Mục tiêu: Bướu vùng tuyến tùng hiếm gặp, chiếm ít hơn 1% bướu nội sọ ở các nước phương Tây, là loài
bướu khó chẩn đoán và điều trị do vị trí bướu nằm ở đường giữa và trung tâm của não. Do số lượng bệnh nhân
ít nên vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc xử trí. Xạ trị là biện pháp xạ trị chính. Đề tài này được thực hiện nhằm
khảo sát tình hình chẩn đoán, điều trị bệnh lý hiếm gặp này để rút ra những kinh nghiệm thực hành lâm sàng
phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở cũng như tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là các bệnh nhân bị u tuyến tùng đến khám và điều trị tại khoa Ung
bướu Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2003 đến 2/2004. Bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Nghiên
cứu hồi cứu thống kê bằng phần mềm SPSS 11.5
Kết quả: Có 28 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. 90% có triệu chứng tăng áp lực nội sọ. 17 trường hợp
có chẩn đoán tế bào học, 13/17 là germinome. 24 trường hợp được can thiệp phẫu thuật làm giảm áp lực nội sọ.
Tất cả đều đươc xạ trị. Thời gian sống còn sau 2 năm là 90,4%.
Kết luận: Đa số u tuyến tùng là germinome.phẫu thuật sinh thiết định vị có giá trị chẩn đoán cao. phẫu
thuật làm giảm áp dịch não tủy rất cần thiết. xạ trị có hiệu quả. Liều và vị trí xạ cho bướu tuỳ loại giải phẫu
bệnh.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị bướu vùng tuyến tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 193
ĐIỀU TRỊ BƯỚU VÙNG TUYẾN TÙNG
Nguyễn Tuấn Anh*, Lê Hành*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bướu vùng tuyến tùng hiếm gặp, chiếm ít hơn 1% bướu nội sọ ở các nước phương Tây, là loài
bướu khó chẩn đoán và điều trị do vị trí bướu nằm ở đường giữa và trung tâm của não. Do số lượng bệnh nhân
ít nên vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc xử trí. Xạ trị là biện pháp xạ trị chính. Đề tài này được thực hiện nhằm
khảo sát tình hình chẩn đoán, điều trị bệnh lý hiếm gặp này để rút ra những kinh nghiệm thực hành lâm sàng
phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở cũng như tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là các bệnh nhân bị u tuyến tùng đến khám và điều trị tại khoa Ung
bướu Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2003 đến 2/2004. Bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Nghiên
cứu hồi cứu thống kê bằng phần mềm SPSS 11.5
Kết quả: Có 28 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. 90% có triệu chứng tăng áp lực nội sọ. 17 trường hợp
có chẩn đoán tế bào học, 13/17 là germinome. 24 trường hợp được can thiệp phẫu thuật làm giảm áp lực nội sọ.
Tất cả đều đươc xạ trị. Thời gian sống còn sau 2 năm là 90,4%.
Kết luận: Đa số u tuyến tùng là germinome.phẫu thuật sinh thiết định vị có giá trị chẩn đoán cao. phẫu
thuật làm giảm áp dịch não tủy rất cần thiết. xạ trị có hiệu quả. Liều và vị trí xạ cho bướu tuỳ loại giải phẫu
bệnh.
Từ khóa: tuyến tùng, sinh thiết stereotaxy.
ABSTRACT
THERAPY OF THE PINEAL GLAND TUMORS
Nguyen Tuan Anh, Le Hanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 193 - 198
Objectives:Pineal gland tumors is a rare brain tumor. Its central localisation makes the diagnosis and
treatment difficult. The mode of treatment stills controversy because of the rar ety of the tumors. Radiotherapy is
the main treatment. The aim of this study is to investigate the diagnosis and treatments of this tumor for getting
clinical experiences fit with the current status of vietnamese hospital.
Methods: This is a retrospective study on patients have pineal gland tumors treated at Chợ Rẫy Hospital
from 01/2003 - 2/2004. The main treatment is radiotherapy combined with intracranial decompression surgery.
