Đề tài Thực trạng lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên Việt Nam

Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa như một tất yếu đối với mọi quốc gia. Đất nước chúng ta cũng đang từng bước mở cửa và hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh chung đó, việc làm chủ một ngoại ngữ, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, không chỉ được xem như một nhu cầu tất yếu mà còn là một công cụ, một chìa khóa của mỗi cá nhân để hòa nhập và bắt nhịp chung với xu thế toàn cầu hóa của nhân loại. So với các ngoại ngữ khác như tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc tiếng Đức là một ngoại ngữ “trẻ” nhưng có những tiềm năng. Nó mới chỉ được phổ biến nhiều và dạy ở một số trường đại học (trong đó có trường Đại học dân lập Phương Đông) từ những năm 90 của thế kỉ XX do người Việt Nam có nhu cầu trong việc học nghề, học đại học và đoàn tụ với gia đình ở các quốc gia nói tiếng Đức. Nhu cầu đó ngày một lớn hơn do việc nước Đức hiện có vị thế nhất định ở Cộng đồng Châu Âu (EU) cũng như trên thế giới. Những điều kiện thuận lợi trong việc học đại học ở các nước nói tiếng Đức cũng là một động lực cho thế hệ trẻ học tiếng Đức. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép sinh viên phổ thông tham gia thi tuyển niên học 2007 – 2008 là một minh chứng về vai trò của tiếng Đức trong xã hội chúng ta. Cũng giống như học bất cứ một ngoại ngữ nào, trong quá trình học tiếng Đức, việc rèn luyện kĩ năng pháp âm đúng và hay ngay từ ban đầu là mong muốn của bất cứ người dạy và người học nào. Tuy nhiên, trong học ngoại ngữ, người học luôn sử dụng những thói quen vốn trở thành bản năng của tiếng mẹ đẻ để áp dụng cho ngoại ngữ mà mình học ở tất cả các cấp độ: dùng từ, đặt câu và hiểu câu và cả trong cách phát âm. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ cả về mặt cấu trúc nội tại của hệ thống cũng như những khác biệt về văn hóa mang tính chủng tộc luôn là rào cản của việc học ngoại ngữ. Nguyên nhân này đã tạo ra những lỗi ngoại ngữ ở tất cả các bình diện của ngôn ngữ. Những người Việt học tiếng Đức, trong phát âm, thường mắc những lỗi tiêu biểu mà nguyên nhân trước tiên thói quen phát âm đơn âm tiết của tiếng Việt sau đó là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong hệ thống nguyên âm, phụ âm và cách dùng trọng âm, ngữ điệu Để chỉ ra những lỗi phát âm tiêu biểu nhằm khắc phục chúng ngay từ giai đoạn đầu học tiếng Đức, việc đối chiếu, so sánh hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Đức là bước đầu tiên. Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này như : Vũ Kim Bảng (1993, 1994, 1997, 2000). Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng ở mức độ so sánh cấu trúc âm tiết, hệ thống nguyên âm, phụ âm nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.

