Điều trị sỏi bàng quang bằng tán sỏi cơ học tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Đặt vấn đề và mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có sỏi bàng quang được điều trị bằng tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang. Đánh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Bằng nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi đã nghiên cứu 63 bệnh nhân từ 01/01/2010 đến 31/08/2012 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ được điều trị sỏi bàng quang bằng tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 55/8, tuổi mắc bệnh 26 – 81 tuổi, trung bình 51,17 tuổi. Triệu chứng thường gặp tiểu khó 60,3%, tiểu gắt 46%, tiểu lắt nhắt 52,4%, đau hạ vị 27%, tiểu tắc giữa dòng 33,3%, bí tiểu 27%, cầu bàng quang 15,9%. Giá trị chẩn đoán của soi bàng quang 100%, siêu âm 87,7% và chụp hệ niệu không chuẩn bị 67,3%. Kích thước sỏi thường gặp 1 – 2cm (76,2%), lớn nhất là 5cm. 88,7% có 1 viên sỏi, nhiều nhất là 7 viên. Nguyên nhân do tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến 18,2%, hẹp cổ bàng quang 14,3%, hẹp niệu đạo 9,5%. Thời gian thủ thuật trung bình 23,1 (5 – 60) phút. Kết luận: Kết quả tốt 95,2%, trung bình 4,8%, không có kết quả xấu, không có tử vong.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị sỏi bàng quang bằng tán sỏi cơ học tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  228 ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG BẰNG TÁN SỎI CƠ HỌC   TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ  Lê Kế Nghiệp*, Đàm Văn Cương**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề và mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có sỏi bàng quang được  điều trị bằng tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang. Đánh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng tán sỏi cơ học  qua nội soi bàng quang tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ.  Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Bằng nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi đã nghiên  cứu 63 bệnh nhân từ 01/01/2010 đến 31/08/2012 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ được điều trị sỏi  bàng quang bằng tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang.  Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 55/8, tuổi mắc bệnh 26 – 81 tuổi, trung bình 51,17 tuổi. Triệu chứng thường gặp  tiểu khó 60,3%, tiểu gắt 46%, tiểu lắt nhắt 52,4%, đau hạ vị 27%, tiểu tắc giữa dòng 33,3%, bí tiểu 27%, cầu  bàng quang 15,9%. Giá trị chẩn đoán của soi bàng quang 100%, siêu âm 87,7% và chụp hệ niệu không chuẩn bị  67,3%. Kích thước sỏi thường gặp 1 – 2cm (76,2%), lớn nhất là 5cm. 88,7% có 1 viên sỏi, nhiều nhất là 7 viên.  Nguyên nhân do tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến 18,2%, hẹp cổ bàng quang 14,3%, hẹp niệu đạo 9,5%. Thời  gian thủ thuật trung bình 23,1 (5 – 60) phút.  Kết luận: Kết quả tốt 95,2%, trung bình 4,8%, không có kết quả xấu, không có tử vong.  