Results:28 patients has been treated in this period. 90% have had intracranial hypertension. 17 % of them
got histologic diagnosis using stereotaxic biopsy. 24 cases received sugical decompression. The main treatment
was radiotherapy. 2 year survival rate is 90.4%.
Conclusion:The majority of the tumors are germinoma. Stereotaxic biopsy was a reliable method. Surgical
decompression is indispensable. Radiotherapy is an effective treatment. Dosage and the target site are up to the
histologic characteristics of the tumors.
Key words: pineal gland tumours, stereotaxic biopsy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu vùng tuyến tùng (BVTT) hiếm gặp,
chiếm ít hơn 1% bướu nội sọ ở các nước phương
Tây, là loài bướu khó chẩn đoán và điều trị do vị
trí bướu nằm ở đường giữa và trung tâm của
não. Xạ trị là biện pháp xạ trị chính và việc chọn
lựa kỹ thuật xạ trị tuỳ thuộc vào loại giải phẫu
* BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc : TS Lê Hành ĐT: 0913909426 Email : lehanh@hcm.vnn.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 194
bệnh của bướu. Do số lượng bệnh nhân ít nên
vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc xử trí.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh việc Chợ
Rẫy với khoa Ung bướu là nơi tiếp nhận nhiều
bệnh lý não và hệ thần trong đó có BVTT. Vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài “Bướu vùng tuyến tùng
- chẩn đoán và điều trị” với mục đích khảo sát tình
hình chẩn đoán, điều trị bệnh lý hiếm gặp này
nhằm rút ra những kinh nghiệm thực hành lâm
sàng phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở
cũng như tại Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian 24 thang từ 01/2003 đến
tháng 12/2004, tại khoa Ung bướu- Bệnh viện
Chợ Rẫy, có 28 trường hợp bướu vùng tuyến
tùng đến khám và điều trị đã được chọn vào
nhóm nghiên cứu hồi cứu thống kê bằng phần
mềm SPSS 11.5.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi
Tuổi khởi bệnh trung bình là 25,32 ± 2,55
tuổi (nhỏ nhất 9 tuổi, lớn nhất 57 tuổi).
Giới tính
Tỷ lệ nam:nữ = 2.5
Đặc điểm lâm sàng.
Thời gian khỏi bệnh
Trung bình 6,14 ± 1,15 tuần.,15 tuần.
Biểu hiện lâm sàng
89.28%
3.57%
7.14%
7.14%
14.28%
21.42%
39.28%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
R?i l o?n t r i gi ác
Ð?ng k i nh
R?i l o?n n?i t i ?t
T h?n ki nh ngo?i v i
H?i ch?ng Par i naud
R?i l o?n th? gi ác
T ang áp l ?c n?i s?
Biểu đồ 1: Phân bố các triệu chứng lâm sàng
Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm hình ảnh học
Vị trí bướu vùng tuyến tùng: Đa số trường
hợp BVTT có xâm lấn các cấu trúc lân cận
(chiếm 53,7%).
Kích thước bướu: trung bình: 3,53 ± 0,26
cm.
Đặc điểm khác của bướu.
Bảng 1: Phân bố các đặc điểm hình ảnh BVTT
Đặc điểm Số tr. hợp Tỷ lệ
Đơn ổ 27 96,42
Số ổ bướu
Đa ổ 1 3,58
Có 25 89,28 Dấu hiệu cánh
bướu Không 3 10,72
Đồng nhất 24 85,71
Mật độ
Không đồng nhất 4 14,29
Có 0 0 Phù nề quanh
bướu Không 28 100
Rõ 25 89,28
Giới hạn
Không rõ 3 10,72
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 2: Phân bố các loại giải phẫu bệnh
Loại mô học Số trường hợp
n= 17
Tỉ lệ%
Germinôm 13 76
Không có mô bướu 1 6
Bướu sao bào lông 1 6
Bướu tế bào tuyến tùng 1 6
Bướu màng não dạng
thượng mô
1 6
Các phương pháp xử trí BVTT
Phẫu Thuật
Bảng 3: Các biện pháp can thiệp phẫu thuật
Phương pháp can thiệp số trường hợp n=28 Tỉ lệ%
Dẫn lưu não thất - ổ bụng 9 32
Nội soi phá sàn não thất 14 50
Sinh thiết định vị 17 61
Phương pháp xạ trị
Trường chiếu khu trú (bướu và biên 1,5 cm):
được áp dụng cho 3 trường hợp có GPB không
thuộc nhóm bướu tế bào mầm và 4 trường hợp
không có GPB và không đáp ứng với xạ trị 24Gy
vào bướu.