doc170 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư và các giảng viên khoa Ngôn ngữ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Vũ Kim Bảng đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lòng biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các đồng nghiệp cùng các em sinh viên Trường ĐHDL Phương Đông đã luôn động viên và giúp đỡ tôi. Hà nội, ngày 15 tháng 03 năm 2008 Học Viên Trần Thị Thanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình khoa học của riêng tôi, các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Trần Thị Thanh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CTV: Cộng tác viên PA: Phụ âm NA: Nguyên âm L1: Ngôn ngữ thứ nhất L2: Ngôn ngữ thứ hai môc lôc Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Phạm vi và nội dung của đề tài 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Nội dung của luận văn 2.3. Giới hạn của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Những đóng góp của luận văn 5. Bố cục của luận văn CHƯƠNG 1: Những khái niệm liên quan 1. Các tiêu chí phân loại và miêu tả phụ âm 2. Cấu trúc âm tiết và hệ thống phụ âm tiếng Đức. 2.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Đức. 2.2. Hệ thống phụ âm tiếng Đức 2.3. Miêu tả các nét khu việt của phụ âm tiếng Đức. 2.3.1. Các phụ âm tắc. 2.3.2. Các phụ âm xát 2.3.3. Các âm mũi 2.3.4. Các bán âm 2.4. Mối tương quan giữa âm và chữ ở các phụ âm 3. Âm tiết và hệ thống phụ âm tiếng Việt 3.1. Âm tiết tiếng Việt 3.2. Hệ thống phụ âm tiếng Việt 3.2.1. Hệ thống phụ âm đầu 3.2.2. Hệ thống phụ âm cuối 2 3.2.3. Mối quan hệ giữa âm và chữ của hệ thống phụ âm tiếng Việt 4. Những nét tương đồng và dị biệt của hệ thống phụ âm tiếng Đức và tiếng Việt. 4.1. Sự tương đồng và khác biệt của cấu trúc âm tiết 4.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống phụ âm. 4.2.1. Các phụ âm đơn. 4.2.2. Tổ chức các phụ âm. 5. Khái niệm giao thoa và lỗi phát âm 5.1. Khái niệm giao thoa 5 5.2. Khái niệm lỗi và phân tích lõi 5 CHƯƠNG 2: Các dạng lỗi điển hình về phát âm phụ âm tiếng Đức 1. Phương pháp xác định lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức 1.1. Xây dựng bảng từ khảo sát lỗi 1.1.1. Nguyên tắc xây dùng bảng từ khảo sát lỗi 1.1.2. Bảng từ khảo sát lỗi 1.2. Chọn đối tượng để khảo sát lỗi phát âm 1.3. Các bước thu thập tư liệu 1.4. Phân loại và đánh giá các dạng lỗi 1.4.1. Quan niệm về lỗi phát âm 1.4.2. Cách xác định lỗi cụ thể 1.4.3. Phân loại, thống kê và miêu tả các dạng lỗi phát âm phụ tiếng Đức. 2. Kết quả phân tích các lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức 2.1. Các phụ âm đơn 2.1.1. Phụ âm đơn đứng trước nguyên âm 2.1.2. Phụ âm đơn đứng giữa nguyên âm. 2.1.3. Phụ âm đứng sau nguyên âm 2.2. Các cụm phụ âm 2.2.1. Cum phụ âm đứng trước nguyên âm 2.2.2. Cum phụ âm đứng sau nguyên âm CHƯƠNG 3: Bước đầu giải thích nguyên nhân gây lỗi và một số biện pháp khác phục hồi lỗi phát âm 1. Các nguyên nhân gây lỗi 1.1. Giao thoa ngôn ngữ 1.2. Giáo trình tiếng Đức. 1.3. Phương pháp dạy ngoại ngữ. 1.4. Môi trường học 1.5. Ý thức về việc rèn luyện phát âm 1.6. Đặc điểm tâm lý người Việt khi học ngoại ngữ 2. Giài pháp đề nghị đối với việc khắc phục các lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức 2.1. Truyền đạt kiến thức ngữ âm cơ bản đồng thời với việc luyện tập phát âm 2.2. Bài tập luyện phát âm phụ âm tiếng Đức 2.3. Tạo một môi trường học ngoại ngữ thuận lợi 2.4. Thái độ đối với lỗi phát âm 