Từ khóa: sỏi bàng quang  ABSTRACT  THE TREATMENT BLADDER STONE BY LITHOTRIPSY AT CAN THO CENTRAL GENERAL  HOSPITAL  Le Ke Nghiep, Dam Van Cuong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 228 ‐ 234  Introduction and objectives: Determining the clinical characteristics, clinical and evaluate the results of  treatment of bladder stones by endoscopic mechanical lithotripsy bladder at Can Tho Central General Hospital.  Patients  and methods:  By  cross‐sectional  retrospective  study  describes. We  studied  63  patients  from  01/01/2010  to 31/08/2012  at Can Tho Central General Hospital  that  is  treated  bladder  stones  by  endoscopic  mechanical lithotripsy.  Results: Ratio of male / female 55/8, infected age 26 ‐ 81 years old, average age 51.17. Common symptoms  dysuria  60.3%,  intense  sub  46%,  and  small mice  52.4%,  pain  lower  27%,  sub  switch  between  line  33.3%,  urinary retention 27%, bladder optical 15, 9%. The value of diagnostic cystoscopy 100%, ultrasound 87.7% and  kidney ureter bladder X‐ray 67.3%. Common  size gravel 1  ‐ 2  cm  (76.2%),  the  largest being 5cm. 88.7% 1  pebble, most 7 pebbles. Caused by proliferation of benign prostate 18.2%, bladder neck stenosis 14.3%, urethral  stenosis 9.5%. The average procedure time of 23.1 (5‐60) minutes.  Conclusions: Good results 95.2%, average 4.8%, with no bad results, there is no death.  Key words: bladder stone  * Bệnh viên Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long     ** Trường đại học Y dược Cần Thơ  Tác giả liên lạc: PGS. TS Đàm Văn Cương  ĐT: 0913784310   Email: damvancuongct@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  229 ĐẶT VẤN ĐỀ  Sỏi niệu là bệnh lý phổ biến, đứng hàng đầu  và chiếm khoảng 30‐40% các bệnh  lý về đường  tiết niệu(2). Bất kỳ vị trí nào của đường dẫn niệu  đều có thể bị sỏi, trong đó: sỏi thận gặp 40‐50%,  sỏi niệu quản gặp 28%, sỏi bàng quang gặp 30%,  sỏi  niệu  đạo  gặp  5%.  Thông  thường  sỏi  bàng  quang  đi kèm  các bệnh  lý  của  đường  tiết niệu  dưới như: tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến, xơ  chai  cổ  bàng  quang,  hẹp  cổ  bàng  quang,  hẹp  niệu đạo.  Điều  trị  sỏi  bàng  quang  bao  gồm: mổ mở,  lấy sỏi bàng quang qua da  trên xương mu,  lấy  sỏi bàng quang qua niệu đạo bằng phương bóp  sỏi nội soi và hiện nay dùng nội soi tán sỏi bàng  quang qua đường niệu đạo.  Các  bệnh  viện  tại  Việt  Nam  đã  có  nhiều  thành công trong điều trị sỏi bàng quang, có rất  nhiều  trường  hợp  điều  trị  được  sỏi  rất  to. Tại  khoa ngoại niệu bệnh viện đa khoa trung ương  Cần Thơ đã điều trị nhiều trường hợp sỏi bàng  quang bằng phương pháp mổ mở và nội soi tán  sỏi cơ học. Trong đó nội soi bàng quang tán sỏi  cơ học là phương pháp ít xâm lấn, có tỉ lệ thành  công cao,  được bệnh viện  đa khoa  trung  ương  Cần  Thơ  áp  dụng  nhiều  để  điều  trị  sỏi  bàng  quang.  Mục tiêu  Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề  tài này với 2 mục tiêu:  Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở  bệnh nhân có sỏi bàng quang được điều trị bằng  tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang.  Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  sỏi  bàng  quang  bằng  tán sỏi cơ học qua nội soi bàng quang  tại  bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 63 bệnh  nhân  bị  sỏi  bàng  quang  từ  01/01/2010  đến  31/08/2012  tại  Bệnh  viện  đa  khoa  Trung  ương  Cần Thơ.  Tiêu chuẩn chọn bệnh  Tất cả bệnh nhân ≥16  tuổi, được chẩn đoán  sỏi bàng quang và  điều  trị bằng phương pháp  nội soi bàng quang tán sỏi cơ học.  Tiêu chuẩn loại trừ  Nhiễm trùng tiểu chưa điều trị ổn.  Hẹp niệu đạo, hẹp cổ bàng quang không thể  đặt máy soi vào bàng quang.  Suy thận nặng.  Sỏi kích thước > 3cm không thể đặt máy tán  sỏi.  Mắc  các  bệnh  lý  nội  khoa  nặng  khác  ảnh  hưởng kết quả điều trị.  Bệnh nhân bị HIV/AIDS.  Đánh giá kết quả:  + Kết quả tốt khi đạt được sạch sỏi và không  xảy ra tai biến, biến chứng sau thủ thuật.  + Kết quả trung bình khi đạt sạch sỏi và xảy  ra  tai  biến,  biến  chứng  sau  thủ  thuật  nhưng  không cần can thiệp thủ thuật  lại hoặc các biện  pháp ngoại khoa.  + Xấu khi không  đạt  sạch  sỏi,  thất  bại  thủ  thuật hoặc xảy ra tai biến, biến chứng nặng cần  can thiệp ngoại khoa hoặc thủ thuật khác, hoặc  bệnh nhân tử vong.  Nhập số liệu, xử lý số liệu và phân tích  Số liệu sau khi được làm sạch, sẽ được nhập  vào máy  tính  và  xử  lý  bằng  phần mềm  SPSS  (version 18.0; SPSS Inc, Chicago, USA).  KẾT QUẢ  Tuổi mắc bệnh  Biểu đồ 1. Biểu diễn nhóm tuổi mắc bệnh.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  230 Tuổi mắc bệnh  trung bình 57,17  tuổi  (26 –  81 tuổi).  Giới tính  Tỉ lệ nam/nữ là 55/8.  Lý do vào viện  Bảng 1. Lý do vào viện.  Lý do Số lượng bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Tiểu khó 35 55,6 Bí tiểu 16 25,4 Tiểu gắt 4 6,3 Tiểu máu 3 4,8 Đau bụng hạ vị 1 1,6 Tiểu lắt nhắt 1 1,6 Tiểu tắc giữa dòng 1 1,6 Phát hiện sỏi qua siêu âm 1 1,6 Khác 1 1.6 Nhận  xét:  Lý  do  vào  viện  của  bệnh  nhân  thường là tiểu khó và bí tiểu.  Triệu chứng lâm sàng  Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng.  Triệu chứng Có Không Tổng Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (N) Tỉ lệ (%) Tiểu khó 38 60,3 25 39,7 63 100 Tiểu lắt nhắt 33 52,4 30 47,6 63 100 Tiểu gắt 29 46 34 54 63 100 Tiểu tắc giữa dòng 21 33,3 42 66,7 63 100 Đau bụng hạ vị 17 27 46 73 63 100 Bí tiểu 17 27 46 73 63 100 Cầu bàng quang 10 15,9 53 84,1 63 100 Nhận xét: Các  triệu chứng  tiểu khó,  tiểu  lắt  nhắt,  tiểu gắt,  tiểu  tắc giữa dòng, đau hạ vị, bí  tiểu,  cầu  bàng  quang  là  những  triệu  chứng  thường  gặp  và một  bệnh  nhân  có  nhiều  triệu  chứng phối hợp.  Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng tiểu máu.  Triệu chứng Số lượng bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Không tiểu máu 9 14,3 Tiểu máu đại thể 12 19 Tiểu máu vi thể 42 66,7 Tổng 63 100 Nhận xét: Phần  lớn bệnh nhân có  tiểu máu  từ vi thể đến đại thể.  Cận lâm sàng  Bảng 4. Giá trị chẩn đoán của các phương tiện cận  lâm sàng.  