Các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, đau thắt ngực là những bệnh chiếm tỉ lệ
cao và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Đối với cao huyết áp,
bệnh thường là mãn tính, nên ngoài thực hiện một chế độ sinh hoạt, làm việc
điều độ, dinh dưỡng hợp lý, việc dùng thuốc cũng cần phải được tuân thủ
nghiêm ngặt theo chế độ trị liệu, đòi hỏi dùng thuốc nhiều lần trong ngày,
dùng trong thời gian dài. Metoprolol là thuốc điều trị khá hiệu quả các bệnh
cao huyết áp, đau thắt ngực và suy tim, thuộc nhóm ức chế chọn lọc thụ thể
β1. Nhược điểm của metoprolol là thời gian bán thải ngắn (3-7 giờ) và sinh
khả dụng khoảng 50% nên hiệu quả trị liệu không ổn định, dùng thuốc nhiều
lần trong ngày. Nghiên cứu dạng thuốc phóng thích kéo dài (PTKD) sẽ giúp
khắc phục những nhược điểm này. Trong số các dạng bào chế PTKD hiện
nay thì dạng pellet PTKD ngoài ưu điểm của pellet như phân bố đồng đề
trong đường tiêu hóa, không bị lưu giữ quá lâu trong dạ dày còn có ưu điểm
của dạng PTKD, đặc biệt với cấu trúc màng bao hạn chế được hiện tượng
“dose-dumping’’, cho tốc độ phóng thích hoạt chất thường theo động học bậc
0, giúp ổn định được nồng độ của thuốc trong huyết tương và có thể kiểm soát
được tác dụng trị liệu trong nhiều giờ.
Mục tiêu của nghiêncứu này ngoài việc tạo ra dạng bào chế mới pellet
PTKD chứa metoprolol succinat dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh cao
huyết áp còn góp thêm những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các chế
phẩm PTKD tại Việt Nam, bổ sung thêm các dạng bào chế mới cho thuốc
sản xuất trong nước.
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Viên nang chứa Pellet Metoprolol Succinat phóng thích kéo dài 47,5 mg, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIÊN NANG CHỨA PELLET METOPROLOL SUCCINAT PHÓNG
THÍCH KÉO DÀI 47,5 mg
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu bào chế viên nang chứa pellet metoprolol succinat
phóng thích kéo dài 47,5 mg, có độ giải phóng hoạt chất đạt tiêu chuẩn qui định
theo USP XXX.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu công thức và qui trình bào chế pellet
chứa metoprolol succinat bằng phương pháp ép đùn – tạo cầu. Nghiên cứu bao
pellet metoprolol succinat phóng thích kéo dài có độ giải phóng hoạt chất đạt
tiêu chuẩn USP XXX với các chất bao thuộc nhóm polymethacrylate (eudragit
RS 100, eudragit RL 100) hoặc ethyl cellulose trên nồi bao truyền thống với hệ
thống bao phim cải tiến. Lượng metoprolol trong chế phẩm và trong môi
trường thử nghiệm giải phóng hoạt chất được xác định bằng quang phổ tử
ngoại ở bước sóng 274 nm.
Kết quả: Xây dựng được công thức và qui trình bào chế pellet chứa metoprolol
succinat bằng phương pháp ép đùn - tạo cầu. Metoprolol succinat sau khi trộn
với avicel PH 101, làm ẩm bằng dung dịch PVP K30, được ép đùn – tạo cầu ở
tốc độ 750 vòng phút trong 10 phút trên các thiết bị phù hợp cho pellet đạt các
chỉ tiêu cơ lý (hiệu suất tạo hạt cầu, cảm quan, độ ẩm,…). Việc phối hợp 2 loại
euragit RS 100 và RL 100 (95:5) hoặc dùng ethyl clulose để bao pellet với tỉ lệ
lớp bao khoảng 16,5% tạo viên nang chứa pellet metoprolol succinat phóng
thích kéo dài 47,5 mg cho động học phóng thích bậc 0 và có độ giải phóng hoạt
chất đạt tiêu chuẩn USP XXX.
