Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ (CLDV) ngân hàng bán lẻ
(NHBL) và sự hài lòng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Bình
Dương (BIDV - CNBD). Mối quan hệ này được kiểm định với 291 khách hàng bán lẻ tại BIDV -
CNBD. Kết quả nghiên cứu cho thấy CLDV là yếu tố quan trọng làm khách hàng hài lòng. Cụ thể
BIDV - CNBD cần đa dạng hóa danh mục dịch vụ, chú trọng ứng dụng công nghệ, đào tạo đội ngũ
CBNV chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới hoạt động ra khắp địa bàn tỉnh, tăng cường quan hệ hợp
tác và liên kết với khách hàng. Cuối cùng tác giả trình bày hàm ý nghiên cứu cho các nhà quản trị
có cái nhìn tổng quát, đề ra chính sách, chiến lược phát triển đúng hướng và hiệu quả, giữ vững vị
vị thế của mình trong tương lai và hướng nghiên cứu tiếp theo
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
Phan Trọng Nghĩa*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ (CLDV) ngân hàng bán lẻ
(NHBL) và sự hài lòng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Bình
Dương (BIDV - CNBD). Mối quan hệ này được kiểm định với 291 khách hàng bán lẻ tại BIDV -
CNBD. Kết quả nghiên cứu cho thấy CLDV là yếu tố quan trọng làm khách hàng hài lòng. Cụ thể
BIDV - CNBD cần đa dạng hóa danh mục dịch vụ, chú trọng ứng dụng công nghệ, đào tạo đội ngũ
CBNV chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới hoạt động ra khắp địa bàn tỉnh, tăng cường quan hệ hợp
tác và liên kết với khách hàng. Cuối cùng tác giả trình bày hàm ý nghiên cứu cho các nhà quản trị
có cái nhìn tổng quát, đề ra chính sách, chiến lược phát triển đúng hướng và hiệu quả, giữ vững vị
vị thế của mình trong tương lai và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, ngân hàng bán lẻ
THE SERVICES OF RETAIL BANKING IN JOINT STOCK COMMERCIAL
BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM, BINH
DUONG BRANCH
ABSTRACT
Retail reseach service examines the relationship between the quality of retail banking (retail
banking) and satisfaction at the Joint Stock Commercial Bank For Investment And Development of
Vietnam - Binh Duong Branch (BIDV - Binh Duong Branch). This relationship is calibrated with
291 retail customers in BIDV- Binh Duong Branch. Research results show that service gap is an
important factor making customers happy. Specifically BIDV- Binh Duong Branch necessary to
diversify portfolio of services, focusing on the application of technology, training professional staff,
network development activities throughout the province, to strengthen ties cooperation and links
with customers. Finally, the author presents research implications for executives has an overview,
set policy and strategy development in the right direction and efficiency, to maintain its position in
the future and the next research.
Keywords: service quality, customer satisfaction, retail banking
* ThS. Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Sông Bé.
73
Dịch vụ ngân hàng . . .
1. GIỚI THIỆU
Sự phát triển hoạt động NHBL là xu hướng
tất yếu và ngày càng chiếm vị trí vai trò quan
trọng trong hoạt động ngân hàng thương mại
trên thế giới, một quốc gia càng phát triển thì
hoạt động NHBL chiếm tỷ trọng càng cao.
Riêng ở Việt Nam, hoạt động NHBL chỉ phát
triển mạnh một số năm gần đây, đặc biệt thời
thời kỳ mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc
tế của Việt Nam trở nên sâu và rộng, như
gia nhập ASEAN, WTO, APEC, AFTA
Cho đến nay một số ngân hàng thương mại
Việt Nam phát triển mạnh hoạt động NHBL,
đã có thương hiệu như ACB, Sacombank,
Eximbank, một số ngân hàng nước ngoài
như ANZ, HSBCMặc dù những năm gần
đây, BIDV - CNBD đã cải thiện rất lớn để
hội nhập và chuyển hướng hoạt động NHBL.
Tuy nhiên, sự phát triển còn khá khiêm tốn, tỷ
trọng quy mô NHBL chiếm không quá 30%,
tỷ trọng hiệu quả, thu nhập không quá 35%.
