cấp, phân quyền đầu tư cho các địa phương, cơ sở kinh tế mà thiếu sự
kiểm soát lại gây ra tình trạng đầu tư dàn trải trầm trọng hơn, đôi khi đầu tư không
vì mục đích kinh tế. Địa phương đua nhau xây dựng công nghiệp tràn lan (xây dựng
nhà máy đường, luyện cán thép, xi măng, cảng biển,...), phá vỡ quy hoạch và cơ cấu
của nền kinh tế.
10
Việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án vẫn chưa hợp lý: Việc phân bổ vốn cho
công trình chưa tính đến công tác bồi thường, tái định cư đến khi khai triển đầu tư
xây dựng bị vướng thì mới bắt đầu tính đến; đa số các dự án đều vượt thời gian cân
đối vốn theo quy định. Từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tiến độ giải ngân
vốn đầu tư, đều kéo dài thời gian đầu tư của dự án gây lãng phí và kém hiệu quả.
Công tác quy hoạch: Triển khai chưa kịp thời, chưa theo kịp với quá trình thay
đổi của các yếu tố khách quan. Một số quy hoạch ngành, sản phẩm quan trọng còn
chưa được tiến hành xây dựng hoặc đang trong quá trình nghiên cứu; chất lượng một
số dự án quy hoạch chưa cao chưa có tầm nhìn xa, một số công trình đề ra trong quy
hoạch còn mang tính giải quyết tình thế.
Chính sách đầu tư chỉ quan tâm đến các dự án đầu tư mới, không quan tâm đến
công tác bảo dưỡng, vận hành để khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư công. Các
công trình được đầu tư luôn cần một lượng chi phí thường xuyên để vận hành và bảo
dưỡng. Thế nhưng thời gian qua, Việt Nam chưa chú trọng đúng mực cho chi vận
hành và bảo dưỡng. Ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển
được soạn lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Hậu
quả là trong một số ngành, phần lớn các công trình qui mô lớn không mang lại hiệu
quả do thiếu duy tu, bảo dưỡng.
2.2.2. Về phía đơn vị đầu tư:
Điều kiện năng lực hoạt động, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư, Ban quản
lý, đơn vị tư vấn chưa phù hợp với các quy định của nhà nước, còn hạn chế, việc
quản lý chưa thường xuyên, chưa kiên quyết, còn nể nang, chưa cập nhật hoặc nắm
bắt hết các quy định mới của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, sự kiểm tra giám
sát của các ngành chức năng chưa được thường xuyên liên tục, dẫn đến công tác
tham mưu, điều hành chưa sát với thực tế, chưa phát hiện những sai sốt trong quá
trình đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.
11
Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng tham nhũng đã xà xẻo nguồn vốn đầu tư. Có
nhiều ý kiến phản ảnh, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công, thường tập trung ở
giai đoạn thực hiện đầu tư. Đối với giai đoạn lập và phê duyêt kế hoạch đầu tư chưa
được phát hiện nhiều, tuy nhiên đây lại là then chốt. Giám sát đầu tư công phải được
thực hiện trên cơ sở qui định của pháp luật, tuy nhiên, vấn đề là ý chí của nhà quản
lý có quyết tâm thực hiện việc giám sát để đảm bảo đầu tư công một cách hiệu quả,
chống tham nhũng, lãng phí hay không.
3. Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam
3.1. Tình hình nợ công ở Việt Nam
Việt Nam mở cửa kinh tế được 25 năm và đã đạt được những bước phát triển
vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32.7
tỷ USD năm 2001 lên 201 tỷ USD năm 2010. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm
các nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt
bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông nghiệp thô
và công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Do đó, hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay
nợ chính phủ nói riêng và nợ công nói chung la một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam vẫn
rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính (tức là vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từ
các tổ chức đơn phương, đa phương trên thế giới để phát triển nề kinh tế hơn nữa.
Quy mô nợ công
Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là
11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ
144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương
đương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công
trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã
tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm. Nếu tiếp tục với tốc
12
độ này thì chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượt
quá 100% GDP như hai nước thành viên EU mới lâm vào khủng hoảng nợ công gần
đây là Hy Lạp (133,6%), Ailen (129,2%). Nợ công đạt trên 100% GDP là một con
số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam
Cơ cấu nợ công
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm tất
cả các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
phương. Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 - 2010 gồm nợ chính phủ chiếm
78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong
nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ
nước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm
nợ chính phủ chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính
quyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60%,
trong đó có 85% là ODA.
Tình hình nợ công
Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu
như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ra
trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua
các năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn 6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô
của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm;
mặt khác, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập như
chậm trễ trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án
đầu tư. Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai.
13
3.2. Một số đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả nợ công ở Việt Nam
Phát triển nội lực nền kinh tế
Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng
giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu
cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư p