Đề xuất đổi mới quy trình nội dung quy hoạch đô thị

1. guyê tắc chug của đổi mới côg tác lập quy hoạch đô thị Điều chỉh trê ề tảg hệ thốg pháp luật của Việt am; Đổi mới côg tác quy hoạch hướg tới kiế tạo, tih giả thủ tục hàh chíh, hướg tới 1 bả quy hoạch tổg thể duy hất cho một đô thị; Khai thác các ưu điểm của các phươg pháp quy hoạch khác hau để khắc phục các tồ tại của côg tác lập quy hoạch đô thị hiệ ay; Khắc phục trực tiếp các tồ tại của côg tác quy hoạch đô thị hiệ ay, để phục vụ cho côg tác quả lý phát triể đô thị; Mô hìh đô thị hóa đồg bộ, hiệ đại, vă hóa, sih thái, tạo lập đặc trưg và bả sắc đô thị, bảo tồ các giá trị hiệ có của từg đô thị; Quy hoạch thôg mih, chuẩ bị ề tảg cho ứg dụg côg ghệ thôg ti hướg tới mô hìh đô thị thôg mih. Sử dụg côg ghệ thôg ti để xây dựg cơ sở dữ liệu, ghiê cứu giải pháp quy hoạch, xây dựg đô thị theo quy hoạch và hỗ trợ hoạt độg phát triể đô thị. 2. Đề xuất đổi mới quy trìh lập quy hoạch đô thị 2.1. Quy trìh lập Quy hoạch chug đô thị (lồg ghép quy hoạch phâ khu): a. Quy trìh lập Quy hoạch chug đô thị được chia làm hai giai đoạ gồm: q Giai đoạ 1: Lập hiệm vụ quy hoạch và tổ chức quả lý quy hoạch. Bước 1: Lập hiệm vụ quy hoạch. Bước 2: Côg tác tổ chức để thực hiệ và giám sát quy hoạch chug. q Giai đoạ 2: Lập quy hoạch & giám sát thực hiệ quy hoạch. Giai đoạ ày gồm 09 bước, cụ thể hư sau: Bước 3: Phâ tích, đáh giá hiệ trạg. Bước 4: Xác địh tầm hì và dự báo khug phát triể. Bước 5: Lập địh hướg phát triể khôg gia. Bước 6: Lập địh hướg phát triể hạ tầg đô thị. Bước 7: Thực hiệ đáh giá môi trườg chiế lược (ĐMC) Bước 8: Quy hoạch các côg trìh đô thị chíh. Bước 9: Yêu cầu kiểm soát quy hoạch phâ khu. Bước 10: Xác địh các khu vực đặc biệt. Bước 11: Xác địh các chươg trìh, dự á ưu tiê đầu tư. Bước 12: Tổg hợp và thiết lập các ội dug quả lý đô thị dựa trê quy hoạch chug. Bước 13: Tổ chức thực hiệ và giám sát quy hoạch.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất đổi mới quy trình nội dung quy hoạch đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Nguyên tắc chung của đổi mới công tác lập quy hoạch đô thị n Điều chỉnh trên nền tảng hệ thống pháp luật của Việt Nam; n Đổi mới công tác quy hoạch hướng tới kiến tạo, tinh giản thủ tục hành chính, hướng tới 1 bản quy hoạch tổng thể duy nhất cho một đô thị; n Khai thác các ưu điểm của các phương pháp quy hoạch khác nhau để khắc phục các tồn tại của công tác lập quy hoạch đô thị hiện nay; n Khắc phục trực tiếp các tồn tại của công tác quy hoạch đô thị hiện nay, để phục vụ cho công tác quản lý phát triển đô thị; n Mô hình đô thị hóa đồng bộ, hiện đại, văn hóa, sinh thái, tạo lập đặc trưng và bản sắc đô thị, bảo tồn các giá trị hiện có của từng đô thị; n Quy hoạch thông minh, chuẩn bị nền tảng cho ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới mô hình đô thị thông minh. Sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu giải pháp quy hoạch, xây dựng đô thị theo quy hoạch và hỗ trợ hoạt động phát triển đô thị. 2. Đề xuất đổi mới quy trình lập quy hoạch đô thị 2.1. Quy trình lập Quy hoạch chung đô thị (lồng ghép quy hoạch phân khu): a. Quy trình lập Quy hoạch chung đô thị được chia làm hai giai đoạn gồm: q Giai đoạn 1: Lập nhiệm vụ quy hoạch và tổ chức quản lý quy hoạch. n Bước 1: Lập nhiệm vụ quy hoạch. n Bước 2: Công tác tổ chức để thực hiện và giám sát quy hoạch chung. q Giai đoạn 2: Lập quy hoạch & giám sát thực hiện quy hoạch. Giai đoạn này gồm 09 bước, cụ thể như sau: n Bước 3: Phân tích, đánh giá hiện trạng. n Bước 4: Xác định tầm nhìn và dự báo khung phát triển. n Bước 5: Lập định hướng phát triển không gian. n Bước 6: Lập định hướng phát triển hạ tầng đô thị. n Bước 7: Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) n Bước 8: Quy hoạch các công trình đô thị chính. n Bước 9: Yêu cầu kiểm soát quy hoạch phân khu. n Bước 10: Xác định các khu vực đặc biệt. n Bước 11: Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư. n Bước 12: Tổng hợp và thiết lập các nội dung quản lý đô thị dựa trên quy hoạch chung. n Bước 13: Tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch. Ths. KTs. Lê Anh Dũng – Giám đốc Trung tâm Quy hoạch 3 - VIUP Ths. KTs. Lê hoAøng Phương – Giám đốc Trung tâm KTQH Hà Nội - VIUP ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM ĐeÀ XuẤT ĐoÅI MơÙI QuY TRÌnh noÄI Dung QuY hoẠCh Đô ThỊ & TÁC gIẢ QuY hoẠCh SË 99 . 201980 81SË 97+98 . 2019 2.2. Quy trình lập Thiết kế đô thị cấp khu chức năng, dự án 2.3. Lồng ghép quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong đổi mới quy hoạch đô thị Quy trình quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong hệ thống quy hoạch đô thị đổi mới bao gồm (nhưng không giới hạn) ở 2 mức như sau: mức thứ nhất là việc tích hợp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đồ án quy hoạch cấp đô thị, khu chức năng; mức thứ hai là quy hoạch chi tiết khung hạ tầng kỹ thuật theo từng chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật gắn với quá trình lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của đô thị. Mục tiêu chính của việc lồng ghép là xây dựng các định hướng về phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thống nhất với quy hoạch không gian, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo phục vụ đầy đủ các nhu cầu về sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị nhằm đưa ra các kết quả quy hoạch bao gồm: n Các chiến lược ngành, các chỉ tiêu cần đạt được, vị trí và thông số kỹ thuật chính của các công trình trọng yếu. n Các định hướng về Giao thông; Thoát nước mưa và phòng chống thiên tai; Thoát nước và xử lý nước thải; Cấp nước; Cấp điện và chiếu sáng công cộng; Thông tin liên lạc; Cung cấp nhiên liệu (gas, xăng, dầu); Dịch vụ nghĩa trang, nhà tang lễ; Dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn Như vậy kết quả của quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đồ án quy hoạch cấp đô thị, khu chức năng sẽ phải gồm các nội dung: n Phân khu phát triển hạ tầng kỹ thuật và các yêu cầu, chỉ tiêu khống chế; n Xác định các công trình và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trọng yếu. 2.4. Lồng ghép thiết kế đô thị trong đổi mới quy hoạch đô thị n Bước 1- Xác định cơ sở cho đồ án thiết kế đô thị (Phát triển mới hay khu vực hiện có): Xác định những hướng dẫn có thể áp dụng được từ các quy hoạch toàn diện cấp vùng và thành phố. Đưa ra các đánh giá ban đầu về dự án đề xuất về thiết kế đô thị. Nội dung hướng dẫn từ đồ án thiết kế đô thị sẽ làm đầu vào cho các hướng dẫn thiết kế đô thị trong tương lai. n Bước 2 - Điều tra và Thu thập dữ liệu hiện trạng: Các báo cáo và bản đồ có thông tin, dữ liệu bản đồ có liên quan tới dự án đề xuất, chia theo các lĩnh vực môi trường xây dựng và tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa (nội dung cụ thể phải dựa vào từng dự án) n Bước 3 - Phân tích các điều kiện và đòi hỏi: (i) Tóm tắt các vấn đề: đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của khu vực dự án từ quan điểm của cộng đồng (và tầm nhìn của họ). Các vấn đề khó khăn cũng như lợi thế được tổng hợp trong báo cáo, (ii) các bản đồ phân thích thể hiện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức dưới dạng các hình vẽ. Lưu ý: bước này có thể cần tới sự tham gia của người dân. Các sản phẩm khác của bước này có thể là Chương trình phát triển, trong đó bao gồm các nghiên cứu thị trường dự báo được nhu cầu về phát triển dân cư và thương mại. (Ở Việt Nam, việc này có thể do Chủ đầu tư thực hiện, nhưng cũng tốt nếu chính phủ có nghiên cứu riêng để kiểm tra chéo và cũng để đánh giá các nghiên cứu đó của tư nhân). n Bước 4: Xây dựng ý tưởng: Sau đây là một số sản phẩm của bước này: o Quy hoạch hình thái đô thị: một bản đồ quy hoạch sử dụng mã màu thể hiện hiện trạng và tương lai của các công trình, công viên, đường phố và trồng cây xanh. Đây là tầm nhìn “hai chiều” về dự án. w Quy hoạch mạng lưới và các tuyến phố: xác định các tuyến phố hiện tại và tương lai, các nút giao, vỉa hè, bãi đỗ, làn xe chạy, giải phân cách. w Quy hoạch không gian mở: công viên, các tuyến phố có cây xanh, lối đi bộ, cảnh quan chung, các khu vực phục vụ người đi bộ như quảng trường, không gian công cộng và các tuyến kết nối giữa chúng n Bước 5 - Tổng hợp Đồ án thiết kế đô thị: Sản phẩm: bản đồ mã màu thể hiện các công trình, công viên, tuyến phố, lối đi bộ, khu vực cây xanh hiện có hay sẽ có. Đây là cái nhìn “hai chiều” về kết quả dự án. n Bước 6 - Thảo luận và phối hợp giữa các bên/cơ quan hữu quan n Bước 7 - Hoàn thiện tài liệu thiết kế đô thị, tổng hợp thành Báo cáo thiết kế đô thị: Bước này bao gồm công việc chuẩn bị kế hoạch thực hiện và phân kỳ. Đó chính là cách thức hay cơ chế đảm bảo tính thực tiễn của kế hoạch. Các công cụ như hợp tác nhà nước – tư nhân, nguồn cấp vốn, các vấn đề về điều tiết, ngân sách và kế hoạch phân kỳ cùng với những hoạt động trước mắt hay các dự án lâu dài cũng sẽ được thể hiện trong báo cáo này. 2.5. Lồng ghép các quy hoạch ngành và tích hợp đa ngành trong đổi mới quy hoạch đô thị Quy hoπch & t∏c gi∂ SË 97+98 . 201982 n Lồng ghép quy hoạch ngành trong quy hoạch đô thị đổi mới: Phạm vi đối tượng của nội dung nghiên cứu này là các lĩnh vực hạ tầng kinh tế và xã hội (các ngành hạ tầng kỹ thuật đã được nghiên cứu đề xuất ở phần trên) bao gồm: Nhà ở, Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch, Bảo tồn, Thương mại, Công nghiệp, Xăng dầu, Khoáng sản, Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp n Tích hợp ý kiến các bên liên quan trong quy hoạch đô thị đổi mới: Các mức độ tham gia được phân chia như sau: (1) tiếp cận thông tin, (2) tham vấn, (3) tham gia tích cực thông qua đối thoại và hợp tác. Một dự án quy hoạch đô thị thường có 4 chủ thể chính liên quan là nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn và cộng đồng cư dân,. 3. Đề xuất đổi mới nội dung quy hoạch đô thị 3.1. Nội dung quy hoạch chung đô thị (lồng ghép quy hoạch phân khu) a. Nội dung lập nhiệm vụ quy hoạch: n Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch n Xác định phạm vi lập quy hoạch. n Nêu các cơ sở để quy hoạch chung dựa vào đó để nghiên cứu, lập quy hoạch n Nêu tóm tắt hiện trạng đô thị, các quy hoạch và dự án đang triển khai; các yêu cầu của quy hoạch cấp trên đối với đô thị. n Xác định tính chất; xác định các mục tiêu của việc lập quy hoạch; xác định những vấn đề cần giải quyết trong đồ án quy hoạch. n Dự báo sơ bộ về phát triển kinh tế - xã hội, dân số, lao động, nghề nghiệp, đất đai phát triển đô thị, nông thôn và hạ tầng kỹ thuật. n Nêu các yêu cầu đối với việc thu thập tài liệu; yêu cầu về định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, các dự án chiến lược, định hướng phát triển hệ thống các công trình đầu mối, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đánh giá môi trường chiến lược. n Xác định rõ các nội dung hoặc các vấn đề khác cần đề cập trong nghiên cứu do chủ đầu tư yêu cầu. b. Nội dung lập đồ án quy hoạch chung đô thị Giai đoạn này gồm 10 bước, cụ thể như sau: n Bước 1 - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng: Có 4 nội dung chính như sau: Thu thập dữ liệu - Xây dựng cơ sở dữ liệu (GIS) - Phân tích hiện trạng - Xác định các vấn đề. n Bước 2 - Xác định tầm nhìn và dự báo khung phát triển: Có 4 nội dung chính như sau: Xác định tầm nhìn & mục tiêu chung - Lập khung phát triển - Định hướng/chiến lược phát triển căn bản - Ước tính nhu cầu sử dụng đất. n Bước 3 - Lập định hướng phát triển không gian: Bước này gồm có 8 nội dung chính như sau: Liên kết vùng - Kịch bản tăng trưởng đô thị - Tham vấn cộng đồng - Ý tưởng /khung cấu trúc đô thị - Quy hoạch sử dụng đất - Phân vùng chức năng (phân khu chức năng chủ yếu) - Định hướng phát triển trung tâm đô thị - Khu vực thiết kế đô thị trọng điểm. n Bước 4 - Lập định hướng phát triển hạ tầng đô thị: Bước này gồm có 3 nội dung chính như sau: Đánh giá điều kiện đất đai liên quan tới hạ tầng đô thị - Định hướng phát triển giao thông -Định hướng phát triển khung hạ tầng kỹ thuật ( Chuẩn bị kỹ thuật, cấp thoát, điện, chất thải rắn, nghĩa trang). n Bước 5 - Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). n Bước 6 - Quy hoạch các công trình đô thị chính: Các loại công trình đô thị chính (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khung) gồm: Đường bộ, đường sắt và ga đường sắt, bến bãi giao thông, công trình cấp, thoát nước, hệ thống thoát nước mưa, công trình xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình cấp điện, gas, xăng dầu, bưu chính viễn thông, công trình xã hội (trường học cấp đô thị, bệnh viện, trung tâm thể thao, công trình văn hóa, công viên và không gian xanh, vv). Bước này gồm có 3 nội dung chính như sau: Phân tích chênh lệch cung cầu - Lựa chọn hệ thống - Lập quy hoạch các công trình đô thị chính (Trong bước này, sản phẩm thể hiện được ranh giới của các công trình đô thị trọng yếu trên bản đồ (tỷ lệ 1/2.000), loại công trình, vị trí và quy mô trong danh mục đã được thể chế hóa trong quy hoạch chung). n Bước 7 - Yêu cầu kiểm soát quy hoạch phân khu: Bước này gồm có 3 nội dung chính như sau: Xác định tiêu chuẩn sử dụng đất cấp phân khu - Nghiên cứu ranh giới phân khu sử dụng đất chi tiết - Lập bản đồ quy hoạch phân khu sử dụng đất & định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan & các thông số chính. n Bước 8 - Xác định các khu vực đặc biệt: Các phân khu có mục đích đặc biệt được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sự quan tâm của cộng đồng, giữ gìn các giá trị và phát triển chiến lược để thực hiện tầm nhìn của đô thị. Bước này gồm có 3 nội dung chính như sau: Xác định khu vực đặc biệt - Nghiên cứu chi tiết về các khu vực đã xác định - Xác định ranh giới các khu vực đặc biệt. Các khu vực mục đích đặc biệt này sẽ được tiếp tục làm rõ dưới dạng các dự án phát triển chiến lược trong kế hoạch thực hiện, bao gồm cả các hướng dẫn thiết kế đô thị. Thiết kế đô thị sẽ cung cấp những hình ảnh không gian cụ thể, sẽ hướng dẫn các hoạt động phát triển/ tái phát triển đô thị theo đúng hướng. n Bước 9 - Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: Bước này gồm có 4 nội dung chính như sau: Lập các dự án/ hành động - Xác định thứ tự ưu tiên của các dự án/ kế hoạch hành động - Nhóm các dự án/ kế hoạch hành động trong các chương trình chiến lược - Chuẩn bị tổ chức thực hiện. n Bước 10 - Thiết lập các nội dung quản lý đô thị dựa trên quy hoạch chung và giám sát thực hiện quy hoạch: Bước này gồm có 2 nội dung chính như sau: Tổng hợp và thiết lập các nội dung quản lý đô thị - Thực hiện và giám sát quy hoạch (Lập khung giám sát/đánh giá; thực hiện các hoạt động giám sát; Thu thập và khảo sát ý kiến của cộng đồng; Phản hồi trong các chính sách, quy hoạch chung và dự án/chương trình). 3.2. Đề xuất nội dung đổi mới quy hoạch cấp dự án (lồng ghép quy hoạch chi tiết đô thị và thiết kế đô thị) a. Quan điểm: n Quy hoạch chi tiết là cơ sở để triển khai dự án đầu tư, thiết kế đô thị để đưa ra các quy định quản lý, chỉ dẫn thiết kế. Trong quy 83SË 97+98 . 2019 hoạch chi tiết có thể nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu. n Lồng ghép nội dung quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị để rút ngắn quy trình thực hiện dự án và đưa ra mức độ cụ thể để kiểm soát phát triển. n Kết hợp các quy định bắt buộc của quy hoạch chi tiết (chức năng, mật độ, tầng cao, chỉ giới) và các chỉ dẫn thiết kế linh hoạt của thiết kế đô thị để tạo công cụ quản lý hữu hiệu. n Phương pháp tiếp cận linh hoạt, phù hợp với tính chất dự án, đối tượng nghiên cứu, vấn đề cần giải quyết để xác định quy trình triển khai phù hợp, trên nền tảng những bước quy định bắt buộc theo pháp luật hiện hành. n Chất lượng của quy hoạch đô thị không chỉ đến từ quy trình thực hiện nội dung của hồ sơ sản phẩm, cần có hệ thống các quy định pháp luật liên quan và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ dẫn thiết kế có liên quan hỗ trợ. n Ngoài ra, quy hoạch còn là sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật, của kỹ thuật công nghệ và tính xã hội nhân văn do đó chất lượng của đồ án quy hoạch chịu sự tác động và chi phối rất lớn từ rất nhiều yếu tố ngoài quy trình. b. Quy trình n Quy trình thực hiện lồng ghép, giữ theo các bước thực hiện cơ bản hiện hành gồm (1) Lập nhiệm vụ quy hoạch – (2) Khảo sát đánh giá