Phương tiện chẩn đoán Số bệnh nhân được xét nghiệm Chẩn đoán đúng Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nội soi BQ X quang Siêu âm 63 49 57 63 33 50 100% 67,3% 87,7% Đặc điểm của sỏi  Số lượng sỏi phần lớn là một viên 56/63 bệnh  nhân. Có 1/63 bệnh nhân có đến 7 viên sỏi.  Đa số gặp sỏi có kích thước từ 1‐2cm chiếm  72,2%  (57/79).  Kích  thước  sỏi  trung  bình  1,859cm, nhỏ nhất 0,8cm, lớn nhất 5cm.  Sỏi  có hình oval  chiếm  đa  số 45/79  (57%),  hình cầu 23/79  (29,1%), hình nhiều  thùy 11/79  (13,9%).  Màu  sắc  sỏi  gồm  màu  vàng  49/79  (62%),  màu trắng 29/79 (36,7%), màu nâu 1/79 (1,3%).  Sỏi  thường  nằm  trong  lòng  bàng  quang  69/79 (87,3%), kẹt cổ bàng quang 10/79 (12,7%).  Bệnh  lý  nguyên  nhân  gồm  tăng  sinh  lành  tính  tiền  liệt  tuyến  18,2%,  hẹp  cổ  bàng  quang  14,3%, hẹp niệu đạo 9,5%.  Liên quan giữa số lượng sỏi với độ tuổi  Bảng 5. Liên quan số lượng sỏi và độ tuổi.  20-39 tuổi 40-59 tuổi 60-79 tuổi ≥ 80 tuổi Tổng 1 viên 12 (21,4%) 29 (51,8%) 14 (25%) 1 (1,8%) 56 (100%) 2 viên 0 (0%) 3 (75%) 1 (25%) 0 (0%) 4 (100%) 3 viên 0 (0%) 1 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 1 (100%) > 3 viên 0 (0%) 0 (0%) 1 (50%) 1 (50%) 2 (100%) Tổng 12 (19%) 33 (52,4%) 16 (25,4%) 2 (3,2%) 63 (100%) Nhận xét: Sỏi 1‐2 viên thường gặp ở độ tuổi  3 viên chỉ gặp ở độ tuổi ≥60 tuổi.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  231 Liên quan giữa số lượng sỏi với bệnh nguyên  Bảng 6. Liên quan số lượng sỏi với bệnh nguyên.  Tăng sinh tiền liệt tuyến Hẹp cổ bàng quang Hẹp niệu đạo Có Không Tổng Có Không Tổng Có Không Tổng 1 viên 8 (15,7%) 43 (84,3%) 51 (100%) 7 (12,5%) 49 (87,5%) 56 (100%) 6 (10,7%) 50 (89,3%) 56 (100%) 2 viên 1 (50%) 1 (50%) 2 (100%) 0 4 (100%) 4 (100%) 0 4 (100%) 4 (100%) 3 viên 0 0 0 0 1 (100%) 1 (100%) 0 1 (100%) 1 (100%) > 3 viên 1 (50%) 1 (50%) 2 (100%) 2 (100%) 0 2 (100%) 0 2 (100%) 2 (100%) Tổng 10 (18,2%) 45 (81,8%) 55 (100%) 9 (14,3%) 54 (85,7%) 63 (100%) 6 (9,5%) 57 (90,5%) 63 (100%) Kết quả thủ thuật  Thời  gian  tiến  hành  thủ  thuật  trung  bình  23,1 phút (5‐60 phút).  Thời gian nằm viện trung bình 7,48 ngày (3‐ 15 ngày).  Cắt  đốt nội  soi  tiền  liệt  tuyến  9/63  (14,3%),  nong  niệu  đạo  5/63  (7,9%), Xẻ  cổ  bàng  quang  2/63 (3,2%).  Kết  quả  tốt  đạt  95,2%,  trung  bình  4,8%,  không có kết quả xấu cũng như tử vong.  BÀN LUẬN  Sỏi niệu là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng  từ  5‐10%  trong  suốt  cuộc  đời  của  con  người.  Trong  đó  sỏi  bàng  quang  chiếm  khoảng  30%  trong tổng số sỏi niệu.  Theo  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  từ  01/01/2010 đến 31/08/2012, tại khoa ngoại niệu  bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ  tổng  số  bệnh  nhân  nhập  viện  điều  trị  sỏi  bàng  quang  là 125 bệnh nhân. Trong đó,  tán sỏi cơ  học  điều  trị  sỏi  bàng  quang  qua  niệu  đạo  là  100 trường hợp. Nhưng thỏa điều kiện nghiên  cứu của chúng  tôi  là 63  trường hợp. Nếu  tính  cho  toàn  bộ  phương  pháp  điều  trị  sỏi  bàng  quang  bằng  tán  sỏi  cơ  học  qua  niệu  đạo  là  100/125 bệnh nhân,  tỉ  lệ 80%. Mở bàng quang  lấy sỏi là 17/125 bệnh nhân, tỉ lệ 13,6%.  