Trong xu hướng sắp tới, ngân hàng thương
mại nào có tốc độ nâng cao CLDV nhanh hơn
thì khả năng thành công cao hơn trong quá
trình cạnh tranh. Đo lường dịch vụ ngân hàng
chính là đo lường mức độ hài lòng của khách
hàng khi sử dụng dịch vụ. Sự hài lòng càng
cao thì chất lượng càng tốt, khách hàng sẽ sử
dụng dịch vụ nhiều lần, sử dụng nhiều loại
dịch vụ và phổ biến cho người khác cùng sử
dụng, từ đó phát triển được nền khách hàng,
tăng quy mô dịch vụ và tăng hiệu quả hoạt
động cho ngân hàng. Vì vậy, mục tiêu nghiên
cứu nhằm khám phá các thành phần CLDV
NHBL, xây dựng và kiểm định mô hình về
mối quan hệ giữa CLDV và sự hài lòng của
khách hàng bán lẻ tại BIDV - CNBD. Các
phần tiếp theo của bài viết này bao gồm: (1)
cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, (2)
phương pháp và kết quả nghiên cứu, (3) hàm
ý cho nhà quản trị, cũng như những hạn chế
và hướng nghiên cứu tiếp theo.
2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Chất lượng dịch vụ
CLDV có nhiều cách định nghĩa khác
nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và
môi trường nghiên cứu. Theo Lehtinen (1982)
cho là CLDV phải được đánh giá trên 2 khía
cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ, (2) kết
quả của dịch vụ. Gronroos (1984) cũng đề
nghị hai thành phần của CLDV, đó là (1) chất
lượng kỹ thuật, đó là những gì khách hàng
nhận được và (2) là chất lượng chức năng.
Theo Parasurman, Zeithaml và Berry (1988,
trang 17) thì định nghĩa “CLDV là khoảng
cách mong đợi về sản phẩm dịch vụ của khách
hàng và nhận thức, cảm nhận của họ khi sử
dụng qua sản phẩm dịch vụ đó”. Các tác giả
này đã khởi xướng phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng để xây dựng và kiểm
định thang đo các thành phần CLDV (gọi là
thang đo SERVQUAL). Thang đo này được
điều chỉnh và kiểm định ở nhiều dịch vụ khác
nhau .Cuối cùng được đo lường bằng 22 biến
quan sát với 5 thành phần gồm: (1) Sự hữu
hình – Tangibles, (2) Sự tin cậy – Reliability,
(3) Sự đáp ứng – Responsiveness, (4) Sự đảm
bảo – Assurance, (5) Sự đồng cảm – Empathy.
Parasuraman và các cộng sự khẳng định rằng
SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về CLDV,
đạt giá trị và độ tin cậy, có thể đáp ứng cho
mọi loại hình dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên,
mỗi ngành dịch vụ cụ thể lại có những đặc thù
riêng của nó (Bojanic, 1991; Cronin & Taylor,
1992; Dabholkar & ctg, 1996; Lassar & ctg,
2000; Mehta ctg, 2000; Nguyễn & ctg, 2003).
Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu CLDV cho
NHBL, thang đo SERVQUAL nên được cải
tiến lại sao cho phù hợp với đặc điểm riêng
của từng dịch vụ.
74
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2.2. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch
vụ và sự hài lòng của khách hàng
Theo quan điểm của người Việt Nam
“Khách hàng chính là thượng đế”, là người
quyết định doanh số dựa trên mức độ hài lòng
của họ về chất lượng của sản phẩm dịch vụ
mà họ sử dụng. Vì vậy, phương châm hoạt
động của các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ
là phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và
khi đó, khả năng họ tiếp tục mua “hàng” là
rất cao.
Theo quan điểm của Philip Kotler (1991)
“Sự hài lòng của khách hàng chính là trạng
thái cảm nhận của một người qua việc tiêu
dùng sản phẩm dịch vụ, về mức độ lợi ích mà
một sản phẩm dịch vụ thực tế đem lại so với
những gì người đó kỳ vọng”.