hiện trạng – (3) Lập hồ sơ quy hoạch – (4) Lấy ý kiến cơ quan liên quan – (5) Thẩm định đồ án – (6) Phê duyệt và công bố quy hoạch. n Quy trình các bước cần được cụ thể hóa và điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu và trách nhiệm phối hợp của các bên liên quan. Có thể bổ sung yêu cầu công việc để cho công tác quy hoạch đạt chất lượng. n Quy trình thực hiện theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo được sự đồng thuận khi thực hiện quy hoạch. c. Nội dung n Làm rõ nội dung quy định có tính chất bắt buộc và nội dung có tính chất chỉ dẫn. Điều chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Các quy định phải tương đối cụ thể, chi tiết và dễ hiểu cho các đối tượng liên quan. Nội dung của quy hoạch chi tiết cần kết hợp với hệ thống các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế để có các chỉ dẫn phù hợp. n Phân tích, lựa chọn phương án quy hoạch phải dựa trên các tiêu chí về tuân thủ quy trình, quy định pháp luật, đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững, giải pháp quy hoạch đồng bộ thống nhất giữa các lĩnh vực, đảm bảo hiệu quả trong đầu tư và đơn giản trong quản lý sử dụng. n Nội dung Quy hoạch không gian và sử dụng đất: n Chức năng sử dụng đất điều chỉnh theo hướng linh hoạt, hỗn hợp, đa chức năng, quản lý theo các hoạt động cụ thể, gắn với nhu cầu không gian, cơ sở hạ tầng và các tác động môi trường của hoạt động phát sinh. n Tăng cường các thông tin chỉ dẫn về không gian và kiến trúc cảnh quan: Quy định cứng về chiều cao xây dựng, chỉ giới xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng. Các yêu cầu về Mặt đứng công trình, kiến trúc mái và hình thức kiến trúc. n Đưa ra các chỉ dẫn thiết kế cụ thể cho từng tuyến phố, ô phố, các khu vực trọng tâm, khu vực sử dụng chung, khu vực không gian công cộng và các khu vực nghiêm cấm hoặc hạn chế phát triển. n Các chỉ dẫn thiết kế về cảnh quan, trang thiết bị đô thị, chiếu sáng, quảng cáo và các tiện ích công cộng. n Các yêu cầu thiết kế đảm bảo về an toàn, môi trường, cộng đồng, xã hội. d. Nội dung Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch không gian n Xác định cụ thể quỹ đất dành riêng cho hạ tầng kỹ thuật (bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, bến bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông), quỹ đất sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với không gian công cộng (bãi đỗ xe kết hợp với sân bãi công viên cây xanh, bãi đỗ xe bố trí trong các công trình thương mại, công trình hạ tầng kỹ thuật bố trí trong các không gian công cộng). n Lựa chọn giải pháp, thiết kế, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải được phân tích đánh giá trên cơ sở kinh tế kỹ thuật, tối ưu về không gian, đạt hiệu quả thẩm mỹ, tạo cảnh quan đô thị. Như thiết kế các mặt cắt giao thông phải kết hợp bố trí cảnh quan, bố trí không gian công cộng dọc tuyến đường, bố trí bãi đỗ xe dọc tuyến. n Trang thiết bị đô thị được chỉ dẫn cụ thể để tạo cảnh quan, ngoài những thiết kế chuẩn hóa đã được quy định trong tiêu chuẩn, cần bổ sung các chỉ dẫn riêng để tạo nên nét đặc trưng riêng cho từng đô thị, từng dự án. e. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược và ứng phó biến đổi khí hậu n Nộ
Tài liệu liên quan