Tuổi  mắc  bệnh  trung  bình  trong  nghiên  cứu của chúng tôi: Tương đương với Đàm Văn  Cương (1995)(1).  Qua biểu đồ 1 cho thấy độ tuổi mắc bệnh cao  nhất  là 40‐59 tuổi tương đương với nghiên cứu  của Nguyễn Minh Tuấn (2010)(4).  So  với  nghiên  cứu  của  Vũ  Hồng  Thịnh  (2004)(5), độ tuổi <70 của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao  hơn có ý nghĩa thống kê p<0.0001.  Theo nghiên cứu của Douenias R và cộng sự  (1991) tuổi mắc sỏi bàng quang từ 20 đến 92 tuổi  cũng  tương đương với độ  tuổi mắc bệnh  trong  nghiên cứu của chúng tôi.  Giới tính  Trong nghiên cứu của chúng tôi nam chiếm  tỉ lệ cao hơn nữ tương đương với các nghiên cứu  của  Đàm  Văn  Cương  (1995),  Vũ Hồng  Thịnh  (2004), Nguyễn Minh Tuấn (2010).  Lý do vào viện  Qua bảng 1 cho thấy lý do bệnh nhân nhập  viện  nhiều  nhất  là  tiểu  khó  (55,6%)  và  bí  tiểu  (25,4%). So  sánh với nghiên  cứu  của Đàm Văn  Cương (1995), triệu chứng phổ biến nhất là tiểu  gắt  tới  45,55%,  tiểu  tắc  24,80%,  bí  tiểu  và  tiểu  máu 28,88%; có sự khác biệt với nghiên cứu của  chúng tôi. Nhưng xem xét chung vẫn là các triệu  chứng gây  cho bệnh nhân  các  rối  loạn về  tiểu  tiện  là  nguyên  nhân  chính  khiến  bệnh  nhân  nhập viện điều trị.  Triệu chứng lâm sàng  Qua kết quả ở bảng 2 và 3 chủ yếu  là các  triệu  chứng  rối  loạn  đi  tiểu  và  sự  thay  đổi  nước  tiểu. So với nghiên cứu của Anil Kumar  P.L,  tỉ  lệ  bệnh  nhân  đau  hạ  vị,  tiểu  gắt  của  chúng  tôi  thấp hơn, còn  tiểu máu và  tiểu khó  của  chúng  tôi  cao  hơn,  chúng  tôi  không  có  bệnh nhân nào sốt và các triệu chứng khác của  chúng tôi thì tương đương.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  232 Giá trị chẩn đoán của các phương pháp cận  lâm sàng  Theo bảng 4 có sự khác biệt nhưng không có  ý nghĩa thống kê p>0,05 khi so sánh bằng phép  Chi bình phương. Phù hợp với nghiên cứu của  Đàm Văn Cương (1995) về giá trị chẩn đoán của  3 phương pháp  là như nhau, do  đó  có  thể  sử  dụng một  trong 3 phương pháp  để  chẩn  đoán  sỏi bàng quang.  Đặc điểm của sỏi  Về số lượng sỏi trong nghiên cứu của chúng  tôi cũng  tương đương với các  tác giả khác như  Đàm  Văn  Cương  (1995),  Anil  Kumar  P.L  (2004)(Error! Reference source not found.), Nguyễn Minh Tuấn  (2010),  chủ  yêu  là  một  viên.  Chúng  tôi  có  1  trường hợp có tối đa 7 viên sỏi, Anil Kumar P.L  (2004) 9,14% trường hợp có nhiều sỏi, Vũ Hồng  Thịnh  (2004)  số  lượng  sỏi  từ  1  đến  12  viên,  Nguyễn Minh Tuấn (2010) có 1 bệnh nhân có 9  viên sỏi.  Liên quan giữa  số  lượng  sỏi  so với nhóm  tuổi  theo bảng 5, sỏi 1 viên gặp nhiều nhất  ở  tuổi <60  tuổi  (73,2%), sỏi  từ 3 viên  trở  lên chỉ  gặp  ở  tuổi  ≥60  tuổi do  liên quan  đến bệnh  lý  gây tắc nghẽn đường thoát nước tiểu của bàng  quang gây ứ đọng nước tiểu lau ngày nên hình  thành nhiều sỏi.  