Kết luận: Các kết quả từ thực nghiệm cho thấy có thể bào chế viên nang chứa
pellet metoprolol succinat phóng thích kéo dài 47,5 mg, một dạng bào chế mới,
dùng để phòng và điều trị các bệnh cao huyết áp.
Từ khóa: pellet, metoprolol succinat, phóng thích kéo dài
ABSTRACT
FORMULATION OF METOPROLOL SUCCINATE SUSTAINED-
RELEASE PELLETS
Duy Dao Minh, Hoai Trang Lương Thi, Hai Nguyen Thien, Minh Vo Xuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 23- 29
Objectives: The aim of the present study was to prepare sustained-release
pellets containing metoprolol succinate in which the drug release complied to
the specification of USP XXX.
Methods: Pellets containing metoprolol succinate were prepared by extrusion
and spheronization process. Then, these pellets were coated by either
polymethacrylate group (eudragit RS 100, eudragit RL 100) or ethyl cellulose
to develop the sustained-release pellets. Drug release was tested according to
USP XXX. Metoprolol succinate was measured by UV- spectrometry.
Results: The pellets containing metoprolol succinate were coated by the
mixture of eudragit RS and RL 100 (95:5) or ethyl cellulose with ratio of
coating layer about 16.5% was the best fitted to zero-order kinetics and
complied with the specification of USP XXX.
Conclusions: The present results provided evidence that metoprolol succinate
sustained-release pellets can be prepared and be used for effective treatment of
hypertension.
Key words: pellet, metoprolol succinate, sustained-release.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, đau thắt ngực là những bệnh chiếm tỉ lệ
cao và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Đối với cao huyết áp,
bệnh thường là mãn tính, nên ngoài thực hiện một chế độ sinh hoạt, làm việc
điều độ, dinh dưỡng hợp lý, việc dùng thuốc cũng cần phải được tuân thủ
nghiêm ngặt theo chế độ trị liệu, đòi hỏi dùng thuốc nhiều lần trong ngày,
dùng trong thời gian dài. Metoprolol là thuốc điều trị khá hiệu quả các bệnh
cao huyết áp, đau thắt ngực và suy tim, thuộc nhóm ức chế chọn lọc thụ thể
β1. Nhược điểm của metoprolol là thời gian bán thải ngắn (3-7 giờ) và sinh
khả dụng khoảng 50% nên hiệu quả trị liệu không ổn định, dùng thuốc nhiều
lần trong ngày. Nghiên cứu dạng thuốc phóng thích kéo dài (PTKD) sẽ giúp
khắc phục những nhược điểm này. Trong số các dạng bào chế PTKD hiện
nay thì dạng pellet PTKD ngoài ưu điểm của pellet như phân bố đồng đề
trong đường tiêu hóa, không bị lưu giữ quá lâu trong dạ dày còn có ưu điểm
của dạng PTKD, đặc biệt với cấu trúc màng bao hạn chế được hiện tượng
“dose-dumping’’, cho tốc độ phóng thích hoạt chất thường theo động học bậc
0, giúp ổn định được nồng độ của thuốc trong huyết tương và có thể kiểm soát
được tác dụng trị liệu trong nhiều giờ.
Mục tiêu của nghiên cứu này ngoài việc tạo ra dạng bào chế mới pellet
PTKD chứa metoprolol succinat dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh cao
huyết áp còn góp thêm những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các chế
phẩm PTKD tại Việt Nam, bổ sung thêm các dạng bào chế mới cho thuốc
sản xuất trong nước.
MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu
Đề tài thực hiện nhằm xây dựng công thức và quy trình bào chế viên nang chứa
pellet metoprolol succinat phóng thích kéo dài 47,5 mg có độ giải phóng hoạt
chất đạt yêu cầu USP XXX.
Đối tượng
Nguyên vật liệu
Metoprolol succinat (Ph.Eur–Polpharma (Poland)), microcrystal cellulose
(Avicel PH 101- FMC Biopolymer–USA), eudragit RL 100 và eudragit RS
100 (Rohm Pharma-Germany), Triethyl citrate (Hydagen CAT–Cognis
GmbH-Germany), Dibutyl sebacate (Kanto-Japan), ethyl cellulose (EC45 –
Dow chemical – USA). Các dung môi và hoá chất cần thiết khác đạt tiêu
chuẩn nhà sản xuất.