2.5. Sử dụng phương pháp dạy học mới KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 2 PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa như một tất yếu đối với mọi quốc gia. Đất nước chúng ta cũng đang từng bước mở cửa và hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh chung đó, việc làm chủ một ngoại ngữ, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, không chỉ được xem như một nhu cầu tất yếu mà còn là một công cụ, một chìa khóa của mỗi cá nhân để hòa nhập và bắt nhịp chung với xu thế toàn cầu hóa của nhân loại. So với các ngoại ngữ khác như tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc…tiếng Đức là một ngoại ngữ “trẻ” nhưng có những tiềm năng. Nó mới chỉ được phổ biến nhiều và dạy ở một số trường đại học (trong đó có trường Đại học dân lập Phương Đông) từ những năm 90 của thế kỉ XX do người Việt Nam có nhu cầu trong việc học nghề, học đại học và đoàn tụ với gia đình ở các quốc gia nói tiếng Đức. Nhu cầu đó ngày một lớn hơn do việc nước Đức hiện có vị thế nhất định ở Cộng đồng Châu Âu (EU) cũng như trên thế giới. Những điều kiện thuận lợi trong việc học đại học ở các nước nói tiếng Đức cũng là một động lực cho thế hệ trẻ học tiếng Đức. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép sinh viên phổ thông tham gia thi tuyển niên học 2007 – 2008 là một minh chứng về vai trò của tiếng Đức trong xã hội chúng ta. Cũng giống như học bất cứ một ngoại ngữ nào, trong quá trình học tiếng Đức, việc rèn luyện kĩ năng pháp âm đúng và hay ngay từ ban đầu là mong muốn của bất cứ người dạy và người học nào. Tuy nhiên, trong học ngoại ngữ, người học luôn sử dụng những thói quen vốn trở thành bản năng của tiếng mẹ đẻ để áp dụng cho ngoại ngữ mà mình học ở tất cả các cấp độ: dùng từ, đặt câu và hiểu câu… và cả trong cách phát âm. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ cả về mặt cấu trúc nội tại của hệ thống cũng như những khác biệt về văn hóa mang tính chủng tộc luôn là rào cản của việc học ngoại ngữ. Nguyên nhân này đã tạo ra những lỗi ngoại ngữ ở tất cả các bình diện của ngôn ngữ. Những người Việt học tiếng Đức, trong phát âm, thường mắc những lỗi tiêu biểu mà nguyên nhân trước tiên thói quen phát âm đơn âm tiết của tiếng Việt sau đó là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong hệ thống nguyên âm, phụ âm và cách dùng trọng âm, ngữ điệu… Để chỉ ra những lỗi phát âm tiêu biểu nhằm khắc phục chúng ngay từ giai đoạn đầu học tiếng Đức, việc đối chiếu, so sánh hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Đức là bước đầu tiên. Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này như : Vũ Kim Bảng (1993, 1994, 1997, 2000). Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng ở mức độ so sánh cấu trúc âm tiết, hệ thống nguyên âm, phụ âm nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Cho đến nay, chưa có một khảo sát chi tiết mang tính thống kê nào về thực tế lỗi phát âm của người Việt khi học tiếng Đức để chỉ ra các kiểu lỗi phát âm điển hình là gì. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi muốn tiến hành một đề tài ứng dụng là khảo sát các lỗi phát âm các phụ âm tiếng Đức của người học Việt Nam (các sinh viên học chuyên tiếng Đức) để từ đó tìm những nguyên nhân gây lỗi và đề xuất cách khắc phục. Việc lựa chọn các lỗi phụ âm xuất phát từ đặc điểm rất khác biệt của kết hợp các tổ hợp phụ âm trong tiếng Đức là rất phức tạp trong khi trong tiếng Việt vốn chỉ là các phụ âm đơn để tạo thành âm tiết. Những kết quả có được sẽ giúp nhiều cho việc nghiên cứu so sánh đối chiếu và khắc phục lỗi phát âm. Đề tài này cũng là tâm huyết của chúng tôi vốn là người dạy tiếng Đức ở bậc đại học muốn học sinh thực hiện tốt kĩ năng nói và đọc bên cạnh các kĩ năng khác trong việc dạy và học ngoại ngữ. 2. Phạm vi và nội dung của đề tài 2.1. Đối tượng Đối tượng mà chúng tôi quan tâm là cách phát âm hệ thống phụ âm tiếng Đức và những lỗi phát âm điển hình về phụ âm của các sinh viên năm thứ hai, chuyên ngành tiếng Đức, khoa Ngoại ngữ của Đại học dân lập Phương Đông. Các sinh viên này sẽ học chuyên tiếng Đức liên tục 4 năm để nhận bằng Cử nhân tiếng Đức. Trong năm thứ nhất và đầu thứ hai, các sinh viên này sử dụng các giáo trình Themen Neu I, II, III và EM- Brỹckenkurs, EM-Hauptkurs, EM-Abschluskurrs. Về lí thuyết, kết thúc năm học thứ nhất, bắt đầu năm học thứ hai các sinh phải nắm vững kĩ năng phát âm để thời gian tiếp theo các em tiếp tục học các vấn đề lí thuyết tiếng Đức. Việc lựa chọn thời điểm này để khảo sát năng lực phát âm của sinh viên, chúng tôi muốn xác định: những lỗi phát âm điển hình nào còn tồn tại sau khi kết thúc quá trình học thực hành tiếng để chuyển sang giai đoạn học lí thuyết tiếng. Từ đó đề ra các biện pháp sớm khắc phục lỗi phát âm của sinh viên Việt Nam học tiếng Đức với tư cách là một ngoại ngữ. 2.2. Nội dung của luận văn Luận văn của chúng tôi thực hiện 3 nội dung cơ bản sau: - Xác định các dạng lỗi phát âm phụ âm mà sinh viên hay mắc phải trên cơ sở khảo sát cách phát âm các phụ âm của sinh viên năm thứ hai trường Đại học dân lập Phương Đông. - Giải thích các nguyên nhân gây lỗi trên cơ sở so sánh đối chiếu cấu trúc âm tiết và hệ thống phụ âm giữa tiếng Đức và tiếng Việt; các nguyên nhân bên ngoài gây ra lỗi phát âm, ví dụ: giáo trình dạy tiếng, môi trường dạy tiếng… - Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các lỗi phát âm phụ âm của sinh viên Việt Nam học tiếng Đức. Các giải pháp này có tính đến đặc điểm khác biệt mang tính loại hình giữa hai ngôn ngữ; đặc điểm người học; môi trường dạy ngoại ngữ… Hệ thống các bài tập dạy phát âm các phụ âm tiếng Đức được xem là biện pháp cụ thể nhằm mục đích giúp sinh viên trong một thời gian ngắn phát âm lưu loát và chuẩn xác. 2.3. Giới hạn của đề tài Luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu là cách phát âm và các lỗi phát âm về phụ âm của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Đức. Thực tế, trong khi học tiếng Đức, do sự khác biệt về loại hình, sinh viên việt Nam còn mắc các lỗi ngữ âm khác như: lỗi phát âm nguyên âm, lỗi trọng âm, ngữ điệu… Những vấn đề đó cần được nghiên cứu sâu bằng các chuyên luận khác. Các sinh viên theo học tiếng Đức tại Đại học dân lập Phương Đông phần lớn là từ các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, các