Trường chiếu toàn bộ não/ não thất và sau đó
tăng cường vào bướu: 12 bệnh nhân có loại GPB
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 195
germinôm và 5 trường hợp không có GPB
nhưng có đáp ứng một phần hay hoàn toàn với
liều xạ trị 24 Gy khu trú vào bướu.
Xạ trục thần kinh và sau đó tăng cường vào
bướu: 1 bệnh nhân germinôm có 2 ổ và 2 trường
hợp không GPB có tăng AFP/bHCG.
Liều xạ trị: từ 50-54Gy, được chia làm 25-27
phân liều, mỗi phân liều 2Gy và thời gian xạ
khoảng 5-5,5 tuần (1 tuần xạ 5 ngày).
Đánh giá đáp ứng với xạ trị
Bệnh nhân (BN) được theo dõi đáp ứng sớm
với xạ trị qua chụp CT kiểm tra 3 hoặc 6 tháng
sau xạ trị.
Bảng 4: Đáp ứng sớm sau xạ trị (CT scan sau 3
tháng)
Tan hoàn
toàn
Tan một
phần
Không
đổi
Tiến
triển
Không
đánh
giá
Germinôm 10 2 1
Bướu màng
não 1
Bướu sao
bào lông 1
Bướu tuyến
tùng 1
Không có
GPB 7 2 1 1 1
Tổng cộng 17 5 2 1 3
Chúng tôi khảo sát đáp ứng chung của
BVTT so với phương pháp xạ trị nếu không kể
loại giải phẫu bệnh là; đáp ứng hoàn toàn
(60,7%), đáp ứng không hoàn toàn (21,3%),
không thay đổi (7%) và 2 trường hợp không tái
khám nên không đánh giá được (7%).
Thời gian sống còn
Thời gian theo dõi trung bình: 14,54 ± 1,48
tháng.
Xác suất thời gian sống còn 2 năm là 90,4%.
Trong nhóm nghiên cứu có 2 trường hợp
tử vong. một trường hợp là BVTT xâm lấn
thân não không có giải phẫu bệnh, bệnh nhân
tử vong khi chưa hoàn tất xạ trị và trường hợp
khác là bướu sao bào lông tử vong sau xạ trị 1
năm do u tái phát.
Biểu đồ 2: Kết quả sống còn
BÀN LUẬN
Trong 2 năm, Khoa Ung bướu-BVCR đã
điều trị cho 592 BN bướu não trong đó có 28
trường hợp BVTT (chiếm 4,72%). Tuổi khởi bệnh
trung bình của nhóm là 25,32 ± 2,55 tuổi, phù
hợp với y văn thế giới là BVTT có tuổi trung
bình từ 20-30 tuổi(10,13). Đa số bệnh nhân (64,28%)
đến bệnh viện trước 5 tuần. Điều này chứng tỏ
bệnh lý bướu vùng này có diễn tiến nhanh và
sớm biểu hiện nhiều triệu chứng.
Triệu chứng thường gặp nhất khiến bệnh
nhân đến nhập viện là tăng áp lực nội sọ (khoảng
90% bệnh nhân). Đây gần như là một triệu
chứng “đặc hiệu” của nhóm bệnh lý này vì về
giải phẫu học tuyến tùng nằm ngay nơi giao
thương quan trọng của hệ thống dịch nảo tuỷ là
cống não Sylvius.