Qua  bảng  6,  sỏi  1  viên  gặp  ở  tất  cả  các  trường hợp có và không có bệnh nguyên nhưng  tỉ  lệ  thấp hơn  ở nhóm có bệnh nguyên. Khi số  lượng  sỏi  nhiều  >  2  viên  tỉ  lệ  gặp  ở  nhóm  có  bệnh  nguyên  tương  đương  hoặc  hơn  nhóm  không có bệnh nguyên.  Đa số sỏi có kích  thước  từ 1 – 2cm  (72,2%),  kích  thước  lớn nhất  là 5cm, nhỏ nhất  là 0,8cm.  Đàm Văn Cương (1995) đa số sỏi có kích thước ≤  2cm (78%), trường hợp lớn nhất có đường kính  4,5cm,  sỏi  nhỏ  nhất  là  0,7cm. Vũ Hồng  Thịnh  (2004) kích thước sỏi từ 1 – 4cm. Anil Kumar P.L  (2004)  kích  thước  sỏi  thay  đổi  từ  1x0,8cm  đến  3x3,2cm, tối đa (57,14%) có kích thước 1 – 3cm.  Nguyễn Minh Tuấn (2010) kích thước sỏi đa số  từ 1,5 – 2,5cm, có trường hợp đến 4cm.  Sỏi có hình oval 57%, hình cầu 29,1%, hình  nhiều  thùy  13,9%.  Phù  hợp  với  hình dạng  sỏi  trong nghiên  cứu  của Đàm Văn Cương  (1995).  Nghiên cứu của Anil Kumar P.L hình dạng của  sỏi gồm hình oval 48,61%, hình dạng không đều  25,19% và hình cầu 23,8%.  Màu sắc sỏi gồm màu vàng 62%, màu trắng  36,7%, màu  nâu  1,3%.  Trong  nghiên  cứu  của  Đàm Văn Cương  (1995)  sỏi màu  vàng  43,33%,  sỏi màu nâu nhạt 26,66%, nâu đen 13,34%, cao  hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi, màu  trắng chiếm 16,67% thấp hơn  trong nghiên cứu  của chúng  tôi. Do số mẫu  (270 bệnh nhân) của  tác giả lớn hơn chúng tôi rất nhiều.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  đa  số  sỏi  nằm tự do trong lòng bàng quang 87,3%, kẹt cổ  bàng quang 12,7%. Tất cả các trường hợp kẹt ở  cổ bàng quang khi soi chúng  tôi đã dùng nước  đẩy vào trong bàng quang. Theo Nguyễn Minh  Tuấn  (2010)  có  16%  sỏi  kẹt  cổ  bàng  quang  và  cũng dùng nước đẩy vào bàng quang.  Kết quả điều trị  Chúng  tôi có 9/10 bệnh nhân có  tăng sinh  lành  tính  tiền  liệt  tuyến  được  cắt  đốt  nội  soi  sau khi tán sỏi, hẹp cổ bàng quang có 2/9 bệnh  nhân cần phải xẻ cổ bàng quang trước khi tán  sỏi  bàng  quang  để  làm  rộng  đường  vào  cho  ống soi, số còn lại do hẹp nhẹ nên ống soi qua  dễ dàng hoặc hẹp do  tăng sinh  tiền  liệt  tuyến  và khi xử lý cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến hiển  nhiên hẹp cổ bàng quang được giải quyết, hẹp  niệu  đạo  cần  được nong  rộng  5/6  bệnh nhân  trước  khi  tiến  hành  thủ  thuật  và  đều  thành  công. Trong  nghiên  cứu  của Vũ Hồng Thịnh  (2004) có 19 trường hợp có tăng sinh lành tính  tiền  liệt  tuyến  và  1  trường  hợp  hẹp  cổ  bàng  quang và  được xử  lý  cắt  đốt nội  soi và xẻ  cổ  bàng  quang  sau  khi  tán  sỏi. Nghiên  cứu  của  Anil  Kumar  P.L  (2004)  có  7  bệnh  nhân  tăng  sinh  lành  tính  tiền  liệt  tuyến  1  được  điều  trị  với cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến qua niệu đạo,  4  được  điều  trị  với  cắt  tiền  liệt  tuyến mở,  2  bệnh nhân được điều trị nội khoa, 6 bệnh nhân  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  233 được cắt bao qui đầu và 2 bệnh nhân được xẻ  cổ bàng quang.  Thời gian  tiến hành  thủ  thuật  trung bình  là  23,1 phút, nhanh nhất  là 5 phút  ở những bệnh  nhân có sỏi nhỏ dễ bắt giữ và không có bệnh lý  kèm theo, lâu nhất là 60 phút ở bệnh nhân phải  cắt đốt nội soi tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến.  