Trang thiết bị
Máy trộn chữ Z (Erweka Type LK5 - Germany), máy ép đùn (Extruder 20 –
Caleva - England), máy tạo cầu pellet (Spheronizer 250 - Caleva - England),
máy đo độ hoà tan (Pharmatest - Germany), máy quang phổ UV-1601 PC
SHIMADZU (Japan), hệ thống bao trên nồi bao cổ điển, máy đo mài mòn
(Erweka TYPE TAP - Germany), máy xác định độ ẩm (Kern - Germany), máy
đo khối lượng riêng biểu kiến (Erweka SVM 102 - Germany), máy đo độ chảy
cốm (ERWEKA Type GT- L Germany).
Phương pháp nghiên cứu
Bào chế pellet chứa metoprolol succinat
Nghiên cứu xây dựng công thức và qui trình bào chế pellet chứa metoprolol
succinat bằng phương pháp ép đùn và tạo cầu. Khảo sát thành phần công thức
cũng như các thông số cần thiết cho qui trình bào chế pellet bằng phương pháp
ép đùn - tạo cầu và đánh giá chất lượng pellet tạo thành.
Bao phim pellet metoprolol succinate tạo pellet PTKD
Khảo sát thành phần dịch bao polyme có vai trò kiểm soát tốc độ giải phóng
hoạt chất (GPHC), các thông số kỹ thuật cho qui trình bao trên hệ thống nồi
bao đường truyền thống, nhằm tạo pellet PTKD có độ GPHC đạt yêu cầu USP
XXX.
Thử nghiệm độ giải phóng hoạt chất (GPHC). Thử nghiệm độ GPHC
được thực hiện theo chuyên luận viên metoprolol succinat PTKD (USP
XXX). Viên thử trong 500 ml môi trường đệm phosphat pH 6,8; dùng cánh
khuấy, tốc độ 50 vòng/phút. Tiêu chuẩn về độ GPHC được trình bày trong
bảng 1.
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá tốc độ phóng thích Metoprolol succinate theo
USP XXX
Thời gian
(giờ)
(%) hoạt chất
phóng thích
1
4
8
20
< 25%
Từ 20 % đến 40 %
Từ 40 % đến 60 %
Không ít hơn 80 %
Định lượng metoprolol succinat. Lượng metoprolol succinat trong pellet và
trong môi trường phóng thích hoạt chất được xác định bằng phương pháp đo
phổ UV ở bước sóng 274 nm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bào chế pellet chứa metoprolol succinat
Thành phần công thức – ảnh hưởng của tỉ lệ dược chất và tá dược trong điều
chế pellet.
Thành phần chủ yếu của một pellet gồm dược chất, tá dược độn, tá dược
dính. Tá dược độn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo cầu cho
pellet.Tá dược độn hay dùng là lactose, tinh bột và cellulose vi tinh thể
(avicel). Chúng có thể dùng đơn độc hay phối hợp với các tỉ lệ khác nhau.
Tuy nhiên về lý thuyết, lactose và tinh bột có ảnh hưởng đến bề mặt của
pellet gây dễ vỡ và khó tạo cầu (2, 4, 5, 6).
Kết quả khảo sát sơ bộ bằng thực nghiệm cho thấy dùng đơn độc aviel PH
101 làm tá dược độn cho khả năng tạo cầu rất tốt và dễ dàng cho pellet nên
được chọn để nghiên cứu xây dựng công thức CT 1- CT 4.
Qui trình bào chế pellet metoprolol succinat bằng phương pháp ép đùn và
tạo cầu.
Metoprolol succinat được trộn với tá dược độn là avicel PH 101, sau đó trộn
ướt với tá dược dính là dung dịch PVP K30 trong thiết bị trộn chữ Z (Erweka
Type LK5) trong 10 phút. Thời gian ủ ẩm là 2 giờ. Khối bột ướt sau đó được ép
đùn và vo tạo hạt cầu vơi các thông số ép đùn ở tốc độ 22 vòng/ phút, vo hạt
tạo cầu tốc độ 750 vòng/ phút trong thời gian 10 phút. Pellet thu được sẽ được
sấy trong tủ sấy 50°C trong 8 giờ. Pellet tạo thành sẽ được đánh giá qua các
tính chất: cảm quan, độ ẩm, độ mài mòn, độ chảy và hiệu suất tạo hạt (0,6-1,2
mm).