Vai trò phẫu thuật trong chẩn đoán và điều
trị BVTT
Trong điều trị BVTT, phẫu thuật có vai trò
quan trọng giúp giải quyết tình trạng não úng
thuỷ và xác định chẩn đoán mô học.
90
94
98
100
92
96
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 196
Nhận định vai trò phẫu thuật sinh thiết
bướu
Sinh thiết định vị được thực hiện trên 17
trường hợp (60,71%) và chỉ định chính của
phương pháp này là để có được chẩn đoán mô
học chắc chắn trước khi chọn lựa biện pháp điều
trị thích hợp. Thông tin giải phẫu bệnh học có
được trong 16 trường hợp, và 1 trường hợp kết
quả là mô não lành do sinh thiết sai vị trí. Như
vậy tỷ lệ thành công là khá cao (94%) và không
ghi nhận biến chứng đáng kể sau thủ thuật.
Nhận định vai trò của phẫu thuật điều trị dãn
não thất thứ phát
Giải quyết tình trạng não úng thuỷ thứ
phát do tắc nghẽn hệ thống não thất là một
bước xử trí quan trọng để giải quyết triệu
chứng cấp tính trong BVTT. Có 2 phương
pháp thực hiện là dẫn lưu dịch bảo tuỷ từ não
thất qua ống thông vào ổ phúc mạc và nội soi
mở thông sàn não thất III. Trong loạt nghiên
cứu này có 9 trường hợp (32%) được dẫn lưu
não thất và 14 trường hợp (50%) được nội soi
phá sàn não thất III.
Vai trò xạ trị trong điều trị BVTT
Chỉ định xạ trị
Chỉ định và kỹ thuật xạ trị được áp dụng tuỳ
theo loại giải phẫu bệnh của bướu.
Xạ trị bướu germinôm thuần nhất
Germinôm thuần nhất là một trong những
loại bướu rất nhậy cảm với phương pháp xạ trị
nên đây luôn là biện pháp ưu tiên lựa chọn.
tuy nhiên cho đến nay, y văn còn nhiều tranh
cãi về các vấn đề thể tích chiếu xạ, xạ trĩ phòng
ngừa trục thần kinh cũng như phối hợp hoá trị
giảm liều. chúng tôi tham khảo y văn để đưa
ra một số nhận định sau:
- Nhận định vai trò của xạ toàn bộ trục
thần kinh.
Theo diễn tiến tự nhiên, bướu tế bào mầm có
xu hướng xâm lấn vào hệ thống não thất và gieo
rắc vào tuỷ sống. Tuy nhiên, vấn đề xạ phòng
ngừa tuỷ sống gây tranh cải rất nhiều do khó
khăn trong việc đánh giá nguy cơ thật sự của di
căn. Tác giả Linstadt(9) báo cáo tỉ lệ tái phát tuỷ
sống là 23% ở nhóm không xạ phòng ngừa và
8% ở nhóm có điều trị. Vài nghiên cứu khác cho
thấy tỉ lệ di căn tuỷ sống là 10-20% và kết luận
rằng nguy cơ này được xem là quá thấp để áp
dụng xạ trị vào tuỷ sống một cách thường qui.
Một số tác giả khác báo cáo kết quả rất khích lệ
của xạ toàn bộ trục thần kinh ở BN bướu tế bào
mấm sau tuổi dậy thì với tỷ lệ biến chứng chấp
nhận được. Tuy nhiên, vì hầu hết bướu tế bào
mầm có xu hướng tái phát tại chỗ nên nhiều
nghiên cứu gần đây ưa chuộng trường chiếu
khu trú hơn. Việc áp dụng tế bào học dương
tính trong dịch não tuỷ để chỉ định cũng gây
nhiều tranh cãi vì một số nghiên cứu với số
lượng ít bệnh nhân vẫn cho kết quả tốt với
trường chiếu khu trú.