Vũ Hồng Thịnh (2004), thời gian tiến hành trung  bình là 30 phút.  Được tính từ lúc bệnh nhân vào viện đến khi  bệnh nhân ra viện, do đó tính luôn cả thời gian  chờ mổ và thời gian hậu phẫu. Thời gian trung  bình  7,48 ngày, ngắn nhất  3 ngày, dài nhất  15  ngày.  Những  bệnh  nhân  nằm  viện  lâu  là  do  trước phẫu thuật được điều trị nhiễm trùng hoặc  cắt đốt nội soi tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến  kèm  theo  hoặc  xảy  ra  biến  chứng  chảy máu.  Theo nghiên  cứu  của  Đàm Văn Cương  (1995),  ngày điều trị ít nhất là 1 ngày, 4/270 bệnh nhân  có số ngày điều trị > 5 ngày là do bị nhiễm trùng  sau  tán  sỏi  chiếm  tỉ  lệ  1,48%. Vũ Hồng Thịnh  (2004), thời gian nằm viện trung bình là 2 ngày.  Anil Kumar P.L  (2004)  thời gian nằm viện  <  5  ngày.  Nguyễn Minh  Tuấn  và  cộng  sự  (2010),  thời gian điều trị từ 1 – 5 ngày.  Chỉ  duy  nhất  một  trường  hợp  chảy  máu  bàng  quang  trong  lúc  tiến  hành  thủ  thuật  do  trong lúc gấp sỏi gây trầy xước niêm mạc bàng  quang, nhưng chúng tôi dùng máy đốt cầm máu  kỹ  và  sau  thủ  thuật  cho  kết  quả  tốt.  Sau  hậu  phẫu xảy ra biến chứng chảy máu  lượng  ít  là 3  bệnh nhân và không cần phải truyền máu. Theo  Đàm Văn Cương (1995) có 26/270 bệnh nhân xảy  ra biến chứng với tỉ lệ 9,63% gồm chảy máu nhẹ,  nhiễm trùng, bí tiểu đều được xử trí bằng bơm  rửa bàng quang và dùng kháng sinh 3 – 5 ngày.  Anil Kumar P.L  (2004)  tất  cả  5 bệnh nhân  trãi  qua mổ  tiền  liệt  tuyến  có  tiểu máu  sau  phẫu  thuật,  tự  giảm  xuống  không  cần  điều  trị.  Nguyễn Minh  Tuấn  (2010)  chảy máu  lượng  ít  sau 1 – 3 ngày nước tiểu tự trong, có 2/25 trường  hợp (8%) phải đặt ống sonde 3 chạc rửa liên tục  sau  3  ngày  bệnh  nhân  ổn  định,  nhiễm  trùng  thường nhẹ, 4 trường hợp (16%) viêm đường tiết  niệu do u tuyến tiền liệt, 1 trường hợp (4%) viêm  thận bể  thận cấp ở  trường hợp bệnh nhân có 5  viên sỏi, thời gian thủ thuật kéo dài.  Nhờ máy  soi  bàng  quang  nên  sau  khi  tán  sỏi, rửa, hút sỏi vụn, chúng tôi luôn soi kiểm tra  lại bàng quang, hết sỏi mới kết  thúc  thủ  thuật.  Nên đánh giá được kết quả ngay sau khi tán sỏi,  cho phép hạn chế tai biến biến chứng, tuy nhiên  có 1  trường hợp gây  chảy máu do  tổn  thương  niêm mạc bàng quang trong lúc gấp sỏi, nhưng  chúng tôi cầm máu kỹ và vẫn cho kết quả tốt. Và  đã  đạt  được  kết  quả  thành  công  lấy  sỏi  hoàn  toàn  và  không  có  biến  chứng  xảy  ra  sau  thủ  thuật là 95,2%, biến chứng nhẹ sau thủ thuật xảy  ra  ở  3  bệnh  nhân  chiếm  4,8%,  không  có  bệnh  nhân nào có kết quả xấu, lấy không hết sỏi hoặc  phải  chuyển  phương  pháp  khác.  Theo  nghiên  cứu  của  Đàm  Văn  Cương  (1995)  kết  quả  tốt  90,38%, khá 5,18%,  trung bình 4,44%, không có  kết  quả  xấu.  Nghiên  cứu  của  Nguyễn  Minh  Tuấn và cộng sự (2010), tán sỏi thành công 96%,  thất bại 4%.  KẾT LUẬN  Tỉ  lệ nam/nữ  là 55/8, tuổi mắc bệnh 26 – 81  tuổi, trung bì
Tài liệu liên quan