Bảng 2. Các công thức khảo sát và thông số tạo pellet chứa metoprolol bằng
phương pháp đùn và tạo cầu
Tỷ lệ (%)
Thành phần
CT1 CT2 CT3 CT4
Metoprolol succinat 7,5 10 12,5 15
Avicel PH 101 86,5 -
88,5
84 - 86 81,5 -
83,5
79 -
81
PVP K30 2 - 4 2 - 4 2 - 4 2 – 4
Dung môi (1) vđ vđ vđ vđ
Khảo sát công thức
Tổng cộng 100 100 100 100
P (%) (0,6 – 1,2
mm) (2)
98,8 99,25 99,06 73,75
Mức độ cầu ++ +++ +++ +++ Tính chất pellet
Khối lượng riêng
(g/ml)
- 0,76 0,72 -
Các thông số thiết bị ép đùn – tạo cầu
Ép đùn (Extruder 20- Tốc độ máy 22 vòng/phút
Caleva) Thời gian Ép liên tục
Tốc độ máy 750 vòng/ phút Vo tạo hạt cầu
(Spheronizer 250–
Caleva)
Thời gian 10 phút / lô 250 gam cốm ướt
(1)Dung môi: cồn – nước, tỷ lệ (1 : 0), (0,75 : 0,25), (0,5 : 0,5), (0,25 : 0,75),
(0 : 1)
(2) Hiệu suất tạo cầu vi hạt có kích thước 0,6 – 1,2 mm
Microcrystal cellulose là tá dược dùng để tạo pellet phổ biến hiện nay do tính
chất đa năng của nó đặt biệt là tính chất dễ tạo cầu. Tỉ lệ thiết kế giữa dược chất
và tá dược phải phù hợp ngoài việc tạo cho vi hạt có hình cầu còn tránh sai số
hàm lượng do đóng nang. Nếu tỉ lệ giữa dược chất và tá dược cao sai số khi
đóng nang sẽ dẩn đến thay đổi lớn về mặt hàm lượng và đồng đều hàm
lượng viên, ngược lại nếu tỉ lệ giữa dược chất và tá dược thấp sẽ khó đóng
nang đủ hàm lượng. Thường thì tỉ lệ này không quá 15% và còn tuỳ thuộc
vào hàm lượng trị liệu của dược chất. Do đó trong thành phần các công thức
nghiên cứu tỉ lệ khảo sát từ 7,5 – 15%. Tá dược dính PVP được dùng khảo
sát trong công thức điều chế pellet nhằm tăng độ dính, kết tụ, làm cho hạt
chắc, dễ tạo cầu cho vi hạt. Tỉ lệ tối ưu thường từ 2 – 4%. Trong thiết kế
này, 2 tỉ lệ PVP 2% và 4% được khảo sát. Bên cạnh đó dung môi đóng vai
trò quan trọng trong sự kết tụ, tạo khối ẩm, ép đùn và làm tròn hạt. Sự bay
hơi dung môi quá nhanh dẫn đến không tạo hạt. Dung môi nhiều dẫn đến sự
kết dính, hạt không đều. Cồn - nước được sử dụng làm môi tạo hạt với nhiều
tỉ lệ khác nhau nhằm đánh giá hiệu suất tạo vi hạt, tính chất cầu của vi hạt.
Qua sàng lọc, các công thức khảo sát với PVP tỉ lệ 2%, đều có khả năng tạo
hạt, tuy nhiên độ chắc của hạt kém, mức độ cầu ít, hiệu suất thấp so với các
công thức sử dụng PVP với tỷ lệ 4%. Dung môi nước cho kết quả tốt hơn so
với hỗn hợp cồn nước.