Vì vậy một số chỉ định cho xạ toàn bộ trục
thần kinh được sự đồng thuận của nhiều tác giả
Bệnh lan toả, gieo rắc não thất.
Tế bào học dịch não tuỷ dương tính.
Di căn tuỷ sống thấy được trên MRI.
Bướu tế bào mầm germinôm không thuần
nhất.
- Nhận định vai trò của xạ toàn bộ não/ toàn
bộ não thất.
Ngoại trừ đối với một số loại giải phẫu bệnh
như bướu thần kinh đệm hoặc bướu màng não,
thể tích xạ trị chỉ bao gồm bướu và biên an toàn
từ 1,5-2 cm bao quanh bướu là đủ. Đối với bướu
tế bào mầm vùng tuyến tùng nhiều tác giả
khuyên nên xạ toàn bộ não hoặc não thất trước
khi tăng cường vào bướu nguyên phát do đặc
tính tái phát trong hộp sọ của loại sang thương
này. Tác giả Uematsu(13) năm 1992 tìm thấy sự
liên quan có ý nghĩa giữa trường chiếu xạ và sự
tái phát. Trong 23 thường hợp xạ trị có 3 trường
hợp tái phát đều ngoài trường chiếu. Xạ toàn bộ
não có thể được áp dụng mà không cần dùng
CT hay MRI để lập kế hoạch 3D.
Tuy nhiên, xạ toàn bộ não cũng kèm theo
tăng tỉ lệ suy giảm trí tuệ, đặc biệt khi phối hợp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 197
với hoá trị và nhất là trên bệnh nhân có tiên
lượng tốt và đời sống kéo dài như germinôm
thuần nhất. Gần đây, một số công trình chỉ xạ
khu trú vào bướu báo cáo tỉ lệ tái phát trong hộp
sọ tương tự (khoảng 5%) khi dùng trường chiếu
khu trú vào bướu so với xạ toàn bộ não. Tác giả
Wolden(15) nhận thấy chỉ tái phát 1 trường hợp
trong 22 bệnh nhân (và trường hợp này đã điều
trị vớt vát thành công bằng hoá trị). Nhiều tài
liệu cho thấy có thể vớt vát thành bằng hoá trị
cho những trường hợp tái phát này. Tuy vậy, vì
số lượng bệnh nhân ít nên kết quả này chưa có
sự đồng thuận của hầu hết các tác giả.
Những biến chứng muộn do xạ trị có thể
được giảm nhẹ nếu dùng những kĩ thuật xạ trị
mới như: thu nhỏ trường chiếu, xạ trị phù hợp
mô đích, Kỹ thuật IMRT, xạ tăng cường bằng
xạ phẫu.
Xạ trị bướu không thuộc nhóm tế bào mầm
Đối với nhóm bệnh lý này, phẫu thuật cắt bỏ
bướu đôi khi có vai trò điều trị triệt để như đối
với trường hợp bướu sao bào grad thấp, tuy
nhiên vì không thực hiện được nên xạ trị được
xem như biện pháp điều trị thay thế. Trong
nhòm nghiên cứu có 3 trường hợp sinh thiết
bướu không thuộc nhóm tế bào mầm là bướu
màng não, bướu sao bào, bướu tế bào tuyến
tùng đều có xu hướng tiến triển tại chỗ và không
có xu hướng gieo giắc não thất nên được xạ trị
khu trú vào bướu đến liều 54Gy.
Xạ trị bướu không có giải phẫu bệnh
Đây là một vấn đề thường gặp trong thực
tế lâm sàng vì không phải bệnh nhân nào cũng
có giải phẫu bệnh trước khi điều trị. Vì vậy,
vấn đề xử trí cho nhóm bệnh nhân này rất thay
đổi theo từng trung tâm. Trong những tâm ở
Nhật bản và Anh quốc, những bệnh nhân này
được xạ trị với trường chiếu khu trú, sau đó
được đánh giá bằng MRI xem bướu có thu nhỏ
hay không. Nếu bướu có đáp ứng bệnh nhân
sẽ được xạ toàn bộ não hoặc trục thần kinh.
