Đề tài Tìm hiểu các cách thức thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm và hiệu quả của chúng trong các văn bản nghệ thuật

Truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng với hàng loạt những cuộc thi sáng tác, những tác phẩm đạt giải cao, những cây bút nổi bật như Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu Đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây, nhờ vào công cuộc đổi mới và không khí dân chủ cởi mở, truyện ngắn Việt Nam có được bước đột khởi. Mật độ các cuộc thi truyện ngắn 1985 - 2000 tăng rất nhiều, kéo theo đó là một loạt tên tuổi mới làm truyện ngắn Việt Nam trở nên đa dạng hơn bao giờ hết: Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thuỳ Mai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo cùng với các tác giả trẻ, truyện đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết và hình thức truyện. Trong số đó không thể không kể đến sự đổi mới cách viết và một yếu tố làm truyện ngắn thành công về nghệ thuật đó là việc tìm tòi, đổi mới và sử dụng khéo léo nghệ thuật độc thoại nội tâm của các nhà văn. Tìm hiểu các cách thức thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm và hiệu quả của chúng trong các văn bản nghệ thuật là một trong những phương hướng nghiên cứu không chỉ để làm rõ phong cách tác giả, làm rõ hơn phong cách nhân vật mà còn giúp người đọc tiếp cận sâu sắc, mới mẻ, thâm nhập lí thú vào tác phẩm văn học nghệ thuật và khơi dậy được những cảm xúc tinh tế của bản thân, từ đó người đọc dễ hoà đồng với tác phẩm, tác giả hơn, nắm bắt được tư tưởng chủ đề tác giả thể hiện trong tác phẩm. Vì vậy việc tìm tòi, khảo sát cách thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm là rất cần thiết. Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều nhà văn. Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù riêng về kết cấu và cách thức thể hiện nội dung ở mỗi nhà văn. Trong số các nhà văn hiện đại, đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Hụê, Phan Thị Vàng Anh và Võ Thị Hảo là những cây bút được nhận xét là có khả năng làm "nóng bầu không khí văn chương" nước nhà. Nhiều độc giả biết đến họ bởi phong cách riêng, độc đáo và cuốn hút mà họ đã tạo dựng được ở tác phẩm của mình. Đặc biệt bốn cây bút trên đều sử dụng khá nhiều độc thoại nội tâm để khai thác các khía cạnh tâm lí nhân vật, phát triển câu chuyện theo tâm lí nhân vật Song ở mỗi nhà văn lại có cách thể hiện độc thoại nội tâm riêng. Những nhân vật ở mọi tầng lớp, lứa tuổi với cách sống, cách nghĩ, cách yêu khác nhau được bốn nhà văn thể hiện hết sức phong phú, sinh động dưới thủ pháp độc thoại nội tâm. Nghiên cứu độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật của bốn cây bút nữ hiện đại (Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo), nhằm giúp độc giả một cách tiếp cận để cảm nhận đúng hơn, sâu hơn về các tác phẩm văn học đương đại trước những biến đổi đa dạng của các tác phẩm văn xuôi hiện đại. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn cho mình đề tài khoá luận này. Chúng tôi hi vọng việc khảo sát độc thoại nội tâm theo cách nhìn ngôn ngữ học sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu giá trị đóng góp về mặt phát triển ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam của các nhà văn thuộc thế hệ trẻ.

doc111 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu các cách thức thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm và hiệu quả của chúng trong các văn bản nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Cơ sở thực tiễn. Truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng với hàng loạt những cuộc thi sáng tác, những tác phẩm đạt giải cao, những cây bút nổi bật như Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu… Đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây, nhờ vào công cuộc đổi mới và không khí dân chủ cởi mở, truyện ngắn Việt Nam có được bước đột khởi. Mật độ các cuộc thi truyện