em có cùng một đặc điểm phát âm chung đó là phương ngữ Bắc Bộ. Đây được xem là cơ sở chung giúp cho việc so sánh, đối chiếu và giải thích các lỗi phát âm phụ âm của các sinh viên khi học tiếng Đức. 3. Phương pháp nghiên cứu Nội dung của luận văn này là phân tích lỗi phát âm. Do vậy, các bước tiến hành điều tra lỗi tuân thủ theo các bước: Xây dựng bảng từ điều tra (test) Lựa chọn đối tượng điều tra (các cộng tác viên là sinh viên - CTV) Tiến hành ghi âm Xác định lỗi phát âm (Các bước cụ thể của phương pháp điều tra và phân tích lỗi chúng tôi sẽ trình bày kĩ ở Chương II) Kết quả của điều tra lỗi sẽ được trình bày bằng phương pháp: phân loại, thống kê và miêu tả. 4. Những đóng góp của luận văn Thực trạng lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên Việt Nam lần đầu tiên được thu thập và nghiên cứu một cách có hệ thống trong luận văn này. Từ kết quả thu được, cho phép chúng tôi phân tích những nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây ra lỗi phát âm để từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực giúp người học phát âm đúng và hay tiếng Đức, trước hết là các tổ hợp phụ âm trong tiếng Đức vốn là rào cản khó vượt qua của người học. 5. Bố cục của luận văn Luận văn này, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 4 chương. Chương 1: Những khái niệm liên quan Chương II: Các dạng lỗi điển hình về phát âm phụ âm tiếng Đức Chương III: Bước đầu giải thích nguyên nhân gây lỗi và một số biện pháp khắc phục lỗi phát âm. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Các tiêu chí phân loại và miêu tả phụ âm Trong cách mô tả truyền thống, một phụ âm được nhận diện và phân biệt bằng chính hai tiêu chí cơ bản : - Vị trí cấu âm: vị trí xuất hiện chướng ngại - Phương thức cấu âm: phương thức khắc phục vật chướng ngại cho phép luồng không khí đi từ phổi ra ngoài để tạo thành một vật chướng ngại trong khoang cấu âm liên quan đến các cơ quan cấu âm động và tĩnh của cơ quan cấu âm. Các cơ quan động gồm: môi dưới, lưỡi và dây thanh. Các cơ quan tĩnh tính từ ngoài vào trong bao gồm: môi trên, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm; họng và hầu. Một chướng ngại vật tạo ra khi một cơ quan động tiếp xúc với một cơ quan tĩnh và vị trí của cơ quan tĩnh đó được xem là vị trí cấu âm. Các vị trí cấu âm cơ bản gồm: môi (bilabial); môi-răng (labio-dental); răng (dental); lợi (alveolar); sau lợi (post-alveolar); quặt lưỡi (retroflex); ngạc cứng (palatal); ngạc mềm (velar); lưỡi con (uvular); họng (pharyngeal); hầu (glottal). Phương thức cấu âm như đã trình bày là cách thức vượt qua chướng ngại vật của luồng hơi. Có những phương thức chủ yếu thường gặp như sau: tắc (plosive); xát (fricative); mũi (nasal); rung (trill); vỗ (tap or flap); tắc bên (lateral fricative); nước (approximant); nước bên (lateral approximant) mà trong đó hai phương thức tắc và xát là chủ đạo bắt gặp ở tất cả các ngôn ngữ. Trong thực tế còn có các âm được tạo ra bằng cách kết hợp cả phương thức tắc và xát được gọi là những phụ âm tắc xát (afficative). Trên cơ sở của hai phương thức cấu âm cơ bản tắc và xát, người ta còn có