Những bệnh nhân không đáp ứng xạ trị sẽ
được phẫu thuật.
Trong 2 nhóm bệnh nhân được điều trị ở
Tokyo từ 1975 đến 1988, tỷ lệ sống 5 năm là 73%
ở bệnh nhân germinôm so với tỷ lệ 83% ở bệnh
nhân nghi ngờ germinôm theo phác đồ nói trên,
sự khác biệt này theo các tác giả không có ý
nghĩa thồng kê. Tại BV Royal Marsden (Anh
quốc), 50 bệnh nhân BVTT được xạ trị khu trú
20Gy, những bệnh nhân có đáp ứng sẽ được xạ
tiếp 30Gy vào não. Các tác giả báo cáo tỷ lệ sống
5 năm là 81% ở bệnh nhân nghi ngờ germinôm
và tỷ lệ sống 5 năm 64% với nhóm không đáp
ứng xạ trị ban đầu.
Trong nghiên cứu này, đối với bệnh nhân
không có giải phẫu bệnh, chúng tôi thực hiện
xạ trị 24Gy và chụp phim CT kiểm tra đáp
ứng. Nếu bướu có đáp ứng một phần hay
hoàn toàn, bệnh nhân được xem nhóm
germinôm và tiếp tục xạ trị toàn bộ não hay
não thất 30Gy. Những bệnh nhân không đáp
ứng xạ trị sẽ được tiếp tục xạ trị khu trú vào
bướu đến 54Gy. Tuy nhiên cách xử trí này
cũng có phần hạn chế là không thể loại trừ
những trường hợp bướu lành tính ở vùng
tuyến tùng chỉ nên được điều trị bằng phẫu
thuật đơn thuần và xạ trị sẽ không đạt kết quả.
Đánh giá kết quả xạ trị
Đáp ứng sớm với xạ trị
Đa số đáp ứng hoàn toàn với phương pháp
xạ trị (64,28%) và tỷ lệ đáp ứng khách quan
chung dựa vào hình ảnh học là 85,71%.
Đánh giá kết quả sống còn
Vì là một nghiên cứu nhỏ với số lượng ít
bệnh nhân được thực hiện trong thời gian theo
dõi trung bình là 14,5 tháng nên chúng tôi chỉ
đưa ra đánh giá sơ bộ về thời gian sống còn 2
năm chung cho 28 trường hợp BVTT nói chung
là 90,4%. Riêng đối với nhóm bướu tế bào
mầm germinôm thuần nhất cho đến thời gian
kết thúc nghiên cứu chưa ghi nhận trường hợp
nào tử vong.
Bảng 5: So sánh kết quả xạ trị đơn thuần
Tác giả Số bệnh nhân Thời gian sống còn
Jenkin (26) 10 100% 5 năm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 198
Tác giả Số bệnh nhân Thời gian sống còn
Hoffman (25) 25 85% 5 năm
Fields (19) 10 68 tháng
Linstadt (31) 33 (13 sinh thiết
và 20 không sinh
thiết)
100% 5 năm (sinh thiết)
70% 5 năm (khô ng
sinh thiết)
Uematsu (52) 23 86% 7 năm
Shibamoto (49) 84 88% 5 năm
Shibamoto (49) 48 91% 5 năm
Nghiên cứu này 28 90,4% 2 năm
So sánh với các tác giả nước ngoài chúng tôi
nhận thấy xác suất sống còn thay đổi tuỳ theo
công trình từ 85-100% trong thời gian 5 năm.