ngắn 1985 - 2000 tăng rất nhiều, kéo theo đó là một loạt tên tuổi mới làm truyện ngắn Việt Nam trở nên đa dạng hơn bao giờ hết: Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thuỳ Mai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo… cùng với các tác giả trẻ, truyện đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết và hình thức truyện. Trong số đó không thể không kể đến sự đổi mới cách viết và một yếu tố làm truyện ngắn thành công về nghệ thuật đó là việc tìm tòi, đổi mới và sử dụng khéo léo nghệ thuật độc thoại nội tâm của các nhà văn. Tìm hiểu các cách thức thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm và hiệu quả của chúng trong các văn bản nghệ thuật là một trong những phương hướng nghiên cứu không chỉ để làm rõ phong cách tác giả, làm rõ hơn phong cách nhân vật mà còn giúp người đọc tiếp cận sâu sắc, mới mẻ, thâm nhập lí thú vào tác phẩm văn học nghệ thuật và khơi dậy được những cảm xúc tinh tế của bản thân, từ đó người đọc dễ hoà đồng với tác phẩm, tác giả hơn, nắm bắt được tư tưởng chủ đề tác giả thể hiện trong tác phẩm. Vì vậy việc tìm tòi, khảo sát cách thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm là rất cần thiết. Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều nhà văn. Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù riêng về kết cấu và cách thức thể hiện nội dung ở mỗi nhà văn. Trong số các nhà văn hiện đại, đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Hụê, Phan Thị Vàng Anh và Võ Thị Hảo là những cây bút được nhận xét là có khả năng làm "nóng bầu không khí văn chương" nước nhà. Nhiều độc giả biết đến họ bởi phong cách riêng, độc đáo và cuốn hút mà họ đã tạo dựng được ở tác phẩm của mình. Đặc biệt bốn cây bút trên đều sử dụng khá nhiều độc thoại nội tâm để khai thác các khía cạnh tâm lí nhân vật, phát triển câu chuyện theo tâm lí nhân vật… Song ở mỗi nhà văn lại có cách thể hiện độc thoại nội tâm riêng. Những nhân vật ở mọi tầng lớp, lứa tuổi với cách sống, cách nghĩ, cách yêu khác nhau được bốn nhà văn thể hiện hết sức phong phú, sinh động dưới thủ pháp độc thoại nội tâm. Nghiên cứu độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật của bốn cây bút nữ hiện đại (Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo), nhằm giúp độc giả một cách tiếp cận để cảm nhận đúng hơn, sâu hơn về các tác phẩm văn học đương đại trước những biến đổi đa dạng của các tác phẩm văn xuôi hiện đại. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn cho mình đề tài khoá luận này. Chúng tôi hi vọng việc khảo sát độc thoại nội tâm theo cách nhìn ngôn ngữ học sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu giá trị đóng góp về mặt phát triển ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam của các nhà văn thuộc thế hệ trẻ. 1.2. Cơ sở lí luận: Xã hội hiện đại ngày càng phát triển nhanh chóng, cùng với nó là sự phát triển của các ý niệm (khoa học và mỹ thuật) về đời sống tâm lý con người, về mức độ tự phân tích tâm lí hoàn toàn có thể đạt tới được. Do đó, giới hạn và hình thức độc thoại nội tâm cũng dần dần biến đổi, đa dạng xác định hơn. Chính vì vậy mà hiện nay độc thoại nội tâm đang là một vấn đề được các nhà lí luận văn học quan tâm Độc thoại nội tâm là một dạng hoạt động nói năng của nhân vật văn học. Lí luận và thao tác phân tích độc thoại nội tâm chưa nhiều.Thực hiện đề tài trên là nhằm học tập tiếp thu các lí luận hiện đại về yếu tố này vào khảo sát cụ thể các tác phẩm của các nhà văn nữ trẻ. Những lý thuyết và phương pháp phân tích độc thoại nội tâm thật sự rất cần thiết không chỉ với các nhà văn, các nhà lí luận văn học, lí luận ngôn ngữ với bạn đọc nói chung mà còn rất bổ ích đối với học sinh phổ thông và giáo viên giảng dạy truyện ngắn trong nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu lí luận và thực tiễn thực tiễn giảng dạy văn học ở phổ thông đặt ra trên đây. Chúng tôi chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích của đề tài. - Giới