thể phân tích chi tiết hơn về ba cách khắc phục chướng ngại vật ở khoang cấu âm: a) có sự tham gia của dây thanh hay không, ta có các phụ âm vô thanh và hữu thanh; b) lối thoát của luồng hơi đi ra qua miệng hay qua mũi ta có phụ âm tắc nổ hay tắc vang và c) luồng hơi thoát ra theo chính giữa hay hai bên của khoang miệng, chúng ta có các âm xát giữa hay xát bên. Trên cơ sở của các nguyên tắc trên, Hiệp hội ngữ âm học quốc tế đã xây dựng bảng ký hiệu các phụ âm quốc tế IPA làm cơ sở cho việc miêu tả hệ thống phụ âm các ngôn ngữ nói chung. Bảng các ký hiệu phụ âm quốc tế IPA (1993) (Pulmonic)  Hai môi (Bibl)  Môi răng (Bilabdent)  Răng (Dental)  Lợi (Alveo)  Sau lợi (Postalveo)  Quặt (Retroflex)  Ngạc cứng (Palatal)  Mạc (Velar)  Lưỡi con (Uvu)  Thanh quản (Pharyn)  Hỗu (Glottal)   Nổ (plosive)  p b    t d   ( (   k g  q (    (    Mũi (Nasal)  m    n   (   (  (     Rung (trill)  (    r      (     Vỗ (tap/ flap)     (   (        Xát (fricative)  (  (   (  (  s  z  (  (  (  (  (  (  (  (  (  (  (  (  h  (   Xát bên (Lat. fric)     ( (          Nước (approximant)    (   (   (  j  (      Nước bên (Lat. approx)     l   (  (  (      2. Cấu trúc âm tiết và hệ thống phụ âm tiếng Đức 2.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Đức Giống như các ngôn ngữ khác, trong tiếng Đức, vị trí hạt nhân hay đỉnh của âm tiết là một nguyên âm (đơn hay đôi). Kết hợp với hạt nhân là các phụ âm hay nhóm phụ âm đứng ở vị trí trước (onset) hay sau (coda) để tạo thành âm tiết. Ở vị trí trước hạt nhân âm tiết có thể tồn tại một phụ âm, tổ hợp hai hoặc nhiều nhất là ba phụ âm. Còn ở vị trí sau hạt nhân có thể tồn tại từ một đến nhiều nhất là tổ hợp năm phụ âm như sơ đồ dưới đây: Onset  Nguyên âm  Coda  Ví dụ      NA       a     +  NA       wie    +  +  NA       kla   +  +  +  NA       spree      NA  +      an      NA  +  +     Abt      NA  +  +  +    Nackt      NA  +  +  +  +   Wa(rmst      NA  +  +  +  +  +  Schimpfst   2.2. Hệ thống phụ âm tiếng Đức a. Tiêu chí phân loại Phụ âm (consonant) là những âm được phát ra bị một cản trở nào đó, như qua khe hở của dây thanh, sự tiếp xúc của đầu lưỡi với răng, sự khép chặt của môi …làm cho tiếng phát ra không dễ nghe, không êm tai, có tiếng động, tần số không ổn định. Ví dụ phụ âm /b/, /v/, /f/…So với việc phát âm của nguyên âm thì sự phát âm của phụ âm khó hơn, cần luyện tập nhiều mới phát âm đúng được. Còn có những âm vừa có tính chất phụ âm vừa có tính chất nguyên âm nên gọi là những bán phụ âm (semei - consonant). Trong phân tích đối chiếu để xác định lỗi phát âm, chúng ta cần xác định cơ sở miêu tả ngữ âm. Đặc điểm cơ bản của phụ âm là khi phát âm chúng được cấu tạo bằng luồng không khí bị cản trở. Sự cản trở này xảy ra ở những mức độ khác nhau. Nói chính xác là sự cản trở diễn ra bằng những cách khác nhau và ở những bộ phận khác nhau của cơ quan phát âm. Việc mô tả và phân loại các phụ âm tiếng Đức căn cứ vào hai tiêu chí là: phương thức cấu âm và vị trí cấu âm. TiÕng §øc cã 21 phô ©m ®¬n. C¸c phô ©m nµy ®­îc miªu t¶ nh­ sau: + Căn cứ vào vị trí cấu âm Theo nguyên tắc căn cứ vào bộ phận cản trở không khí xảy ra ở đâu trong