Nghiên cứu chúng tôi có thời gian theo dõi còn
ngắn (trung bình 14 tháng), tuy nhiên kết quả
ghi nhận bước đầu cho thấy tỷ lệ sống còn 2
năm khoảng 90%. Điều này chứng tỏ xạ trị đơn
thuần là một biện pháp hiệu quả trong điều trị
bệnh lý bướu vùng tuyến tùng. Tuy nhiên
nghiên cứu này có hạn chế là do số bệnh nhân
còn ít và số bệnh nhân trong từng nhóm giải
phẫu bệnh không đều nhau nên chúng tôi
không thể đưa ra kết luận về tiên lượng sống
còn của từng nhóm bệnh lý khác nhau.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra một số
kinh nghiệm:
Đa số u tuyến tùng co té bào học lan
germinome.
Phẫu thuật sinh thiết định vị có giá trị chẩn
đoàn cao.
Phẫu thuật làm giảm áp dịch não tủy rất cần
thiết
Xạ trị cho bướu vùng tuyến tùng tuỳ loại
giải phẫu bệnh.
Germinôm thuần nhất: Xạ toàn bộ não/ toàn
bộ não thất 30Gy, xạ trị tăng cường vào bướu 20-
24Gy.
Bướu không phải tế bào mầm: xạ trị khu trú
vào bướu với tổng liều 54Gy.
Bướu không có kết quả giải phẫu bệnh: xạ trị
vào bướu tổng liều 24Gy. Có đáp ứng được xem
thuộc nhóm tế bào mầm và xạ toàn bộ não/não
thất 30Gy. Không đáp ứng xạ trị khu trú tiếp tục
vào bướu đến 54Gy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allen JC, Kim JH, Packer RJ. (1987). “Neoadjuvant
chemotherapy for newly diagnosed germ-cell tumours of the
central nervous system”. J Neurosurg; 67: pp 65–70.
2. Bamberg M, Kortmann RD, Calaminus G, et al. (1999)
“Radiation therapy for intracranial germinoma: Results of the
German cooperative prospective trials MAKEI 83/86/89”. J
Clin Oncol;17(8): pp 2585–2592.
3. Baranzelli MC, Patte C, Bouffet E, et al. (1995) “Primary
cerebral malignant aFP/bHCG secreting germ cell tumours
(GCT): French society of paediatric oncology (SFOP)
experience”. Med Paediatr Oncol; pp 254:84.
4. Calaminus G, Bamburg M, Baranzelli MC, et al. (1994)
“Intracranial germ cell tumours: A comprehensive update of
the European data”. Neuro Paediatr;25: pp 26–32.
5. Cung Thị Tuyết Anh, (1999), Xạ trị các bướu sao bào của não,
Luận án chuyên khoa II, Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh.
6. Dương Minh Mẫn, (2002), “U vùng tuyến tùng”, trong
Trương Văn Việt chủ biên, Chuyên đề Ngoại thần kinh, nhà
xuất bản Y học, tr.291-310.
7. Haddock MG, Schild SE, Scheithaer BW, et al. (1997)
“Radiation therapy for histologically confirmed primary
central nervous system germinoma”. Int J Radiat Oncol Biol
Phys;38: pp 915–923.
8. Halperin EC, Constine LS, Tarbell NJ, Kun LE, editors. (1999)
“Supratentorial brain tumours”. In: Paediatric radiation
oncology. 3rd edition. Philadelphia: Lippincott Williams and
Wilkins;. pp 66–71.
9. Linstadt D, Wara WM, Edwards SB, et al. (1988)
“Radiotherapy of primary intracranial germinomas: The case
against routine craniospinal irradiation”. Int J Radiat Oncol
Biol Phys;15: pp 291-297.
10. Merchant TE, David BJ, Sheldon JM, et al. (1998) “Radiation
therapy for relapsed CNS germinoma after primary
chemotherapy”. J Clin Oncol;16: pp 204–209.
11. Nguyễn Quang Bài, (2003), “Vài nhận xét qua 6 trường hợp
mổ lấy u vùng tuyến tủng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, (7) Phụ
bản số 4, tr.31-34.
12. Shibamoto Y, Oda Y, Yamashita J, et al. (1994) “The role of
cerebrospinal fluid cytology and radiotherapy planning for
intracranial germinoma”. Int J Radiat Oncol Biol Phys;29: pp
1089–1094