thiệu các kiến giải về độc thoại nội tâm trong mối tương quan đến khắc hoạ nhân vật văn học. - Khảo sát các đặc điểm tổ chức ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 tác phẩm tiêu biểu của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, từ đó nêu giá trị biểu hiện ý nghĩa của độc thoại nội tâm trong tác phẩm văn học và chỉ ra sự phát triển mới mẻ độc đáo của một phương diện ngôn ngữ văn học Việt Nam hiện đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các đoạn, câu độc thoại nội tâm của các nhân vật trong 27 truyện ngắn tiêu biểu của 4 cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo. Cụ thể là: + 19 truyện ngắn in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, NXB Văn học, 2002. + 2 truyện ngắn in trong tập Gió thiên đường, NXB Văn học, 2004. + 6 truyện ngắn in trong tập Biển đời người,NXB Công an nhân dân, 2003. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các sách báo viết về độc thoại nội tâm, từ đó giới thiệu những lý thuyết cơ bản về độc thoại nghệ thuật và khái niệm liên quan. - Khảo sát thống kê các đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật trong 27 tác phẩm của bốn cây bút nữ Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo. - Phân loại các nội dung độc thoại trong các cảnh huống khác nhau mà nhân vật thể hiện - Khảo sát, phân tích đặc trưng riêng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Từ đó nêu lên giá trị biểu hiện của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 tác phẩm văn học của bốn cây bút nữ. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Khoá luận sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, mô tả, so sánh, và phân tích ngôn ngữ ở hai mặt, cấu trúc hình thức của các đoạn độc thoại và nội dung thể hiện các đoạn độc thoại nội tâm. - Phân tích tính cách nhân vật độc thoại nội tâm, cũng thông qua đó tìm hiểu phong cách riêng của bốn nhà văn nữ (Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo) - Kết hợp phương pháp của ngôn ngữ học với phương pháp phân tích, bình giảng, nghiên cứu văn học trong quá trình khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 6. Ý nghĩa và đóng góp của khoá luận: - Đóng góp một cách nhìn cụ thể chi tiết, tương đối đầy đủ về độc thoại nội tâm, thông qua đó giúp người đọc dễ đi vào khám phá tâm hồn nhân vật, thâm nhập cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn học, hiểu tác phẩm, chân thực sinh động hơn . - Thông qua việc khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm làm rõ phong cách viết truyện ngắn của bốn cây bút nữ nổi trội hiên nay(Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh). Từ đó giúp độc giả thấy được giá trị của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tác phẩm văn học, thấy được sự phát triển mới mẻ của ngôn ngữ văn học Việt Nam hiện đại. Và từ đó có hướng tiếp cận mới, tích cực với các tác phẩm văn xuôi hiện nay. - Góp thêm kĩ thuật phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm văn xuôi ở phổ thông trung học tốt hơn, sâu sắc hơn.Trong khoá luận này người viết muốn thử nghiệm một cách phân tích văn bản nghệ thuật với tư cách nghệ thuật từ. 7. Bố cục khoá luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 truyện ngắn của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo. Chương 3: Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong việc thể hiện nội dung trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 1.1. Về độc thoại nội tâm và các khái niệm có liên quan. 1.1.1. Ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật là lời trực tiếp do nhân vật nói lên trong tác phẩm (trong thế đối sánh ở mức tương đối với lời gián tiếp- lời trần thuật, miêu tả, lời tác giả). Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn xuôi có nhiều chức năng: - Chức năng phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật. - Chức năng tự bộc lộ của nhân vật cho thấy sự tồn tại của nó. - Chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác. - Chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tác giả, đối tượng suy tư của tác giả. - Chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật …v.v.