hệ thống cơ quan cấu âm, có hàng loạt phụ âm được gọi theo vị trí cản trở đó trong tiếng Đức. 21 phụ âm được phân loại theo tiêu chí này, cụ thể là: Các âm môi : [m], [b], [p] Các âm đầu lưỡi : [t], [d], [s], [z], [v], [f], [(], [(], [l], [r], [n] Các âm mặt lưỡi : [j], [(] Các âm gốc lưỡi : [g], [k], [(], [x] Các âm thanh hầu : [h]. + Căn cứ vào phương thức cấu âm Dựa vào cách thức phát âm, các phụ âm tiếng Đức lại được phân chia thành: Các âm tắc: [p], [b], [t], [d], [g], [k] Đặc trưng của phụ âm tắc là có một tiếng nổ sinh ra do luồng không khí từ phổi bị cản trở, rồi phải phá vỡ cái cản trở để phát ra. - Các âm xát: [v], [f], [s], [z], [(], [(], [(], [j], [x] Ngược lại với phụ âm tắc, đặc điểm phụ âm xát là do cọ xát, phát sinh do luồng không khí đi ra bị cản trở một phần, khí phải lách qua khe hở để phát ra với sự cọ xát của bộ phận cấu âm. - Các âm xát bên: [l] - Các âm rung: [r] Sự rung là do luồng không khí thoát ra đường miệng bị lưỡi chặn lại nhưng sau đó lại được thoát ra ngay do chỗ chặn được mở ra, rồi lại bị chặn, rồi mở ra, cứ thế luân phiên. - Các âm mũi vang: [m], [n], [(] Các phụ âm này có đặc điểm là trong thành phần cấu tạo của chúng tiếng thanh là chính, là cơ sở. - Các âm họng: [h]. Dựa vào hai tiêu chí đã nêu, 21 phụ âm tiếng Đức được trình bày bằng sơ đồ sau: Vị trí  môi (Lab.)  đầu lưỡi – lợi (Dent – Alv.)  ngạc cứng (Pal.)  ngạc mền (Vel.)  họng (Glo.)   Phương thức  sth stl  sth stl sth stl  sth stl  sth stl    tắc (Veschl.)  b  p    d  t    g  k    xát (Enge)  trung tâm (zentr.)    z  s  (  (  j  (   x        v  f           biên (lat.)      l         tắc giữa (interm. Verschl.)      r                    h   mũi (Nas.)  m     n     (     (Theo Wọngler, H. tr. 33) 2.3. Miêu tả các nét khu biệt của phụ âm tiếng Đức 2.3.1. Các phụ âm tắc Đối với các PA tắc luồng hơi bị tắc lại hoàn toàn tại một vị trí nào đó trong khoang miệng, do hai môi, đầu lưỡi hoặc gốc lưỡi và sau đó luồng hơi được xả ra với tiếng bật nổ nhẹ. Có 3 cặp PA tắc, mỗi cặp đều gồm một PA vô thanh và một PA hữu thanh. /p - b/ - Hai môi mím chặt lại, luồng hơi không thể thoát ra ngoài qua đường mũi hoặc đường miệng nhưng luồng hơi được giữ lại trong khoang miệng một khoảng thời gian ngắn. - Khi hai môi mở ra ngay lập tức luồng hơi được thoát ra ngoài với một tiếng bật nổ nhẹ. - Trước khi hai môi mở ra, các cơ quan phát âm còn lại trong khoang miệng chuẩn bị cấu âm cho âm kế tiếp. /t - d/ - Đầu lưỡi (chứ không phải mặt lưỡi) ép chặt vào giữa lợi, nhưng không quá gần với răng cũng không quá gần với ngạc cứng. - Luồng hơi không thể được thoát ra ngoài qua đường mũi cũng như qua đường miệng nhưng luồng hơi được giữ lại trong khoang miệng trong một thời gian ngắn. - Hai bên lưỡi ép chặt vào hai bên ngạc vì thế luồng hơi không thể thoát ra theo hai bên lưỡi. - Khi đầu lưỡi hạ xuống thấp luồng hơi lập tức từ vị trí chân răng (teeth ridge) thoát ra ngoài với tiếng nổ nhẹ. /k - g/ - Gốc lưỡi ép sát vào ngạc mềm và ngạc mềm được nâng lên để cho luồng hơi được giữ lại một thời gian ngắn. - Khi lưỡi hạ xuống thấp lập tức luồng hơi từ ngạc mềm được th
Tài liệu liên quan