Điều trị viêm mũi xoang mạn bằng thuốc y học cổ truyền

Tình hình nghiên cứu và mục tiêu: Viêm mũi xoang mạn là một bệnh đa yếu tố có tính chất rất phức tạp. Do vậy, điều trị viêm mũi xoang mạn trong hầu hết các trường hợp, cần có chế độ điều trị kết hợp. Tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai đang sử dụng bài thuốc Tỷ viêm nang trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính đạt một số kết quả nhất định. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của bài thuốc nói trên trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên 50 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tình nguyện, được chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Viện Hàn Lâm TMH và Hiệp hội phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ 2003, có độ tuổi từ 16 – 60 tuổi, theo dõi tại khoa Tai Mũi Họng (bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai) trong thời gian từ tháng 09/2010 tới tháng 05/2011. Mỗi bệnh nhân uống Tỷ viêm nang 02 viên x 3 lần/ ngày; uống trong 4 tuần liên tiếp cho mỗi đợt. Điều trị 03 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Chỉ tiêu đánh giá: Triệu chứng cơ năng qua thăm khám lâm sàng, nội soi và CT scanner mũi xoang vào những lần tái khám và đánh giá vào các thời điểm trước và sau 1 tháng, 4 tháng, 6 tháng điều trị. Kết quả và kết luận: Thuốc Tỷ viêm nang có khả năng cải thiện các triệu chứng cơ năng của viêm mũi xoang mạn như nghẹt mũi (giảm từ 84% trước điều trị còn 18% sau 6 tháng); sổ mũi (giảm từ 78% trước điều trị còn 18% sau 6 tháng); khịt đàm nhầy giảm theo từng mức độ từ 58% nhiều (độ 3), sau 1 tháng còn 18%, sau 4 tháng còn 10%, sau 6 tháng thì không còn khịt đàm độ 3; nhức đầu có giảm theo từng mức độ từ 78% nhiều (độ 3), sau 1 tháng còn 16%, sau 6 tháng thì hết nhức đầu độ 3; hội miệng (12% hôi miệng nhiều (độ 3) ảnh hưởng đến nghề nghiệp, giao tiếp; sau 1 tháng điều trị Tỷ viêm nang triệu chứng hôi miệng độ 3 giảm còn 0%). Một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 có đối chứng, ngẫu nhiên, mù đôi cần được tiến hành để khẳng định hiệu quả trên của thuốc trên bệnh lý viêm mũi xoang mạn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị viêm mũi xoang mạn bằng thuốc y học cổ truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 206 ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN BẰNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN Hoàng Kim Trọng *, Trần thị Bích Liên** TÓM TẮT Tình hình nghiên cứu và mục tiêu: Viêm mũi xoang mạn là một bệnh đa yếu tố có tính chất rất phức tạp. Do vậy, điều trị viêm mũi xoang mạn trong hầu hết các trường hợp, cần có chế độ điều trị kết hợp. Tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai đang sử dụng bài thuốc Tỷ viêm nang trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính đạt một số kết quả nhất định. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của bài thuốc nói trên trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên 50 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tình nguyện, được chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Viện Hàn Lâm TMH và Hiệp hội phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ 2003, có độ tuổi từ 16 – 60 tuổi, theo dõi tại khoa Tai Mũi Họng (bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai) trong thời gian từ tháng 09/2010 tới tháng 05/2011. Mỗi bệnh nhân uống Tỷ viêm nang 02 viên x 3 lần/ ngày; uống trong 4 tuần liên tiếp cho mỗi đợt. Điều trị 03 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Chỉ tiêu đánh giá: Triệu chứng cơ năng qua thăm khám lâm sàng, nội soi và CT scanner mũi xoang vào những lần tái khám và đánh giá vào các thời điểm trước và sau 1 tháng, 4 tháng, 6 tháng điều trị. Kết quả và kết luận: Thuốc Tỷ viêm nang có khả năng cải thiện các triệu chứng cơ năng của viêm mũi xoang mạn như nghẹt mũi (giảm từ 84% trước điều trị còn 18% sau 6 tháng); sổ mũi (giảm từ 78% trước điều trị còn 18% sau 6 tháng); khịt đàm nhầy giảm theo từng mức độ từ 58% nhiều (độ 3), sau 1 tháng còn 18%, sau 4 tháng còn 10%, sau 6 tháng thì không còn khịt đàm độ 3; nhức đầu có giảm theo từng mức độ từ 78% nhiều (độ 3), sau 1 tháng còn 16%, sau 6 tháng thì hết nhức đầu độ 3; hội miệng (12% hôi miệng nhiều (độ 3) ảnh hưởng đến nghề nghiệp, giao tiếp; sau 1 tháng điều trị Tỷ viêm nang triệu chứng hôi miệng độ 3 giảm còn 0%). Một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 có đối chứng, ngẫu nhiên, mù đôi cần được tiến hành để khẳng định hiệu quả trên của thuốc trên bệnh lý viêm mũi xoang mạn. Từ khóa: Thuốc y học cổ truyền. ABSTRACT RHINOSINUSITIS TREATMENT BY TRADITIONAL MEDICATIONS Hoang Kim Trong, Tran thi Bich Lien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 206 - 211 Background and Aims: Chronic rhinosinusitis (CRS) is a multifactor condition can be caused by many different diseases that share chronic inflammation of the sinuses as a common symptom. Therefore, combined therapies are recommended in almost chronic rhinosinusitis patients. “Ty viem nang” capsule used at Polyclinic Thong Nhat Dong Nai hospital revealed interesting results. This study is designed to evaluate the effectiveness of “Ty viem nang”capsule in the treatment of chronic rhinosinusitis patients. Materials & methods: A clinical trial stade I on 50 chronic rhinosinusitis volunteers, enrolled by diagnostic criteria of American Academy of ORL-HNS 2003, aged 16 – 60, followed up at the ENT Department (Thống Nhất Đồng Nai polyclinic hospital) from 09/2010 to 05/2011. “Ty viem nang” was given orally with the dose of 02 tabs x 3/ day in 4 consecutive weeks/ each cure. A full schedule of therapy is composed of 03 cures, with a month apart. * BV Đa khoa Thống nhất Đồng Nai. ** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học y dược TPHCM. Tác giả liên lạc: BS Hoàng Kim Trọng, ĐT: 0984440860, Email: . trongt3@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 207 Outcome measures: Functional and physical signs were collected by clinical examinations, endoscopy, and CT scanner of sinus before and 1 month, 4 months, 6 months after therapy. Results & Conclusion: “Ty viem nang” capsule has showed the possibility in improving functional signs of CRS as