[11;331] Trong tác phẩm văn xuôi, ngôn ngữ nhân vật tồn tại ở hai dạng thức: Lời nội tâm (là đối tượng khảo sát của khoá luận) và lời thoại (lời đối thoại). 1.1.2. Độc thoại Độc thoại chiết tự có nghĩa là "Nói một mình"; trong ngôn ngữ học, độc thoại còn được gọi là đơn thoại. Đó là hình thức giao tiếp trong đó chỉ có một bên nói còn một bên tiếp nhận. Không có phản ứng của một người thứ hai và không bị tác động và chi phối bởi các nhân tố ngôn cảnh của một cuộc thoại.Thoại trường ở đây không có các vai cùng tham gia với tư cách các tham thoại. Theo Đỗ Hữu Châu độc thoại là một quá trình giao tiếp ở đó "người nhận bị trừu tượng hoá, xem như không có mặt nhưng không có ảnh hưởng gì tới việc nói và viết cả" và "nó xuất phát từ nguyên lý câu chỉ có một chiều: Người nói (viết)- câu" [1; 227]. Theo Lại Nguyên Ân: Độc thoại là phát ngôn dài dòng, rườm rà, không dự tính . Nhà lí luận văn học Nga G.N Pôpêlốp cũng viết: "Lời độc thoại là lời không nhằm hướng tới người khác và tác động qua lại giữa người và người" [3; 224]. Như vậy có thể nói đặc thù của độc thoại là hình thức giao tiếp một chiều: Chủ đề, bố cục, diễn biến theo mạch nội dung hoàn toàn có thể tuân theo một lôgic định trước của người nói (viết).Độc thoại có cũng có nhiều kiểu loại, hình thức khác nhau. Chúng ta thường gặp 1 loại độc thoại đặc biệt rất phổ biến trong văn bản nghệ thuật (các tác phẩm văn học) đó là độc thoại nội tâm. lời độc thoại nội tâm là lời xuất phát từ tâm sự của chính nhân vật tự sự và rất tự nhiên, không gò bó. Vì thế mà ngôn ngữ độc thoại nội tâm có hình thức khá đa dạng, phong phú.Vậy độc thoại nội tâm thường dùng trong hoàn cảnh nào? Với mục đích gì? có những kiểu dạng và cấu trúc như thế nào? đó cũng là những nội dung chính mà khoá muốn làm rõ trước khi tiến hành khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 1.1.3. Độc thoại nội tâm. - Độc thoại nội tâm (tiếng Pháp: Monlogue int'erieur; tiếng Anh: Interion monologue; tiếng Nga (đã chuyển ngữ sang la tinh): Vnoutrenni monolog). Lịch sử khái niệm này bắt đầu từ kịch cổ đại, độc thoại nội tâm đã xuất hiện như một hiện tượng đặc biệt trong kịch Sếcxpia. Trong văn tự sự cận đại, độc thoại nội tâm vẫn còn mang tính chất sân khấu, giống như một sự tự bộc lộ, “ chân thành”, “khách quan”. Nhưng sang đến sáng tác của L.Tônxtôi thì độc thoại nội tâm được truyền đạt gần như không có sự can thiệp của tác giả, phản ánh được cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật. Đến thế kỷ XX, độc thoại nội tâm có xu hướng xuất hiện dưới dạng dòng ý thức (đây là một biểu hiện cực đoan của độc thoại nội tâm). Độc thoại nội tâm là một loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn bản nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn….) là phương thức để truyền đạt tư tưởng, tình cảm nên các nhà văn thường sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật, nhằm thể hiện chân thực, sống động, nhân cách con người, với những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm thường thấy trong xã hội loài người. Khi sử dụng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử dụng một ngôn ngữ riêng, bỏ qua người đối thoại trực tiếp để đào sâu tính cách, tâm hồn của nhân vật. Có thể coi đó là hành vi “mượn lời”(mượn lời nhân vật) để thể hiện ý đồ của tác giả; điều này làm hoạt động ý thức của nhân vật sinh động hơn, nhân vật được khai thác sâu hơn, chân thực và sống động hơn. Lời nội tâm là một dạng đặc biệt của lời trực tiếp. Thực chất nó không phải là lời giao tiếp, mặc dầu nhân vật có thể hướng đến ai đó hoặc là lời được cấu tạo theo cách của lời tự nhiên. Lời nội tâm (độc thoại nội tâm) thường được chỉ ra bằng các từ “tự nhủ”, “thầm nghĩ”… và không phải bao giờ cũng rành rọt mà thường rối ren, lộn