Hay theo quan điểm của Bachelet (1995)
thì “Sự hài lòng là phản ứng mang tính cảm
xúc của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ
dựa trên những kinh nghiệm cá nhân”.
Qua các khái niệm, nhận thấy CLDV là
yếu tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng
của khách hàng, do đó muốn nâng cao sự hài
lòng của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ
phải nâng cao CLDV. CLDV chỉ tập trung cụ
thể vào những thành phần của dịch vụ nhưng
nó là nguồn gốc quan trọng, là cái được tạo ra
trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của
khách hàng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng sự
hài lòng của khách hàng để đo lường CLDV.
2.3. Các giả thuyết mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
được trình bày tại hình 1. Mô hình này biểu
diễn mối quan hệ giữa CLDV NHBL và sự
hài lòng của khách hàng .
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết được đặt ra là:
H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa
thành phần sự hữu hình của CLDV và sự hài
lòng của khách hàng.
H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành
phần sự tin cậy của CLDV và sự hài lòng của
khách hàng.
H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa
thành phần sự đáp ứng của CLDV và sự hài
lòng của khách hàng.
H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa
thành phần sự đảm bảo của CLDV và sự hài
lòng của khách hàng.
H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành
75
Dịch vụ ngân hàng . . .
phần sự đồng cảm của CLDV và sự hài lòng
của khách hàng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thang đo
Như đã nói ở phần trước, thang đo
SERVQUAL được sử dụng khá rộng rãi,
nhưng để đo lường CLDV cho NHBL thì cần
phải điều chỉnh cho phù hợp. Tại Việt Nam,
thang đo của Lưu Văn Nghiêm (2008) được
xem là thang đo có thể sử dụng thích hợp trong
nhiều thị trường dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên,
do thang đo này chủ yếu cho dịch vụ bán lẻ
nói chung. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên
cứu định tính để điều chỉnh, và bổ sung các
thành phần của CLDV tại BIDV – CNBD cho
NHBL. Nghiên cứu định tính được thực hiện
thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung,
bao gồm hai nhóm, mỗi nhóm 8 người. Trong
đó nhóm một là 8 nhà quản lý ngành ngân
hàng, nhóm hai là 08 khách hàng quan trọng
của BIDV - CNBD. Kết quả ban đầu đề xuất
là 25 biến quan sát, sau khi nhận được ý kiến,
tác giả quyết định điều chỉnh bỏ 02 biến quan
sát, bảng câu hỏi chính thức còn 23 biến quan
sát. Tất cả thang đo các khái niệm đều thang
đo đa biến. Các thang đo này sử dụng dạng
likert năm điểm với 1: hoàn toàn không đồng
ý và 5: hoàn toàn đồng ý. Cụ thể như sau:
Sự hữu hình: (1) trang thiết bị hiện đại,
cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi và thuận
lợi cho khách hàng trong giao dịch, (2) nhân
viên ngân hàng với đồng phục lịch sự, chuyên
nghiệp và dễ nhận biết, (3) các tài liệu hướng
dẫn, cùng tờ bướm giới thiệu về dịch vụ ngân
hàng đầy đủ, đẹp và có sức cuốn hút, (4) Mẫu
biểu ngân hàng rõ ràng, đơn giản; thủ tục giao
dịch dễ dàng, (5) trụ sở ngân hàng dễ nhận biết.
Sự tin cậy: (1) Cam kết của ngân hàng về
cung cấp dịch vụ, (2) Ngân hàng cung cấp
dịch vụ đúng ngay từ lần giao dịch đầu tiên,
(3) Ngân hàng luôn quan tâm giải quyết kịp
thời những vấn đề mà khách hàng cần giúp đỡ
về dịch vụ ngân hàng, (4) bảo mật thông tin
khách hàng, (5) thực hiện các dịch vụ phục vụ
cho khách hàng chính xác, không có sai sót.
Sự đáp ứng: (1) Thời gian thực hiện dịch
vụ, (2) đa dạng sản phẩm để lựa chọn, (3) sự
tư vấn, giúp đỡ của nhân viên ngân hàng, (4)
giải đáp kịp thời những thắc mắc, khiếu nại
của khách hàng.