Kết quả thực nghiệm về các tính chất kỹ thuật như hiệu suất tạo hạt, mức độ
cầu và tỉ trọng của các lô pellet (CT 1 - CT 4) điều chế với tá dược dính PVP tỷ
lệ 4%, dung môi nước được trình bày trong bảng 2.
Kết quả thực nghiệm từ bảng 2 cho thấy CT 1 có hiệu suất tạo pellet cao nhưng
pellet thiếu độ cầu, trong khi CT 4 cho pellet có độ cầu cao, bề mặt hạt nhẵn
nhưng các hạt có xu hướng dính nhau và có kích thước lớn nhỏ không đồng
đều. CT 2 và CT 3 đều đạt về chỉ tiêu hiệu suất tạo hạt, độ đồng đều và độ
cầu, nhưng CT 3 được lựa chọn để nâng cấp cỡ lô do có hàm lượng
Metoprolol cao thích hợp hơn để đóng nang số 0. Kết quả tính chất pellet
metoprolol nâng cấp cỡ lô từ CT 3 được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Tính chất pellet metoprolol (CT 3) điều chế nâng cỡ lô theo qui
trình đã khảo sát
Tính chất (CT 3) Kết quả
Cảm quan (mắt
thường hoặc soi kính
lúp)
Hạt cầu, gần
như cầu, đều
Hiệu suất tạo hạt (P
%)
P (<0,6 mm)
P (0,6 – 0,8
mm)
P (0,8 – 1,2
mm)
P (>1,2 mm)
0,07
33,3
65,76
0,87
Độ ẩm (%)
(n = 3)
4,23 ± 0,15
Độ mài mòn (%)
(n = 3)
0,19 ± 0,001
Tỷ trọng biểu kiến
(g/ml) (n = 3)
0,7201 ±
0,0079
Tốc độ chảy (g/s)
(n = 3)
12,15 ± 0,056
Hàm lượng
metoprolol succinat
(%) (n = 3)
12, 44 ± 1, 09
Kết quả từ bảng 3 cho thấy pellet metoprolol đạt yếu cầu nên tiếp tục thử
nghiệm bằng cách bao pellet này với các polymer thích hợp nhằm tạo pellet
PTKD chứa metoprolol succinat.
Bao phim pellet metoprolol succinate tạo pellet metoprolol PTKD
Thiết kế công thức dịch bao phim và lựa chọn các thông số của quá trình bao
phim
Các polymer thuộc nhóm polymethacrylat (eudragit RS/RL 100) và ethyl
cellulose (EC) do không bị ảnh hưởng bởi pH đường tiêu hoá nên thường được
sử dụng để bao pellet nhằm tạo pellet PTKD (1, 3, 8). Các polyme khảo sát để
bao phim pellet metoprolol PTKD với tỷ lệ lớp bao từ 10 - 20% (theo như lý
thuyết về tỉ lệ lớp bao PTKD đối với các polyme này).
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành bao pellet metoprolol với các
polyme trên theo 3 tỷ lệ lớp bao 10, 15 và 20%. Pellet metoprolol sau khi bao
được tiến hành đánh giá tỷ lệ lớp bao thật thông qua xác định hàm lượng hoạt
chất trong pellet từ đó tiến hành đánh giá khả năng GPHC theo tiêu chuẩn USP
XXX (7) để chọn lựa polyme và tỉ lệ lớp bao phù hợp cho điều chế pellet
metoprolol PTKD.
Công thức dịch bao và các thông số của qui
trình bao trên nồi bao đường được trình bày trong bảng 4
Bảng 4. Công thức dịch bao tổng quát và các thông số qui trình bao trên nồi
bao đường cải tiến
Công thức dịch bao
(%)
Thông số bao với
eudragit
Thông số bao với ethyl
cellulose
Polyme (*) 7 Khối lượng
pellet
70 – 100 g Khối lượng
pellet
70 – 100
g
Chất hoá
dẻo
1,05(**) Tốc độ nồi 20 – 25
v/ph
Tốc độ nồi 20 – 25
v/ph
Talc 3,5 Nhiệt độ khối
viên
30 – 350C Nhiệt độ
khối viên
38 –
420C
Magie
stearat
3,5 Áp suất phun 1 – 1,2 bar Áp suất phun 1 – 1,2
bar
Ethanol
950
84,95 Tốc độ phun 10-25g
dịch
bao/giờ
Tốc độ phun 10-15g
dịch
bao/giờ
(*) : Polyme: nhóm polymethacrylat (eudragit RS/RL 100) và ethyl cellulose
(EC 45)
(**):Chất hóa dẻo Dibutyl sebacate (DBS) và Triethyl citrate (TEC) sử dụng
với tỷ lệ 15% so với lượng polyme bao phim
Chất chống dính là talc và magie stearat.