xộn, chắp nối. Đó chính là hình thức tái hiện tính tự phát của dòng ý thức và cảm xúc.Tác giả Trôvenxki trong cuốn “Lý luận văn học” định nghĩa “Độc thoại nội tâm là hình thức ngôn ngữ của tư duy và ấn tượng nhân vật. Trong cấu trúc của nó có thể xuất hiện hai khuynh hướng: Muốn dẫn dắt trật tự suy nghĩ và ấn tượng nhân vật, và phản ánh chúng trong những hình thức giao tiếp. Mặt khác lại muốn tái hiện dòng ý thức về trật tự rối rắm trong hình thức nội tại của nó” (dẫn theo 9; 8)Độc thoại nội tâm thường là những suy nghĩ, toan tính, tâm tư về cách sống, về gia đình, bạn bè, và bản thân của nhân vật mà chỉ một mình nhân vật biết , không được thể hiện bằng âm thanh . Nhưng khi thể hiện dưới dạng viết nó mang đậm tính khẩu ngữ tự nhiên. (Có sự sắp xếp để đạt mục đích riêng của nhà văn).Vì thế các phát ngôn trong các đoạn độc thoại nội tâm là rất phong phú. Có thể là đoản ngữ, câu đơn, câu phức…Phản ánh tâm lí, phương ngữ, phong tục, văn hoá từng vùng… Thông thường trong văn bản nghệ thuật, các đoạn độc thoại nội tâm được phát hiện thông qua các hình thức khác nhau của các phát ngôn đứng trước nó như: Dạng phát ngôn kể, phát ngôn lập luận: (X) “tự hỏi rằng”, “nghĩ rằng” , “cho rằng như thế là…”, “có sao không nhỉ?”…v v . Dạng cảm thán : “chao ơi! mình mà, “ khốn thay” “ mình lại”… Hoặc dưới dạng hồi ức : “Hồi đó”, “nhớ lại hồi xưa”…v v . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được các đoạn độc thoại nội tâm. Ngày nay khi các ý niệm (trong khoa học và mỹ học ) về đời sống tâm lí con người phát triển mạnh mẽ thì cách thức sử dụng độc thoại nội tâm (một thủ pháp các nhà văn thường dùng để miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật) cũng có nhiều biến đổi, nhiều hình thức phong phú và khó xác định hơn. Cụ thể là: ranh giới giữa độc thoại nội tâm với “dòng ý thức”, “bình luận ngoại đề”, “ngôn từ nửa trực tiếp” và ngay cả “đối thoại” ngày càng có xu hướng đan xen vào nhau, khiến người đọc và ngay cả nhà nghiên cứu cũng khó phân biệt rạch ròi.Ở các phần sau của chương1, chúng tôi có đề cập rõ hơn vấn đề này. Để có được hiểu biết đúng đắn về thủ pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm cùng với giá trị biểu đạt của nó, dưới đây chúng tôi tiếp tục tìm hiểu một số thuật ngữ có liên quan. 1.1.4. Ngôn từ nửa trực tiếp Đây là biện pháp diễn đạt lời văn có hình thức là lời tác giả nhưng về mặt nội dung và phong cách lại thuộc ngôn ngữ nhân vật (dẫn theo 2;160). Đây cũng là phương thức tu từ sử dụng phổ biến trong văn xuôi nhằm gây ấn tượng về sự “hiện diện” của ý thức nhân vật cho người đọc và cho phép người đọc xâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật. Khi ngôn từ, giọng nói của người kể chuyện lẫn với giọng điệu nhân vật ngay tại vỏ ngôn từ thì ngôn từ nửa trực tiếp trùng với độc thoại nội tâm. 1.1.5. Bình luận ngoại đề: Đây là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện: một bộ phận của ngôn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự. Trong đó tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện [2; 319] Trữ tình ngoại đề có thể là những đoạn văn nằm xen vào giữa những quá trình diễn biến của các sự kiện và nhân vật trong cốt truyện, từ khi cốt truyện được bắt đầu triển khai cho đến khi kết thúc. Chính việc nằm xen kẽ này khiến cho lời bình luận nhiều khi rất khó xác định. Nhất là khi giọng điệu bình luận của tác giả lại tồn tại rõ nét đằng sau những suy nghĩ và dưới lớp vỏ ngôn từ của nhân vật. 1.1.6. Dòng ý thức Đây là một xu hướng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn xuôi nghệ thuật) ở thế kỷ XX, tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, những xúc cảm, những liên tưởng ở con người. Thuật ngữ “dòng ý thức” do nhà tâm lý học Mỹ W.Jammes đề ra. Ông cho rằng ý thức là một dòng chảy, một con sông ở đó những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt luôn luôn lấn át nhau và đan bện vào nhau một cách kỳ quặc, “phi logic”(…) “Dòng