Sự đảm bảo: (1) Cách cư xử của nhân viên
tạo được sự tin cậy với khách hàng, (2) khách
hàng cảm thấy an toàn trong khi giao dịch, (3)
sự niềm nở, ân cần của nhân viên, (4) trình
độ chuyên môn, trình độ tác nghiệp của nhân
viên, (5) thương hiệu của ngân hàng.
Sự đồng cảm: (1) chương trình chăm sóc,
tri ân khách hàng, quan tâm đến sở thích của
khách hàng, (2) thời gian giao dịch hợp lý,
(3) phân bố mạng lưới chi nhánh, phòng giao
dịch, (4) Hệ thống ATM thuận lợi.
3.2. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phỏng
vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với
khách hàng quan trọng (VIP). Mẫu được chọn
theo phương pháp thuận tiện phi xác suất với
kích thước mẫu ban đầu n=300. Sau khi thu
thập và kiểm tra, có 20 bảng bị loại do có quá
nhiều ô trống. Vì vậy, kích thước cuối cùng
là n=291. Trong đó, phần lớn khách hàng
được khảo sát là nữ chiếm 71,2% (nam chiếm
28,8%). Về độ tuổi: Phần lớn khách hàng
được khảo sát có độ tuổi trẻ, nằm trong nhóm
25-35 tuổi (chiếm 55,6%). Về thời gian giao
dịch: Đa số là khách hàng có thời gian giao
dịch với BIDV - CNBD từ 1-2 năm (chiếm
27,5%), từ 2- 3 năm chiếm 33,1%, và trên 03
năm (chiếm 36,9%). Về số ngân hàng giao
dịch, phần lớn khách hàng đã và đang giao
dịch với 02 ngân hàng.
76
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3.3. Phân tích dữ liệu và kết quả
3.3.1. Kiểm định thang đo Cronbach’alpha.
Kiểm định thang đo Cronbach’alpha là
một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra
sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan
sát. Phương pháp này cho phép loại bỏ những
biến không phù hợp, theo đó chỉ những biến
có hệ số tương quan tổng phù hợp (Corrected
Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ
số Cronbach’alpha từ 0,6 trở lên được xem là
chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân
tích những bước tiếp theo. Sau đây là kết quả
phân tích Cronbach’alpha.
Bảng 1: Kết quả phân tích Cronbach’alpha
Thành phần Số biến quan sát Hệ số Cronbach’alpha Hệ số tương quan tổng nhỏ nhất
Sự hữu hình 5 0,9010 0.6711
Sự tin cậy 5 0.7825 0.3801
Sự đáp ứng 4 0.765 0.349
Sự đảm bảo 4 0.8463 0.5828
Sự đồng cảm 5 0.8772 0.6556
Căn cứ vào kết quả trên, tất cả các yếu tố
đều có hệ số Cronbach’alpha > 0,6 và hệ số
tương quan tổng nhỏ nhất > 0,3, vì vậy với 23
biến quan sát này đủ điều kiện đưa vào phân
tích EFA.
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp trích được sử dụng trong
phân tích nhân tố EFA là Principal Component
Analysis với phép xoay Varimax và điểm
dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn
hơn 1. Các biến quan sát có trọng số Factor
loading nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại. Thang đo được
chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn
hoặc bằng 0.4. Kiểm định Barlett (Barlett’s
test): Sig. <0,05.Tổng phương sai trích (Total
Varicance Explained) phải đạt giá trị từ 50%
trở lên. Eigenvalue (đại diện cho phần biến
thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn
hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1988).Dữ liệu
thu thập sẽ được thực hiện phân tích nhân tố
với phương pháp trích sử dụng (Extraction
method) là Principal Component, phép xoay
(Rotation) là Varimax. Sau đây là kết quả
phân tích nhân tố khám phá lần cuối như sau:
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần cuối
Thành phần
1 2 3 4 5
D.CAM1 0.857 0.334
D.CAM2 0.837 0.345
D.CAM5 0.723 0.301
D.CAM4 0.700 0.123
D.CAM3 0.667
H.HINH2 0.867 0.326
H.HINH1 0.312 0.867
77
Dịch vụ ngân hàng . . .