Kết quả thử độ GPHC của viên nang chứa pellet metoprolol succinat PTKD
47,5 mg
Với dịch bao là polyme nhóm polymetacrylat (eudragit RL/RS 100)
Eudragit RL 100 và RS 100 là những polyme không bị ảnh hưởng bởi pH
đường tiêu hoá, thường dùng để bao phim nhằm tạo tác động PTKD. Tính
thấm của eudragit RL 100 cao hơn RS 100. Chúng có thể sử dụng đơn độc
hoặc phối hợp với các tỷ lệ thích hợp nhằm cải thiện khả năng GPHC của
thuốc. Trong nghiên cứu này, eudragit RS 100 và eudragit RL 100 được phối
hợp sử dụng trong công thức dịch bao với các tỷ lệ (50:50), (80:20), (90:10),
(95:5) và (100:0)
Kết quả thử độ GPHC cho thấy những công thức dịch bao với chất hóa dẻo
TEC không thể kiểm soát độ GPHC đạt tiêu chuẩn USP XXX, tốc độ phóng
thích nhanh hơn nhiều so với tiêu chuẩn điều này có thể là do TEC tan trong
nước tạo những lỗ trên màng bao, giúp hoạt chất khuếch tán ra nhanh hơn. Do
đó chất hóa dẻo DBS (không tan trong nước) được sử dụng phối hợp chung với
polyme bao phim và nhóm nghiên cứu đã tìm ra công thức dịch bao phù hợp,
có khả năng kiểm soát tốc độ GPHC của pellet metoprolol trong 20 giờ. Tốc độ
GPHC càng chậm khi tăng dần tỷ lệ của Eudragit RS 100. Một số kết quả
thực nghiệm được trình bày trong bảng 5 và bảng 6.
Bảng 5. Kết quả thử độ GPHC của pellet metoprolol bao với công thức dịch
bao Eudragit RS 100: RL 100 với tỉ lệ (80: 20) và (90: 10), chất hóa dẻo là
DBS với tỉ lệ lớp bao 10, 15 và 20%
Phần trăm phóng thích hoạt chất (%) (n = 3)
RS: RL = 80:20 RS: RL = 90:10
Tỷ lệ lớp bao thực tế Tỷ lệ lớp bao thực tế
Thời
gian
(giờ)
11% 16% 19% 9,4% 15,8% 17%
USP XXX
(%)
1 36,46 10,12 4,5 47,7 8,44 0,38 < 25
2 85,36 42,21 24,51 79,06 36,58 13,74
4 101,45 74,44 58,58 96,39 68,81 44,00 20 – 40
8 102,84 87,72 103,99 91,73 74,62 40 - 60
10 105,17 95,55 81,14
20 > 80
Kết quả thử độ GPHC cho thấy tỷ lệ RS 100 càng cao độ GPHC càng chậm và
kéo dài. Mặc dù độ GPHC chưa đạt yêu cầu theo USP XXX nhưng hoàn toàn
có triển vọng điều chế được pellet metoprolol succinat PTKD có độ GPHC đạt
USP 30 khi tăng tỷ lệ RS 100: RL 100 lên 95:05 trong công thức dịch bao
phim. Kết quả thực nghiệm được trình bày trong bảng 6.