stuffed noses (84% to 18% after 6 month-therapy); running noses (78% to 18% after 6 month- therapy); thick nasal discharge (58% of stade 3 to 18% after 1 month-therapy, 10% after 4 month-therapy, 0% after 6 month-therapy); headache (78% of level 3 to 16% after 1 month-therapy, 0% after 6 month-therapy); halitosis (12% of level 3 to 0%). A randomized, double blind, controlled clinical trial is requested to confirm these results of Ty viem nang on CRS patients. Key word: Traditional medication. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang mạn là một bệnh đa yếu tố có tính chất rất phức tạp(2,5). Do vậy, điều trị viêm mũi xoang mạn trong hầu hết các trường hợp, cần có chế độ điều trị kết hợp(3). Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai đang sử dụng bài thuốc Tỷ viêm nang trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính đạt một số kết quả nhất định. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của bài thuốc nói trên trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên 50 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tình nguyện, từ 16 – 60 tuổi, tại khoa Tai Mũi Họng (bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai) trong thời gian từ tháng 09/2010 tới tháng 05/2011. Tiêu chuẩn chọn bệnh Đối tương nghiên cứu phải đạt các tiêu chuẩn sau: Lâm sàng Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Viện Hàn Lâm TMH và Hiệp hội phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ 2003 (5). Tiêu chuẩn về bệnh sử Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của viêm mũi xoang ≥ 4 lần/ năm (1). Tiêu chuẩn về nội soi chẩn đoán Khi có một trong những biểu hiện sau: (a) Niêm mạc có sung huyết, phù nề, nhất là ở khe mũi giữa. (b) Có dịch tiết ở các vị trí đổ của lỗ thông xoang. Tiêu chuẩn hình ảnh CT Scan mũi xoang: Khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: (a) Có hình ảnh mờ, tắc nghẽn tại phức hợp lỗ thông mũi xoang. (b) Có hình ảnh mờ, dày niêm mạc ở các xoang hàm, sàng, trán, bướm. Tiêu chuẩn loại trừ Tuổi 60. Có polyp mũi. Viêm mũi xoang mạn tính do nấm, do u. Viêm mũi xoang mạn tính có chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân có những chống chỉ định sử dụng bài thuốc Tỷ viêm nang: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Tỷ viêm nang. Phương tiện nghiên cứu Dụng cụ khám tai mũi họng thường quy. Dụng cụ - phương tiện nội soi chẩn đoán: Bộ nội soi mũi xoang Karl Storz gồm: nguồn sáng, dây dẫn sáng, monitor, camera, máy in, optic 4mm 00 - 300. Tỷ viêm nang: Mỗi ngày uống 3 lần; mỗi lần uống 02 viên; uống trong 4 tuần liên tiếp cho mỗi đợt. Điều trị 03 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Hàm lượng: cho một viên Tỷ viêm nang. Cao Tân di hoa: 60 mg. Cao Xuyên khung: 30 mg. Cao Thăng ma: 30 mg. Bột Bạch chỉ: 300 mg. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 208 Bột Cam thảo: 50 mg. Có khí dung mũi bằng NaCl 0,9% hỗ trợ. Chỉ tiêu đánh giá: Theo dõi đánh giá các triệu chứng cơ năng qua thăm khám lâm sàng và nội soi mũi xoang vào những lần tái khám (1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng). Nhưng chỉ ghi nhận và lượng giá vào các thời điểm 1 tháng, 4 tháng, và 6 tháng. Các triệu chứng lâm sàng Nghẹt mũi – sổ mũi – khịt đàm nhầy – nhức đầu – hôi miệng – mệt mỏi; được lượng giá với 4 mức độ: Độ 0: Không có hoặc rất hiếm bị. Độ 1: Thỉnh thoảng bị hoặc không thường xuyên bị. Độ 2: Thường xuyên bị nhưng ở mức độ vừa phải. Độ 3: Thường xuyên bị nhưng ở mức độ nhiều, nặng. Ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống. Hình ảnh niêm mạc mũi dưới nội soi: với 4 mức độ: Độ 0: Không sung huyết, không phù nề, không dịch. Độ 1: Sung huyết, phù nề khe giữa. Độ 2: Sung huyết, phù nề khe giữa, có dịch nhầy trong. Độ 3: Sung huyết, phù nề toàn hốc mũi, dịch nhầy mủ nhiều. CT Scan mũi xoang sau 6 tháng với 4 mức độ: Độ 0: Không hình ảnh mờ trên CT Scan. Độ 1: Mờ khu trú vùng phễu sàng. Độ 2: Mờ khu trú vùng phức hợp lỗ thông khe (phễu sàng, lỗ thông xoang hàm, một phần sàng trước). Độ 3: Mờ nhiều, mờ đặc các xoang sàng trước, sàng sau, hoặc mờ cả xoang bướm, xoang trán. Xử lý thống kê Số liệu thu thập qua phiếu theo dõi được xử lý bằng chương trình thống kê SPSS 19.0. Kết quả được kiểm định bằng phép kiểm: Chi bình phương và T-test (paired samples T-test) với khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ & BÀN LUẬN Khảo sát theo giới – tuổi – nghề nghiệp Bảng 1. Khảo sát giới. Giới Tần suất Nam 8 (16 %) Nữ 42 (84 %) TC 50 (100%) Bảng 2. Khảo sát nghề nghiệp. Nghề nghiệp Tần suất Công nhân 26 (52%) Nông dân 21 (42%) Nghề khác 3 (6%) TC 50 (100%) Nhận xét: Bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu là giới nữ 48/50 (84%), đa phần làm công nhân 26/50 (52%), có độ tuổi trung bình là 39; trẻ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 60 tuổi. Khảo sát các triệu chứng và thời gian mắc bệnh Bảng 3. Khảo sát thời gian mắc bệnh. Thời gian mắc bệnh năm Tối thiểu 2 Tối đa 20 Trung bình 5,72 Nhận xét: Thời gian mắc bệnh tương đối khá dài, trung bình gần 6 năm. Có trường hợp dài nhất là 20 năm. Bảng 4. Khảo sát triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng Có Không Nghẹt mũi 42 (84%) 8 (16%) Sổ mũi 39 (78%) 11 (22%) Nhức đầu 50 (100%) 0 Khịt đàm nhầy 50 (100%) 0 Ho kéo dài 3 (6%) 47 (94%) Hôi miệng 12 (24%) 38 (76%) Mệt mỏi 18 (36%) 32 (64%) Đau nhức mặt 0 0 Mất khứu 0 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 209 Khảo sát các đặc điểm về nội soi mũi Bảng 5. Khảo sát nội soi mũi. Nội soi Tần suất Độ 1 2 (4%) Độ 2 42 (84%) Độ 3 6 (12%) TC 50 (100%) Khảo sát các đặc điểm trên CT Scan mũi xoang: Có 26/50 trường hợp được chụp CT Scan. Bảng.6. Khảo sát CT Scan. CT Scan Tần suất Độ 1 9 (34,6%) Độ 2 9 (34,6%) Độ 3 8 (30,8%) TC 26 (100%) Đặc điểm của 50 đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ (84%); với các triệu chứng nổi bật là nhức đầu, khịt đàm nhầy; nghẹt mũi, sổ mũi chiếm tỉ lệ cao (80%); cũng cần chú ý triệu chứng mệt mỏi cũng chiếm tỉ lệ khá cao 36 %; ngoài ra hôi miệng cũng có 22%; các triệu chứng về nội soi mũi và CT Scan ở mức độ trung bình: có sung huyết, phù nề khe giữa, có dịch chiếm 84%; mờ khu trú vùng phức hợp lỗ thông khe (phễu sàng, lỗ thông xoang hàm, một phần sàng trước), chiếm 70%. Nhìn chung mẫu nghiên cứu của chúng tôi so với một số tác giả khác (8,6,7,4) cũng có những điểm tương đồng chỉ khác biệt nhiều về tỉ lệ bệnh giữa nam và nữ do mẫu nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện gần khu công nghiệp với đa phần là công nhân nữ. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Khảo sát các triệu chứng lâm sàng sau điều trị 1 tháng, 4 tháng, 6 tháng Nghẹt mũi Bảng 7. Kết quả thống kê triệu chứng nghẹt mũi. Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 4 tháng Sau 6 tháng Nghẹt mũi Tần suất Tần suất Tần suất Tần suất Độ 0 8 (16%) 26 (52%) 31 (62%) 41 (82%) Độ 1 2 (4%) 12 (24%) 16 (32%) 9 (18%) Độ 2 28 (56%) 10 (20%) 3 (6%) 0 (0%) Độ 3 12 (24%) 2 (4%) 0 (0%) 0 (0%) TC 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) T-test p 8,238 0,001 11,225 0,001 13,561 0,001 Nhận xét: Triệu chứng nghẹt mũi có cải thiện. 56% nghẹt mũi thường xuyên (độ 2) giảm còn 20% sau 1 tháng điều trị; 6% sau 4 tháng; và biến mất sau 6 tháng. Kết quả toàn mẫu cho thấy từ 84% nghẹt mũi trước điều trị còn 18% sau 6 tháng. Kết quả cải thiện có ý nghĩa thống kê. p = 0,001(<0,05). Kết quả này cũng tương đồng với tác giả Trần Thị Thu Liễu(5) và cho thấy triệu chứng nghẹt mũi được cải thiện có ý nghĩa sau điều trị 1 tháng, 4 tháng, 6 tháng với Tỷ viêm nang. Sổ mũi Bảng 8. Kết quả thống kê triệu chứng sổ mũi. Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 4 tháng Sau 6 tháng Sổ mũi Tần suất Tần suất Tần suất Tần suất Độ 0 11 (22%) 24 (48%) 32 (64%) 41 (82%) Độ 1 6 (12%) 19 (38%) 15 (30%) 9 (18%) Độ 2 24 (48%) 6 (12%) 3 (6%) 0 Độ 3 9 (18%) 1 (2%) 0 0 TC 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) T-test p 7,110 0,001 8,083 0,001 10,957 0,001 Nhận xét: Triệu chứng sổ mũi có cải thiện, 48% sổ mũi thường xuyên (độ 2) giảm còn 12% sau 1 tháng điều trị, 6% sau 4 tháng; và 0% sau 6 tháng. Kết quả toàn mẫu cho thấy từ 78% sổ mũi giảm còn 18%. Kết quả cải thiện có ý nghĩa thống kê. p = 0,001(<0,05). Kết quả này cũng tương đồng với tác giả Trần Thị Thu Liễu (5), cho thấy triệu chứng sổ mũi được cải thiện có ý nghĩa sau điều trị 1 tháng, 4 tháng, 6 tháng với điều trị Tỷ viêm nang. Khịt đàm nhầy Bảng 9. Kết quả thống kê triệu chứng khịt đàm nhầy. Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 4 tháng Sau 6 tháng Khịt đàm Tần suất Tần suất Tần suất Tần suất Độ 0 0 1 (2%) 2 (4%) 9 (18%) Độ 1 0 15 (30%) 22 (44%) 31 (62%) Độ 2 21 (42%) 26 (52%) 21 (21%) 10 (20%) Độ 3 29 (58%) 8 (16%) 5 (10%) 0 TC 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 210 Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 4 tháng Sau 6 tháng T-test p 9,092 0,001 9,037 0,001 21,999 0,001 Nhận xét: Triệu chứng khịt đàm có giảm theo từng mức độ từ 58% nhiều (độ 3), sau 1 tháng còn 18%, sau 4 tháng còn 10%, sau 6 tháng thì không còn khịt đàm độ 3. Kết quả phép kiểm bắt cặp giữa 0-1 tháng, 0-4 tháng, 0-6 tháng đều có kết quả p = 0,001(<0,05), cho thấy triệu chứng khịt đàm nhầy được cải thiện về mức độ có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương đồng với tác giả Trần Thị Thu Liễu(9). Tuy nhiên triệu chứng khịt đàm không hết hẳn mà còn tới 62% có khịt đàm ít và 20% còn khịt đàm vừa, và chỉ có 18% là hết khịt đàm nhầy. Đây là triệu chứng rất khó khống chế hoàn toàn. Nhức đầu Bảng 10. Kết quả thống kê triệu chứng nhức đầu. Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 4 tháng Sau 6 tháng Nhức đầu Tần suất Tần suất Tần suất Tần suất Độ 0 0 0 1 (2%) 0 Độ 1 0 11 (22%) 9 (18%) 33 (66%) Độ 2 11 (22%) 31 (62%) 31 (62%) 17 (34%) Độ 3 39 (78%) 8 (16%) 9 (18%) 0 TC 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) T-test p 9,610 0,001 8,778 0,001 20,307 0,001 Nhận xét: Triệu chứng nhức đầu có giảm theo từng mức độ từ 78% nhiều (độ 3), sau 1 tháng còn 16%, sau 6 tháng thì hết nhức đầu độ 3. Cho thấy triệu chứng nhức đầu được cải thiện về mức độ có ý nghĩa thống kê. Tổng thể toàn mẫu có 100% nhức đầu độ 2 – 3, sau điều trị không còn trường hợp nào nhức đầu độ 3. Kết quả cải thiện có ý nghĩa thống kê p = 0,001(<0,05). Kết quả này cũng tương đồng với tác giả Trần Thị Thu Liễu (9) .Tuy nhiên triệu chứng nhức đầu không hết hẳn mà vẫn nhức đầu ở mức độ ít là 66% (độ 1) và vừa là 34% (độ 2). Đây là triệu chứng rất khó khống chế hoàn toàn và có thể có nhiều nguyên nhân khác góp vào. Hôi miệng Bảng 11. Kết quả thống kê triệu chứng hôi miệng. Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 6 tháng Hôi miệng Tần suất Tần suất Tần suất Độ 0 38 (76%) 40 (80%) 42 (84%) Độ 1 3 (6%) 4 (8%) 8 (16%) Độ 2 3 (6%) 6 (12%) 0 Độ 3 6 (12%) 0 0 TC 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) T-test p 3,348 0,002 3,336 0,002 Nhận xét: Triệu chứng hôi miệng được cải thiện, từ 12% hôi miệng nhiều (độ 3) ảnh hưởng đến nghề nghiệp, giao tiếp; sau 1 tháng điều trị giảm còn 0%; và từ 18% hôi miệng độ 2 giảm còn 0% sau 6 tháng. Mệt mỏi Bảng 12. Kết quả thống kê triệu chứng mệt mỏi. Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 6 tháng Mệt mỏi Tần suất Tần suất Tần suất Độ 0 31 (62%) 34 (68%) 48 (96%) Độ 1 5 (10%) 12 (24%) 2 (4%) Độ 2 8 (16%) 4 (8%) 0 Độ 3 6 (12%) 0 0 TC 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) T-test p 4,229 0,001 4,825 0,001 Nhận xét: Từ 12% mệt mỏi độ 3 sau 1 tháng giảm còn 0%. Kết quả nội soi mũi Bảng 13. Kết quả thống kê nội soi mũi. Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 4 tháng Sau 6 tháng Nội soi Tần suất Tần suất Tần suất Tần suất Độ 0 0 0 2 (4%) 8 (16%) Độ 1 2 (4%) 8 (16%) 24 (48%) 41 (82%) Độ 2 42 (84%) 39 (78%) 24 (48%) 1 (2%) Độ 3 6 (12%) 3 (6%) 0 0 TC 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) 50 (100%) T-test p 3,280 0,002 9,333 0,001 20,616 0,001 Nhận xét: Với 42/50 trường hợp nội soi mũi có sung huyết phù nề khe giữa, có dịch (độ 2) chiếm tỉ lệ 84%, sau 1 tháng điều trị Tỷ viêm nang giảm còn 78%; sau 4 tháng còn 48% và sau 6 tháng chỉ còn 2%. Còn độ 3 từ 12% giảm xuống 6%, rồi 0%. Kết quả phép kiểm bắt cặp đều cho kết quả p = 0,001- 0,002 (<0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 211 Kết quả trên CT Scanner Bảng 14. Kết quả trên CT Scan. Triệu chứng Trước điều trị Sau 6 tháng Độ 0 0 4 (15,4%) Độ 1 9 (34,6%) 12 (46,2%) Độ 2 9 (34,6%) 7 (26,9%) Độ 3 8 (30,8%) 2 (7,7%) Tổng cộng 100% 100% T-test p 1,385 0,178 Nhận xét: Sau 6 tháng điều trị, mức độ nặng và vừa (độ 2 – 3) trên CT Scan có giảm từ 65% xuống còn 34%, tuy nhiên tỉ lệ mờ khu trú còn khá cao 46% (độ 1). Kết quả phép kiểm bắt cặp có kết quả p = 0,178 (>0,05) cho thấy độ cải thiện trên CT Scan giữa 2 thời điểm trước và sau điều trị 6 tháng không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%, nhưng có ý nghĩa ở độ tin cậy 80% tức là triệu chứng trên CT Scan có giảm ở mức độ trung bình. KẾT LUẬN Tỷ viêm nang uống mỗi ngày 3 lần; mỗi lần 02 viên; dung trong 4 tuần liên tiếp/ đợt. Tổng đợt điều trị gồm 03 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng cho thấy cải thiện có ý nghĩa các triệu chứng lâm sàng và nội soi của các bệnh nhân viêm mũi xoang mạn. Cải thiện triệu chứng nghẹt mũi: Giảm từ 84% trước điều trị còn 18% sau 6 tháng. Cải thiện triệu chứng sổ mũi: Giảm từ 78% trước điều trị còn 18% sau 6 tháng. Khịt đàm nhầy giảm theo từng mức độ từ 58% nhiều (độ 3), sau 1 tháng còn 18%, sau 4 tháng còn 10%, sau 6 tháng thì không còn khịt đàm độ 3. Nhức đầu có giảm theo từng mức độ từ 78% nhiều (độ 3), sau 1 tháng còn 16%, sau 6 tháng thì hết nhức đầu độ 3. Cải thiện triệu chứng hội miệng: 12% hôi miệng nhiều (độ 3) ảnh hưởng đến nghề nghiệp, giao tiếp; sau 1 tháng điều trị Tỷ viêm nang triệu chứng hôi miệng độ 3 giảm còn 0%. Cải thiện tình trạng mệt mỏi: 28% mệt mỏi nhiều và vừa (độ 2 – 3), sau 1 tháng điều trị Tỷ viêm nang triệu chứng mệt mỏi nhiều (độ 3) giảm còn 0%; và sau 6 tháng không còn trường hợp nào mệt mỏi độ 2 – 3. Cải thiện dấu nội soi mũi: sung huyết phù nề khe giữa, có dịch (độ 2) chiếm tỉ lệ 84% trước điều trị đã giảm còn 78% sau 1 tháng; sau 4 tháng còn 48% và sau 6 tháng còn 2%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Busquets PM, Hwang H, (2006), Nonpolypoid rhinosinusitis: classification, diagnosis, and treatment, Head & Neck Surgery - Otolaryngology, Bailey 4th Edition, 2006 Lippincott Williams & Wilkins, pp: 405-417 2. Huỳnh Khắc Cường, và cs, (2006), Bàn về Sinh lý bệnh học viêm mũi-xoang mạn tính, Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang, Nhà XBYH TP Hồ Chí Minh, tr: 169-192. 3. Huỳnh Khắc Cường, và cs, (2006), Điều trị nội khoa viêm mũi- xoang mạn tính, Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang, Nhà XBYH TP Hồ Chí Minh, tr: 369-395. 4. Lý Xuân Quang, (2009), Đánh giá hiệu quả của Mometasone sau phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng, Luận án thạc sĩ y học, ĐHYD TP. Hồ Chí Minh. 5. Montserrat JR, GuilemanyJM , and Gras JR , (2010), Chronic rhinosinusitis: definition, diagnostics and physiopathology, Otorhinolaryngology - Head and Neck Surgery, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, pp: 237-240 6. Nguyễn Tuyết Lê, (2006), Ứng dụng phẫu thuật nội soi can thiệp tối thiểu trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính, Luận án chuyên khoa 2, Trường ĐHYD TP Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Vĩnh Phước, (2010), Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi, Luận án chuyên khoa 2, ĐHYD T
Tài liệu liên quan