H.HINH3 0.745 0.222
H.HINH5 0.722 0.110
H.HINH4 0.695 0.298
D.BAO2 0.301 0.816
D.BAO4 0.189 0.791
D.BAO1 0.220 0.775
D.BAO3 0.758 0.300
T.CAY2 0.377 0.911
T.CAY4 0.256 0.902
T.CAY3 0.178 0.790
T.CAY1 0.190 0.564
D.UNG3 0.312 0.901
D.UNG5 0.279 0.898
D.UNG2 0.186 0.675
D.UNG1 0.219 0.552
Phân tích nhân tố lần cuối cho thấy 22
biến quan sát được nhóm thành 5 nhân tố. Tất
cả các biến đều có hệ số tải nhân tố - Factor
loading lớn hơn 0.4, vì vậy đủ điều kiện để
đưa vào phân tích hồi quy
3.3.3. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng) và các biến
độc lập (Sự hữu hình, Sự tin cậy, Sự đáp ứng,
Sự đảm bảo, Sự đồng cảm). Mô hình phân
tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên
hệ và qua đó giúp dự đoán được mức độ của
biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến
độc lập. Phương pháp phân tích được lựa chọn
là phương pháp Enter.
Kết quả phân tích hồi quy như sau:
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa t
Sig.
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
Hằng số 0.839 0.232 3.622 0
D.UNG 0.123 0.038 0.159 3.234 0.001 0.986 1.014
T.CAY 0.024 0.03 0.004 0.813 0.418 0.966 1.035
D.BAO 0.168 0.043 0.225 3.948 0 0.733 1.363
H.HINH 0.246 0.038 0.387 6.512 0 0.673 1.486
D.CAM 0.22 0.043 0.329 5.158 0 0.583 1.714
a. Biến phụ thuộc: HAILONG
78
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Sự
hài lòng) và các biến độc lập (sự hữu hình, sự
đáp ứng, sự đảm bảo, sự đồng cảm) vì có hệ
số sig0.05
nên không có mối quan hệ giữa tin cậy và sự
hài lòng. Kết quả được thể hiện trong phương
trình sau:
H.LONG = 0.839+ 0,387H.HINH +
0,329D.CAM + 0,225D.BAO + 0,159D.UNG
Trong đó: H.LONG: Sự hài lòng, H.HINH:
Sự hữu hình, D.UNG: Sự đáp ứng, D.BAO:
Sự đảm bảo, D.CAM: Sự đồng cảm
Tất cả hệ số hồi quy đều > 0 và hệ số
Sig<0.05 chứng tỏ 4 biến độc lập (sự hữu hình,
sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự đồng cảm) đều tác
động cùng chiều đến sự hài lòng của khách
hàng, riêng sự đáp ứng không tác động đến sự
hài lòng. Kết quả này khẳng định 4 giả thuyết
(H1, H3, H4, H5) nêu ra trong mô hình nghiên
cứu được chấp nhận và kiểm định phù hợp, còn
giả thuyết H2 không được chấp nhận.
4. HÀM Ý CỦA NGHIÊN CỨU VÀ
KIẾN NGHỊ CHO NHÀ QUẢN TRỊ.