ý thức” là mức tới hạn, là dạng cực đoan của độc thoại nội tâm…(dẫn theo 4; 122). Một tác phẩm được xây dựng theo kiểu dòng ý thức khi mà “nhà văn cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện” không chú ý bối cảnh, ngoại cảnh câu văn (…) đồng thời nhà văn sáng tạo nhiều phương pháp nghệ thuật mới: đảo ngược thời gian, đồng hiện hoà trộn thực hư, hiện tại, quá khứ, tương lai. 1.1.7. Đối thoại “Lời đối thoại là lời trong giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói trước. Lời nói đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị câu thúc, trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại. Lời đối thoại thường kèm theo các động tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người”. [2; 159] Khi bàn về lời thoại nhân vật, M Bakhtin có nhận xét “ Lời nói của con người mang tính đối thoại, tính đối thoại là thuộc tính phổ quát của ngôn từ và tư duy của con người. Nói tức là nói với ai đấy. Ngay khi nói với mình, nó cũng được trả lời. Khi nói với ai đó cái gì, ta cố gắng nói thế nào để vừa diễn đạt được cái ta muốn nói vừa nhận được lời đáp như ta mong đợi. Lời nói của ta, với tất cả các đặc điểm, sắc thái không chỉ phụ thuộc vào điều ta muốn nói mà còn phụ thuộc rất nhiều vào người đối thoại với ta. Đây cũng là thí dụ đơn giản nhất về tính đối thoại của lời nói”[22; 18]. Trong tác phẩm văn học, lời đối thoại và độc thoại có thể thâm nhập vào nhau đặc biệt trong kịch. Lời độc thoại trần thuật có thể bao hàm đối thoại. Trong lý thuyết hội thoại hiện đại, đối thoại được xem là bản chất bao trùm quan trọng nhất của hoạt động lời nói. Do vậy đối thoại cũng được coi là một dạng thể hiện những diễn biến đấu tranh của nội tâm. 1.2. Một số quan niệm hiện nay về sự biến đổi của “độc thoại nội tâm”: Như trên đã nói, do có sự phát triển trong các ý niệm( khoa học và mỹ học) về đời sống tâm lý con người…mà giới hạn và hình thức độc thoại nội tâm dần dần biến đổi.Độc thoại nội tâm là một hình thức thường có nhiều cách hiểu lẫn lộn nhất trong số những dạng thức lời thoại của nhân vật. Thuật ngữ độc thoại nội tâm cũng như việc xác định các đoạn độc thoại nội tâm trên văn bản thường bị lẫn lộn, bị đồng nhất với ngôn từ trực tiếp, bình luận ngoại đề, dòng ý thức hơn nữa nó còn được coi là một biến thể của đối thoại. Trong các nghiên cứu của các tác giả: Đặng Anh Đào, Nguyễn Thái Hoà, Phùng Văn Tửu… đều đề cập đến phạm trù độc thoại nội tâm. Dưới đây chúng tôi xin nêu một số quan niệm tiêu biểu: Phùng Văn Tửu đưa định nghĩa về độc thoại nội tâm như sau: “Độc thoại nội tâm là ngôn từ trực tiếp không diễn tả thành lời của nhân vật” [5; 169]. Theo ông độc thoại nội tâm còn có một dạng khác là “độc thoại bên trong ở đó giọng nói của nhân vật bị xẻ làm đôi thành hai giọng đối nghịch”. Theo Đặng Anh Đào, ngôn từ nửa trực tiếp chỉ “khoác giọng điệu từ vựng của nhân vật” sẽ trở thành độc thoại nội tâm .Trong cuốn Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây, bà cũng nêu lên ranh giới khó xác định giữa độc thoại nội tâm và bình luận ngoại đề. Đó là trường hợp sự giao hoà giọng điệu của hai chủ thể phát ngôn (người kể chuyện và nhân vật) chỉ mới nửa chừng. Lối nói và giọng nói của nhân vật chưa trực tiếp. Điều này khiến người đọc khó phân biệt cụ thể lời lẽ của tác giả hay của nhân vật. Có ý kiến cho rằng độc thoại nội tâm và dòng tâm tư (dòng ý thức) là sự chuyển hoá của độc thoại ở kịch sang tiểu thuyết, truyện ngắn. Cơ sở của ý kiến này là điểm giống nhau rất lớn giữa độc thoại nội tâm và độc thoại đó là tính hướng nội, là sự tái hiện ý nghĩ của nhân vật. Tuy nhiên người ta vẫn có thể phân biệt độc thoại nội tâm với độc thoại ở tính chất hành động (Độc thoại thường gắn liền với hành động còn độc thoại nội tâm thiên về mô tả nhiều hơn) Hoặc ở tính chất “không thốt lên lời”(Độc thoại nội tâm thường không thốt nên lời còn độc thoại thì có thể nói thành tiếng). Mặc dù tồn tại một số điểm phân biệt như vậy,song trong nhữn