Bảng 6. Kết quả thử độ GPHC của pellet metoprolol bao với công thức dịch
bao Eudragit RS 100: RL 100 với tỉ lệ (95: 5), chất hóa dẻo là DBS với tỉ lệ lớp
bao 10, 15 và 20%
Phần trăm phóng thích hoạt chất (%) (n = 3)
RS: RL = 95:05
Thời
gian
(giờ) Tỷ lệ lớp bao
thực tế 10%
Tỷ lệ lớp bao
thực tế 16,6%
Tỷ lệ lớp bao
thực tế 20%
USP XXX
(%)
1 23,86 4,98 0,09 < 25
2 50.68 6,94 3,67
4 75,68 22,55 13,97 20 – 40
8 92,79 53,55 41,51 40 – 60
20 97,59 > 80
Với Tỷ lệ eudragit RS 100 và RL 100 (95:5) và tỷ lệ lớp bao khoảng 16,6 %,
kết quả GPHC của pellet metoprolol succinat 47,5 mg PTKD đạt tiêu chuẩn
USP XXX nên tỷ lệ này được khảo sát lại, tiến hành đóng nang chứa pellet
metoprolol succinat PTKD 47,5 mg (viên nang PTKD-EU) và đánh giá độ
GPHC theo USP XXX. Kết quả trình bày trong hình 1.
Với dịch bao là ethyl cellulose
Dựa trên kết quả bao với eudragit tạo viên nang chứa pellet metoprolol PTKD
47,5 mg có độ GPHC đạt USP XXX, tiến hành thay eudragit bằng ethyl
cellulose. Kết quả được trình bày trong bảng 8.
Chất hóa dẻo TEC không sử dụng được trong công thức dịch bao với
polyme eudragit nhưng khi phối hợp chung với ethyl cellulose trong công
thức dịch bao có thể điều chế được pellet chưa dược chất Metoprolol
succinate có độ GPHC đạt tiêu chuẩn USP 30 trong khi DBS thì không. Bao
bằng ethyl cellulose với tỷ lệ lớp bao khoảng 16,5 %, kết quả GPHC của
pellet metoprolol succinat PTKD 47,5 mg đạt tiêu chuẩn USP XXX nên tỷ lệ
này được khảo sát lại, tiến hành đóng nang chứa pellet metoprolol succinat
PTKD 47,5 mg (viên nang PTKD-EC) và đánh giá độ GPHC theo USP
XXX. Kết quả được trình bày trong hình 2.
Bảng 8. Kết quả thử độ GPHC của pellet metoprolol bao với công thức dịch
bao ethylcellulose, chất hóa dẻo TEC với tỷ lệ lớp bao thực tế 10, 15 và
16,5 %.
Phần trăm
phóng thích
hoạt chất (%) (n
= 3)
Ethyl
Cellulose, chất
hóa dẻo TEC
Thời gian (giờ)
Tỷ
lệ
lớp
bao
thực
tế
10
%
Tỷ
lệ
lớp
bao
thự
c tế
15
%
Tỷ
lệ
lớp
bao
thự
c tế
16,
5%
US
P
X
X
X
(%
)
1 24,3 9,9
4
4,5
8
<
25
2 51,9
1
13,
5
9,9
2
4 81,4
9
26,
63
22,
56
20
–
40
8 102,
97
61,
73
52,
25
40
–
60
12 84,
02
77,
59
20
98 >
80
Kết quả từ hình 1 và hình 2 cho thấy, độ GPHC của viên nang PTKD-EU và
viên nang PTKD-EC đạt tiêu chuẩn USP XXX, có động học phóng thích bậc 0.
Đây là điều kiện lý tưởng cho dạng bào chế PTKD mà các nhà bào chế quan
tâm.
KẾT LUẬN
Pellet chứa metoprolol succinat được điều chế thành công bằng phương pháp
ép đùn và tạo cầu với thành phần công thức và qui trình bào chế phù hợp. Việc
sử dụng hỗn hợp eudragit RS 100 và RL 100 (95:5) hoặc ethyl cellulose làm
mang bao với tỷ lệ lớp bao khoảng 16,5% cho thấy chế phẩm điều chế viên
nang chứa pellet metoprolol succinat PTKD 47,5 mg có độ GPHC đạt yêu cầu
USP XXX. Kết quả này cho thấy có thể bào chế viên nang chứa pellet
metoprolol succinat PTKD 47,5 mg, một dạng bào chế mới, dùng để phòng và
điều trị các bệnh cao huyết áp.