Nghiên cứu này cho thấy, thang đo
SERVQUAL và thang đo CLDV (Lưu Văn
Nghiêm, 2008) có thể được áp dụng tại BIDV
- CNBD. Tuy nhiên, chúng ta cần một số điều
chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các yếu tố tác động đến CLDV
với mức độ khác nhau, trong đó yếu tố hữu
hình là yếu tố có tác động nhiều nhất đến sự
hài lòng của khách hàng, tiếp theo là các yếu
tố đồng cảm, đảm bảo và cuối cùng là đáp
ứng. Như vậy BIDV - CNBD phải ưu tiên cải
thiện những yếu tố này theo thứ tự ưu tiên
như trên để tăng sự hài lòng của khách hàng,
cụ thể là: (1) cấu trúc lại mô hình kinh doanh
của BIDV - CNBD để tạo sự thuận tiện cho
khách hàng, (2) chuẩn hóa và rút gọn thủ tục
giấy tờ trong giao dịch bán lẻ, (3) đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt
động ngân hàng bán lẻ, (4) thực hiện chương
trình chăm sóc đối với khách hàng, (5) phát
triển mạng lưới hoạt động kinh doanh ngân
hàng bán lẻ, (6) đầu tư nâng cao chất lượng
công nghệ thông tin, (7) đa dạng hóa và phát
triển các sản phẩm đặc thù. Tóm lại, việc đo
lường CLDV NHBL cần được thực hiện đều
đặn để cải thiện được CLDV nhằm gia tăng sự
hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, một dịch vụ
được người tiêu dùng cảm nhận có chất lượng
cao sẽ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của
dịch vụ đó. Cuối cùng, mô hình lý thuyết về
CLDV NHBL, sự hài lòng của khách hàng này
góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về
chất lượng của một ngành dịch vụ cụ thể. Các
nhà quản lý ở lĩnh vực ngân hàng có thể xem
mô hình này như một mô hình tham khảo cho
các nghiên cứu của mình, ví dụ như chất lượng
của các ngành dịch vụ khác ngoài sản phẩm
dịch vụ bán lẻ, tại Việt Nam cũng như tại các
thị trường khác, đặc biệt là tại các thị trường có
nền kinh tế chuyển đổi tương tự như Việt Nam.
5. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN
CỨU TIẾP THEO
Nghiên cứu này có một số hạn chế. Một
là, nghiên cứu này chỉ thực hiện cho BIDV -
CNBD. Khả năng tổng quát hóa kết quả của
nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại tại
một số ngân hàng khác nữa tại Việt Nam. Đây
là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Hai là, nghiên cứu chỉ xem xét tác động của
CLDV vào sự hài lòng của khách hàng bán lẻ.
Có thể có nhiều yếu tố khác nữa góp phần vào
việc giải thích cho sự hài lòng của khách hàng
như các yếu tố tạo sự vui thích, giải trí cho
khách hàng đi giao dịch tại ngân hàng. Vấn đề
này đưa ra một hướng nữa cho các nghiên cứu
tiếp theo. Ngoài ra, phương pháp chọn mẫu là
thuận tiện phi xác xuất (kích thước mẫu chưa
lớn) cũng là một hạn chế cần khắc phục.
79
Dịch vụ ngân hàng . . .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bachelet .D, 1995. Measuring sastisfaction, or the chain, the Tree, the Nest, Customer satisfaction
research. Breookes, R (ed), ESOMAR.
2. Bojanic, D. C. 1991. Quality Measurement in Professional Services Firms, Journal of Professional
Services Marketing. 7 (2): 27-36.
3. Cấn Văn Lực, 2014. Giải pháp đối với BIDV. Hội thảo ngân hàng bán lẻ
4. Cronin, J. J. & S. A. Taylor, 1992. Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension.
Journal of Marketing, 56 (July): 55-68.
5. Gronroos, C, 1984. A Service Quality Model and Its Marketing Implications, European Journal of
Marketing, 18 (4): 36-44.
6. Kotler, P. &Armstrong, G., 1991. Principlesof marketing, 5th ed. Englewood Cliffs,NJ: Prentice
Hall, Inc.
7. Lê Thị Mận, 2013. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.
8. Lehtinen, U & J. R. Lehtinen, 1982. Service Quality: A Study of Quality Dimensions. Working
Paper, Service Management Institute, Helsinki, Finland.
9. Lưu Văn Nghiên, 2008. Marketing dịch vụ. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Parasuraman, A., L. L. Berry, & V. A. Zeithaml, 1991. Refinement and Reassessment of the
SERVQUAL Scale, Journal of Retailing, 67 (4): 420-450.
11. Parasuraman, A., V. A. Zeithaml, & L. L. Berry, 1988. SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for
Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing,(1): 12-40.
12. Zeithaml, V.A., Berry, L.L., Parasuraman, A, 1996. The behavioral consequences of service quality,
Journal of Marketing, Vol. 60 (2): 31-46.